Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

GÓC NHÌN: Donald Trump tuyên chiến với chủ nghĩa xã hội toàn thế giới?

Trong bài phát biểu tại phiên họp lần thứ 73 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ở New York hôm 25/9/2018, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump cho rằng "Tất cả các quốc gia trên thế giới cần chống lại chủ nghĩa xã hội và sự bần cùng mà nó mang lại cho tất cả mọi người".


Tuyên bố của ông Trump khiến giới bất đồng chính kiến, hay chính xác hơn là giới chống đối, với nhà cầm quyền ở Việt Nam hả hê. Nhiều người đã ngay lập tức sử dụng bài phát biểu của Trump để chế nhạo và thách thức chính quyền, thậm chí còn cho rằng đây là tín hiệu phát động một cuộc chiến mới với chế độ cộng sản trên toàn thế giới do Hoa Kỳ đứng đầu.




Rõ ràng việc công khai đề nghị chống chủ nghĩa xã hội giữa cuộc họp Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc đã gỡ gạc không ít điểm cho Donald Trump trong mắt của giới chống đối Việt Nam, nhất là sau những thất vọng cùng cực khi Trump tỏ thái độ hòa nhã, thân thiện với nhà cầm quyền cộng sản trong chuyến thăm chính thức Việt Nam sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2017.


Tuy nhiên, không ít các chuyên gia chính trị trong nước và quốc tế đánh giá bài phát biểu của ông Trump có mục đích chính trị, và muốn nhắm vào người dân Mỹ hơn người Việt Nam hay các quốc gia chủ nghĩa xã hội.

"Thứ nhất, ông ấy dùng từ administration thay vì nước Mỹ, ông ấy muốn nói đến nội các của ông ấy.

Thứ hai, ông ấy chỉ trích chủ nghĩa xã hội, vì ông cho rằng Đảng Dân chủ, đối lập đảng ông ủng hộ chủ nghĩa xã hội."

"Cuộc bầu từ giữa kỳ tại Hoa Kỳ sắp diễn ra, đây là thời điểm rất gay go để chiếm lấy tình cảm của cử tri Mỹ cho nên tôi nghĩ rằng bài phát biểu của ông ấy là thông điệp gửi đến người dân Mỹ và hạ bệ Đảng Dân chủ."
Hơn nữa, lý do trực tiếp nhất thúc đẩy Trump phải đưa ra lời kêu gọi chống chủ nghĩa xã hội chính là mối đe doạ hiện hữu từ Trung Quốc chứ không phải Việt Nam đối với lợi ích của Hoa Kỳ (mối quan tâm hàng đầu trong cương lĩnh tranh cử Tổng thống của Trump), điều được thể hiện rõ qua cuộc chiến thương mại Hoa Kỳ - Trung Quốc được Trump phát động.


Bởi vậy, việc đặt ra câu hỏi "khi nào? bao giờ? Hoa Kỳ sẽ chính thức mạnh tay với Cộng sản Việt Nam" là điều hoàn toàn thừa thãi. Và giới chống đối Việt có lẽ chỉ nên "vui thôi, đừng vui quá" trước những phát biểu kiểu này của Donald Trump vì dù Trump có nói hay không thì ai ai cũng đã rõ chính sách 02 mặt của Hoa Kỳ đối với Việt Nam nói riêng và các nước theo chủ nghĩa xã hội nói chung là như thế nào.

@Nhân Trần

Thứ Năm, 27 tháng 9, 2018

Đôi lời về Diễn từ chào mừng Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski của Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam

Tối ngày 24/9/2018, tại Trung tâm mục vụ Giáo phận Mỹ Tho, Hội đồng Giám mục Việt  Nam đã tổ chức nghi thức chào mừng Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, tân Đặc phái viên không thường trú của Tòa Thánh Vatican tại Việt Nam lần đầu đến Việt Nam tham dự phiên họp thường niên của Hội đồng Giám mục Việt Nam.


Diễn từ chào mừng Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski do Đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam trình bày.


Mặc dù vẫn có một số điểm chưa phù hợp như: cho rằng sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Việt Nam đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh Vatican trong khi quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh và Việt Nam trong lịch sử chưa bao giờ được thiết lập chính thức thể hiện qua cấp bậc cao nhất trong mối quan hệ giữa Tòa Thánh và Việt Nam trước năm 1975 cũng chỉ là Khâm sứ Tòa Thánh. Hay tập trung xoáy sâu vào thể chế chính trị ở Việt Nam, cho rằng những khó khăn (?) đối với Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay là "những tồn đọng của thời chiến tranh ý thức hệ trước đây" mà không biết rằng tại Ba Lan, quê hương của Đức Tổng Giám mục Marek Zalewski, khi còn thể chế chính trị cộng sản, số lượng người theo đạo Công giáo thường xuyên đi lễ ở nhà thờ vào Chủ nhâtn luôn ở mức trên 50% còn hiện nay chỉ còn khoảng 41%...

Tuy nhiên, không thể phủ nhận nội dung Diễn từ của Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam chứa đựng nhiều thông tin tích cực, mở ra hy vọng về việc cải thiện, nâng cấp mối quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Tòa Thánh trong thời gian tới. Đó là điều hoàn toàn có thể trở thành hiện thực với những việc làm thiện chí từ phía giáo hội (như việc ngày 27/09/2018 tới đây, Đức tân Đại diện Marek Zalewski sẽ cùng Đức hồng y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn và Đức cha Giuse Nguyễn Năng ra Hà Nội viếng Chủ tịch Trần Đại Quang) và nhất là việc thực hiện tốt đường hướng “sống Phúc âm trong lòng dân tộc”, “giáo dân tốt là công dân tốt’ theo tinh thần Sứ điệp và Huấn từ của Giáo hoàng, nhằm "mục đích lợi ích của Dân Chúa trên quê hương Việt Nam" như chính lời của Đức cha Giuse.

@Lê Dân

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

NGHỆ AN: Nỗi đau của một gia đình và cơ hội của những "con sâu" Công giáo

Chiều ngày 17/9/2018, trên trang cá nhân của Linh mục Trần Chính Trực, quản xứ Tân Hội (Đồng Hóa, Tuyên Hóa, Quảng Bình), đã đăng tải thông tin, một người bạn của Linh mục Trực là ông Lê Văn Hoàn đã mất tích.

Theo Linh mục Trực cho biết: "Ông Lê Văn Hoàn thường trú ở Xóm 3b, xã Quỳnh Lộc, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An. Ông Lê Văn Hoàn là Chủ tịch Giáo xứ Dĩ Lệ, Giáo phận Vinh. Chiều ngày 14/09/2018, ông bị xã Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An mời lên dự cuộc họp gì đó (....). Từ khi ông đi đến xã Hoàng Mai theo giấy mời, kể từ lúc đó ông mất tích".

Linh mục Trực còn cho biết thêm: "Tôi thiết nghĩ vì ông là người Công Giáo, là người đang giữ chức chủ tịch giáo xứ Dĩ Lệ. Nếu quả thực ông bị khống chế để thực hiện mục đích đen tối liên quan đến Công giáo, tôi e rằng giáo dân lại vùng lên làm xáo trộn trong dân. Hi vọng điều đó không xảy ra."

Và, đến tối cùng ngày, sau khi Linh mục Trực đăng tin ông Hoàn mất tích, thì giáo dân Nghệ An đã tìm thấy xác của ông Hoàn ở dưới một cống nước, ở xã Quỳnh Lộc.

Sự việc hết sức đau lòng! Cái chết của ông Hoàn đang được cơ quan Công an khám nghiệm và điều tra.


Tuy nhiên, việc mất tích và sau đó là cái chết của ông Hoàn cùng nỗi đau khôn cùng của gia đình, bạn bè ông ngay lập tức trở thành miếng mồi ngon cho những kẻ cơ hội, chống đối xuyên tạc cho rằng việc ông Hoàn bị chết nằm trong một âm mưu đen tối nào đó nhằm vào đạo Công giáo(?).



Cũng bởi mối quan tâm của những "con sâu" Công giáo này không phải là sự sống, cái chết của ông Hoàn và nỗi đau của gia đình ông, nên có không ít kẻ "độc mồm, độc miệng" còn cho rằng ông Hoàn chết là đáng (vì đã tin Chúa, theo Chúa, làm Chủ tịch Hội đồng mục vụ mà còn tham gia sinh hoạt Hội Cựu Chiến binh, gần gũi với chính quyền...).



Tin tưởng rằng nguyên nhân gây cái chết của ông Lê Văn Hoàn và kẻ "thủ ác" giết hại ông (nếu có) sẽ được phơi bày! Chỉ sợ lúc đó những kẻ đã lỡ xuyên tạc về cái chết của ông lại co vòi, tảng lờ như chưa có chuyện gì xảy ra. Nhưng sự việc thêm một lần nữa cho thấy rõ bản chất cơ hội, chống đối của những "con sâu" đang làm xấu bộ mặt đạo Công giáo tại Nghệ An nói riêng và Giáo phận Vinh nói chung thời gian qua!

@Nhân Trần

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

"Chú hề" Trần Huỳnh Duy Thức

Tối ngày 15/9/2018, RFA đưa tin về việc Trần Huỳnh Duy Thức tuyên bố tiếp tục cuộc tuyệt thực (bắt đầu từ ngày 13/8/2018 đến nay) sau cuộc gặp gỡ với gia đình ở Trại giam số 6, Thanh Chương, Nghệ An buổi chiều cùng ngày.


Theo bà Trần Diệu Liên, chị gái của Trần Huỳnh Duy Thức, cho biết: Trần Huỳnh Duy Thức dự định ngưng tuyệt thực từ ngày 15/9/2018 nhưng lại hủy bỏ ý định này sau khi bị phía trại giam cắt ngắn cuộc gặp với gia đình do Thức và gia đình không chấp hành các quy định về việc thăm gặp được đề ra.


Với những tuyên bố hùng hồn của Trần Huỳnh Duy Thức sau các cuộc gặp gỡ với gia đình, nhất là cuộc gặp hôm 31/8/2018 (Thức tuyên bố cương quyết tuyệt thực đến khi đạt được công lý), tưởng như cuộc tuyệt thực của Thức sẽ còn tiếp diễn trong nhiều ngày nữa, chí ít không được 380 ngày như Dennis Galer Goodwin (một "tù nhân lương tâm" người Scotland) thì sơ sơ cũng được tầm 50 - 100 ngày.


Thế nhưng, ngay trưa ngày hôm sau (16/9/2018) thì Trần Huỳnh Duy Thức đã ngưng tuyệt thực (vẫn theo lời bà Diệu Hiền) khi mà công lý (theo yêu cầu đòi hỏi hay quan niệm của Thức) đã đạt được hay chưa và sức khỏe Thức cũng chưa có dấu hiệu gì của sự suy kiệt, vượt quá sức chịu đựng.

Tại sao Trần Huỳnh Duy Thức lại ngưng tuyệt thực? Điều này chỉ Thức là biết rõ nhất. Nếu Thức không đưa ra được lời giải thích thỏa đáng, nhất là cho những người không hề quen biết gì Thức trong thời gian qua đã vô thức tham gia phong trào đồng hành cùng Thức thì rồi đây họ sẽ không còn tin tưởng Thức và coi thức chẳng khác gì một "chú hề" mà thôi!

@Lê Dân

Thứ Sáu, 14 tháng 9, 2018

Học… để làm gì?

Ngô Bảo Châu không phải là học sinh khiến tôi tự hào nhất, ưng ý nhất. Niềm tự hào lớn nhất của tôi là một cậu học trò giờ làm nghề sửa xe” – một chia sẻ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại gần đây đã khiến tôi không khỏi không suy nghĩ.


Người học trò đó của thầy Đại cũng du học, có tới hai bằng đại học ở nước ngoài – tức là có trong tay trình độ học vấn nhiều người phải ngưỡng mộ, có rất nhiều cơ hội để có những công việc tốt (theo nghĩa có thu nhập tốt và có thể có địa vị xã hội cao). Tuy nhiên, người này lại từ chối công việc văn phòng mà mở một quán sửa xe để thoả đam mê “ngày nào cũng được vặn ốc” của mình.


Nghe có vẻ… kỳ quái và ngược đời. Thế nhưng, Giáo sư Hồ Ngọc Đại nói rằng, ông cảm thấy hài lòng vì người học trò đã trở thành chính mình, biết mình muốn gì, thích gì – ông gọi đó là “giáo dục thành công”.

Xin gác lại những tranh cãi về phương pháp giáo dục cụ thể, về cách đánh vần, về những vuông-tròn-tam giác… mà chỉ đề cập đến quan điểm giáo dục. Rõ ràng, ngay từ trong quan niệm, đích đến thành công mà Giáo sư Hồ Ngọc Đại đưa ra cho học trò của ông đã rất khác với nhiều người.

Phần lớn chúng ta đều là kỳ vọng của bố mẹ chúng ta ngày trước, và nay, chúng ta lại đặt kỳ vọng đó lên các con mình: Chúng ta mong các con trở thành người thành đạt, gặt hái được thành công và làm gia đình, họ hàng được nở mày, nở mặt…

Khái niệm thành công thì rất vô cùng và mơ hồ, tuy nhiên, cũng có những chuẩn mực nhất định: Chẳng hạn khi đi học thì cuối năm phải có danh hiệu, có giấy khen, bằng khen; đi làm rồi thì lương bao nhiêu, có nhà, có đất, có xe gì; làm chức vụ như thế nào ở cơ quan, tổ chức; thậm chí là vợ/chồng ra sao… Tất cả đều được so sánh với “con nhà người ta”, hoặc đơn giản hơn là so sánh với chính bố mẹ, với người trong nhà.

Sẽ là vội vàng nếu phủ nhận về những kỳ vọng và cả những áp lực mà phụ huynh trong những thành công cho con cái. Tuy nhiên, sức ép không phải bao giờ cũng đi liền với hiệu quả, thậm chí còn có tác dụng ngược. Ngay cả ở những trường hợp thành công theo ý phụ huynh thì bản thân con cái cũng không hạnh phúc và không phát triển được hết khả năng của mình.

Cho nên, dẫu còn những ý kiến nhất định về Công nghệ giáo dục của Giáo sư Hồ Ngọc Đại thì người viết vẫn rất đồng tình với quan điểm giáo dục của ông. Học hành cần là một quá trình mà trẻ cảm thấy hạnh phúc và say mê khám phá để hiểu rõ về khả năng của mình, từ đó làm công việc phù hợp nhất với bản thân, sống đàng hoàng, tử tế. Đó không phải là sự nhồi nhét kiến thức, bạo hành về tinh thần và nhào nặn thành khuôn mẫu.

Quan điểm giáo dục này sẽ làm thay đổi ý thức xã hội, và hẳn rằng, nếu ai cũng suy nghĩ về “thành công” và “hạnh phúc” như vậy thì sẽ chẳng còn chuyện cố chạy việc, chạy chức, chạy quyền làm gì (!).

Người viết tôn trọng việc nhân rộng công nghệ giáo dục (đã thực nghiệm tới 40 năm) của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. Có điều, cũng giống như một cuốn sách cần có phần “giới thiệu” và “đánh giá”, ít nhất là để không xảy ra những tranh cãi, hiểu lầm không đáng có. Quan trọng hơn là để phụ huynh và học sinh được lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với nhu cầu, hoàn cảnh.

Bởi, trong khi có những người sẵn sàng xô đổ cả cổng trường để nộp hồ sơ cho con học chương trình thực nghiệm thì cũng có những người muốn tiếp tục gửi gắm con cho chương trình giáo khoa truyền thống. Thậm chí, có người cho con học ở nhà (homeschooling), hay học mà không theo chương trình nào cả (nonschool).

Mỗi bậc cha mẹ đều có triết lý, có quan điểm riêng về nuôi dạy con cái và tốt nhất là hãy luôn để họ được lựa chọn một cách chủ động, miễn là “học để làm người tốt”.

@Bích Diệp

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

CHÍ PHÈO ngoại truyện: "Ai cho tao đi học?"

Sáng ngày 10/9/2018, tại Trường Tiểu học Quỳnh Yên, xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An có 120/127 em học sinh khối lớp 1 đồng loạt không đến trường học. Còn tại Trường Tiểu học Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh cũng có 91/94 em học sinh khối lớp 1 bỏ học.

Một lớp học tại Quỳnh Yên vắng bóng học sinh sáng ngày 10/9/2018

Điểm chung đáng lưu ý tại 02 nơi này đó là tất cả các trường hợp nghỉ học đều là con em của các gia đình giáo dân Công giáo. Và trước đó, các linh mục cai quản các giáo xứ tại đây (cụ thể là linh mục Phan Đình Giáo, quản xứ Cẩm Trường, xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu; linh mục Trần Đình Lai, quản xứ Đông Yên, phường Kỳ Phương, thị xã Kỳ Anh) đã nhiều lần liên lạc, yêu cầu hiệu trưởng các trường tiểu học trên địa bàn bỏ việc áp dụng sách Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ giáo dục ra khỏi chương trình giảng dạy nếu không sẽ lệnh cho học sinh là giáo dân nghỉ học.

Thực tế đã diễn ra như những gì các linh mục Phan Đình Giáo, Trần Đình Lai đã tuyên bố nên không khó để khẳng định việc các em học sinh khối lớp 1 ở Cẩm Trường và Đông Yên bỏ học ngày 10/9/2018 là do các linh mục này đã ngăn cấm, yêu cầu bố mẹ các em không cho con cái mình đến trường.

Dù biện minh bằng bất cứ lý do gì thì việc các linh mục Phan Đình Giáo, Trần Đình Lai cấm giáo dân cho con em họ tới trường là việc làm trái với giáo lý, giáo luật, vi phạm nghiêm trọng pháp luật (vi phạm quy định tại các điều 6, 16 Luật Trẻ em năm 2016 và Luật giáo dục năm 2009) và nhất là Công ước quốc tế về quyền trẻ em, "cản trở trẻ em thực hiện quyền và bổn phận của mình" đồng thời tước đi quyền được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện của các em.


Còn nhớ năm hồi tháng 7 năm 2016, hơn 150 em học sinh cùng phụ huynh là các giáo dân của giáo xứ Đông Yên khi đó đã tổ chức biểu tình trước cổng Trường Trung học cơ sở Kỳ Lợi, thị xã Kỳ Anh , trên tay cầm các banner có biểu ngữ: “Chúng con rất muốn đến trường”, “Đã hai năm nay tại sao chúng con không được đến trường”.... và hô lớn các khẩu hiệu: “Chúng con cần được học” và “Yêu cầu chính quyền trả lại quyền được học cho chúng con” nhằm yêu cầu Bộ Giáo Dục giải quyết việc các em học sinh đã không được đến trường với lý do được các linh mục, giáo dân cho là tại nhà cầm quyền ngăn cản (?).

Thế nhưng viễn cảnh về việc giáo dân các giáo xứ Cẩm Trường, Đông Yên tổ chức biểu tình trước cổng nhà thờ các giáo xứ này nhằm yêu cầu Tòa Giám mục Giáo phận Vinh giải quyết việc con em họ không được đến trường khó có thể xảy ra trừ khi xuất hiện một Chí Phèo tái thế đủ dũng khí để nói câu "Tao muốn đi học. Không được! Ai cho tao đi học?"!

@Kim

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

Nghi vấn về "đạo đức của thằng bị trộm"

Rạng sáng ngày 31/8/2018, tại nhà thờ giáo xứ Tam Tòa (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) xảy ra một vụ mất cắp. Kẻ gian lợi dụng thời điểm những người ở trong khuôn viên nhà thờ "ngủ say như lợn" đã đột nhập lấy đi 01 điện thoại Oppo của thầy phó tế đang thực hành mục vụ tại giáo xứ Tam Tòa.


Ngay trong ngày 31/8, linh mục quản xứ Tam Tòa, Phêrô Trần Văn Thành đã khẩn trương viết bài đưa tin về sự việc trên trang Facebook cá nhân kèm theo những hình ảnh của kẻ trộm được camera an ninh của giáo xứ ghi lại. Trong bài viết đó, bên cạnh việc chửi kẻ trộm, vị linh mục này không quên đính kèm những bức xúc đối với "cái chệ độ đã đẩy con người ta vào đường cùng phải đi ăn trộm".

Như một câu chuyện thần tiên, chỉ 01 tuần sau khi bài viết được đăng tải, sáng ngày 07/9/2018, "thằng trộm đêm" đã "bí mật" vào nhà thờ giáo xứ Tam Tòa lần thứ 2. Nhưng lần này không phải để trộm mà là trả lại tài sản đã trộm trước đó.



Lần này, Trần Văn Thành cũng viết bài đưa tin về sự việc lên trang Facebook cá nhân. Nội dung bài viết chuyển từ "chửi" sang "khen", cho rằng "thằng ăn trộm đêm" là kẻ có đạo đức; ca ngợi hành vi "hoàn lương" của hắn, ca ngợi sức mạnh của Facebook. Và với một kẻ mà việc "chửi" đã thành thói quen, từ chửi Chúa, chửi chính quyền cho đến chửi hàng xóm như Trần Văn Thành thì không thể nào trong bài viết của mình lại không chửi chế độ.

Tất nhiên, đã như chuyện thần tiên thì câu chuyện về "đạo đức của thằng ăn trộm đêm" của Trần Văn Thành cũng có những tình tiết hư cấu mà rõ ràng nhất ở đây là việc "thằng ăn trộm đêm" sau khi vào nhà thờ trộm đồ lại lên Facebook theo dõi, kết bạn với một đống người ở trong cái nhà thờ ấy (bao gồm: cha quản xứ, thầy phó tế, bà bõ, các chú giúp xứ, các chú công nhân đang xây dựng nhà thờ...) để biết rằng kẻ bị mình lấy trộm điện thoại là "thầy" chuẩn bị làm "cha"; hình ảnh của mình đã bị camera an ninh ghi lại và được ông cha quản xứ đăng tải lên mạng; bla, bla, các thứ, các thứ... Từ đó, quyết định quay trở lại nhà thờ một lần nữa, và cũng không bị ai phát hiện (vì tất cả đều đang "ngủ say như lợn"?) để trả lại điện thoại kèm theo "lá thư" (tờ giấy) với nội dung thể hiện sự ăn năn, hối lỗi, xin được tha thứ, xóa bỏ hình ảnh của mình.

Phải chăng "thằng ăn trộm đêm" vốn là bạn bè, quen biết với "thằng bị trộm"? Hay "thằng ăn trộm đêm" vốn là kẻ đã vào ra nhà thờ giáo xứ Tam Tòa nhiều lần cùng "thằng bị trộm"?

Những câu hỏi đó, chỉ những người trong cuộc hoặc cơ quan chức năng sau khi điều tra, làm rõ vụ trộm cắp xảy ra tại nhà thờ giáo xứ Tam Tòa rạng sáng ngày 31/8/2018 mới trả lời được. Nhưng với việc linh mục Trần Văn Thành đã "đồng thuận", làm theo những gì "thằng ăn trộm đêm" đề nghị thì có lẽ cơ quan chức năng có muốn cũng khó mà làm rõ được "thằng ăn trộm đêm" là thằng nào?!

Việc vì sao Trần Văn Thành lại "bao che" cho "thằng ăn trộm đêm" thì có nhiều suy đoán khác nhau. Nhưng chính xác nhất có lẽ là vì vị linh mục này cũng có một quá khứ, cũng là một tội nhân như người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình đã được Chúa Giêsu bảo vệ trước đây?!

@Nhân Trần

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

Thấy gì qua Khóa Thường huấn Linh mục Giáo phận Vinh năm 2018

Từ ngày 27 đến 30/8/2018, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã tổ chức Khóa thường huấn năm 2018 cho hơn 90 linh mục trẻ của 3 khóa IX, X và XI. Khóa thường huấn năm nay có chủ đề “Học hỏi một số văn kiện quan trọng của Tòa Thánh”, do linh mục Phao lô Nguyễn Văn Hiểu, Chưởng ấn TGM, Đại diện Tư pháp của giáo phận phụ trách giảng huấn.





Trong 4 ngày, quý cha nghiên cứu tài liệu “Những quy định về các tội phạm nghiêm trọng hơn dành cho Bộ Giáo lý Đức tin xét xử”, được Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI phê chuẩn và truyền ban hành ngày 21/5/2010; và các tài liệu liên quan đề tài này như:

+ Thư của Bộ Giáo lý Đức tin gửi các Giám mục và các Đấng Bản quyền về những thay đổi của Tự sắc SST (Sacramentorum Sanctitatis Tutela).

+ Bản tường trình ngắn của Bộ Giáo lý Đức tin.

+ Ý nghĩa của việc công bố “những quy định về các tội phạm nghiêm trọng hơn”.

+ Lịch sử những quy định về các tội phạm nghiêm trọng hơn.

+ Thư của Bộ Giáo lý Đức tin giới thiệu Thư Luân lưu.

+ Thư Luân lưu của Bộ Giáo lý Đức tin hướng dẫn các Hội đồng Giám mục soạn thảo bản nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

+ Bản Nguyên tắc Chỉ đạo của HĐGM Việt Nam liên quan đến tội phạm lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên.

Ngoài ra các tham dự viên cũng được học hỏi đề tài “Bộ Luật hình sự Việt Nam 2015” do linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh thuyết trình.

Qua theo dõi chương trình, nội dung công khai của Khóa Thường huấn Linh mục Giáo phận Vinh năm 2018 có thể thấy rõ tình trạng vi phạm các quy định về tính dục của hàng ngũ giáo sĩ đã và đang ở mức báo động đỏ, được giáo hội Công giáo hết sức quan tâm, tìm cách ngăn chặn, trong đó Giáo phận Vinh không phải là ngoại lệ.

Việc tổ chức nghiên cứu, học hỏi đề tài "Bộ Luật hình sự Việt Nam 2015" cũng cho thấy rõ một mối quan tâm hàng đầu khác của Giáo phận Vinh hiện nay đó là tình trạng giáo dân trong giáo phận phạm tội và bị xử lý về hình sự ngày càng trở nên phổ biến, trong đó có những trường hợp phạm các tội xâm phạm an ninh quốc gia như Nguyễn Viết Dũng, Lê Đình Lượng, Nguyễn Trung Trực...

Tuy nhiên, không hiểu vô tình hay hữu ý mà Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh lại bố trí người thuyết trình đề tài "Bộ Luật hình sự Việt Nam 2015" là linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, người đang vướng vào một vụ việc có dấu hiệu tội phạm gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản và cố ý gây thương tích mà cơ quan chức năng đang điều tra làm rõ. Câu trả lời có lẽ nằm ở thực tế thái độ tuân thủ pháp luật nói chung và Bộ Luật hình sự nói riêng của giáo sĩ, giáo dân Giáo phận Vinh sau khóa thường huấn này!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...