Thứ Năm, 29 tháng 6, 2017

Biểu tình, tuần hành tại giáo xứ Cồn Sẻ và giáo xứ Liên Hòa (tỉnh Quảng Bình) - Các linh mục không hiểu hay cố tình không hiểu?!

Sau giáo xứ Cồn Sẻ (Quảng Lộc, Ba Đồn, Quảng Bình) đến lượt người dân giáo xứ Liên Hòa (Quảng Trung, Ba Đồn, Quảng Bình) tụ tập tuần hành kéo lên trụ sở chính quyền yêu cầu giải quyết chi trả đền bù thiệt hại do sự cố môi trường biển miền Trung. Giữa 02 vụ việc này có khá nhiều điểm tương đồng đáng chú ý, trong đó có sự tương đồng về nội dung yêu sách của các linh mục, giáo dân.

Đối với phần đa cư dân mạng, nếu không có sự tìm hiểu kỹ lưỡng sẽ dễ dàng cho rằng: chính quyền địa phương tại Quảng Bình đang o ép người dân, không chịu chi trả đền bù theo đúng định mức quy định. Tuy nhiên, thực tế có phải như vậy hay không? Xin được phân tích một số vấn đề để mọi người có thể hiểu rõ hơn về 02 vụ việc trên trước khi có kết luận của chính mình.

Thứ nhất, nội dung yêu sách của linh mục, giáo dân các giáo xứ Cồn Sẻ, Xuân Hòa là yêu cầu chính quyền phải giải quyết chi trả đền bù thiệt hại do sự cố môi trường biển miền Trung cho một số người dân tại các địa phương này theo mức 17.460.000đ thay vì mức 8.730.000đ.

Thứ hai, các mức tiền bồi thường 17.460.000đ và 8.730.000đ được chính quyền địa phương tính toán dựa trên cơ sở Quyết định số 1880/QĐ-TTg, ngày 29/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về định mức bồi thường thiệt hại cho các đối tượng tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế bị thiệt hại do sự cố môi trường biển (sau đây gọi tắt là Quyết định 1880); Quyết định số 309/QĐ-TTg, ngày 09/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Điều 1 và khoản 1 Điều 2 Quyết định 1880 (sau đây gọi tắt là Quyết định 309) và các văn bản hướng dẫn thực hiện việc kê khai bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cụ thể:

* Mức 17.460.000đ = 2.910.000đ/tháng x 6 tháng. Trong đó, 2.910.000đ/tháng là định mức được quy định tại danh mục V, Định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung được ban hành kèm theo Quyết định 1880. Mức này được áp dụng đối với người lao động bị mất thu nhập các lĩnh vực được xác định bồi thường.

* Mức 8.730.000đ = 1.455.000đ/tháng x 6 tháng. Trong đó, 1.455.000đ/tháng là định mức được quy định tại danh mục 6, Định mức bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển 4 tỉnh miền Trung được ban hành kèm theo Quyết định 309. Mức này được áp dụng đối với những lao động có tính chất đơn giản, không thường xuyên, có thu nhập chính bị thiệt hại do sự cố môi trường biển. Tiêu chí xác định diện đối tượng này được quy định tại điểm 2.1, khoản 2 Công văn số 3165/BNN-TCTS, ngày 14/4/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.


Thứ ba, việc áp dụng mức tiền bồi thường 17.460.000đ hay mức 8.730.000đ được quyết định dựa trên cơ sở việc kê khai của người dân, việc kiểm tra, rà soát của các tổ chức, các cấp chính quyền từ thôn, xóm trở lên. Trong đó, đáng chú ý là vai trò của Hội đồng đánh giá thiệt hại ở cấp xã mà thành phần tham gia bên cạnh đại diện chính quyền, các đoàn thể còn có đại diện của người dân và đại diện chức sắc tôn giáo (nếu cần thiết).

Như vậy, giữa 02 mức tiền 17.460.000đ và 8.730.000đ chỉ khác nhau ở 01 yếu tố là "lao động thường xuyên" và "lao động không thường xuyên". Việc xác định một cá nhân cụ thể là "lao động thường xuyên" hay "lao động không thường xuyên" để áp dụng mức chi trả đền bù 17.460.000đ hay 8.730.000đ là phụ thuộc vào thời gian lao động thực tế của cá nhân đó chứ không phải chính quyền địa phương muốn chi trả bao nhiêu thì chi hay cá nhân đó muốn được áp dụng mức nào cũng được. Với trình độ Đại học của mình, hẳn các linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, Thân Văn Chính phải hiểu rõ điều này. Nhưng họ vẫn cố tình không hiểu, vẫn tổ chức cho giáo dân tụ tập tuần hành kéo lên trụ sở chính quyền để yêu sách thì mục đích việc làm của họ chắc chắn không phải là quyền lợi của giáo dân mà vì một mục đích khác???

@Hạt Dưa


Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Cuộc biểu tình, tuần hành có một không hai của giáo dân giáo xứ Liên Hòa

Từ sau sự cố môi trường biển miền Trung đến nay, tại Giáo phận Vinh đã xảy ra không biết bao nhiêu cuộc biểu tình, tuần hành. Tuy nhiên, cuộc biểu tình, tuần hành mới nhất và cũng là kỳ lạ nhất lại vừa xảy ra ở giáo xứ Liên Hòa.

Kỳ lạ là bởi dù có khá nhiều vấn đề muốn kiến nghị, muốn chính quyền giải quyết thấu đáo nhưng từ đầu đến cuối, người dân giáo xứ Liên Hòa chỉ lên trụ sở Ủy ban nhân dân xã Quảng Tiên đúng 10 phút. Lý do theo trang fanpage Cộng Hòa Thời Báo giải thích là do xã "điều động lực lượng an ninh đến" nhưng Cộng Hòa Thời Báo và các trang facebook khác đưa tin về vụ việc tuyệt nhiên không hề có hình ảnh nào của lực lượng an ninh chứ chưa nói đến chuyện có bao nhiêu người? thường phục hay sắc phục?

Đặt ngoài lề tính xác thực của thông tin, có thể thấy rằng việc biểu tình, tuần hành, kéo lên trụ sở chính quyền của giáo dân giáo xứ Liên Hòa chỉ là việc làm mang tính hình thức, chiếu lệ. Những người tham gia tuần hành không thực sự quyết tâm trong viêc yêu cầu chính quyền giải quyết nguyện vọng của mình nên xã mới huy động lực lượng an ninh đến (chứ chưa hề đàn áp, tấn công gì) thì đã co vòi, rút chạy.

Cũng vì là việc làm hình thức nên cuộc biểu tình của giáo dân giáo xứ Liên Hòa được chăm chút khá kỹ về mặt hình ảnh, truyền thông. Những ai quan tâm đến Giáo phận Vinh cũng như sự cố môi trường biển có thể dễ dàng nhận ra những điểm tương đồng một cách kỳ lạ giữa cuộc tuần hành, kéo lên trụ sở xã của người dân Liên Hòa và cuộc tuần hành, kéo lên trụ sở xã của giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ ngày 16/6/2017 vừa qua từ số cờ ngũ sắc, số băng rôn, nội dung băng rôn và cả những người đưa tin trực tiếp tại hiện trường vụ việc.
Đằng sau bất cứ cuộc biểu tình, tuần hành nào đều có người chủ trì, tổ chức. Và mục đích của cuộc biểu tình, tuần hành, bên cạnh việc yêu sách, đòi hỏi chính quyền giải quyết yêu cầu của người dân thì còn có những mục đích riêng của người chủ trì, tổ chức.

Đối với một cuộc tuần hành của giáo dân mà có sự tham gia của linh mục quản xứ thì chắc chắn người chủ trì, tổ chức là linh mục. Vậy, động cơ, mục đích của linh mục Thân Văn Chính (quản xứ Liên Hòa) là gì khi tổ chức một cuộc tuần hành, biểu tình kỳ lạ như trên. Câu trả lời xin chờ linh mục Chính phản hồi. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khách quan, không thể không đặt ra nghi vấn rằng việc tổ chức tuần hành, biểu tình một cách hình thức chỉ là việc "LÀM MÀU" của Thân Văn Chính mà thôi?!

@Hạt Dưa

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Linh mục Thân Văn Chính - Lời cảm ơn sao khó đến thế?

Ngày 19/5/2017, linh mục Thân Văn Chính, quản xứ Liên Hòa (xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) đăng tải trên trang facebook cá nhân bài viết kèm theo Tờ trình của linh mục, Hội đồng mục vụ và giáo dân giáo xứ Liên Hòa gửi các cấp chính quyền đề xuất một số vấn đề trong đó có việc xin cấp đất để xây dựng nhà vượt lũ cộng đồng cho người dân giáo họ Liên Nghĩa (thôn Công Hòa, xã Quảng Trung). Sau đây là toàn văn bài viết và Tờ trình của linh muc Thân Văn Chính:


Bài viết và Tờ trình của linh mục Thân Văn Chính có khá nhiều nội dung đáng bàn nhưng cái quan trọng nhất mà linh mục Chính mong muốn và cũng là điều đọng lại trong suy nghĩ của nhiều người đọc đó là 02 câu kết của Tờ trình: "... chúng tôi kính mong quý cấp tạo mọi điều kiện để chúng tôi sớm có đất xây nhà vượt lũ cộng đồng...", "Chúng tôi xin chân thành cảm ơn!".

Hơn 01 tháng từ ngày đăng tải bài viết trên, linh mục Thân Văn Chính tiếp tục có 01 bài viết trên trang facebook của mình liên quan việc làm nhà vượt lũ cộng đồng của giáo họ Liên Nghĩa, giáo xứ Liên Hòa.
Mặc dù nội dung bài viết này khá ngắn gọn so với bài viết trước nhưng chứa đựng khá nhiều vấn đề quan trọng, lý thú:

Thứ nhất, giáo xứ Liên Hòa đang san lấp mặt bằng chuẩn bị xây dựng Nhà Vượt Lũ Cộng Đồng.

Thứ hai, từ vấn đề thứ nhất có thể khẳng định rằng: Giáo xứ Liên Hòa đã được các cấp chính quyền của tỉnh Quảng Bình, thị xã Ba Đồn, xã Quảng Trung quan tâm giải quyết cấp đất để xây dựng nhà vượt lũ cộng đồng như đúng nhu cầu, nguyện vọng của linh mục, Hội đồng mục vụ và giáo dân đã trình bày trong Tờ trình.

Thứ ba, Nhà Vượt Lũ Cộng Đồng tại giáo xứ Liên Hòa là "Nhà Vượt Lũ Cộng Đồng Đa Năng" không chỉ được sử dụng phục vụ nhu cầu "Vượt Lũ" mà còn sử dụng cho nhiều mục đích khác nữa.

Thứ tư, linh mục Thân Văn Chính muốn cảm ơn những ân nhân đang giúp đỡ giáo xứ Liên Hòa xây dựng nhà vượt lũ cộng đồng, cụ thể là những "tình nguyện viên" giúp giáo xứ san lấp mặt bằng, tuyệt nhiên không đề cập gì đến "người" đã cho giáo xứ cái mặt bằng ấy.

Việc các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình giải quyết cấp đất cho giáo xứ Liên Hòa xây dựng Nhà Vượt Lũ Cộng Đồng Đa Năng là điều nên làm của một Chính quyền "của dân, do dân và vì dân". Mặc dù họ không cần linh mục Thân Văn Chính, Hội đồng mục vụ và giáo dân giáo xứ Liên Hòa phải cảm ơn nhưng với truyền thống "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc Việt thì việc linh mục Chính, Hội đồng mục vụ giáo xứ Liên Hòa có một lời cảm ơn với các cấp chính quyền tỉnh Quảng Bình cũng là điều nên làm và không quá khó.

Vậy nhưng, đối với linh mục Thân Văn Chính, lời cảm ơn đối với chính quyền sao mà khó nói đến thế! Không biết có phải vì Chính đã lỡ "há miệng mắc quai" nói xấu chính quyền? hay vì những lời hứa cảm ơn mà Chính đã viết trong Tờ trình xin đất chỉ là những sáo ngữ, những mỹ từ để lừa chính quyền mà thôi, còn khi đã được cấp đất rồi thì "qua cầu rút ván"...???

@Nhân Trần

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Chuyện quốc tịch của PHẠM MINH HOÀNG - Có không giữ, mất đừng tìm

Mấy tuần nay, Phạm Minh Hoàng và đám "rận chủ" trong và ngoài nước đua nhau hô hào phản đối quyết định của Chủ tịch nước Trần Đại Quang về việc tước quốc tịch Việt Nam của Hoàng. Hoàng còn chụp ảnh cá nhân mang 01 tờ giấy A4 có dòng chữ "Tôi là người Việt Nam" để khẳng định mình chỉ có một quốc tịch duy nhất là Việt Nam chứ không có quốc tịch nào khác.

Thế nhưng, chiều tối nay, trang facebook của Nguyễn Thanh Tịnh (linh mục quản xứ Cồn Sẻ (Quảng Lộc, Ba Đồn, Quảng Bình), một "rận chủ" đội lốt "quạ đen") đã đăng tải lại bài viết trên trang facebook của Đỗ Thị Minh Hạnh (một "rận chủ" mà danh tiếng hay chính xác là tai tiếng mới nổi lên gần đây sau khi bị đánh ghen) cho biết: Phạm Minh Hoàng đã bị cơ quan chức năng bắt để chuẩn bị trục xuất.

Bài viết của Nguyễn Thanh Tịnh cũng như Đỗ Thị Minh Hạnh có 02 điểm đáng chú ý:

Thứ nhất, Tịnh và Hạnh đều liên hệ sự việc Phạm Minh Hoàng bị bắt với vai trò, trách nhiệm của Lãnh sự Pháp ("hiện lãnh sự Pháp không biết việc này và đang tìm kiếm tung tích thầy Hoàng"). Như vậy, Tịnh và Hạnh đã trực tiếp khẳng định Phạm Minh Hoàng có quốc tịch Pháp, Hoàng là người Pháp chứ không phải người Việt Nam.

Thứ hai, trong bài viết của mình, Đỗ Thị Minh Hạnh cho rằng Phạm Minh Hoàng bị đưa lên đồn công an để mai "trục suất". Nếu chỉ đọc bài viết của Hạnh thì có thể cho rằng Hạnh, người theo Wikipedia cho biết nguyên là sinh viên Cao đẳng Kinh tế (tức là chưa tốt nghiệp nhé), do nhầm lẫn hoặc vội vàng nên mới viết sai chính tả. Vậy nhưng, Nguyễn Thanh Tịnh (một linh mục đã tốt nghiệp Đại học) không chỉ chia sẻ bài viết của Hạnh mà còn viết lại nguyên văn những gì Hạnh đã viết và vẫn giữ nguyên lỗi chính tả như vậy thì có thể khẳng định rằng: Nguyễn Thanh Tịnh, Đỗ Thị Minh Hạnh cũng như phần đa đám "rận chủ" chỉ là những kẻ "não cá vàng", a dua a tòng, "theo đám ăn tàn" chống phá chế độ mà thôi!

Còn đối với chuyện quốc tịch của Phạm Minh Hoàng, xin tặng Hoàng một bài hát thay cho lời muốn nói.
@Hạt Dưa

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

NGUYỄN THANH TỊNH (linh mục quản xứ Cồn Sẻ) - Tiếng CHA chỉ là HƯ DANH?

Danh xưng “CHA” dành cho các linh mục có nguồn gốc Kinh Thánh, Tông Đồ và Công Đồng, thể hiện tình cảm, sự kính trọng của giáo dân đối với những người thay mặt CHA thực sự của họ ở trên trời.

Đối với các linh mục, việc được giáo dân, ai ai cũng gọi là CHA, vừa là niềm vinh dự, tự hào nhưng cũng là lời nhắc nhở về trách nhiệm nặng nề: Các linh mục cũng phải như một người cha (máu thịt) phải nuôi dưỡng, hướng dẫn, mời gọi, sửa đổi, tha thứ, lắng nghe và nâng đỡ tinh thần cho con cái thiêng liêng của mình. Đồng thời cũng cần quan tâm đến các nhu cầu "thể lý" của đàn chiên – của ăn, nhà ở, quần áo và giáo dục.

Vậy nhưng, đối với NGUYỄN THANH TỊNH (linh mục quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Lộc, Ba Đồn, Quảng Bình) thì danh xưng "CHA" chỉ là "HƯ DANH"!


Giữa cái nóng như thiêu như đốt của buổi trưa hè tháng 6 ở Quảng Bình, cái nóng có thể làm "chết cả cá cờ" nhưng Nguyễn Thanh Tịnh vẫn dẫn dắt đoàn chiên thơ dại của mình đi ngoài đường. Tịnh biết đi nắng mà không đội mũ thì với sức lực sung mãn của Tịnh cũng có thể lăn ra ốm nên Tịnh phải đội mũ. Nhưng với những con chiên dại của mình thì dù trời nắng chết cá hay chết người đi nữa, TỊNH nào có quan tâm.

Mặc cho lũ trẻ luôn miệng gọi TỊNH là Cha, Tịnh chỉ cần biết "mũ của ai - người đó đội". Cha có mũ thì Cha đội, con không có mũ thì đầu trần.

CHA hay KHÔNG PHẢI LÀ CHA đối với TỊNH nào có quan trọng. Quan trọng là sức khỏe của Tịnh còn đứa nào đau, đứa nào ốm thì đã có cha mẹ ruột thịt của chúng nó lo. Lỡ có đứa nào ô hô ai tai thì Tịnh sẽ xức dầu cho. Đơn giản, chỉ vậy thôi!

@Hạt Dưa


Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

NGUYỄN THANH TỊNH đã phản bội những ai?

Tình trạng chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép trong khu vực Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là một vấn đề nhức nhối, đã và đang được các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Bình tìm cách đấu tranh, ngăn chặn. Bên cạnh việc tăng cường tuần tra, kiểm soát nhằm phát hiện, bắt giữ và xử lý nghiêm minh những trường hợp cố tình vi phạm thì việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân sinh sống tại khu vực vùng đệm của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng là việc làm cần thiết, đòi hỏi có sự tham gia không chỉ của chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể địa phương mà cả các nhà trường, nhà thờ... trên địa bàn.

Trong số 12 xã thuộc vùng đệm, có 04 xã có đông đồng bào Công giáo sinh sống (bao gồm: Xuân Trạch, Phúc Trạch, Sơn Trạch, Hưng Trạch), tham gia sinh hoạt tôn giáo tại 06 giáo xứ (bao gồm: Đồng Troóc, Khe Gát, Khe Ngang, Chày, Hà Lời, Gia Hưng). Tuy nhiên, có vẻ như việc rao giảng giáo dục giáo dân không tham gia chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa thực sự được chính các linh mục quản các xứ này coi trọng. Tỷ lệ "lâm tặc" là giáo dân vẫn khá cao. Cá biệt, linh mục Nguyễn Văn Hữu - hiện là quản xứ Văn Phú (Quảng Văn, Ba Đồn, Quảng Bình), trong thời gian quản xứ Chày (Phúc Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) còn chỉ đạo giáo dân giáo họ Bàu Sen vào rừng khai thác gỗ để làm nhà thờ giáo họ. Khi bị Kiểm lâm phát hiện, thu giữ thì huy động số đông giáo dân bao vây, tấn công Kiểm lâm để cướp gỗ.


Sự việc trên tuy đã xảy ra cách đây 8 năm nhưng với những giáo dân đã tham gia khai thác gỗ, cướp gỗ ngày đó, nhất là với những người phải chịu cảnh tù tội (trong đó có ông Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo họ Bàu Sen hiện tại) thì họ vẫn chưa thể nào quên. Do vậy, mới đây, khi Nguyễn Thanh Tịnh - linh mục quản xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), con đỡ đầu của chính linh mục Nguyễn Văn Hữu cho rằng việc người dân chặt phá rừng là lỗi của chế độ vô thần, nhiều giáo dân không khỏi bất ngờ, oán giận!


Nói xấu chế độ bằng cách này, cách khác là việc cá nhân của Nguyễn Thanh Tịnh, giáo dân không quan tâm. Nhưng việc Tịnh mượn chuyện của giáo dân mình, của Cha đỡ đầu mình để nói xấu chế độ thì rõ ràng NGUYỄN THANH TỊNH LÀ KẺ PHẢN BỘI, không thể chấp nhận được!

Thực ra, một kẻ đã dám công khai nói xấu chế độ, nói xấu đất nước, quê hương mình như Nguyễn Thanh Tịnh thì việc phản bội giáo dân, phản bội người thân, phản bội Chúa chỉ là chuyện một sớm, một chiều. Vậy mà vẫn có một số người tối tăm mặt mũi, cắm đầu cắm cổ tin Tịnh thì chắc là bị quỷ ám rồi.

Hạt Dưa

Thứ Hai, 12 tháng 6, 2017

Trần Ngọc Hưởng là "quạ đen" hay... "rùa đen"?!

Trần Ngọc Hưởng là linh mục quản xứ Kinh Nhuận (xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình). Hưởng sinh năm 1975, được thụ phong linh mục năm 2008, cùng khóa với Đặng Hữu Nam (quản xứ Phú Yên, Nghệ An) và Trần Văn Thành (quản xứ Tam Tòa, Quảng Bình).

Dù học cùng chung một khóa nhưng so với 02 người anh em của mình, Trần Ngọc Hưởng ít tiếng tăm hơn. Trong khi "quạ đen" Đặng Hữu Nam đang bị quần chúng nhân dân huyện Quỳnh Lưu đòi tẩy chay bởi cái tội công khai rao giảng chửi bới chế độ đã và đang nuôi sống y. Còn "quạ đen" Trần Văn Thành thì ra sức hô hào, kêu gọi giáo sỹ, giáo dân khắp nơi lên tiếng trước hiện trạng của đất nước (còn của giáo hội thì thôi).

Nhưng tất cả những gì mà Hưởng dám làm chỉ là share, share và share... Những bài viết được Hưởng chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của mình, nhiều bài có nội dung phản đối chế độ, phản đối chính quyền, ủng hộ Nam, Thục... Điều này khiến một số con chiên của Hưởng tại giáo xứ Kinh Nhuận hiểu lầm, tưởng rằng Cha xứ của mình ủng hộ việc phản đối chính quyền, ủng hộ cha Nam, cha Thục thế là sốt sắng đòi tuần hành, biểu tình vì công lý và hòa bình, vì môi trường, vì cha Thục, cha Nam...
Thật tội nghiệp cho đoàn chiên ngây thơ bị kẻ chủ chăn của mình phản bội! Hưởng share nhưng Hưởng nào có bình luận thể hiện quan điểm của mình. Việc Hưởng là ủng hộ hay phản đối các bài viết này chỉ có mình Hưởng biết. Có thể Hưởng ủng hộ nhưng không dám thể hiện chính kiến của mình vì sợ bị liên lụy, sợ mất sự "yên ổn", sợ bị khống chế, cách ly...


Giả thiết trên đúng hay sai cũng vẫn chỉ có Trần Ngọc Hưởng biết. Tuy nhiên, có một điều mà chắc chắn không cần Hưởng phải nói ra thì ai ai cũng nhận thấy đó là: TRẦN NGỌC HƯỞNG là ... "RÙA đen" chứ không phải "quạ đen"!

Hạt Dưa

Thứ Sáu, 9 tháng 6, 2017

MỸ rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris... vì FORMOSA?

Ngày 02/6/2017, BBC đưa tin Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Thỏa thuận Khí hậu Paris. Quyết định này theo BBC là việc làm thực hiện cam kết tranh cử mà ông Trump đã đưa ra khi vận động tranh cử Tổng thống hồi năm ngoái nhằm hỗ trợ cho các ngành công nghiệp dầu lửa và than của Mỹ.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng việc ông Trump quyết định như vậy là vì ... FORMOSA!

Chẳng phải ngẫu nhiên mà ngay sau khi Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc kết thúc chuyến thăm chính thức nước Mỹ theo lời mời của ông Trump thì ông Trump lại tuyên bố như vậy. Trong lúc, giới "dân chủ", "nhân quyền" ở Mỹ (thuộc tổ chức Việt Tân, Đài SBTN...) và số chức sắc Công giáo tại Giáo phận Vinh (do Giám mục Nguyễn Thái Hợp đứng đầu) đang ra sức vận động quốc tế lên tiếng can thiệp vào việc giải quyết sự cố môi trường biển miền Trung Việt Nam do Formosa gây ra thì buổi hội đàm giữa ông Phúc và ông Trump không thể không đề cập đến vấn đề này. Và có lẽ thấy trước những tác động, ảnh hưởng không thể tránh khỏi của việc phát triển kinh tế Mỹ, trọng tâm là phát triển công nghiệp, trong thời gian tới đối với môi trường, khí hậu của Mỹ và thế giới nên ông Trump mới đưa ra quyết định trên.
Giám mục Nguyễn Thái Hợp cùng một số LM Giáo phận Vinh, thành viên Việt Tân
trong chuyến đi vận động quốc tế tại châu Âu đầu tháng 5/2017

Có lẽ đã đến lúc giới "dân chủ", "nhân quyền" ở Mỹ và số chức sắc Công giáo tại Giáo phận Vinh (do Giám mục Nguyễn Thái Hợp đứng đầu) phải đẩy mạnh hơn nữa các cuộc tuần hành, biểu tình phản đối Formosa nhưng không phải ở Việt Nam mà ngay tại Mỹ, trước Tòa Bạch Ốc chăng?!

Nhân Trần

Thứ Tư, 7 tháng 6, 2017

LM Thân Văn Chính và ả cave Emily đang "tự tay bóp dái"?!

Giáo xứ Liên Hòa (thôn Công Hòa, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) tọa lạc ở vùng cồn bãi. Đêm hôm người dân trong thôn hầu như "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Bảng tên chỉ đường vào nhà thờ giáo xứ bị phá hoại vào ban đêm. Kẻ phá hoại tới 99% là người trong thôn mà đây lại là thôn toàn tòng.

Việc LM Thân Văn Chính lu loa trên Facebook về việc biển tên giáo xứ bị phá hoại không khiến dư luận đặt câu hỏi: LM Chính cố tình "tự tay bóp dái", vạch cái xấu của con cái mình cho thiên hạ biết hay tại "trên bảo, dưới không nghe" nên phải nhờ cộng đồng mạng lên tiếng dạy bảo con mình?

Lý do "tự tay bóp dái" có vẻ là đáp án. Bởi ngay sau khi thấy Cha Chính "tự bóp" sướng quá, ả ta cũng vội vàng "bóp" theo. ☺
Nhân Trần

Thứ Ba, 6 tháng 6, 2017

Đôi điều suy nghĩ về kỳ tuyển sinh năm 2017 của Đại Chủng viện Vinh - Thanh

Trong 02 ngày 06, 07/6/2017, Đại Chủng viện Vinh - Thanh sẽ tổ chức kỳ thi tuyển sinh vào Đại Chủng viện, khóa XVI. Việc tổ chức tuyển sinh nhằm tuyển chọn ra những ứng sinh đủ điều kiện cả về "ĐỨC" lẫn "TÀI" để có thể đào luyện trở thành người dẫn dắt đoàn chiên của 02 Giáo phận trong tương lai.

"Đức" và "Tài" là 02 yêu cầu cùng tồn tại song song nhưng không tách rời mà mỗi con người luôn hướng tới. Không có yêu cầu nào cao hơn yêu cầu nào. Và thực chất giữa "Đức" và "Tài" luôn có sự đan xen, kết hợp.

Thông báo tuyển sinh ngày 19/03/2017 của Đại Chủng viện cũng đã nêu rõ điều kiện đầu tiên mà các ứng sinh phải có "là những thanh niên Công giáo đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng;". Việc đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng không phải điều gì cao siêu nhưng cũng có thể xem là cái "TÀI" cơ bản của một ứng sinh.

Trong cái "TÀI" cơ bản này lại bao hàm cái "ĐỨC" cơ bản, bởi nội dung giáo dục của bất cứ trường Tiểu học, Trung học, Đại học hoặc Cao đẳng nào trên đất nước Việt Nam cũng có môn học Đạo đức hay Giáo dục công dân. Việc đã tốt nghiệp Đại học hoặc Cao đẳng chứng tỏ rằng các ứng sinh đăng ký dự thi vào Đại Chủng viện Vinh - Thanh phải là những người có đạo đức tốt hoặc ít nhất là am hiểu những đạo lý cơ bản của người Việt, trong đó có việc biết "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Để đáp ứng quy định trên của Đại Chủng viện không đơn giản chỉ cần xuất trình văn bằng, chứng chỉ là được mà thực tế ứng sinh còn phải thể hiện những gì mình đã được học thông qua việc làm các bài thi nghị luận, trắc nghiệm trong ngày 06/6/2017 và trả lời các câu hỏi phỏng vấn ngày 07/6/2017.

Dù kỳ thi chưa kết thúc nhưng nếu xét theo tiêu chí cứng mà Đại Chủng viện Vinh - Thanh đưa ra thì có vẻ như một số thí sinh đã bị loại ngay từ vòng "gửi xe". Lý do đơn giản cũng chỉ vì có "Tài" mà không có "Đức", "ăn cháo" nhưng lại "đái bát". Không rõ đây là bản tính thực sự của thí sinh này hay là việc đua đòi, học theo những thói hư, tật xấu của số linh mục đang "nổi đình, nổi đám" ở Giáo phận Vinh thời gian qua như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục.


Việc những thí sinh này có đậu hay không đậu có thể là dấu chỉ cho đường hướng đào tạo của Đại Chủng viện Vinh - Thanh cũng như hoạt động của Giáo phận Vinh trong những năm tới. Hy vọng các Cha thuộc Ban Giáo dục Kitô giáo Giáo phận Vinh do Cha JB. Nguyễn Khắc Bá (một người con ưu tú của Hướng Phương) làm Trưởng Ban sẽ có sự nhìn nhận, đánh giá sáng suốt để công cuộc truyền giáo của 02 Giáo phận Vinh - Thanh trong tương lai thực sự là việc loan báo Tin Mừng!

Hạt Dưa

Thứ Bảy, 3 tháng 6, 2017

HẬU 1/6 BÀN CHUYỆN QUYỀN TRẺ EM

Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 năm nay đã qua nhưng câu chuyện về việc chăm sóc, giáo dục, bảo vệ trẻ em thì vẫn là chủ đề hot tại Trà Đá.

Sáng sớm vào quán, vừa nhấp xong ngụm trà, một cụ gợi chuyện về việc các cháu nhỏ thuộc giáo phận Vinh đi biểu tình phản đối Công ty Formosa, cho rằng đó là việc các cháu nên làm để thực hành "Quyền tự tìm hiểu thông tin, quyền phát biểu, quyền được lắng nghe và tụ họp" của mình tại Quốc gia đầu tiên ở Châu Á và thứ 2 trên thế giới đã phê chuẩn Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em 1989.

Nghe thủng câu chuyện, một cụ khác từ tốn tranh luận: Xin lỗi cụ, cụ đọc Công ước mà không đọc hết. Cụ không thấy ông Wikipedia, ông ấy nhấn mạnh điểm chính của Công ước là "những quan điểm của trẻ em phải được coi trọng một cách thích đáng, tương ứng với độ tuổi và mức độ trưởng thành của trẻ em" và một cái quyền nằm ngay sau cái quyền mà cụ mới nói là "Quyền riêng tư và sự giáo dục không bạo lực trong ý nghĩa của bình đẳng và hòa bình" hay sao? Chuyện Formosa xả thải gây nguy hại là chuyện mà người lớn ai cũng biết, cũng hiểu nhưng bọn nhỏ chúng nó chỉ mơ hồ nghe người lớn nói lại chứ chúng nó đã biết gang thép là gì? phenol, xianua, oxit sắt... là gì? mà phản đối Formosa với không phản đối. Việc các cháu nó đi biểu tình chẳng phải chuyện đáng khen mà trái lại là chuyện cần lên án!

Cụ thứ nhất sừng sộ: Ông về thử hỏi cháu nhà ông xem nó có biết không? Thằng cu Tí nhà tôi, mới hơn 5 tuổi nhá. Nó đòi tôi đưa đi biển. Tôi bảo biển chưa sạch, chưa đi được. Nó liền hỏi tại Formosa xả thải phải không ông? Đấy, ông còn bảo là trẻ con không biết gì nữa không?

Cụ thứ hai vẫn từ tốn: Nó biết là Formosa xả thải nhưng nó có biết là Formosa đã cam kết và thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý sự cố như thế nào chưa? Nó có biết là chính quyền, các ban, ngành đã điều tra, xử lý sự cố ra sao hay không? Việc những người lớn đi biểu tình phản đối Formosa, ông có biết là đòi cái gì và phản đối cái gì không? Đòi đuổi Formosa, phản đối chính quyền, phản đối chế độ đấy ông ạ. Ông có cho cháu ông đi thì cứ tự nhiên nhưng đến lúc người ta bảo ông không biết giáo dục con cháu thì lúc ấy đừng bảo tôi biết mà không nói nhé.

Lúc này, nhà em mới đế vài câu: Nhà cháu cũng mới tra trên mạng rồi ông ạ. Thằng Wikipedia nó bảo: Tất cả các nước trên thế giới là thành viên của Liên Hiệp Quốc đều đã phê chuẩn cái Công ước Quốc tế về Quyền Trẻ em rồi. Chỉ có duy nhất 01 nước chưa phê chuẩn là thằng Mỹ. Ông bảo có lạ không, thằng Mỹ là cái thằng đi đầu về Nhân Quyền mà không phê chuẩn công ước về quyền trẻ em, khác nào nó bảo trẻ em không phải là người? Nghe đâu, lý do là tại phe bảo thủ chính trị và TÔN GIÁO ngăn cản đó. Rứa nên chuyện mấy ông Cha đạo ở Vinh ta cho bọn con nít đi biểu tình thì cũng là bình thường thôi ông ơi!

Hạt Dưa


NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...