Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Giám mục Nguyễn Thái Hợp lại "giả nhân giả nghĩa"

Ngày 08/7/2020 vừa qua, trong Lễ Quan thầy Liên đoàn Thiếu nhi thánh thể giáo phận Hà Tĩnh được tổ chức tại giáo xứ Nhân Thọ (phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã có bài giảng thể hiện sự băn khoăn, lo lắng khi những người trẻ Công giáo tại Hà Tĩnh, Quảng Bình đang chạy theo xu hướng thực dụng, muốn kiếm tiền nhanh bằng mọi giá, từ đó không chịu học hành để tích lũy kiến thức cần thiết từ đó nắm bắt những cơ hội việc làm có thu nhập cao ngay trên chính quê hương, đất nước mình mà tìm mọi cách để đi xuất khẩu lao động nước ngoài, dùng cơ bắp chứ không phải trí tuệ để kiếm tiền, dẫn đến những hậu quả đau lòng như việc 39 người Việt chết trong xe container tại Anh.


Không biết Giám mục Hợp có thật sự buồn hay không?! 

Mà từ khi lên nắm quyền tại giáo phận Vinh và sau này là giáo phận Hà Tĩnh, Giám mục Hợp không ngừng chỉ đạo các linh mục dưới quyền tuyên truyền, bắt ép các em thiếu niên nhi đồng học giáo lý, giáo luật, nhồi nhét tư tưởng vâng phục vào đầu giáo dân từ khi còn nhỏ, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Có lẽ giáo dân vùng Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Bình không xa lạ gì với nhịp điệu sinh hoạt: Buổi sáng 5h00 - 6h đi lễ, buổi chiều 15h - 16h đi đọc kinh, buổi tối 19h30 - 20h30 đi lễ hoặc đi sinh hoạt hội đoàn tại nhà thờ. Một lịch trình dày đặc, vậy thì những giáo dân muốn có kiến thức sẽ học vào giờ nào, chưa nói đến các em thiếu niên nhi đồng đang trong độ tuổi học phổ thông. Khung giờ từ 5h đến 6h và từ 19h đến 21h là khoảng thời gian giúp các em ôn tập, học lại bài cũ thì lại là khung giờ mà các linh mục mở loa phóng thanh để giảng đạo. Như vậy, đừng nói học, chỉ nghỉ ngơi thôi cũng đã không được rồi.


Hơn nữa, trong suốt thời gian cai quản giáo phận Vinh và sau này là giáo phận Hà Tĩnh, Giám mục Hợp không ngừng “bóc lột”, bắt giáo dân đóng góp các khoản để xây dựng giáo hội nhưng thật ra là để phục vụ hàng ngũ chức sắc trong giáo phận. Hình ảnh các linh mục đi xe hơi đắt tiền, ở nhà phòng nguy nga tráng lệ không còn lạ chuyện hiếm gặp. Gánh nặng từ những khoản đóng góp này chính là một phần lý do khiến người trẻ phải ra đi.

Vậy mà nào có thoát kiếp “nô lệ”!

Giám mục Hợp và số linh mục tại giáo phận Vinh, giáo phận Hà Tĩnh vẫn ngày đêm kêu gọi họ phải đóng góp những đồng tiền xương máu kiếm được để phục vụ việc xây dựng giáo hội. Từ xây dựng nhà thờ, nhà phòng đến mua sắm trang thiết bị rồi tổ chức lễ lượt… không thể kể hết các lý do mà Giám mục Hợp và các linh mục đưa ra. Điển hình như hồi tháng 8/2019, Giám mục Hợp đã ủy quyền cho hai đàn em thân cận là linh mục Mai Xuân Ái và linh mục Nguyễn Ngọc Đông đi xin tiền những giáo dân đang đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, những người mà theo Giám mục Hợp là “đang đi bằng đầu gối để kiếm ăn” để “xây dựng giáo phận”.


Đúng là nói một đằng làm một nẻo, những vị chủ chăn ăn sung mặc sướng ngửa tay xin tiền những con chiên nghèo khổ đang lăn lộn ở xứ người mưu sinh. Đáng buồn hơn, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, Giám mục Hợp và số linh mục đàn em kêu gào lên rằng chính quyền bỏ mặc người dân, những người lao động đang mắc kẹt ở nước ngoài do dịch bệnh còn ở nhà an toàn thì vẫn cứ tổ chức lễ để xin tiền đèn dầu của giáo dân.

Vâng, tiền thì Giám mục cất, còn trách nhiệm thì là của chính quyền. Cái nghề Giám mục thật là sung sướng!!!

@Trần Phong

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Cần trả lại công bằng cho cha G.B. Phạm Quang Long?!

Ngày 15/7/2020, Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh có Thông báo số 06/2020/TB-VPTGM về việc thuyên chuyển, bổ nhiệm linh mục và phó tế trong giáo phận.

Theo đó, cha Gioan Baotixita Phạm Quang Long, nguyên quản xứ Minh Tú (xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) được bổ nhiệm làm Phó xứ Đồng Troóc, đặc trách Giáo họ độc lập Na (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).


Ngay sau khi thông báo này được loan báo rộng rãi, dư luận nhiều linh mục, giáo dân tại Quảng Bình cho rằng quyết định trên của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn của Giáo phận Hà Tĩnh là chưa thực sự thỏa đáng đối với cả cha Long và giáo dân giáo xứ Minh Tú.

Bởi:

Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là về vị Thánh Quan thầy của cha Long, người luôn bảo vệ, hướng dẫn và cầu bầu cho Cha - Thánh Gioan Baotixita. Nhưng trong nội dung thông báo của Văn phòng Tòa Giám mục, tên thánh của cha Long lại là Phanxicô Xaviê. Điều này có thể là lỗi của "thằng đánh máy" (cha Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chưởng ấn kiêm Chánh Văn phòng Tòa Giám mục) nhưng cũng có thể là biểu hiện cho thấy sự thiếu quan tâm, trân trọng của Bề trên Giáo phận đối với cá nhân cha Long.


Thứ hai, cha Long mới về mục vụ tại giáo xứ Minh Tú gần 03 năm 06 tháng (từ tháng 02/2017 đến nay) nhưng đã bị đổi đi nơi khác. Thời gian mục vụ quá ngắn trong khi có những cha xứ khác tại Giáo phận Hà Tĩnh, cách riêng là tại Quảng Bình đã về mục vụ tại một giáo xứ hơn 05 năm (cá biệt như cha Nguyễn Minh Sáng về quản xứ Phù Kinh đã 10 năm, cha Mai Xuân Ái về quản xứ Xuân Hòa đã 08 năm...) nhưng chưa phải đổi đi nơi khác.

Thứ ba, cha Long "được" thuyên chuyển đi nơi khác nhưng trong thông báo của Văn phòng Tòa Giám mục tuyệt nhiên không đề cập gì đến việc giáo xứ Minh Tú sẽ do ai coi sóc. Lẽ nào Đức cha Phaolô "nhất bên trọng, nhất bên khinh", chỉ vì cần có người chăm lo cho giáo dân giáo họ Na mà đem đoàn chiên giáo xứ Minh Tú đi bỏ chợ?!

Thứ tư, khi cha Long được Đức cha Phaolô bổ nhiệm về mục vụ tại Minh Tú, nơi đây vẫn chỉ là một giáo họ nhỏ của giáo xứ Kinh Nhuận, chưa đủ các điều kiện cần thiết để thành lập giáo xứ mà phải thành lập "chuẩn giáo xứ". Thế nên thời gian qua cha Long đã phải hết sức vất vả nhằm xây dựng Minh Tú ngày càng phát triển cả về đời sống đức tin lẫn cơ sở vật chất để chính thức "bằng anh, bằng em", trở thành một giáo xứ đúng nghĩa.

Đối với giáo họ Na, mong muốn của Tòa Giám mục khi cho giáo họ này trở thành giáo họ độc lập so với "giáo xứ mẹ" và bố trí linh mục đặc trách không nằm ngoài việc xây dựng giáo họ Na dần trở thành một giáo xứ mới.

Sứ vụ đặt lên vai linh mục đặc trách giáo họ Na là hết sức nặng nề. Sứ vụ đó đáng lẽ Đức cha Phaolô nên giao cho cha Phêrô Dương Sỹ Nho, quản xứ Hà Lời - "giáo xứ mẹ" của giáo họ Na, người đã có sự am hiểu nhất định đối với giáo họ Na, nhất là những mong ước của đoàn chiên nơi đây. Việc bổ nhiệm một linh mục mới về mục vụ tại "giáo xứ mẹ" còn linh mục nguyên quản "giáo xứ mẹ" được thuyên chuyển đến giáo xứ, chuẩn giáo xứ "con" là việc mà Đức cha Phaolô đã từng làm trong trường hợp của các cha Bônaventura Trương Văn Vút, Giuse Chu Quang Hải tại giáo xứ Đá Nện và chuẩn giáo xứ Lâm Sơn thuộc giáo hạt Minh Cầm trước đây.

Lý do cha Long bị thuyên chuyển, bổ nhiệm một cách bất ngờ chỉ có Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp là người biết rõ nhất. Và những hy vọng về lẽ công bằng cho cha Long sẽ mãi là thao thức bởi mọi sự lúc này đã là "sự đã rồi"!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...