Thứ Năm, 31 tháng 1, 2019

Tân Giám mục Giáo phận Vinh: Một việc làm nhỏ mang lại hy vọng lớn về sự đổi thay tốt đẹp!

Chiều ngày 26/01/2019, tân Giám mục Giáo phận Vinh Anphôngsô Nguyễn Hữu Long đã dẫn đầu Đoàn chức sắc Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đến thăm, chúc Tết Tỉnh ủy, UBND tỉnh Nghệ An.

Đức cha Anphôngsô bắt tay ông Nguyễn Đắc Vinh, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Nghệ An
Tại các nơi đến thăm, Đức cha Nguyễn Hữu Long bày tỏ niềm vui khi được đón tiếp trong bầu không khí trọng thị, cởi mở. Chúc mừng Tỉnh ủy, UBND tỉnh nhân dịp chào đón năm mới Kỷ Hợi 2019, Đức cha Anphôngsô cho biết, dù mới được bổ nhiệm làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Vinh nhưng qua theo dõi ông nhận thấy năm vừa qua, Nghệ An gặt hái nhiều thành công trên tất cả các lĩnh vực. Bước sang năm mới mong tỉnh tiếp tục có nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế – xã hội, nâng cao đời sống của bà con nhân dân tỉnh nhà.



Đức cha Nguyễn Hữu Long và thành viên trong đoàn trao lẵng hoa
chúc mừng UBND tỉnh Nghệ An nhân dịp Tết Nguyên đán.
Việc tân Giám mục Giáo phận Vinh trực tiếp dẫn đầu Đoàn chức sắc Tòa Giám mục đến thăm, chúc Tết 02 cơ quan lãnh đạo cao nhất của tỉnh Nghệ An cho thấy sự thân thiện, sẵn sàng cộng tác với chính quyền trong việc chăm lo đảm bảo đời sống tinh thần và vật chất của đồng bào Công giáo Giáo phận Vinh.

Dù chỉ là một việc làm nhỏ nhưng nó đã mang lại hy vọng lớn về sự đổi thay tại Giáo phận Vinh trong việc cải thiện mối quan hệ vốn "cơm không lành, canh không ngọt" giữa giáo hội và chính quyền suốt những năm dài giáo phận này được cai trị bởi Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp. Khi đó, việc người đứng đầu Tòa Giám mục Giáo phận Vinh trực tiếp dẫn đầu Đoàn chức sắc Tòa Giám mục đến thăm, chúc Tết các cơ quan Đảng, chính quyền không khác gì chuyện "nằm mơ giữa ban ngày".




Ngay như dịp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 này, dù đều mới nhận tòa như nhau nhưng trong lúc Đức cha Anphôngsô đã không ngại sắp xếp thời gian, công việc để đến thăm, chúc Tết (và cũng là chào ra mắt) chính quyền địa phương thì Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp lại chưa có bất cứ động thái gì cho thấy sẽ trực tiếp hay chí ít là cử đại diện đến thăm, chúc Tết đối với chính quyền 02 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.


Năm cũ Mậu Tuất sắp qua đi, năm mới Kỷ Hợi đã đến gần. Xin tặng Giám mục Nguyễn Thái Hợp bài hát thay cho lời muốn nói!

@Lê Dân

Thứ Ba, 29 tháng 1, 2019

Hả hê trước tình hình Venezuela - Bọn phản động đội lốt Công giáo đã lộ nguyên hình!

Tình hình chính trị - xã hội Venezuela đang diễn biến căng thẳng sau khi cả những người ủng hộ chính phủ và phe đối lập đồng loạt tổ chức các cuộc tuần hành và biểu tình với sự tham gia của hàng trăm nghìn người trên các đường phố ở thủ đô Caracas.

Những cuộc biểu tình liên tục diễn ra trên các đường phố của Venezuela những ngày qua.
Trong cuộc biểu tình do phe đối lập phát động, Chủ tịch của Quốc hội do phe đối lập kiểm soát Juan Guaido đã chính thức tuyên bố nắm quyền điều hành đất nước với tư cách là “Tổng thống lâm thời” cho tới khi lập được ra một chính phủ chuyển tiếp và tổ chức một cuộc bầu cử tự do.

Ngay lập tức, một loạt các nước ở khu vực như Mỹ, Canada, Colombia, Paraguay, Brazil, Chile, Argentina, Ecuador, Guatemala và Peru, cũng như Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) đã lên tiếng công nhận vai trò “Tổng thống lâm thời” tự phong của ông Guaido, đồng thời bày tỏ sự ủng hộ về kinh tế và chính trị đối với phe đối lập nhằm thúc đẩy cái gọi là “sự trở lại của nền dân chủ” đối với Venezuela.

Trong khi đó, hàng trăm nghìn người ủng hộ chính phủ cánh tả Venezuela cũng đã xuống đường tuần hành, khẳng định quyết tâm bảo vệ tiến trình cách mạng mà quốc gia Nam Mỹ này đã theo đuổi trong suốt 2 thập kỷ qua.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro (giữa) phát biểu trong cuộc mít tinh ủng hộ Chính phủ của ông tại Caracas, Venezuela, ngày 23/1/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Tổng thống Maduro đã cáo buộc Mỹ đang công khai tìm cách kích động một cuộc đảo chính tại quốc gia Nam Mỹ này đồng thời tuyên bố cắt đứt quan hệ ngoại giao với Washington.

Các cuộc biểu tình của phe đối lập cũng đã dẫn tới những vụ đụng độ khi các đối tượng quá khích chặn nhiều đường phố, ném đá vào lực lượng cảnh sát chống bạo động buộc cơ quan chức năng phải sử dụng hơi cay để giải tán đám đông. 

Nhiều đối tượng quá khích cũng đã bị bắt giữ vì tội gây rối trật tự công cộng và tấn công cảnh sát.


Trước những diễn biến căng thẳng leo thang ở Venezuela, một đất nước cách xa nửa vòng trái đất với chế độ chính trị hoàn toàn khác biệt (chế độ chính trị hiện nay của Venuezuela là chế độ cộng hòa, đa đảng với các nhóm lãnh đạo cánh tả theo xu hướng xã hội chủ nghĩa tạm thời lãnh đạo theo nhiệm kỳ). Nhưng lại xuất hiện không ít những giáo sĩ, giáo dân Công giáo ở Việt Nam tỏ ra hả hê, vui mừng, thậm chí khấp khởi hy vọng về một kịch bản tương tự xảy ra ở Việt Nam.


Sự hả hê của những giáo sĩ, giáo dân Công giáo này không chỉ cho thấy sự ấu trĩ về kiến thức chính trị mà còn làm lộ rõ bản chất phản động, chống đối của chúng!

Với những động thái can dự rõ ràng vào cuộc đảo chính của Hội đồng Giám mục Venezuela


rõ ràng nhà cầm quyền Việt Nam không thể mãi "nương tay" với những kẻ đội lốt Công giáo để kích động biểu tình, bạo loạn suốt thời gian qua như chính cảnh báo của Đài RFA mới đây.


@Lê Dân

Thứ Hai, 28 tháng 1, 2019

Mỗi ngày, ở Mỹ đều xảy ra một vụ xả súng hàng loạt: Lỗi tại đâu?

Có một thực tế là, hễ có vụ việc như trò bật thầy, cô tát trẻ, hay giết người,.. là giới dân chủ, nhân quyền tự phong ở Việt Nam lại đổ cho nền giáo dục nước nhà và cuối cùng là cho chế độ. Trong khi đó, chuyện giết người như cơm bữa ở Mỹ thì họ lại lờ đi. Vậy chuyện giết người xảy ra như cơm bữa ở Mỹ là lỗi tại cái gì?

Số người Mỹ chết vì súng đạn nhiều hơn trong các cuộc chiến tranh.

Tổng cộng, đã có hơn 1.800 vụ xả súng hàng loạt ở Mỹ kể từ năm 2013. Cụ thể, năm 2015 có 335 vụ nổ hàng loạt. Năm 2016, có 382 vụ và năm 2017 có 346 vụ. Như vậy, hầu như ngày nào ở Mỹ cũng có một vụ xả súng hàng loạt kể từ năm 2015 đến nay. Với mỗi vụ làm ít nhất 4 người bị thương hoặc tử vong, một số lượng khổng lồ người Mỹ thương vong các vụ xả súng ở Mỹ mỗi năm.

Tính từ đầu năm 2018 đến ngày 13/11, tổng cộng 308 vụ xả súng đã diễn ra trên toàn lãnh thổ Mỹ. Các tay súng không chỉ là những kẻ có tiền án bạo lực, thành phần của các tổ chức khủng bố, cực đoan mà còn bao gồm cả học sinh, sinh viên và cả cựu chiến binh. 

Trong năm 2015, có 64 vụ xả súng tại trường học xảy ra ở Mỹ.

Ngày 19/11, một vụ xả súng tại bệnh viện Mercy ở Chicago, bang Illinois của Mỹ làm 4 người chết, trong đó có 1 bác sĩ. Cùng ngày, nước Mỹ ghi nhận thêm một vụ xả súng khi các báo cáo cho biết, bốn người bị nã đạn ở gần khu vực Coors Field của thành phố Denver, thuộc bang Colorado. Một trong số các nạn nhân đã chết.

Cũng trong ngày 19/11, một phụ nữ bị bắn chết dưới cầu Mo-ri-xơn ở khu phố trung tâm Pót-len của Mỹ. Nạn nhân được tìm thấy nằm ở lối đi phía đông dọc Đại lộ Tây Nam gần phố Ha-vi Miu. Cảnh sát đang điều tra hai khu vực ở dưới cầu, trong đó có một vị trí dường như có quần áo và một lán trại gần đó.

Cũng vào ngày 19/1, cảnh sát thành phố Can-xát của Mỹ bắt giữ một người liên quan vụ nổ súng tại đây. Tên này đã đột nhập vào một ngôi nhà và xảy ra đấu súng. Người đàn ông bị bắt giữ ở địa điểm cách hiện trường xảy ra vụ việc gần 5 km. Cảnh sát cũng bắt giữ một kẻ tình nghi khác khi người này bị thương và được đưa vào một phòng cấp cứu.

Mới nhất, ngày 26/1/2019 một vụ xả súng giết chết chính cha mẹ mình và 3 người khác do nghi phạm Dakota Theriot gây ra tại bang Louisiana, Đông Nam nước Mỹ.

Những vụ thảm sát liên quan tới súng là một trong những lý do khiến người Mỹ kêu gọi một cơ chế quản lý súng đạn chặt chẽ, trong đó có việc xác định nhân thân người mua.

Tuy nhiên, điều này gặp phải sự phản đối mạnh mẽ của Hiệp hội súng trường Mỹ, nơi tập hợp những ông lớn trong ngành công nghiệp súng đạn. Quản lý súng đồng nghĩa với việc sụt giảm doanh thu, điều mà ngành công nghiệp này hoàn toàn không mong muốn.

Trong khi đó, người Mỹ đang quen dần với những bi kịch, vốn xảy ra ngày một thường xuyên hơn. Những vụ xả súng thường xuyên được nhắc đến trên báo chí, truyền hình đã khiến người dân không còn quá bàng hoàng. Và bởi vậy, rất ít người Mỹ cho rằng việc học sinh giết nhau, giết cô thầy hay ngược lại là lỗi tại nền giáo dục hay thể chế chính trị.

Học sinh và giáo viên ở Mỹ có thể trở thành nạn nhân của bạo lực (súng đạn) bất cứ lúc nào.

Câu hỏi về nguyên nhân dẫn đến tình trạng mỗi ngày ở Mỹ có ít nhất 1 vụ xả sung giết người tập thể là do nền giáo dục hay do thể chế chính trị, có lẽ xin dành cho các nhà dân chủ, nhân quyền Việt?!

@Nhân Trần

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

CHU HÙNG: Từ "nghệ sĩ" thành "con đĩ"!

"Nghệ sĩ" là danh từ dùng để chỉ những người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật. Nhưng "nghệ sĩ" cũng được xem là danh hiệu mà người hoạt động trong các lĩnh vực nghệ thuật, từ hội họa, điêu khắc, nhiếp ảnh cho đến âm nhạc, điện ảnh..., đạt được khi thể hiện được tài năng thực sự, mang đến cho khán giả, người hâm mộ những ý tưởng và cảm xúc lành mạnh về chân - thiện - mỹ. Đó cũng là tiêu chí quan trọng hàng đầu để đánh giá hay chính xác hơn là phân biệt giữa những người nghệ sĩ chân chính với những kẻ mượn danh nghệ thuật để mưu lợi.

Chân dung diễn viên Chu Hùng.
Chu Hùng từ khi vào nghề diễn thường được khán giả nhớ đến nhất chỉ qua các vai phản diện như Bắc “đại bàng” (seria phim “Cảnh sát Hình sự) hay Thế “chột” (phim Người Phán xử).

Trên phim là vậy, ở đời thường, đáng tiếc là người ta cũng lại chỉ biết đến Chu Hùng với những điều không mấy tốt đẹp, như từng câu móc ăn trộm điện hay khoan đục đường ống để ăn trộm nước sạch – tức ảnh muốn xài điện nước nhưng lại không muốn trả tiền. Việc này diễn ra nhiều lần trong thời gian dài, cả dãy phố Phùng Khắc Khoan (quận Hai Bà Trưng) đều biết nhưng mọi góp ý đều như “nước đổ lá khoai”. Chuyện trong nhà, nghệ sĩ Kim Thu là vợ của Chu Hùng từng phải đau đớn khóc lóc trên báo chịu tiếng là kẻ vạch áo cho người xem lưng kể về việc sau khi ly thân bà từng bị ông Hùng cắt cả điện, nước, cấm cản nhiều trong sinh hoạt trong thời gian dài dù vẫn cùng ở một nhà.


Năm 2017, Chu Hùng được báo chí nhắc đến không phải với vai diễn Thế “chột” trong phim Người Phán Xử mà là việc ông lên mạng xã hội khóc lóc, kể lể về việc gia đình ông bị cắt điện, nước một cách vô lý. Thực tế không phải vậy. Nguyên nhân là do gia đình Chu Hùng vi phạm pháp luật về xây dựng khi sửa chữa, cơi nới nhà nhưng không xin phép anh em quản lý, dù đã được nhắc nhở thậm chí xử phạt hành chính nhưng vẫn tiếp tục cố tình vi phạm. Nghĩa là bất chấp, coi giời bằng vung. Nực cười nhất là khi lên mạng xã hội khóc lóc, Chu Hùng lại nói rằng việc sửa chữa, cơi nới nhà của ông được hành xóm đồng tình, không ai phản đối. Ơ hay, việc phải tuân thủ pháp luật mà ông lại bảo là được hàng xóm đồng tình thì là nhẽ đéo nào? Hàng xóm nhẽ to hơn pháp luật? Thế mới biết Hùng ngắn học và nhây cỡ nào…


Gần đây nhất, cái tên Chu Hùng lại được xướng lên nhưng không phải với một vai diễn để đời, một tác phẩm điện ảnh đầy tính nghệ thuật mà là với việc khuệnh khoạng đi khắp nơi với bộ trang phục của lính Mỹ, ngụy trên mình. Nhiều người bức xúc chất vấn không biết có phải Chu Hùng và đám bạn vô học của gã đang định đào mộ và dựng dậy cái thây ma Việt Nam Cộng Hòa, những kẻ bám gót ngoại bang giết chóc đồng bào, đã thối rữa từ gần nửa thế kỷ trước hay không?

Chu Hùng mang đồ lĩnh Ngụy cả khi tham dự họp báo ra mắt phim.
 Việc Chu Hùng nghĩ gì khi khoác lên mình lĩnh Mỹ, ngụy có lẽ chỉ Chu Hùng mới biết rõ. Nhưng với những gì mắt thấy, tai nghe thì rõ ràng đã đến lúc không nên gọi Chu Hùng là "nghệ sĩ" mà nên gọi bằng cái danh xưng "con đĩ" cho phù hợp hơn?!

@Lê Dân

Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2019

"Đá banh thì vô Đảng làm què gì?"

Đội tuyển Việt Nam đã chính thức bước qua khe cửa hẹp để giành vé vào vòng đấu loại trực tiếp ASIAN CUP 2019. Thành quả đạt được có dấu ấn của may mắn nhưng không thể phủ nhận những nỗ lực hết mình của Ban Huấn luyện và toàn bộ các cầu thủ trong 3 trận đấu đã qua, nhất là trận thắng 2 - 0 trước đội tuyển Yemen. Ở trận đó, trung vệ Bùi Tiến Dũng, người vừa mới được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam ngay trước ngày Đội tuyển lên đường sang Qatar tập huấn, chuẩn bị cho giải đã cùng với Quế Ngọc Hải, Đoàn Văn Hậu hợp thành bộ ba trung vệ bảo vệ an toàn cho khung thành của thủ môn Đặng Văn Lâm.


Ngày Bùi Tiến Dũng được đứng vào hàng ngũ của Đảng, không ít "rận chủ" sôi máu cho rằng "đá banh thì vô Đảng làm gì?". Nhưng nhìn vào những gì xảy ra trên đất UAE mới thấy rằng bóng đá và vấn đề chính trị có liên quan với nhau, và bởi vậy việc "đá banh vô Đảng" cũng là điều hết sức bình thường!


Bóng đá Yemen trong những năm qua chìm trong khó khăn vì xung đột quân sự kéo dài ở quốc gia này. Phiến quân Houthi thân Iran tuyên bố nắm quyền kiểm soát đất nước, lật đổ chính quyền Tổng thống Abd Rabbuh Mansur Hadi vào năm 2015.

Nhưng làn bom đạn, khó khăn không ngăn bóng đá ngừng tồn tại ở Yemen. Hình ảnh các cầu thủ chơi bóng khi tên lửa bay qua đầu đã trở thành chuyện bình thường tại quốc gia này.

Các cầu thủ đội tuyển Yemen vẫn tập luyện, thậm chí còn giành quyền vào vòng chung kết Asian Cup 2019, dù đa phần trong số họ chỉ là các cầu thủ bán chuyên. Một số cầu thủ may mắn được ra nước ngoài thi đấu ở giải bóng đá Qatar, Ai Cập. Nhưng đa số phải kiếm nghề khác để có tiền theo đuổi đam mê. Người dân Yemen đã quen với hình ảnh các vận động viên thể thao, bao gồm cả các cầu thủ bóng đá, phải làm những nghề khác như lái xe bus, chạy xe ôm, bán hàng rong hoặc đi làm thuê.

Sống trong môi trường tràn ngập tiếng bom đạn cũng là một rủi ro lớn. Hai ngôi sao của Yemen là Ali Gharaba và Abdullah Aref bị các tay súng của phiến quân Houthi sát hại năm 2015. Abdullah Al Bezaz, một tiền đạo Yemen có số má cũng chịu số phận tương tự với 3 viên đạn găm vào ngực. Khói lửa cũng phá hủy những di sản mà bóng đá Yemene gây dựng, đó là các sân bóng.

Sân vận động nổi tiếng nhất Yemen với 3 vạn chỗ ngồi, từng đăng cai Cúp Vùng Vịnh 2010, nay đã bị san phẳng. Những sân bóng may mắn hơn ở gần thủ đô lại thuộc quyền kiểm soát của phiến quân Houthi, nên các cầu thủ Yemen không thể chơi bóng ở đây.

Cái giá của “tự do dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ” và “chiến lược diễn biến hòa bình, cách mạng màu” do Mỹ và Phương Tây dàn dựng


Nhìn đất nước Yemen tham dự một giải châu lục mà không có phóng viên tác nghiệp, không mua bản quyền Asian cup, giải vô địch quốc gia bị tạm hoãn suốt 3 năm qua vì chiến tranh trong nước... Hình ảnh trong trận đấu với Việt Nam, khi một cầu thủ Yemen bị đau thì điều đơn giản là chỉ có một bác sĩ Yemen già chạy ra 1 mình cầm cái hộp nhỏ y tế. Trong khi đó, các đội tuyển khác thì cả một ekip 3, 4 người chăm sóc với các trang bị y tế đầy đủ.

Từ một đất nước phát triển của Vùng Vịnh, một đội bóng ở tầm châu lục, thì nay, đội bóng bây giờ là đội bóng của đất nước đang nội chiến, không đủ ăn, không có điều kiện luyện tập...

Lịch sử của một đất nước thống nhất đất nước năm 1990 nhờ sự giúp đỡ của Liên xô, bất chấp áp lực từ Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út. Một hiệp ước nhằm thực hiện tiến trình thống nhất đất nước năm 1989 và có hiệu lực năm 1990. Sau khi Liên xô tan rã, Yemen theo đuổi chính sách không liên kết nhằm ưu tiên phát triển quan hệ với các nước Ả Rập; ủng hộ mạnh mẽ cuộc đấu tranh của nhân dân Palestine. Tiếp tục duy trì quan hệ với các nước Đông Âu và các nước thuộc Liên Xô cũ. Tăng cường quan hệ với Mỹ, Nhật và Tây Âu nhằm tranh thủ vốn đầu tư và kỹ thuật.

Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, ở Yemen xảy ra nội chiến có sự tham gia của 11 quốc gia khác (đứng đầu là Ả Rập Xê Út). Cuộc nội chiến này là sự lây lan bùng phát của "Mùa xuân Ả - rập" do Hoa Kỳ đứng sau nhằm ban phát "nền dân chủ" cho các nước Tây Á và Bắc Phi… và nay kết quả của "dân chủ, nhân quyền" kiểu Mỹ là đây. Hơn 10.000 người chết do cuộc nổi chiến, hay nói cách khác đó chính là cái giá của tự do, dân chủ nhân quyền mà số đối tượng bất mãn, chống phá tại Việt Nam đang cố gắng để thực hiện.

@Kim

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Vui cho Vinh còn buồn cho ai?

Ngày 22/12/2018, Văn phòng báo chí Toà thánh đã loan báo việc Giáo hoàng Phanxico quyết định chia tách Gp Vinh, thành lập Gp Hà Tĩnh; đồng thời bổ nhiệm Giám mục 2 Gp. Theo đó, Giám mục Nguyễn Hữu Long, Phụ tá Giáo phận Hưng Hoá (Hà Nội) làm Giám mục Gp Vinh; Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Gp Vinh được bổ nhiệm làm Giám mục tiên khởi Gp Hà Tĩnh. 

Dự kiến ngày 12/2/2019, Giám mục Long sẽ chính thức về Gp Vinh nhận toà. 


Mới đây, Giám mục Long đã có 2 bài trả lời phỏng vấn quan trọng với VietCatholic News và Vatican News. Một số nội dung quan trọng trong các bài phỏng vấn này đó là: 

1. Khi nói về một số tâm tình khi nhận được thông tin bổ nhiệm, Giám mục Long cho biết: "Khi sự bổ nhiệm này được thông báo chính thức, trong tôi lẫn lộn nhiều cảm xúc, từ xúc động, vui đến buồn, từ lo âu đến tín thác và bình an: Tôi xúc động khi biết mình được Toà Thánh tín nhiệm giao cho một giáo phận có bề dày lịch sử và trải qua nhiều đau thương khốn khó mà vẫn kiên trung. Việc bổ nhiệm này làm cho tôi có vui một chút, nhưng liền đó là buồn vì phải chia tay giáo phận Hưng Hóa, nơi mà năm năm rưỡi qua, tôi đã gắn bó sâu đậm với mọi người, đặc biệt là anh chị em H’mông. Đồng thời, tôi cũng cảm thấy lo âu vì trách nhiệm nặng nề trong khi mình tài hèn đức mọn, biết có đảm đương nổi giáo phận này không. Thế rồi tôi cầu nguyện, phó thác mọi sự trong tay Chúa. Chúa muốn thì tôi xin vâng. Và tôi cảm thấy bình an" và "Khi được tin bổ nhiệm vào Vinh, tôi cảm thấy buồn vui, lo âu, phó thác và bình an. Tôi chỉ vui một tí thôi, vì sự bổ nhiệm này nói lên sự tín nhiệm của Đức Thánh Cha và Tòa Thánh dành cho, khi trao vào tay tôi một giáo phận lớn và đông giáo dân, có bề dày lịch sử, nổi tiếng về lòng tin, lòng đạo đức và lòng kiên trung giữa bao gian lao khốn khó. Tôi buồn hơi nhiều vì phải xa giáo phận Hưng Hóa, nơi mà năm năm rưỡi qua, tôi gắn bó hết mình, hết tình. Tôi cứ nghĩ mình sẽ ở với giáo phận này đến chết. Tôi lo âu nhiều hơn cả, vì trước gánh nặng như thế, mình tài hèn sức yếu, liệu có thể đảm đương không. Sau cùng, tôi bèn phó dâng mọi sự trong tay Chúa. Chúa muốn thì tôi xin vâng. Và tôi thấy bình an". 

2. Nói về những hiểu biết về Gp Vinh và cảm nhận về địa phận này, Giám mục Long cho biết: "Tôi bắt đầu học lịch sử giáo phận Vinh từ hai cuốn sách: “Kỷ yếu Giáo phận Vinh – Kỷ niệm 170 năm thành lập 1846-2016” dày 411 trang, và cuốn “Lịch sử Giáo phận Vinh, Tập I – Công Giáo Nghệ-Tĩnh-Bình thời các Thừa Sai nước ngoài” dày 656 trang, do ông Vương Đình Chữ chủ biên. 

Tôi chỉ có thể nói thế này: Đây là một giáo phận có bề dày lịch sử như hai cuốn sách nói trên, mỗi trang được viết bằng máu và nước mắt, nhuộm bằng vị ngọt ngào hay đắng cay, tô vẽ bằng mảng màu sáng và tối, vui và buồn. Những trang giấy này dai bền, không dễ xé rách. 

Sau khi chia tách với giáo phận Hà Tĩnh mới được thành lập thì hiện nay giáo phận Vinh nằm gọn trong tỉnh Nghệ An với diện tích 16.499km2, có 282.254 giáo dân trên tổng số 3.104.270 người, tỷ lệ 9%. Giáo phận gồm 13 giáo hạt, 108 giáo xứ, 377 giáo họ, với 179 linh mục, trong số này có 11 linh mục dòng, 1.414 tu sĩ nam nữ, 142 chủng sinh, 40 tiền chủng sinh (Số liệu cập nhật 2018 do Văn phòng Tòa Giám mục Vinh cung cấp, đúng hơn số liệu đã đăng tải trên các trang web mới đây khi thông tin chia tách giáo phận)". 

Ông cũng thấy được những tính cách khác nhau của người Công giáo Vinh: "Ở đâu cũng thế, chiên mỗi con mỗi mùi, mùi thơm cũng có mà mùi hôi cũng có. Tôi chưa nhập cuộc ở Vinh nên chưa ngửi được mùi của chiên ở đó ra sao. Nhưng nghe rằng chiên Vinh có nhiều mùi thơm: lòng đạo đức nổi trội, cứ xem hình ảnh ghi lại những cuộc lễ ở Vinh thì thấy luôn đông đảo, từ linh mục đến tu sĩ, giáo dân. Ơn gọi tu trì ở Vinh nhiều nhất nước. Đức tin của người Vinh sâu sắc, không dễ làm cho họ bỏ đạo, không dễ lấy được con gái có đạo. Người Vinh đi đâu cũng đoàn kết, giữ đạo tốt. Tinh thần chung cũng cao độ, sẵn sàng gác việc nhà sang một bên để lo việc giáo xứ, giáo họ. Ngược lại, mùi hôi cũng không thiếu. Xin lỗi bà con Vinh nhé, tôi cũng nghe rằng người Vinh cứng đầu, bảo thủ, cực đoan…

Dù mùi gì thì mùi, tôi cũng chuẩn bị để chấp nhận, để yêu, để “mang vào mình mùi chiên” Vinh. Yêu rồi thì hôi cũng thành thơm ! Thánh Augustinô có một câu để đời: “Yêu thì không nề hà gì cả ! Nếu có vất vả khó nhọc, thì người ta sẽ yêu luôn cả cái vất vả nhọc nhằn đó”. Lời này khích lệ tôi cùng với hình ảnh quen thuộc vẽ Chúa Giêsu Mục tử mang chiên trên vai".


3. Về công tác mục vụ tại Vinh thời gian tới. Trong đó sứ mạnh loan báo tin mừng sẽ được tân Giám mục chính toà Gp Vinh thực hiện với đường hướng hết sức cụ thể: " Mỗi nơi có những nét đặc thù, nên sứ mạng Loan báo Tin Mừng cũng khác về cách thực hiện, đối tượng… Tại giáo phận Hưng Hóa, số giáo dân là 250.000 người, tỷ lệ 2-3%, địa dư rộng lớn gồm 9 tỉnh và một thị xã, có nhiều dân tộc thiểu số, trước đây và cho đến nay vẫn chưa được biết đến Tin Mừng, may nhờ một số người Kinh có đạo từ đồng bằng lên lập nghiệp, qui tụ thành các cộng đoàn rải rác trong cả giáo phận. Số người Kinh có đạo thì vì lâu năm không được chăm sóc mục vụ nên một số lơ là nguội lạnh và mất đức tin. Cho nên nét đặc thù của sứ vụ loan báo Tin Mừng ở Hưng Hóa là phải nhắm đến cả ba đối tượng: người chưa biết Chúa, người lơ là, và người đang giữ đạo. 

Ở giáo phận Vinh, số giáo dân đông hơn, qui tụ vỏn vẹn trong tỉnh Nghệ An. Từ lâu, giáo dân đã qui tụ thành giáo xứ, có sinh hoạt nề nếp, có linh mục chăm sóc. Đức tin và lòng đạo của người Công Giáo Vinh mạnh có tiếng. Ít người lơ là nguội lạnh. Như thế thì sứ mạng loan báo Tin Mừng tại đây nhắm vào đối tượng chưa biết Chúa. 

Vẫn luôn có đó những thách đố. Tại Vinh, do cuộc sống vật chất khó khăn, nhiều người, nhất là người trẻ, phải đi xa làm ăn sinh sống, ra cả nước ngoài. Điều đó đặt ra nhu cầu mục vụ di dân, chăm sóc cho người xa quê. Rồi não trạng thực dụng, hưởng thụ, chủ nghĩa tự do cá nhân, tương đối hóa, dửng dưng với tôn giáo đang hoành hành, khiến chúng ta trăn trở về sứ mạng loan báo Tin mừng cho người thời đại". 

"Với giáo phận Vinh, tôi vui mừng được sai đến để phục vụ, và tôi nguyện phục vụ hết mình. Tôi mong được sự đón nhận và cộng tác của mọi thành phần dân Chúa để cùng nhau xây dựng giáo phận cho vinh danh Chúa. Tên giáo phận mời gọi chúng ta không tìm “vinh” cho mình, mà là cho Chúa, vì chỉ duy một mình Ngài đáng được chúc tụng rằng : “Chính nhờ Đức Kitô, với Người và trong Người, mà mọi danh dự và vinh quang đều qui về Chúa, là Cha toàn năng, trong sự hợp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời. Amen”.


Với những đường hướng rõ ràng như thế, Giám mục Nguyễn Hữu Long thực sự đã mang đến hy vọng về một sự đổi thay tốt đẹp cho Gp Vinh. Nhưng mừng cho Vinh một thì không biết có nên buồn cho Hà Tĩnh mười hay không khi vẫn tiếp tục những năm dài u tối, đầy rẫy ồn ào, tai tiếng dưới sự cai quản của Giám mục Nguyễn Thái Hợp?

@Kim

Thứ Sáu, 11 tháng 1, 2019

GÓC NHÌN: Những con sóng ngầm trong lòng Giáo phận Hà Tĩnh

Nhắc đến đạo Công giáo là nhắc đến Đức Vâng phục! Giáo dân phải kính trọng, nghe lời các giáo sĩ còn các giáo sĩ phải tỏ lòng kính trọng và vâng lời Giáo hoàng cũng như bề trên Giáo hội.


Tuy nhiên, đối với Giáo phận Hà Tĩnh, một giáo phận dù tiếng là non trẻ (mới được Tòa Thánh công bố thiết lập ngày 22/12/2018) nhưng đã có đời sống đạo hơn 170 năm dưới mái nhà chung Giáo phận Vinh, Đức Vâng phục có vẻ như không thực sự được tuân giữ nghiêm túc.


Việc mới đây, linh mục Dương Sỹ Nho, quản xứ Hà Lời (Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) trong lúc rao giảng cho rằng "Tết Dương lịch là ngày Tết của bọn Cộng sản" thì bị giáo dân công khai đứng lên phản ứng "Cha nói rứa không đúng!" chỉ là một phần nhỏ của "tảng băng".


Việc Giám mục phụ tá Nguyễn Văn Viên, người được Tòa Thánh tấn phong làm phụ tá cho Giám mục Nguyễn Thái Hợp, theo chính đề xuất, giới thiệu của Giám mục Hợp, người đã hết lòng, hết sức trợ giúp cho Giám mục Hợp trong công việc điều hành Giáo phận Vinh suốt 05 năm qua nhưng lại bị Giám mục Hợp đề xuất Tòa Thánh cho ở lại Giáo phận Vinh thay vì cùng về Giáo phận Hà Tĩnh với mình như lẽ thường được quy định trong giáo luật. Cũng như việc linh mục Hoàng Xuân Hường, người 03 năm qua được Giám mục Hợp giao nhiệm vụ "dọn đường" để thiết lập Tòa Giám mục của giáo phận mới tại giáo xứ Văn Hạnh lại bị Giám mục Hợp điều đi nơi khác khi Giáo phận Hà Tĩnh chính thức được thiết lập đã và đang gây ra sự bất bình, thậm chí căm phẫn trong không ít giáo sĩ, giáo dân.




Rõ ràng những ai quan tâm đến Giáo phận Hà Tĩnh không thể nào bình tĩnh được khi những cơn sóng ngầm vẫn đang xuất hiện ngày càng nhiều trong lòng giáo phận thường được gọi là (Quảng) BÌNH (hà) TĨNH này!

@Nhân Trần

Thứ Ba, 8 tháng 1, 2019

Thấy gì từ "TÂM THƯ" của Nguyễn Thúy Hạnh gửi quạ đen Nguyễn Thanh Tịnh?

Ngày 18/12/2018 vừa qua, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã có thông báo về việc thuyên chuyển Nguyễn Thanh Tịnh, linh mục quản xứ Cồn Sẻ (Quảng Lộc, Ba Đồn, Quảng Bình) ra mục vụ tại Văn phòng Tòa Giám mục tại Hà Tĩnh, ngõ hầu quy hoạch cho một vị trí tại Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh sau khi được tách ra từ Giáo phận Vinh.

Nguyễn Thanh Tịnh dẫn số trẻ em giáo xứ Cồn Sẻ đi biểu tình giữa cái nắng như thiêu như đốt buổi trưa hè tháng 6

Nhắc đến vị linh mục tuổi Gà này trong 02 năm ngắn ngủi quản xứ Cồn Sẻ, bên cạnh hình ảnh về những cuộc biểu tình, tuần hành của giáo dân do chính Nguyễn Thanh Tịnh dẫn đầu; những buổi hiệp thông cầu nguyện cho bọn tội phạm ở "tận đẩu tận đâu" mà giáo dân Cồn Sẻ, không một ai quen biết, hiểu rõ về nhân thân, lai lịch, tội trạng của chúng.


Người ta còn nhớ về một vị linh mục với những phát ngôn (cả trên mạng xã hội và trên tòa giảng) công khai bày tỏ sự bất mãn, chống đối với chế độ Cộng sản nói chung và nhà cầm quyền trong nước nói riêng,


kích động, cổ vũ cho những việc làm vi phạm pháp luật, chia rẽ đoàn kết lương - giáo, mang tính bạo lực.


Không ít người đã đặt ra nghi vấn về mối quan hệ giữa Nguyễn Thanh Tịnh và những phần tử phản động, chống đối.


"Cái kim trong bọc sẽ có ngày lòi ra". Nghi vấn nói trên đã phần nào được giải đáp qua bức "TÂM THƯ" mới đây của Nguyễn Thúy Hạnh, một "rận chủ chính hiệu", giãi bày nỗi niềm sau khi biết tin Nguyễn Thanh Tịnh bị chuyển khỏi giáo xứ Cồn Sẻ.


Trong "Tâm thư", Hạnh đã vô tình tiết lộ việc Nguyễn Thanh Tịnh chính là người được giao quản lý số tiền của "QŨY 50K" (một quỹ được lập ra nhằm quyên góp, tài trợ vật chất cho số đối tượng phản động, chống đối chính trị trong nước) tại Quảng Bình.

Tịnh bị thuyên chuyển khỏi Cồn Sẻ đồng nghĩa với việc Hạnh không còn ai đủ tin tưởng để giao quản lý số tiền của "QUỸ 50K" phục vụ việc thanh toán cho số đối tượng phản động, chống đối chính trị tại Quảng Bình nói chung và tại địa bàn giáo xứ Cồn Sẻ nói riêng. Có lẽ cũng chính vì vậy mà Nguyễn Thúy Hạnh mới cho rằng việc thuyên chuyển từ giáo xứ Cồn Sẻ ra Văn phòng Tòa Giám mục tại Hà Tĩnh đối với quạ đen Nguyễn Thanh Tịnh là "BỊ" thay vì là "ĐƯỢC" chăng?!

@Lê Dân

Thứ Bảy, 5 tháng 1, 2019

Hợp pháp hóa trợ tử - Hoa Kỳ không còn là Thiên đường?!

Năm cũ 2018 đã qua đi, năm mới 2019 đã đến kéo theo nhiều điều luật mới tại nhiều quốc gia trên khắp thế giới bắt đầu có hiệu lực thi hành.


Tại Việt Nam, Luật An ninh mạng dù đã có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019 nhưng vẫn có những ý kiến phản đối, kêu gọi bất tuân văn bản luật này, trong đó, có không ít ý kiến đến từ các giáo sĩ, giáo dân Công giáo (những người tôn thờ Thiên Chúa, hy vọng có một cuộc sống vĩnh hằng bên Chúa nơi Thiên đường sau khi qua đời) 


với những lập luận cho rằng các quy định của Luật An ninh mạng vi phạm nghiêm trọng nhân quyền, là luật dành cho súc vật...




Cùng lúc này, tại Hoa Kỳ, một luật mới bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2019 cũng làm dấy lên không ít tranh luận.


“Là những người lãnh đạo Công giáo và những vị thầy đạo đức, chúng tôi tin rằng cuộc sống là món quà cơ bản nhất của Chúa yêu thương – một món quà mà chúng ta có quyền quản lý, nhưng không phải là cai quản tuyệt đối. Truyền thống của chúng ta, tuyên xưng nghĩa vụ đạo đức chăm sóc cuộc sống và sức khỏe của chính mình, cũng như tìm kiếm sự chăm sóc như vậy từ những người khác, nhận biết rằng chúng ta không có nghĩa vụ đạo đức phải sử dụng tất cả quy trình y tế có sẵn trong mọi hoàn cảnh. Nhưng truyền thống đó khẳng định rõ ràng và mạnh mẽ rằng: một người quản lý cuộc sống không bao giờ được trực tiếp cố tình tạo ra cái chết cho chính mình, hoặc cái chết cho một nạn nhân vô tội, bằng hành động hay bằng không hành động …

“Chúng tôi kêu gọi người Công giáo, và những người thiện tâm, từ chối các đề xuất hợp pháp hóa làm chết nhân đạo.”

(Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ, “Tuyên ngôn về Làm chết nhân đạo”,
http://www.usccb.org, 12/9/1991)

Mặc dù Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng phản đối nhưng theo sau Oregon, Washington, Vermont, Montana và New Mexico, Hawai đã trở thành bang thứ 6 cho phép các bác sĩ cung cấp thuốc theo toa gây tử vong cho những bệnh nhân mắc bệnh nan y, những người đưa ra yêu cầu tự tử.

Với những gì đang diễn ra, việc trợ tử không sớm thì muộn cũng sẽ được hợp pháp hóa trên toàn bộ lãnh thổ Hoa Kỳ. Không hiểu khi đó, những phần tử chống Cộng cũng như các giáo sĩ, giáo dân Công giáo ở Việt Nam, những người luôn xem Hoa Kỳ là "Thiên đường trên mặt đất" nữa không?!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...