Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Chúng ta đang thiếu niềm vui từ đức tin tôn giáo?!

Chiến thắng của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam trước các cầu thủ đội tuyển Malaysia tại Chung kết Giải bóng đá AFF SUZUKI CUP 2018 đã diễn ra được gần một tuần lễ nhưng người hâm mộ bóng đá nước nhà vẫn còn lâng lâng vui sướng sau khi phải chờ đợi chức vô địch lần thứ 2 đúng 10 năm. Không nằm ngoài thời cuộc, mới đây, Trang thông tin điện tử chính thức của Giáo phận Vinh đăng tải bài viết với tiêu đề "Nhìn từ màn “ăn mừng bóng đá”: Chúng ta nghèo nàn niềm vui như thế nào?" thể hiện quan điểm đối với việc người dân đổ ra đường ăn mừng chiến thắng của đội tuyển bóng đá nam Việt Nam trước Malaysia để vô địch AFF Cup sau mười năm.


Cho rằng chiến thắng của đội tuyển Việt Nam là lý do chính đáng để người dân ăn mừng khi thoả mãn được lòng yêu bóng đá nói riêng và thể thao nói chung, đồng thời là để giải tỏa những ‘dồn nén tinh thần’ với bao bức bối với tình hình xã hội, đất nước, với bao lo âu cho đời sống cá nhân, gia đình. Giáo sư Trần Khắc Bá, S.J, Học viện Dòng Tên (tác giả bài viết) khẳng định "người dân Việt Nam đang quá thiếu thốn niềm vui, quá nghèo nàn đời sống tinh thần" và dẫn ra một số những khả thể niềm vui tinh thần khác mà con người vốn dĩ nên có, nhưng lại đang thiếu hụt nơi nhiều người Việt hiện nay, trong đó có niềm vui từ đức tin tôn giáo.


Không thể phủ nhận các tôn giáo chân chính luôn chứa đựng ít nhất hai yếu tố căn bản: mang lại niềm tin về sự thiện lành, và niềm hy vọng về đời sống mai hậu. Tuy nhiên, đối với đạo Công giáo Việt Nam hiện nay, các giáo sĩ, những nhà truyền giáo dường như đã quên mất cái yếu tố căn bản đầu tiên của một tôn giáo chân chính nói chung và đạo Công giáo chân chính nói riêng. Không hiếm những linh mục suốt ngày dùng tòa giảng làm nơi bàn luận các vấn đề chính trị - xã hội, chủ yếu là xoáy sâu vào những hiện tượng tiêu cực, tồn tại trong xã hội để nói xấu chế độ, chính quyền.

Ngay cả khi cả dân tộc đang hân hoan trong niềm vui do môn thể thao vua (thứ có khả năng quy tụ, tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc hơn bất cứ tôn giáo nào) thì họ vẫn chăm chăm tìm tòi, khai thác những thông tin chưa biết đúng sai thế nào


hoặc những khía cạnh, sự việc không liên quan

cốt chỉ để chửi chế độ.

Việc Ban Biên tập Trang thông tin điện tử Giáo phận Vinh chọn đăng bài viết trên cho thấy sự đồng thuận nhất định của họ với quan điểm của người viết. Mà khi đã đồng thuận, đã nhận ra vấn đề thì hy vọng họ cũng như Bề trên Giáo phận Vinh sẽ có những hành động cụ thể để niềm vui tôn giáo được triển nở trên môi mỗi một giáo dân và những người yêu mến giáo phận này.

@Nhân Trần

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

GÓC NHÌN: Đức cha Nguyễn Thái Hợp "ĐƯỢC" gì và "MẤT"gì khi chia tách Giáo phận Vinh?

Theo một số kênh thông tin không chính thức: Việc chia tách Giáo phận Vinh thành Giáo phận Vinh (mới) và Giáo phận Hà Tĩnh (gồm địa bàn Công giáo 02 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình) chuẩn bị được Tòa thánh Vatican chính thức công bố ngay trong năm 2018 sau khi đạt được sự đồng thuận từ phía nhà cầm quyền Việt Nam.


Sau khi chia tách, Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh hiện tại nhiều khả năng sẽ được Tòa thánh tấn phong làm Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh.

Chân dung Giám mục Nguyễn Thái Hợp
Thông tin trên khiến những người yêu mến Đức cha Nguyễn Thái Hợp phân vân không biết nên buồn hay nên vui?

VUI là bởi nếu những gì được đồn đoán là sự thật thì Đức cha Nguyễn Thái Hợp sẽ có danh vị là Giám mục tiên khởi của Giáo phận Hà Tĩnh. Điều này đồng nghĩa với việc Đức cha Hợp chính là người đặt nền móng đầu tiên cho Giáo phận Hà Tĩnh. Dù mai đây giáo phận này phát triển ra sao, tốt hay xấu, thì khi nhắc đến Giáo phận Hà Tĩnh người ta cũng sẽ nhớ đến vị Giám mục tiên khởi Nguyễn Thái Hợp và những Giám mục của Giáo phận Hà Tĩnh sau này không thể tránh khỏi sự so sánh, đánh giá công trạng so với Giám mục tiên khởi.

BUỒN là bởi:

1. Đức cha Nguyễn Thái Hợp sẽ không còn cái danh vị Giám mục đứng đầu một giáo phận có lịch sử lâu đời (từ năm 1846),  diện tích lớn thứ 3 và dân số đứng thứ 2 trong 26 Giáo phận Công giáo tại Việt Nam mà chỉ là một giáo phận non trẻ, với diện tích tự nhiên, số chức sắc và giáo dân dưới quyền chỉ còn khoảng 1/2.

2. Đức cha Nguyễn Thái Hợp sẽ phải dành rất nhiều cống sức cho kiến tạo giáo phận mới, từ việc xây dựng những cơ sở vật chất thiết yếu cho giáo phận đến việc thiết lập nền nếp sinh hoạt, hoạt động của hàng ngũ linh mục, tu sĩ, giáo dân dưới quyền. Do vậy, Đức cha sẽ có rất ít thời gian để thực hiện hoài bão về việc xây dựng một xã hội dân sự Công giáo tại Việt Nam mà Đức cha đã ấp ủ bao năm nhiêu năm qua. Đặc biệt, Đức cha sẽ không còn khả năng tác động đến đường hướng hoạt động của Đại Chủng viện Vinh Thanh, nơi đào tạo ra những con người khả dĩ có thể nối nghiệp và hiện thực hóa hoài bão của Đức cha trong tương lai.

3. Sau hàng chục năm lang thang phiêu bạt nơi "đất khách, quê người" mới được trở về quê hương. Nay ở cái độ tuổi "thất thập cổ lai hy", Đức cha một lần nữa phải xa quê "cầu thực" mà không biết ngày nào được trở lại. Nếu vẫn là Giám mục Giáo phận Vinh cho đến khi được Tòa thánh cho nghỉ hưu, chắc chắn vị thế của Đức cha Nguyễn Thái Hợp khi hưu dưỡng sẽ không kém Đức cha già Cao Đình Thuyên là bao. Nhưng khi đã là Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh thì khi hưu dưỡng, Đức cha Nguyễn Thái Hợp rõ ràng không thể ở tại Tòa Giám mục Giáo phận Vinh và dễ dàng tham gia các hoạt động mục vụ trên chính quê hương Nghệ An của mình được.

Dẫu biết rằng, việc chia tách Giáo phận Vinh và bổ nhiệm Đức cha Nguyễn Thái Hợp làm Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh là sự kiện vui ít, buồn nhiều khi Đức cha Nguyễn Thái Hợp chỉ ĐƯỢC 1 mà MẤT 3. Nhưng khi đã là thánh ý của Bề trên thì Đức cha Nguyễn Thái Hợp và những người yêu mến mình cũng chỉ có thể chấp nhận mà thôi!

@Lê Dân

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Thấy gì từ việc Google chuẩn bị lập văn phòng đại diện tại Việt Nam?

Chiều ngày 11/12/2018, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp ông Kent Walker, Phó Chủ tịch Tập đoàn Google (Mỹ) đang sang thăm và làm việc với các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam.


Tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Tập đoàn Google Kent Walker cho biết Google đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam trên nguyên tắc chung của tập đoàn này là bảo đảm các quy định ở các nước sở tại không trái với cam kết quốc tế.

Ông Kent Walker cũng bày tỏ đồng tình với Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh mạng, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, chan hoà và khẳng định Google sẽ phối hợp với các cơ quan, hướng tới đáp ứng các mục tiêu này.

Cuộc làm việc diễn ra trong bối cảnh dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, trong đó có quy định yêu cầu doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, vừa mới được Bộ Công an công bố để lấy ý kiến đóng góp từ 02/11-02/12/2018.

Điều 25. Doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp trong và ngoài nước có đầy đủ các điều kiện sau đây phải lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam:
a) Là doanh nghiệp cung cấp một trong các dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sau đây: Dịch vụ viễn thông; Dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; Cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; Thương mại điện tử; Thanh toán trực tuyến; Trung gian thanh toán; Dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; Mạng xã hội và truyền thông xã hội; Trò chơi điện tử trên mạng; Thư điện tử;
b) Có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý các loại dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định này; 
c) Để cho người sử dụng dịch vụ thực hiện hành vi được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Luật An ninh mạng; 
d) Vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 8, điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng. 
2. Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu doanh nghiệp đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này lưu trữ dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định này và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
3. Các doanh nghiệp không chấp hành quy định tại Khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Quy định về việc lưu trữ và đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam trong Luật An ninh mạng và dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng được đánh giá là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, bởi đã có 18 quốc gia trên thế giới có văn bản, luật quy định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu quan trọng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như Mỹ, Canada, Đức, Nga, Trung Quốc, Indonesia, Hy Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ...

Quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực từ ngày 25/5/2018 cho phép công dân kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình khi tham gia các diễn đàn xã hội theo hướng có thể tra cứu, thay đổi, xóa bỏ thông tin cá nhân của mình; các công ty cung cấp dịch vụ phải công khai với khách hàng việc dùng thông tin cá nhân, cam kết không chuyển dữ liệu cá nhân cho bên thứ 3 và nếu vi phạm thì mức phạt có thể lên đến 20 triệu euro hay 4% doanh số của toàn cầu.

Thực tế Google đã đặt khoảng 70 văn phòng đại diện, Facebook cũng đặt khoảng 80 văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Google và Facebook đã đặt văn phòng đại diện tại Singapore, Indonesia và Malaysia.

Như vậy, mặc dù vẫn có những ý kiến phản đối, cho rằng Luật An ninh mạng quyền con người của tất cả các cá nhân sử dụng internet ở Việt Nam, góp phần "bịt mắt, bịt tai, bịt miệng" người dân. Nhưng việc Google xúc tiến những bước đi đầu tiên để có thể thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam là lời khẳng định không thể chắc chắn hơn cho tính hợp pháp, đúng đắn của bộ luật này.


@Kim

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Will & Nancy - Đừng về làm gì!

Hôm 5/12/2018, trong buổi phỏng vấn với BBC Tiếng Việt, hai bạn trẻ người Mỹ gốc Việt, William Nguyễn Anh (hay còn gọi là Will Nguyễn) và Nancy Nguyễn cùng bày tỏ mong muốn "có ngày về Việt Nam".


"Đương nhiên tôi muốn về. Trong phiên tòa hồi tháng 7/2018, Will cũng nói rằng muốn về Việt Nam càng sớm càng tốt. Vì tôi muốn đóng góp kỹ năng và kiến thức để xây dựng một đất nước dân chủ."
- Will Nguyễn -

"Quê hương mình thì bao giờ mình cũng muốn về thăm, một cách hợp pháp và đàng hoàng. Tôi cũng muốn bạn bè, người thân của mình được hưởng đời sống tương tự như mình có ở nước ngoài."
Nancy Nguyễn - 

Trong phát biểu của mình, Will và Nancy đều giải thích lý do muốn về Việt Nam là để góp sức xây dựng quê hương ngày càng dân chủ, văn minh, giàu đẹp.


Thế nhưng, khi nhắc đến Will thì chắc hẳn ai cũng nhớ hình ảnh anh "xông xáo" (kêu gọi mọi người xô đẩy và phá hàng rào cảnh sát, tham gia lật đổ xe bán tải của cảnh sát...) trong cuộc biểu tình phản đối Luật Đặc khu tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/6/2018.




Còn với Nancy thì nhiều người chưa quên việc thành viên đắc lực của VOICE (tổ chức ngoại vi của "Việt tân") này đã phát động, điều hành các cuộc biểu tình với danh nghĩa vì môi trường ở thành phố Hồ Chí Minh hồi tháng 5/2016 như thế nào.


Cũng bởi vậy, khi bài phỏng vấn Will Nguyễn và Nancy Nguyễn được BBC Tiếng Việt đăng tải trên website của mình, rất nhiều bạn đọc đã ngay lập tức lên tiếng "xua đuổi" 02 Việt kiều trẻ này.

Dù người xưa có câu "đánh kẻ chạy đi, không ai đánh kẻ chạy lại" nhưng khi chưa biết "chạy lại", chưa nhận ra cái sai của mình và hối lỗi thì có lẽ Will, Nancy và những kẻ muốn "rước voi giày mả tổ" đừng về Việt Nam làm gì!

@Lê Dân

Thứ Bảy, 8 tháng 12, 2018

Hạ viện Australia thông qua Dự luật An ninh mạng - Còn ai phản đối Luật An ninh mạng Việt Nam?

Ngày 6/12/2018, Hạ viện Australia đã thông qua Dự luật an ninh mạng cho phép cơ quan chức năng nước này có thể buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng nội địa và quốc tế, bao gồm các tập đoàn nước ngoài như Facebook và WhatsApp, gỡ bỏ các biện pháp bảo vệ điện tử và giúp các cơ quan này tiếp cận thông tin liên lạc được mã hóa của các đối tượng tình nghi là khủng bố và tội phạm. Theo dự luật trên, nhà chức trách Australia có thể phạt tới 7,3 triệu USĐ đối với các thực thể và bỏ tù các cá nhân không giao nộp thông tin dữ liệu liên quan tới các hoạt động tình nghi trái phép.


Mặc dù vẫn có những ý kiến tranh cãi liên quan đến đạo luật này trong bối cảnh giới chuyên gia cảnh báo quyền hạn mở rộng được đề cập trong đạo luật ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh mạng toàn cầu. Nhưng việc triển khai dự án luật của Australia được chính quyền nước này khẳng định là việc làm cần thiết nhằm đối phó với các nguy cơ tấn công khủng bố và tội phạm sử dụng mạng internet.

Tùng Ngô, thượng nghị sỹ gốc Việt của Nghị viện Nam Australia

Nếu Dự luật an ninh mạng được Thượng viện thông qua và được Toàn quyền Australia phê chuẩn thì đây có thể xem là "khẩu nghiệp" đối với Tùng Ngô, một thượng nghị sỹ Australia gốc Việt (người đã lớn tiếng kêu gọi các công ty công nghệ như Facebook và Google bất tuân Luật An ninh mạng Việt Nam) cũng như những kẻ đã đứng ra dàn xếp, tổ chức buổi “điều trần” về cái gọi là “tình trạng nhân quyền, tự do tôn giáo và thảm họa môi trường ở Việt Nam” tại Tiểu ban nhân quyền Quốc hội liên bang Australia hồi đầu tháng 12/2017 với sự tham gia của một số linh cẩu Giáo phận Vinh (trong đó có Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Lộc, Ba Đồn, Quảng Bình) và Nguyễn Đỗ Thanh Phong - đại diện tổ chức "Việt tân" tại Australia, Nguyễn Trung Trọng Nghĩa - thành viên tổ chức "Hội Anh em dân chủ" (những tổ chức được Nhà nước Việt Nam xác định là tổ chức khủng bố).


Rõ ràng việc ban hành Luật An ninh mạng là xu thế tất yếu đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay! Và với việc đám "kền kền" dân chủ ở Australia còn bận phải đấu tranh để phản đối việc thông qua Dự luật an ninh mạng trên xứ sở chuột túi thì không rõ còn ai "cố đấm ăn xôi" phản đối Luật An ninh mạng Việt Nam nữa hay không, nhất là khi chỉ còn 03 tuần nữa đạo luật này sẽ chính thức có hiệu lực thi hành?

@Nhân Trần

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2018

GÓC NHÌN: Mỹ cũng chỉ là một "TRẠI SÚC VẬT"?!

George H.W. Bush (hay Bush "cha"), Tổng thống thứ 41 của Mỹ đã qua đời ngày 30/11/2018, ở tuổi 94 tại quê nhà Houston, bang Texas. Tang lễ của cố Tổng thống sẽ được tổ chức ở thủ đô Washington, căn cứ không quân ở Maryland và bang Texas từ ngày 3/12 đến ngày 6/12/2018. Linh cữu của Bush "cha" sẽ được an táng trong khuôn viên Thư viện và Bảo tàng Tổng thống George Bus tại Đại học Texas A&M, nơi an táng của vợ và con gái ông, những người đã qua đời trước đó.


Việc cựu Tổng thống George Bush qua đời là một mất mát đối với gia đình ông nói riêng và nước Mỹ nói chung. Tuy nhiên, việc tổ chức tang lễ của Bush "cha" cho thấy những biểu hiện tha hóa của giới lãnh đạo chính trị ở Mỹ!

Một góc khuôn viên Bảo tàng và Thư viện Tổng thống George Bush

Nước Mỹ hiện có 13 thư viện của tổng thống, tất cả các ông chủ Nhà Trắng từ thời Franklin D Roosevelt đều xây thư viện sau khi hết nhiệm kỳ.

Một căn phòng trong Thư viện Tổng thống Ronald Reegan

Chính Barack Obama, vị Tổng thống tiền nhiệm của đương kim Tổng thống Donald Trump cũng đã xúc tiến việc xây dựng Trung tâm/Thư viện của riêng mình chỉ 04 tháng sau ngày rời Nhà Trắng.

Bản vẽ Trung tâm/Thư viện Tổng thống Obama do tổ chức Obama Foundation công bố hôm 3/5/2017

Hầu hết các Thư viện/Bảo tàng Tổng thống Mỹ đều tọa lạc trong khuôn viên rộng từ vài hécta cho đến hàng chục hécta, xung quanh có trồng nhiều cây xanh, thậm chí có cả công viên sinh thái với sông nước, ao hồ, rừng cây. Chi phí xây dựng các thư viện, bảo tàng này là hết sức tốn kém, khiêm tốn nhất là Thư viện Tổng thống John F. Kennedy (20 triệu USD), Thư viện Tổng thống Richard Nixon (25 triệu USD), Thư viện Tổng thống Harry S. Truman (1,7 triệu USD thời giá năm 1957). và đắt đỏ nhất là Thư viện tổng thống Bill Clinton (165 triệu USD). Tuy nhiên, kỷ lục này có lẽ sẽ sớm bị phá bỏ khi chi phí dự kiến xây dựng Trung tâm/Thư viện Tổng thống Obama lên đến 300 triệu USD (tương đương khoảng 6.600 tỷ đồng).

"Mỗi thư viện có một nét riêng khác biệt, mang dấu ấn lựa chọn riêng của từng tổng thống từ địa điểm đến những nội dung trưng bày. Đây là nơi vị tổng thống đó muốn được nhớ tới, và những đồ trưng bày cũng thể hiện cách mà ông ấy muốn được nhớ tới như thế nào"
- Timothy Naftali, giám đốc bảo tàng Richard Nixon -

Dù kinh phí của các thư viện tổng thống Mỹ chỉ một phần được lấy từ chính phủ Mỹ còn lại là từ các quỹ tư nhân do những người bạn và người ủng hộ giàu có của tổng thống lập ra (những người có lẽ đã được hưởng không ít quyền lợi từ các tổng thống khi họ còn đương chức). Nhưng chắc chắn không ai có thể phủ nhận rằng đang có sự đối xử bất bình đẳng giữa người dân và giới lãnh đạo chính trị ở Mỹ hiện nay!


Và trong hoàn cảnh này, nhận định "Tất cả các loài vật đều bình đằng, nhưng một số loài vật bình đẳng hơn những loài vật khác." là hoàn toàn chính xác với "TRẠI SÚC VẬT" Mỹ, Thiên đường của không ít phần tử chống Cộng bằng chiêu bài dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay!

@Lê Dân

Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2018

Huỳnh Thục Vy - Hãy cứ đ*t khi còn có thể!

Chiều hôm nay 30/11/2018, Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk đã mở phiên tòa hình sự xét xử sơ thẩm Huỳnh Thục Vy (sinh 1985, trú phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ) về tội “Xúc phạm Quốc kỳ” theo Điều 276 Bộ luật Hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).


Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Buôn Hồ, ngày 1/9/2017, Huỳnh Thục Vy đã dùng bình sơn mi ni xịt sơn màu trắng lên chính giữa ngôi sao của 2 lá cờ do UBND phường Thống Nhất, thị xã Buôn Hồ cắm trước số nhà 1222 và 1224, đường Hồ Chí Minh nhân kỷ niệm 72 năm ngày Cách mạng tháng tám và Quốc khánh nước 2/9/2017 sau đó chụp ảnh, đăng tải lên mạng xã hội Facebook kèm theo status “Phản đối lễ lạc bằng cờ đỏ sơn trắng”.


Trước vụ việc trên, Huỳnh Thục Vy từng có tiền sự bị UBND tỉnh Quảng Nam xử phạt hành chính ngày 2/12/2011 với hình thức phạt tiền 85 triệu đồng về hành vi “Cung cấp, trao đổi, tuyên truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số để chống Nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”.

Từ khi bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thị xã Buôn Hồ ra quyết định khởi tố bị can, mặc dù luôn vênh váo phủ nhận tội danh, cho rằng việc khởi tố, xét xử mình là “trò hề công lý”. Nhưng được sự tư vấn của đám luật sư "dâm chủ", nhiều tháng nay, ngày nào vợ chồng Huỳnh Thục Vy cũng "hì hục cày cuốc" để có thai hòng tránh phải đi tù. Quả thực, trước phiên tòa 2 ngày, HUỳnh Thục Vy hoan hỉ thông báo cô ta đã mang thai 8 tuần kèm theo kết quả siêu âm cùng tuyên bố rằng yên tâm chưa phải lo “xuất khẩu dân chủ” cũng như cầm tấm vé chắc chắn ở nhà tiếp tục chống cộng nhờ con còn nhỏ và hy vọng nối tiếp chuỗi ngày tự do bằng việc đẻ tiếp!


Kết thúc phiên tòa, Hội đồng xét xử tuyên án phạt Huỳnh Thục Vy với hình phạt 2 năm 9 tháng tù giam. Đồng thời, Tòa án nhân dân thị xã Buôn Hồ cũng ra lệnh quyết định cấm đi khỏi nơi cư trú, cấm xuất cảnh đối với Huỳnh Thục Vy.

Dù lợi dụng chính sách nhân đạo của pháp luật đến cỡ nào, thì Huỳnh Thục Vy đã được lĩnh bản án 2 năm tù treo lơ lửng trên đầu cho đến khi cô ta … ngừng đẻ! 


Thế nhưng, nghe đâu chồng của hotgirl "dâm chủ" này lại là kẻ yếu sinh lý và với những hoạt động chống đối không kém phần Huỳnh Thục Vy thì việc chồng của ả phải nhập kho không sớm thì muộn cũng sẽ xảy ra. Khi đó không biết Huỳnh Thục Vy sẽ kiếm ai đ*t để có thai hòng tránh phải thi hành án.



Thôi, hơi đâu mà nghĩ cho xa, tốt nhất là hãy cứ đ*t khi còn có thể Vy nhé!

@Nhân Trần

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Đôi điều về bài giảng của Giám mục Nguyễn Thái Hợp tại Lễ truyền chức Linh mục Giáo phận Vinh năm 2018

Ngày 24 tháng 11 năm 2018, nhân Lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam – Bế mạc Năm Thánh mừng kính các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tại Trung tâm Hành hương Thánh Antôn Trại Gáo (xã Nghi Phương, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh đã truyền chức linh mục cho 28 Phó tế khó XII Đại Chủng viện Vinh Thanh, 04 Phó tế thuộc Tu đoàn Thừa sai các Thánh Tông đồ và 01 Phó tế thuộc Dòng Đức mẹ lên trời.


Bài giảng của Đức cha Phaolô tại thánh lễ trọng thể được đăng tải công khai trên trang thông tin điện tư của Giáo phận Vinh và được nhiều giáo sĩ, giáo dân trong giáo phận chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Tuy nhiên, không phải ai trong số những người chia sẻ cũng nhìn nhận, đánh giá một cách thấu đáo về nội dung bài giảng này.

Dưới góc nhìn của người viết, xin chỉ ra đôi điều mà Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã thừa nhận tại Lễ truyền chức Linh mục Giáo phận Vinh năm 2018.

Một Giáo phận Vinh đầy bất ổn!

Công đồng Vatican II đã khẳng định "Loan báo Tin Mừng là sứ vụ thiết yếu và ưu tiên của linh mục". Thế nhưng, tại Giáo phận Vinh thời gian qua, người ta thường đề cao mẫu linh mục gắn bó lâu năm với một giáo xứ, chăm lo cho giáo dân và đầu tư trọn vẹn công sức để xây dựng cơ sở, lo phụng vụ, hội đoàn, giáo lý…, còn loan báo Tin Mừng thì chỉ là việc làm thêm, hoàn toàn tùy hỷ, nghiệp dư.

Chính vì vậy, não trạng "giáo sĩ trị" hay việc linh mục nói gì, dù đúng dù sai như thế nào, giáo dân cũng phải nghe và thực hiện theo đã trở nên phổ biến. Và việc các linh mục chỉ lo "đầu tư công sức vào xây dựng cơ sở vật chất hay tổ chức lễ nghi long trọng" cũng không phải lả chuyện hiếm tạo nên hình ảnh về một giáo phận "trọng vật chất" (xem trọng người giàu hơn người nghèo, "lạnh lùng trước những khổ đau của người nghèo khổ"), "luẩn quẩn với chuyện nội bộ" (chuyện giáo dân cãi lời linh mục và các linh mục "đấu tố" lẫn nhau mà nguyên cớ xuất phát từ những bất đồng trong việc xây dựng cơ sở vật chất).


Và phương châm "Hãy làm theo những gì tôi nói"

Bài giảng của Đức cha Nguyễn Thái Hợp được phát triển dựa trên câu Kinh Thánh "Như Chúa Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em" (Ga 20, 19-29). Điều này có thể hiểu là những điều Chúa Giêsu đã sai khiến Đức Giám mục Phaolô thì ngày hôm nay (24/11/2018), Đức Giám mục lại sai khiến 33 tân chức và các tân chức phải "tuyệt đối vâng phục lệnh truyền" của Đức cha Nguyễn Thái Hợp như chính bản thân Đức cha đã "tuyệt đối thi hành thánh ý" của Chúa.


Thế nhưng đó chỉ là "lời nói đầu môi" bởi phương châm "Hãy làm theo những gì tôi nói, đừng làm theo tôi làm!" của Đức cha Nguyễn Thái Hợp đã được các giáo sĩ, giáo dân Giáo phận Vinh thuộc lòng. Và chính bản thân Đức cha cũng gián tiếp thừa nhận trong bài giảng của mình khi khằng định "chúng ta không có quyền ra đi loan truyền sứ điệp hay quan điểm của riêng mình"


trong khi thực tế hàng ngày, hàng giờ, Đức cha đang ra sức truyền bá và hiện thức hóa quan điểm của riêng mình về việc xây dựng một xã hội dân sự Công giáo ở Việt Nam!

@Lê Dân

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Cho tù nhân "thụ án tại gia" - xu thế tất yếu!

Cuộc tranh luận về việc nên hay không nên áp dụng hình thức "tù tại gia" theo đề xuất của đại biểu Quốc hội Hồ Đức Phớc vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt sau khi Trà Đá Blog có bài viết "Bóc mẽ "Hội Anh em dân chủ" qua vụ xuyên tạc đề xuất áp dụng hình thức "tù tại gia"".

Tội phạm cần phải bị tách ly khỏi xã hội nhưng có cần tách ly khỏi gia đình?
Để bạn đọc có cái nhìn khách quan, đầy đủ hơn về vấn đề này, Trà Đá Blog xin đăng lại nội dung bài viết có tiêu đề "Việt Nam cần học Anh cho tù nhân "thụ án tại gia"?" được đăng tải trên trang thông tin điện tử Thông tấn xã quốc gia của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland ngày 15/11/2018.

Nhà báo Nguyễn Giang của BBC chia sẻ quan sát về kinh nghiệm áp dụng luật thụ án tại gia từ 1999 của Anh Quốc:

Quy chế cho tù nhận hưởng 'giới nghiêm tại nhà' 'Home Detention Curfew' (HDC) khiến số tù nhân trong trại giảm hẳn, tiết kiệm không ít tiền cho ngân sách.

Cùng lúc, các vấn đề hơn thiệt, gồm cả triết lý giáo dục, trừng phạt của chế độ tù tại gia cũng được báo chí Anh nêu ra từ nhiều năm qua.

'Tội ác và trừng phạt'

Đai hay còng điện tử phát tín hiệu khi tù nhân 'tại gia' vi phạm lệnh giới nghiêm

Đầu tiên là triết lý của hệ thống chấp pháp: nó nhằm trừng phạt hay giáo dục để ngăn ngừa tội ác có cơ hội tái phạm.

Thời trung cổ, trừng phạt là dùng bạo lực đáp trả bạo lực, và gây thương tích, tra tấn, nhốt buồng tối, hành hạ tù nhân là chuyện "bình thường".

Nhưng sang thời văn minh, tước tự do là cách bị trừng phạt con người đáng sợ nhất.

Vì xét cho cùng, cuộc sống của chúng ta diễn ra trong hai chiều, không gian và thời gian.

Nhốt ai đó là hạn chế cả hai: không gian bị thu hẹp vào một xà lim, và thời gian của một cá nhân tham gia xã hội bị cắt ngắn.

Chế độ giam tại gia đã có từ lâu ở châu Âu, kể cả trong Giáo hội Công giáo La Mã.

Nhà thiên văn học Ý, Galileo bị toà án của Giáo hội xử năm 1633 vì nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời, và bị giam tại gia đến khi ông qua đời năm 1642.

Ngày nay, việc nhốt một ai đó vào nhà riêng của họ vì lý do tôn giáo, chính trị vẫn xảy ra ở nhiều nước.

So với việc bỏ tù hoặc cấm ra khỏi nhà 24/7 thì 'Home Detention Curfew' hay 'giam qua đêm tại gia' dù sao cũng nhân đạo hơn.

Nhà nước chấp nhận tù nhân có quyền sống tương đối bình thường mà chỉ bị hạn chế nhất định về thời gian: phải ở nhà qua đêm; và không được ra khỏi nơi cư trú.

Sự kiểm soát về không gian và thời gian vẫn còn nhưng nới lỏng hơn tù giam trong ngục.

Ở Anh, HDC là cách buộc phạm nhân đeo còng hay điện tử (electronic tag) vào chân (xem hình).

Trong ngày họ được đi lại trong một khu vực địa lý cụ thể, tối phải về nhà thường từ 19:00 đến 07:00 sáng hôm sau.

Chi phí cho một chỗ trong tù tại Anh tính đến 2017 là khoảng 45 nghìn bảng, hay 58 nghìn USD/năm

Thậm chí tù nhân vẫn có thể đi làm nếu kiếm được việc bên ngoài, còn không thì để gia đình nuôi.

Nếu vi phạm giờ "giới nghiêm", tín hiệu từ vòng điện tử sẽ báo cho trung tâm theo dõi gần nhất và cảnh sát sẽ đến ngay để truy xét.

Về mặt kỹ thuật người ta có thể khoanh vùng di chuyển của đối tượng thi hành án dễ dàng.

Để tránh tái vi phạm, người đeo chiếc vòng đó cũng bị cấm không tới gần một số địa điểm cụ thể.

Ví dụ như kẻ đánh người gây thương tích sẽ bị cấm không lại gần địa chỉ nhà của nạn nhân trong vòng 40 yards.

Tự ý cậy, phá, cắt vòng điện tử cũng sẽ gửi tín hiệu báo động tương tự.

Một hai lần vi phạm HDC sẽ khiến phạm nhân bị mất quyền 'tù tại gia' và bị trả về nhà tù.

Ý kiến phản đối và lý do kinh tế

Việc giám sát tù nhân 'tại gia' hưởng chế độ HDC tại Anh có thể thực hiện dễ dàng qua laptop
Khi chế độ HDC lần đầu được thực hiện, báo chí Anh nhắc đến triết gia Jeremy Bentham (1748 -1832), và căn nhà 'Panopticon' của ông.

Đây là một nhà tù 'lý tưởng', bằng kính trong vắt, người bị giam bên trong cứ ngỡ họ có tự do nhưng thực tế là bị kiểm soát 24/7.

Bằng biểu tượng này, Bentham cảnh báo rằng công nghệ và sự giám sát ngày đêm của chính quyền có thể biến công dân thành các tù nhân vĩnh viễn.

Nhân đó, các báo Anh nói đai điện tử sẽ dần dà biến cả xã hội thành một nhà tù ảo (virtual prison).

Ranh giới đạo đức giữa người tự do và tù nhân vẫn được sinh hoạt gần như bình thường sẽ bị xóa nhòa và ý nghĩa giáo dục của bản án không còn.

Tuy thế người ta cũng nêu ra không ít trường hợp tù nhân đeo đai điện tử đã gây án khi ở ngoài nhà tù.

Một trại giam ở Việt Nam hiện nay

Tuy th́ế, giống như lập luận của ông Hồ Đức Phớc ở Việt Nam hiện nay, nhu cầu cắt giảm chi phí nhà tù khiến chính phủ Anh thúc đẩy HDC ngày càng phổ biến.

Theo BBC News (4/2018), số phạm nhân đeo đai điện tử ở Anh ngày càng tăng, còn số tù nhân trong tù giảm đi đánh kể.

Trong vòng bảy tháng tính đến ngày có bài báo đó, số tù nhân được thả về nhà trước hạn nhưng phải đeo còng điện tử tăng thêm 1000, và đạt con số 3028.

Bộ Tư pháp Anh nói vào thời điểm đó, cả hai xứ Anh (England) và Wales có 83 nghìn tù nhân, giảm đi hai nghìn trong bốn tháng, nhờ chế độ 'giam tại gia'.

Lợi ích về kinh tế cho ngân sách là rất rõ.

Vì cũng theo số liệu của Bộ Tư pháp, một chỗ trong trại giam tại Anh (2016-17) là 45 nghìn bảng, bằng 58 nghìn USD hay 1,3 tỷ VND, một năm.

Chừng 3000 tù nhân chuyển từ trại giam về nhà để thụ án giúp tiết kiệm tiền triệu cho nhà nước.

Mà đấy là tù dạng xoàng, còn một chỗ nhốt tù nhân đặc biệt nguy hiểm như ở trại Whitemoor, Cambridgeshire, thì tốn cho ngân sách 218 nghìn bảng/năm, nhiều hơn tiền trả lương năm cho thủ tướng (149 nghìn).

Tất nhiên, loại tù gây án nghiêm trọng (khủng bố, giết người, hiếp dâm...) được xếp hạng A và B trong nhóm 'high security' thì không bao giờ được hưởng HDC.

Còn tù hạng C (án nhẹ, vi phạm lần đầu) dễ được xét cho về hưởng án tại nhà hơn.

Phái ủng hộ 'tù tại gia' cũng cho rằng để một người chỉ mới phạm tội nhẹ lần đầu sớm quay lại xã hội, làm việc, sinh hoạt 'gần như bình thường', sẽ giúp họ tránh các bệnh trầm cảm, tâm thần dễ gặp trong nhà tù.

Vì trại giam cũng là "trường học vĩ đại' cho tù nhân tổ chức thành băng đảng, huấn luyện nhau trong các ngón nghề để ra tù thì 'lên đẳng cấp' trong thế giới tội ác.

Giảm số tù nhân bị giam cũng là giảm đi các tệ nạn trong tù như bạo hành, bạo lực, và tham nhũng.

Ai cũng có cơ hội phục thiện

Tóm lại, việc xử án, bỏ tù tùy thuộc nhiều vào điều kiện kinh tế, xã hội và triết lý trừng phạt và giáo dục phạm nhân của một quốc gia.

Việt Nam hiện có vấn đề điều kiện sinh hoạt kinh khủng của một số nhà tù, mà theo báo chí nói, để tù nhân nằm trên nền xi-măng lạnh giá.

Mùa hè, nhiệt độ lên tới trên 40 độ trong phòng giam.

Số tù bị giam giữ giảm đi thì cơ hội để cải thiện điều kiện giam giữ cũng tăng lên, nếu chỉ nhìn vào mặt kinh tế thuần tuý.

Nhưng một phần dư luận vốn ít niềm tin vào hệ thống tòa án và chấp pháp đang sợ rằng cơ chế mới dễ tạo lỗ hổng để quan chức chịu án tham nhũng 'hưởng lạc' tại nhà mà không phải 'chịu khổ' trong tù.

Đây là vấn đề cần được giải quyết thỏa đáng nếu việc Việt Nam áp dụng 'giới nghiêm tại gia'.

Còn chuyện quan chức cao cấp bị trừng phạt có hối cải, có phục thiện hay không lại không liên quan gì đến cách bắt họ chịu án.

Tôi xin kể lại chuyện một người tù thuộc nhóm phải đeo đai điện tử đầu tiên ở Anh.

Đó là cựu bộ trưởng của Đảng Bảo thủ, ông Jonathan Aitken từng bị phạt 18 tháng tù vì tội khai gian trước tòa năm 1999, đúng vào lúc chế độ HDC được áp dụng.

Khi ông rời khu C (tội nhẹ) của nhà tù Elmley ở Kent để về nhà, báo Anh đã xúm vào mô tả chi tiết ông phải đeo một chiếc đai điện tử ở cổ chân.

Ông Jonathan Aitken, một cựu "tù nhân tại gia" nhận áo mục sư tại Thánh đường St Paul's ở London vào tháng 6/2018

Nhưng trước đó, ông Jonathan Aitken, có tước quý tộc, cựu thành viên Viện Cơ mật của Nữ hoàng Anh, cũng đã phải ngồi tù ở trại Standford Hill trong 7 tháng.

Ra tù, ông phá sản (mất 4 triệu bảng vì thua kiện), bị vợ bỏ và sống nghèo khó trong nhiều năm.

Năm nay đã 75 tuổi, ông Aitken lại tự nguyện quay lại nhà tù.

Hồi tháng 6 vừa qua, ông đã nhận lễ làm mục sư Anh giáo để vào các trại giam làm việc thiện nguyện giúp tù nhân.

Quả thật là nhà tù đã thay đổi ông, từ một chính trị gia dối trá, tham nhũng (một trong các tội của ông là nhận tiền từ Ả Rập Saudi khi tại chức), thành mục sư.

Vì chính như lời Jonathan Aitken kể, khi ngồi tù, ông dự một lễ cầu nguyện của một tay trộm người Ireland và được cảm hóa.

Từ đây suy ra thì ta thấy cơ hội phục thiện cũng luôn rộng mở cho tất cả mọi tù nhân, ở trong tù hay ngoài xã hội, dù họ phải đeo đai điện tử ở chân.

@Kim

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Lê Thu Hà muốn trở về Việt Nam - Phát tát vào mặt ai?

Đầu tháng 6/2018, làng "zâm chủ" trong và ngoài nước như "dậy sóng" khi Lê Thu Hà (thành viên cốt cán của "Hội Anh em dân chủ") được xuất cảnh sang Đức tị nạn chính trị (cùng Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch của tổ chức này) dù trước đó đã bị Tòa án CSVN kết án 9 năm tù giam về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân" theo điều 79 Bộ luật hình sự năm 1999. Hầu như "zâm chủ viên" nào cũng tỏ ra vui mừng, phấn khởi trước sự kiện này, xem đó như là "phần thưởng", là "lối thoát"  mà chính họ có thể sẽ đạt được trong cuộc chiến "chống Cộng" sau này.

Lê Thu Hà cùng vợ chồng Nguyễn Văn Đài tại Đức
Hôm nay (21/11/2018), làng "zâm chủ" lại tiếp tục dậy sóng một lần nữa trước những thông tin liên quan việc xuất cảnh của Lê Thu Hà. 


Nhưng khác với lần trước, việc Lê Thu Hà tìm cách nhập cảnh trở về Việt Nam bất thành lại tạo ra những ý kiến trái chiều, thậm chí tranh cãi nảy lửa trong làng "zâm chủ". Đáng chú ý là việc fanpage "Thanh niên Công giáo" bình luận cho rằng Lê Thu Hà tìm cách trở về "là phát tát vào mặt chính quyền này, những kẻ đang rêu rao ngoài kia rằng, "chúng nó đấu tranh chỉ để đi nước ngoài thôi"".


Tuy nhiên, theo quan điểm của người viết, ý kiến cho rằng giới "zâm chủ" đấu tranh "chỉ để đi nước ngoài" không phải không có cơ sở, nhất là khi Bùi Thị Minh Hằng, một "zâm chủ viên" có tuổi, từng "vào tù ra tội" nhưng chưa từng được nước nào cho tị nạn chính trị, lên tiếng chỉ trích cho rằng Hà "Muốn hoạt động đấu tranh Dân Chủ mà không đủ bản lĩnh và chấp nhận những hy sinh đời thường".



Rõ ràng sự "ghen ăn tức ở" giữa những "zâm chủ viên" chưa được xuất ngoại và những kẻ đã thoát ra khỏi (hay chính xác là bị đuổi ra khỏi) đất nước là không thể phủ nhận.


Sự việc Lê Thu Hà tìm cách trở về Việt Nam bên cạnh việc là cái tát cảnh tỉnh các "zân chủ viên" đang tìm đường xuất ngoại về những khó khăn, vất vả, về nỗi cô đơn nơi xứ người mà họ sẽ phải gánh chịu. Đó đồng thời là cái tát dành cho Nguyễn Văn Đài, người được coi là "cộng sự", cùng "vào tù ra tội" với Lê Thu Hà khi đã không quan tâm, chăm sóc Hà chu đáo để Hà phải stress đến mức nghĩ quẫn.


Trách là trách vậy nhưng Đài có thể làm gì được khi bà vợ luôn kè kè bên cạnh?!

@Lê Dân

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2018

Nhà thờ có nên treo cờ Tổ quốc?

Quốc kỳ hay cờ Tổ quốc là loại cờ được dùng làm biểu trưng cho một quốc gia. Quốc kỳ của Việt Nam hiện nay là lá cờ đỏ sao vàng. Lá cờ này đã được Liên Hiệp Quốc và tất cả các quốc gia trên thế giới công nhận. Màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Mỗi người Việt Nam dù ở bất cứ nơi đâu, thuộc bất cứ tầng lớp, dân tộc, tôn giáo nào, khi nhìn thấy hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng tung bay đều không thể không dấy lên trong lòng sự xúc động xen lẫn tự hào về chủ quyền, lịch sử, truyền thống của dân tộc.

Rừng "cờ đỏ sao vàng" trên sân Mỹ Đình tiếp thêm sức mạnh, ý chí quyết tâm cho các cầu thủ đội tuyển bóng đá nam Việt Nam trong trận đấu với Malaysia tại vòng bảng AFF Cup 2018

Vậy nhưng câu hỏi "Nhà thờ có nên treo cờ Tổ quốc?" lại được một facebooker là giáo dân Công giáo đặt ra mới đây sau khi nhận được bức ảnh chụp lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong khuôn viên nhà thờ giáo họ Xuân Phong, giáo xứ Vinh Châu, giáo hạt Bình Giã, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.


Theo quan điểm của facebooker này việc treo cờ Tổ quốc không thể hiện lòng biết ơn và xây dựng Tổ quốc. Đồng thời lá cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam hiện nay "không biểu tượng cho công lý, hòa bình mà biểu tượng cho một sự li tan, tàn ác và hận thù", là "lá cờ của ma quỷ". Do vậy, nhà thờ là "nơi tâm linh, nơi của văn minh tình thương, nơi của đấng tạo hóa và nơi dẫn dắt nhân loại vào thiên đàng" thì không nên treo lá cờ này.


Những lập luận trên thể hiện rõ "não trạng" chống Cộng sâu sắc, cái nhìn định kiến, hẹp hòi của một bộ phận giáo sĩ, giáo dân Công giáo hiện nay. Có lẽ họ không biết hoặc biết nhưng cố tình quên rằng nguồn cội lá cờ tôn giáo của họ gắn với những cuộc Thập tự chinh đẫm máu, gây ra cái chết cho hàng triệu người trên khắp thế giới, lẽ nào lá cờ đó cũng là "biểu tượng cho sự li tan, tàn ác và hận thù", là "lá cờ của ma quỷ"?!


Và việc con chiên bị chửi rủa, đánh đập thậm chí bị bức hại vẫn xảy ra ngay trong không ít nhà thờ, cho thấy rõ sự thiếu vắng tình thương ở nơi được ca tụng là "nơi của văn minh tình thương, nơi của đấng tạo hóa và nơi dẫn dắt nhân loại vào thiên đàng"...

Dẫu sao số lượng những giáo sĩ, giáo dân Công giáo muốn tách mình ra khỏi dân tộc, khỏi Tổ quốc là rất ít. Và hy vọng những "con sâu" này sớm sẽ bị loại bỏ để không "làm rầu nồi canh" Công giáo Việt Nam!

@Nhân Trần

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Bóc mẽ "Hội Anh em dân chủ" qua vụ xuyên tạc đề xuất áp dụng hình thức "tù tại gia"

Tại phiên họp tổ thảo luận dự án Luật thi hành án hình sự (sửa đổi) ngày 12/11/2018, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hồ Đức Phớc đã nêu ra đề xuất về việc áp dụng hình thức "tù tại gia", cho rằng việc áp dụng hình thức thi hành án tại gia đình (đối với một số tội phạm ít nghiêm trọng "sẽ giảm áp lực cho các nhà tù, giảm ngân sách, có tác dụng giáo dục vì nó khiến cho người vi phạm phải xấu hổ trước cộng đồng, trước người thân".

Tổng Kiểm toán Nhà nước, Hồ Đức Phớc

Đề xuất của đại biểu Hồ Đức Phớc nhanh chóng trở thành một chủ đề "nóng" thu hút sự quan tâm của các ĐBQG, đông đảo người dân, giới truyền thông trong và ngoài nước. Mà đã là chủ đề "nóng" thì "Hội Anh em dân chủ" (HAEDC) không thể không "nhảy vào"!


Trong một bài viết có tiêu đề "Mỗi căn nhà là một "nhà tù"" được đăng tải trên fanpage của HAEDC ngày 14/11/2018, sau khi giới thiệu ""Tù tại gia" là một khái niệm và định chế pháp lý mới do Bộ Công an đề xuất cũng như sẽ xây dựng dự thảo để trình Quốc hội xem xét", tổ chức này đã dẫn ra một loạt các lập luận phản đối đề xuất này, chê bai tư duy và trí tuệ của người đề xuất chế định này, cho rằng khi chế định "tù tại gia" được định hình và thực thi, xã hội sẽ trở nên rối loạn và khủng khiếp.


Việc trang fanpage của HAEDC đưa tin không chính xác về người khởi xướng đề xuất áp dụng hình thức "tù tại gia" là điều có thể được bỏ qua như là một lỗi sơ đẳng mà ngay truyền thông chính thống vẫn có thể vấp phải. Tuy nhiên, những lập luận phản đối dựa trên cơ sở những suy đoán, nhận định có phần chủ quan về nội dung, cách thức triển khai thực hiện "tù tại gia" khiến nhiều người nhận ra được cái "tâm" và cả cái "tầm" của tổ chức HAEDC!
Thụ án tại gia giải quyết được rất nhiều bài toán về chi ngân sách cũng như cơ sở vật chất. Chi phí cho một tù nhân trong tù hay xây dựng thêm nhà tù đều tiêu tốn của ngân sách những khoản tiền không nhỏ
- Jody Klein-Saffran, chuyên gia Bộ Tư pháp Mỹ -

Cần khằng định rằng biện pháp giam giữ phạm nhân tại nhà thay vì trong nhà tù (thường được đề cập bằng các cụm từ “quản thúc tại gia”, “giam tại nhà”, “giám sát điện tử”...) không phải là một hình thức mới mẻ trên thế giới. Phạm nhân đầu tiên ở Mỹ được tòa phán quyết thụ án tại nhà cùng thiết bị giám sát vào năm 1983 và hiện nay việc giam giữ tại nhà được áp dụng ở hầu hết các bang trên toàn nước Mỹ. Tại châu Âu, Anh, Thụy Điển, Hà Lan, một số vùng của Đức, Pháp hay Bỉ cho phép phạm nhân thụ án tại gia từ trước năm 2000. Ngay ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Singapore đều đã quy định về việc giam giữ tại nhà trong Luật hình sự.

Thiết bị theo dõi điện tử có định vị toàn cầu được gắn vào cổ chân của người đi tù tại gia

Thế nhưng, tình trạng xã hội của các quốc gia đã thực thi chế định "tù tại gia" lại không hề rối loạn và khủng khiếp. Đồng thời không người dân nào ở các nước này lên tiếng chê bai tư duy và trí tuệ của các nhà lập pháp nước mình.

Rõ ràng, với thành phần đa phần là những kẻ có trình độ thấp kém (điển hình như Nguyễn Trung Trực, Trưởng Ban điều hành Chi hội miền Trung của HAEDC trước đây hay Mai Văn Tám, Phó Chủ tịch HAEDC hiện nay đều là những kẻ chưa học hết THPT) thì việc tổ chức HAEDC có những nhìn nhận, đánh giá mang tính chất thiển cận là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Và mưu đồ đưa HAEDC trở thành "ngọn cờ" đầu trong phong trào chống Cộng của những phần tử phản động đứng đầu tổ chức này khó có thể trở thành hiện thực!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...