Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

Đôi điều rút ra qua bài "THIỆP HỒNG AI QUÊN"

Sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình ra quyết định bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1990, giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ (thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn)) do có hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Nguyễn Văn Thanh, đối tượng bị bắt giữ khẩn cấp do có hành vi hiếp dâm

Đã có khá nhiều linh mục, thành viên các tổ chức, hội nhóm đấu tranh dưới danh nghĩa "dân chủ", "nhân quyền" lên tiếng xuyên tạc về sự thật, bản chất vụ việc. Và Nguyễn Lân Thắng, một "dâm chủ" đã từng đến Quảng Bình "hành lạc" vài lần cùng Nguyễn Văn Thanh không thể đứng ngoài cuộc.


Dù Thắng đã "dày công, nát óc" để viết một "bài văn" khá dài kể về món nợ ân tình giữa hắn và Nguyễn Văn Thanh cùng những suy nghĩ (hay đúng ra là suy đoán) của hắn liên quan việc Thanh bị bắt. Nhưng sau khi đọc bài "Thiệp hồng ai quên" của Nguyễn Lân Thắng, người ta lại thấy rõ hơn cái bản mặt "dâm chủ", vô đạo đức của hắn và kẻ cùng hội, cùng thuyền.

Nguyễn Lân Thắng là kẻ "bạc tình, bạc nghĩa".

Nguyễn Văn Thanh, người được cho là đã giải cứu Thắng khỏi sự vây bắt của đám an ninh cũng có thể xem như là "ân nhân" của Thắng. Với những gì mà Thắng lu loa về chiêu trò của đám an ninh lâu nay thì nếu Thanh không cứu Thắng, ai mà biết được bây giờ Thắng có còn là cái thằng người không?! Vậy mà khi Thanh mời cưới, Thắng lại nghĩ hắn và Thanh nào có nợ nần nhau cái gì nên không đi trong khi hắn chẳng bận việc gì to tát mà chỉ là những việc linh tinh. Như vậy Thắng không phải là kẻ "vong ơn bội nghĩa" thì là gì?!

Nguyễn Lân Thắng chỉ là kẻ xuyên tạc, không đáng tin

Công trình đập Rào Nan là công trình thủy lợi mà Thắng cứ luôn miệng cho là công trình thủy điện. Nếu Thắng biết mà vẫn cố tình nói sai thì rõ ràng Thắng là kẻ xuyên tạc. Còn nếu Thắng không biết mà nghe kê khác nói lại và nói theo thì rõ ràng Thắng chỉ là kẻ a dua, những gì Thắng nói, Thắng viết hoàn toàn không đáng tin ngay chút nào.

Nguyễn Văn Thanh là kẻ vô đạo

Mới cưới vợ chưa đầy nửa năm nhưng Thanh đã lấy lý do đi nhận hợp đồng để ăn chơi, đàn đúm với gái. Chưa bàn đến việc có hiếp dâm hay không thì Thanh rõ ràng là kẻ vô đạo đức khi lừa dối người vợ đã thề non hẹn biển với mình, điều không nên có ở người Công giáo. Vậy mà không hiểu sao các linh mục vẫn ra sức bảo vệ Nguyễn Văn Thanh nhỉ?

@Lê Dân

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

GÓC NHÌN: Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn xin hoàn tục đến chuyện sửa đổi quy định của pháp luật về đất đai tôn giáo

Sau bê bối từ vụ việc bị tố “gạ tình” nữ phóng viên gây chấn động dư luận trong cả nước, Đại đức Thích Thanh Toàn (tên thế danh là Lê Hữu Long, sinh năm 1976 tại Quảng Trị), trụ trì chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã làm tờ trình gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, xin được xả giới, hoàn tục.



Việc sư Toàn phải xả giới, hoàn tục là chuyện không có gì phải bàn cãi khi những sai phạm của vị đại đức này là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín, thanh danh của Giáo hội Phật giáo và Tăng đoàn. Tuy nhiên, những ngày qua, dư luận, truyền thông trong và ngoài nước đang tranh luận hết sức sôi nổi về nguyện vọng của sư Toàn khi làm đơn xin xả giới, hoàn tục đó là xin giữ lại toàn bộ tài sản (gồm: trang trại, đất đai, vật dụng) mang tên chủ sở hữu là thế danh của sư Toàn.

Khu trang trại mà Đại đức Thích Thanh Toàn đã chuyển nhượng từ 32 hộ dân
Dự kiến trong thời gian tới Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tổ chức làm việc với sư Toàn và chính quyền địa phương để xác minh nguồn gốc các tài sản mang tên chủ sở hữu là Lê Hữu Long trước khi có quyết định giải quyết chính thức.

Tuy nhiên, đã có khá nhiều chuyên gia, luật sư lên tiếng cho rằng: mặc dù pháp luật không hạn chế quyền về tài sản đối với những người tu hành nên họ vẫn có đầy đủ quyền tài sản như những công dân Việt Nam khác. Nhưng thực tế những người tu hành thường không làm gì để tạo ra của cải cho xã hội, hay nói cách khác là làm ra tiền, mà chủ yếu sinh sống, hoạt động tôn giáo dựa trên tiền đóng góp, ủng hộ của quần chúng tín đồ. Vậy nên, những tài sản mà cá nhân sư Toàn hay một nhà tu hành nào đó đứng tên sở hữu hoàn toàn có thể được mua bằng tiền của tín đồ đóng góp, ủng hộ cho giáo hội mà họ là người đại diện nhưng không được họ quản lý, sử dung đúng mục đích, nhất là trong bối cảnh các tổ chức tôn giáo không hề có cơ quan thanh tra, kiểm tra nội bộ và cũng chưa có cơ quan thanh tra, kiểm toán nào được các tổ chức tôn giáo mời vào kiểm tra độc lập.

Ở một khía cạnh khác, theo quy định của pháp luật về đất đai tôn giáo hiện hành, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo nhưng lại nghiêm cấm các cơ sở tôn giáo chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do vậy, để phát triển quỹ đất cho giáo hội, thực tế có rất nhiều tổ chức tôn giáo, nhất là trong Công giáo, đã "lách luật" bằng cách cho các nhà tu hành dùng tư cách cá nhân của mình thực hiện các giao dịch chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Do vậy, để góp phần giúp giáo hội các tôn giáo ngăn ngừa việc các nhà tu hành xin giữ lại tài sản khi hoàn tục dù những tài sản đó được mua hoàn toàn bằng tiền của giáo hội, nên chăng Nhà nước cần sớm nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật về đất đai tôn giáo theo hướng trao cho các cơ sở tôn giáo quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tất nhiên đi kèm với đó là việc thu tiền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo)!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...