Chủ Nhật, 31 tháng 12, 2017

Tranh luận: DẸP THAM NHŨNG – BẰNG CÁCH NÀO

"DẸP THAM NHŨNG – BẰNG CÁCH NÀO" là tiêu đề bài viết mới được KU BÚA cho ra lò. Từ lập luận cho rằng "một trong những sai lầm khi nhìn vào vấn đề tham nhũng là chúng ta cân nhắc các yếu tố liên quan một cách tuyệt đối thay vì tương đối. Chúng ta thường tập trung vào một yếu tố như CNXH, văn hóa hay độc tài thay vì có một cái nhìn tổng quát", KU BÚA đã đưa ra 08 vấn đề được cho là giải pháp mà các quốc gia phát triển đã làm, đã có để hạn chế tham nhũng và quan liêu.

Tuy nhiên, nội dung những vấn đề mà KU BÚA đưa ra thêm một lần nữa cho thấy rõ việc chạy XE ÔM nghịch MÁY TÍNH của mình nguy hiểm như thế nào.

Trước hết, KU BÚA cho rằng CƠ CHẾ DÂN CHỦ - CỘNG HÒAPHÂN CHIA QUYỀN LỰC là giải pháp chống tham nhũng nhưng lý giải của KU BÚA chỉ hoàn toàn tập trung vào cơ chế liên bang chứ không nói gì đến vấn đề Dân Chủ hay biện pháp giám sát, quản lý lẫn nhau giữa 03 bộ phận Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp. Những lý giải này chỉ đơn thuần là sự cổ vũ cho việc phân chia quyền lực cho chính quyền các địa phương thay vì tập trung quyền lực trong tay chính quyền quốc gia hay nói cách khác là cổ vũ cho tình trạng "cát cứ", "tự trị" địa phương mà không hề tính đến hệ quả là "trên bảo - dưới không nghe".

2. CƠ CHẾ DÂN CHỦ-CỘNG HÒA – Khi chúng ta nghĩ đến nước Mỹ, Anh, Đức, Thụy Sĩ hay Canada thì chúng ta nghĩ rằng họ là các quốc gia riêng biệt. Nhưng nhìn sâu hơn thì họ là những tập hợp của các tiểu bang nhỏ, tức những tiểu quốc gia. Quyền lực không nằm trong tay chính quyền quốc gia mà nằm trong chính phủ tiểu bang và địa phương – và họ có quyền phủ quyết luật quốc gia. Đây là điều giới hạn quan liêu từ cấp quốc gia và tạo sự cạnh trong chính đất nước. Có phải ngẫu nhiên mà các nước theo cơ chế Dân Chủ-Cộng Hòa lại phát triển và kém tham nhũng hơn các nước khác? Tôi cho là không.
3. PHÂN CHIA QUYỀN LỰC – Tiếng Việt được dịch là “Tam Quyền Phân Lập” vì thường nhắc đến 3 bộ phận trong cơ chế chính quyền: Hành Pháp, Quốc Hội và Tòa Án. Nhưng sự phân chia quyền lực này phải và còn đi sâu hơn nữa. Như nói trên, quyền lực được phân chia cho và theo từng tiểu bang. Không có một người hay bộ phận nào nắm toàn quyền. Vì không ai có toàn quyền nên muốn tham nhũng thì vô cùng khó thực hiện.
Thứ nữa, việc GIỚI HẠN CHỨC NĂNG của các cơ quan công quyền là thực tế đã và đang diễn ra ở Việt Nam. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một việc đơn giản nhưng không có cơ quan nào giải quyết hay có quá nhiều cơ quan tham gia giải quyết, buộc người dân phải "chạy đôn chạy đáo" hết cơ quan này đến cơ quan khác. Và tất nhiên, để giải quyết việc đó nhanh gọn thì lại sinh ra tham nhũng, hối lộ.

4. GIỚI HẠN CHỨC NĂNG – Tại sao các quan chức lại tham nhũng và xách nhiễu doanh nghiệp hay cá nhân để kiếm lợi ích riêng? Vì họ có thể. Khi nắm trong tay chức năng và quyền lực, con người sẽ lạm dụng nó. Khi bạn cho Công An quyền kiểm soát tạm trú, họ sẽ lợi dụng để xách nhiễu dân. Khi bạn cho Cơ Quan Thuế quyền lực để kiểm toán và thanh tra doanh nghiệp bất ngờ, các viên chức sẽ tận dụng để làm tiền doanh nghiệp. Vậy cách tốt nhất để hạn chế tham nhũng là gì? Đó là giới hạn quyền lực và chức năng. Không có chức năng thì làm sao tham nhũng được.
Trong lúc Đảng Cộng sản vừa ban hành một nghị quyết về việc tinh gọn bộ máy, dư luận trong và ngoài nước cũng than phiền về bộ máy hành chính quá lớn kéo theo gánh nặng chi tiêu công thì KU BÚA lại đi ca ngợi việc phân chia chính quyền ra nhiều mảnh nhỏ (dẫn đến một bộ máy phình to hơn nữa) để phù hợp với giải pháp PHÂN CHIA QUYỀN LỰC mà KU BÚA đã đề ra. Quả thực không thể hiểu nổi quan niệm lớn - nhỏ của KU BÚA là như thế nào.
5. CHÍNH QUYỀN NHỎ – Một cỗ máy chính quyền lớn đi đôi với bộ máy hành chính, quan chức và quan liêu lớn. Đó là quy luật. Bạn không thể giới hạn tham nhũng khi có một bộ máy chính quyền lớn. Cách tốt nhất để dẹp tham nhũng trong chính phủ là giới hạn sức ảnh hưởng và quy mô của nó. Và như nói ở trên, hãy phân chia nó ra nhiều mảnh để không ai sở hữu toàn quyền.
Cuối cùng, trong lúc vừa đề nghị TRẢ LƯƠNG CAO CHO VIÊN CHỨC thì KU BÚA lại đi yêu cầu THUẾ THẤP thì không rõ KU BÚA lấy tiền đâu ra để trả lương cho viên chức. Đấy là chưa kể những điểm mâu thuẫn, bất đồng khác trong chính lập luận của KU BÚA, như: đòi phân chia chính quyền ra nhiều mảnh nhỏ nhưng lại phản đối việc áp thuế cao khiến bộ máy hành chính phình to ra, trong lúc 02 vấn đề này hầu như không liên quan đến nhau...
6. TRẢ LƯƠNG CAO CHO VIÊN CHỨC – Thủ Tướng Singapore nhận lương triệu đô mỗi năm, tổng thống Mỹ thì nửa triệu, các quan chức khác ở Phương Tây hầu hết có lương hơn $100,000/năm. Điều này khiến nhiều người phẫn nộ. Tuy nhiên, đây là điều cần thiết. Khi cầm quyền lực, con người sẽ tha hóa. Trả lương cao là cách giới hạn lòng tham tư lợi của người trong bộ máy. Đúng là không phải hoàn toàn đúng, nhưng ngoài cách này thì còn cách nào hơn. Trả lương cao cho viên chức chính phủ là cách không cho họ ngụy biện “lương không đủ sống” để gây ra quan liêu tham nhũng, nhất là tham nhũng vặt.
8. THUẾ THẤP – Một điều nữa mà các nhà làm luật không để ý tới. Doanh nghiệp muốn tận thu lợi nhuận, thuế cao khiến họ tìm cách để giảm thuế. Tại sao một doanh nghiệp phải trả 30% thuế khi họ có thể tận dụng khe hở hay bắt tay với quan chức để hưởng lợi ích thuế, để rồi không đóng phần nào? Thuế cao khiến bộ máy hành chính phình to ra và tiêu diệt sự sáng tạo và cạnh tranh. Nó không phải là nguyên nhân chính, nhưng nó dẫn đến ý đồ tham nhũng. Muốn giảm tham nhũng thì hãy giảm thuế để doanh nghiệp có thể kiếm lợi nhiều hơn, thay vì bắt tay với chính quyền."
Nói vậy, đề thêm một lần nữa khẳng định KU BÚA chỉ là một thẳng trẻ trâu "ngu lâu khó đào tạo"! Do vậy, bà con cô bác đừng vội tin những gì KU BÚA nói nhé!

@Bánh Bao

Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Tuần Tĩnh tâm của Linh mục đoàn giáo phận Vinh năm 2017 - Thay đổi là thay đổi nào?

Tuần Tĩnh tâm của Linh mục đoàn Giáo phận Vinh năm 2017 đang bước vào ngày áp chót. Tuần Tĩnh tâm năm nay có chủ đề “Đức Thánh Cha Phanxicô và Thiên Chức Linh Mục”, do Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, giảng phòng. Giám mục Nguyễn Hữu Long cũng chính là lý do khiến fanpage Người Công giáo có bài viết "GIÁO PHẬN VINH: NHỮNG TÍN HIỆU DẤY LÊN NIỀM TIN VỀ SỰ THAY ĐỔI".


Tác giả bài viết (FX Hồng Ân) cho rằng "Sự góp mặt của Đức cha Anphong với những bài giảng đã trở thành thương hiệu của ngài như (1) Gắn chặt chức linh mục của bạn vào mối quan hệ với Đức Kitô, (2) Là một mục tử biết xót thương, hãy gần gũi với dân của các con, (3) Cố gắng sống một nếp vụ sống thanh đạm, hãy sẵn sàng phục vụ, (4) Nhìn nhận giới hạn của bản thân, (5) Tỏa chiếu niềm vui của trong thừa tác vụ, (6) Giảng dạy có chất lượng, (7) Cẩn thận kiểm tra mọi “địa vị hay quyền lực linh mục” con đang có, (8) Quan tâm đến lòng đạo đức bình dân, (9) Chạnh lòng thương xót với những thành phần bên lề xã hội, và (10) Truyền giáo trong mọi sự... đang là những tín hiệu cho thấy Giáo phận Vinh sẽ thay đổi và sẽ quay lại đường hướng xem việc củng cố, phát triển đức tin là hạt nhân để vận hành, phát triển hội thánh". Hy vọng những nội dung được Đức cha Anphong nói ra sẽ làm cho những đấng chủ chăn có chức trách tại Giáo phận Vinh bừng tỉnh và chấp nhận, dũng cảm thay đổi để xóa bỏ những vấn nạn mà Giáo hội Công giáo địa phận Vinh đang đương đầu.

Đó không chỉ là tình trạng các chủ chăn không chăm lo đời sống đức tin, chơi bời, ham mua sắm những phương tiện đắt tiền nên sinh ra không ít chuyện không hay; điển hình là vấn nạn vỡ hụi xảy ra tại nhiều xứ, họ trong toàn giáo phận mà không ai khác, nhiều cha đóng vai trò là chủ của những trò vỡ hụi tập thể ấy.... Rồi chuyện một số cha vì tiền bạc đã sẵn sàng bán rẻ uy tín, danh dự và thậm chí là lợi ích của Giáo hội...
Tuy nhiên, với những ai am hiểu về Giáo phận Vinh thì hy vọng của FX Hồng Ân cũng như fanpage Người Công giáo có vẻ chỉ là hão huyền!

Chủ đề, nội dung Tuần Tĩnh tâm của Linh mục đoàn Giáo phận Vinh năm 2017 (http://gpvinh.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=13209) thực ra không có gì mới, trừ người được mời giảng phòng, tất cả đều là sự lặp lại của Tuần Tĩnh tâm năm 2016 (http://gpvinh.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=13913). 

Và kết quả của Tuần Tĩnh tâm của Linh mục đoàn Giáo phận Vinh năm 2016 mang lại như thế nào thì ai ai cũng đã thấy rõ. Những vấn nạn mà Giáo hội Công giáo địa phận Vinh phải đương đầu, dù đã được cảnh báo, dù đã được nhắc nhở, không hề có biểu hiện suy giảm. Hình ảnh của Giáo phận Vinh đang ngày một xấu đi trong mắt không chỉ trong mắt của chính quyền, lương dân mà cả giáo sĩ, giáo dân các Giáo phận khác!
Việc Văn phòng Tòa Giám mục ra thông báo về tình trạng vỡ phường hụi xảy ra tại
một số giáo xứ trong Giáo phận là điều chưa từng có ở bất kỳ Giáo phận nào khác.

Dù Đức cha Anphong có nói gì đi nữa thì cũng chỉ là khách mời. Người có vai trò quyết định đối với đường hướng hoạt động của các linh mục Giáo phận Vinh vẫn là Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn của Giáo phận! Do vậy, sẽ không ngạc nhiên, nếu sau Tuần Tĩnh tâm năm 2017, đó đây, vẫn có những lời bình phẩm linh mục này hách dịch, cha kia ăn nói linh tinh, lối sống không phù hợp, suốt ngày tổ chức cho giáo dân tuần hành, biểu tình, lấn chiếm đất đai thay vì tập trung truyền giáo...

Không ai không có quyền hy vọng! Nhưng xin Người Công giáo đừng hy vọng quá để rồi thất vọng khi thấy các linh mục không được như mình mong đợi!

@Nhân Trần


Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Hậu Đông Kiều, Kẻ Gai - Đã đến lúc cần thay đổi quy định pháp luật về đất đai tôn giáo?

Lễ Noel 2017 đã trôi qua trong an lành! Các linh mục Giáo phận Vinh đã bước vào kỳ Tĩnh tâm thường niên; những cái "đầu nóng" tại giáo xứ Đông Kiều (xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu) và giáo xứ Kẻ Gai (xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên), tỉnh Nghệ An cũng đã phần nào "hạ nhiệt". Do vậy, đây là thời điểm thích hợp để các bên liên quan cùng nhìn nhận, đánh giá lại những gì đã xảy ra và tìm hướng giải quyết một cách thỏa đáng, đảm bảo hài hòa giữa yêu cầu tuân thủ pháp luật và nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo của giáo hội, giáo dân.
Hang đá Noel 2017 và nhà phòng của giáo xứ Đông Kiều được xây dựng trên đất lấn chiếm

Giáo dân giáo xứ Kẻ Gai đào đất ruộng, phá mương thủy lợi để lấn chiếm đất xây dựng nhà thờ sáng ngày 17/12/2017
Những xung đột giữa giáo dân với lương dân, các lực lượng chức năng xảy ra tại Đông Kiều (http://www.tiengnoicuadan.org/2017/12/su-that-ve-vu-viec-hang-o-giao-xu-ong.html) và Kẻ Gai (http://thongtinchongphandong.com/linh-muc-quan-xu-ke-gai-huyen-hung-nguyen-nghe-an-kich-dong-giao-dan-lan-chiem-dat-trai-phap-luat-tan-cong-nguoi-thi-hanh-cong-vu/) hồi trung tuần tháng 12/2017 vừa qua là rất đáng tiếc. Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến 02 vụ việc trên đều là hoạt động vi phạm pháp luật về đất đai của một số linh mục, giáo dân Giáo phận Vinh! Vậy, đâu là nguyên nhân sâu xa dẫn đến những việc làm "coi trời bằng vung" đó? Liệu có phải do những quy định của pháp luật hiện hành về đất đai tôn giáo là không phù hợp?
"Điều 159. Đất cơ sở tôn giáo
1. Đất cơ sở tôn giáo gồm đất thuộc chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường, niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào chính sách tôn giáo của Nhà nước, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt quyết định diện tích đất giao cho cơ sở tôn giáo.

"Điều 54. Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này."

Điều 181. Quyền và nghĩa vụ của cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất
1. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất có quyền và nghĩa vụ chung quy định tại Điều 166 và Điều 170 của Luật này.
2. Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất.
Từ các quy định của Luật đất đai năm 2013 có thể khẳng định rằng: Nhà nước Việt Nam đã hết sức ưu đãi các tôn giáo nói chung (không chỉ Công giáo) trong vấn đề đất đai, bằng cách công nhận quyền sử dụng đất lâu dài, ổn định và không thu tiền sử dụng đất đối với các cơ sở tôn giáo. Quy định này phần nào đã thể hiện được chính sách "tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo" của Nhà nước; tạo điều kiện cho các cơ sở tôn giáo có nơi thờ tự, có đất sản xuất để nuôi sống những người tu hành, tiền nhang khói và tu sửa nơi thờ tự; phù hợp với thực tế tài sản của cơ sở tôn giáo là tài sản chung của một cộng đồng dân cư cùng theo một tôn giáo chứ không phải tài sản riêng của cá nhân nào.

Tuy nhiên, có lẽ vì ưu đãi quá lớn mà tình trạng các cơ sở tôn giáo tìm mọi cách, kể cả việc phải lấn chiếm, nhận hiến tặng, chuyển nhượng đất một cách trái phép, để phát triển quỹ đất tôn giáo, mở rộng khuôn viên cơ sở thờ tự đang ngày một gia tăng và trở nên phổ biến? Điều này đã dẫn đến những xung đột đáng tiếc, thậm chí đổ máu, mà sự việc xảy ra tại các giáo xứ Đông Kiều, Kẻ Gai của Giáo phận Vinh vừa qua là ví dụ điển hình.

Do vậy, để giải quyết một cách thấu đáo các vụ việc xảy ra tại Đông Kiều, Kẻ Gai và hơn hết là ngăn ngừa không để tái diễn ở những nơi khác, nên chăng đã đến lúc Nhà nước cần có sự nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật về đất đai tôn giáo một cách phù hợp hơn. Như trao cho các cơ sở tôn giáo quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất đồng thời thu tiền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo?

Tất nhiên, dù quy định của pháp luật có như thế nào thì việc tuân thủ pháp luật là điều mà bất kỳ cá nhân, tổ chức nào, dù theo hay không theo tôn giáo, dù có chức thánh hay không, đều phải làm!

@Nhân Trần

Thứ Bảy, 16 tháng 12, 2017

Trần Văn Thành - Kẻ "DAO MO" thứ thiệt!

Trong lúc dư luận khắp nơi đang sôi nổi bàn tán về sự việc xảy ra tại giáo xứ Đông Kiều (xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) những ngày qua, Trần Văn Thành (linh mục quản xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) cũng đã chia sẻ quan điểm của cá nhân mình về vụ việc này trên trang Facebook cá nhân. Tuy nhiên, thay vì đưa ra những nhìn nhận, đánh giá khách quan, góp phần giải quyết sự việc một cách êm đẹp, hợp tình hợp lý (đúng như vai trò một ngôn sứ của Đức Kitô) thì Trần Văn Thành lại khiến khá đông giáo dân và những ai yêu mến đạo Công giáo phải buồn lòng.


Với lối suy nghĩ tiêu cực như của Trần Văn Thành, chắc chắn sẽ có không ít lương dân bức xúc trước việc xây dựng hang đá trái phép trên đất lấn chiếm của linh mục, giáo dân giáo xứ Đông Kiều mà cho rằng:
"Điều này chứng tỏ giáo sĩ, giáo dân một số nơi đang vẫn tiếp tục hoạt động coi thường pháp luật, thách thức thậm chí chống đối chính quyền.
Đây là một hoạt động ngu xuẩn vì hoạt động này mang lại lợi ích gì cho bản thân các giáo sĩ, giáo dân đó và hơn hết là cho Giáo hội Công giáo??? Chỉ khoét thêm sự nghị kỵ và làm mất niềm tin của chính quyền, lương dân đối với giáo hội, giáo dân!"
Khu đất mà giáo dân giáo xứ Đông Kiều dựng hang đá vốn thuộc quyền sử dụng đất của một người dân chứ không phải là của giáo xứ. Khi linh mục quản xứ Nguyễn Ngọc Ngữ chỉ đạo Hội đồng mục vụ huy động giáo dân tự ý xây dựng nhà ở cho mình trên khu đất này (dù không có cả giấy phép xây dựng), chính quyền địa phương đã lập biên bản vi phạm, yêu cầu đình chỉ thi công, giữ nguyên hiện trạng nhưng linh mục Ngữ vẫn tiếp tục chỉ đạo giáo dân dựng hang đá trên đó.

Như vậy, nói "giáo sĩ, giáo dân một số nơi đang vẫn tiếp tục hoạt động coi thường pháp luật, thách thức thậm chí chống đối chính quyền" là không oan uổng một chút nào! Còn nói chính quyền thực hiện chính sách bài trừ Công giáo thì rõ ràng là một sự xuyên tạc trắng trợn! Nhưng, "hoạt động này mang lại lợi ích gì cho bản thân các giáo sĩ, giáo dân đó và hơn hết là cho Giáo hội Công giáo???". Hãy hỏi Trần Văn Thành thì sẽ rõ!


Ngay sau khi chia sẻ quan điểm của mình về tình hình tại giáo xứ Đông Kiều, Trần Văn Thành đã đăng tải lên trang Facebook của mình những hình ảnh về việc chuẩn bị đổ bê tông phần mái công trình nhà thờ giáo xứ Tam Tòa, kêu ca khó khăn kinh phí và không quên kèm theo câu xin xỏ "Ước gì có ai cho mái ngói hoặc nửa mái cũng được thì đỡ khổ biết mấy! Hi...". Trong khi, mới mấy ngày trước, Thành còn đăng tải clip về vụ việc dựng nhà trái phép, chống người thi hành công vụ xảy ra tại Khu chứng tích tội ác chiến tranh Tháp chuông Tam Tòa, thành phố Đồng Hới ngày 20/7/2009, một việc làm vi phạm pháp luật, gây chia rẽ lương - giáo của một số giáo sĩ, giáo dân khi đó mà bây giờ nhiều giáo dân giáo xứ Tam Tòa không muốn nhắc đến.


Những việc làm "vi phạm pháp luật, chống đối chính quyền" là cái cớ không thể thuận lợi hơn để Trần Văn Thành và những kẻ buôn thần, bán thánh khác tạo dựng hình ảnh "chống Cộng" nhằm kêu gọi sự giúp đỡ về mặt tinh thần thì ít mà vật chất thì nhiều từ những giáo dân cuồng tín, kém hiểu biết và nhất là những phần tử chống Cộng hải ngoại, những kẻ đang muốn làm sống lại chế độ Ngụy quyền Sài Gòn.

Trần Văn Thành chụp ảnh trước phần mộ của Ngô Đình Nhu,
em trai cựu Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Ngô Đình Diệm 

Bởi vậy, nếu có ai tặng cho Trần Văn Thành danh xưng Kẻ "DAO MO", dù 'DAO MO" được hiểu là "ĐÀO MỎ" hay "ĐÀO MỘ" đi chăng nữa, cũng hoàn toàn xứng đáng!

@Nhân Trần

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Nực cười KU BÚA - Tự chửi mình mà cứ ngỡ chửi ai

Lâu ngày ghé KU BÚA uống cà phê chẳng dè vô quán đúng lúc nó đang thao thao nói về chuyện người Việt ăn cắp ở Nhật mà buồn cười không chịu được.


Từ một tấm áp phích được dán trước một cửa hiệu ở Nhật Bản gồm các câu khẩu hiệu viết bằng nhiều thứ tiếng (như: Anh, Trung, Việt, Nhật...) nhưng đều có nghĩa “Ăn Cắp Là Tội Phạm!”, Ku Búa cho rằng mục đích tấm áp phích là "răn đe những người Việt Nam chuyên đi chôm dạo" rồi cho rằng "đa số tụi ăn cắp vặt ở Nhật là Bắc Kỳ" và đưa ra những lý do giải thích cho việc này.
"1. Sinh ra trong nghèo đói. Nghèo đói sinh lưu manh, bần cùng sinh đạo tặc. Vì sống trong nghèo đói lâu quá nên họ sẽ làm bất cứ chuyện gì đẻ kiếm tiền.
2. Nền tảng đạo đức bị phá nát và tiêu diệt bởi CNXH. Vì không có khái niệm đúng sai, đạo đức hay lẽ phải – nên trong đầu họ, ăn cắp chẳng có gì sai. Thậm chí họ còn ngụy biện “Ai biểu nó không coi đồ chi?”
3. Xã hội vô trật tự. Vì sống trong xã hội không pháp luật của CNHXHCN Bắc Kỳ, mỗi khi ăn cắp thì chẳng bị phạt gì về pháp lý. Nên dần dần người Bắc Kỳ sống theo kiểu “đéo sợ thằng nào.”
4. Phải tốn tiền môi giới nên phải tìm cách gỡ lại. Cái này có thể là nguyên nhân chính. Vì đa số phải tốn tiền cọc để đi học và xuất khẩu lao động, nên muốn nhanh chóng “lấy lại vốn.” Đi làm chân chính thì lâu quá nên đi ăn cắp cho nhanh.
5. Tiền thu được từ ăn cắp quá cao so với tiền lương. Tham lam cộng ngu dốt nên ăn cắp cho lẹ, đi làm chi cho mệt.
6. Tầm nhìn ngắn hạn. Như đã nói, đa số sinh ra trong nghèo đói nên tư duy bần cùng. Chỉ thấy cái trước mắt chứ không thấy cái dài hạn.
7. Bị nhiễm văn hóa CNXH. Nghĩa là sống cho mình, lấy gì cứ lấy, khỏi quan tâm tới người khác. “Bố sống vì bố, bọn khác thì kệ mẹ.”
8. Và lười. Cái này hơi hiển nhiên. Nhiều người nghèo không ăn cắp, mà sao bọn Bắc Kỳ này lại ăn cắp. Ai cũng nghèo như nhau, mà sao bọn nghèo Bắc Kỳ này ranh ma mất dạy hơn? Lười. Vì lười nên đi ăn cắp cho dễ, quen rồi.
Còn nhiều nguyên nhân nữa. Dù có chửi hay khen thì hiện tượng Bắc Kỳ Ăn Cắp sẽ tiếp tục phát triển và diễn ra trên toàn cầu. Danh dự người Việt sẽ được quảng bá 5 châu 4 biển. Nhờ ơn Bắc Kỳ.
Suy cho cùng cũng vì CNXH làm người ta nghèo. Bần cùng sinh mất dạy, nghèo đói sinh lưu manh, và bụng đói sinh trộm cắp. Xin cảm ơn Bắc Kỳ đã làm rạng ngời thương hiệu “Việt Nam ăn cắp.”"
Những từ "Bắc Kỳ", "chủ nghĩa xã hội" được Ku Búa nhai đi nhai lại hơn chục lần khiến mình nghĩ ngay thằng cha này chắc là có thù hằn, ghét bỏ gì với Cộng sản đây?

Không thù hằn gì Cộng sản thì sao người ta làm tấm áp phích với đầy đủ các thứ tiếng (trong đó, tiếng Việt không phải đứng hàng đầu) với dụng ý rõ ràng là nhằm cảnh báo, răn đe chung đối những kẻ trộm cắp ở Nhật, không phân biệt đó là người bản địa hay người nước ngoài nào mà thằng cha cứ vơ vào là người ta cảnh báo riêng người Việt? Đó không phải là thù hằn Cộng sản thì chỉ có thể là "tự kỷ ám thị" mà thôi!

Điều mà KU BÚA muốn nói xoay đi xoay lại vẫn là nó ghét Cộng sản, nó muốn chửi Cộng sản. Đó là điều mà dù nó ra sức rào trước đón sau "Ở đây tôi không chửi Bắc Kỳ, vì nhàm rồi, mà muốn giải thích vì sao" cũng không thể lấp liếm được!

Vậy nhưng, có lẽ KU BÚA đã "giận quá mất khôn" khi cứ nhai đi nhai lại từ "Bắc Kỳ" chứ không phải là "người Việt". Bởi dù người dán tấm áp phích đó có muốn cảnh bảo riêng đối với người Việt thì cũng bao gồm cả người miền Bắc, miền Trung, miền Nam đang sinh sống, học tập, làm ăn, du lịch ở Nhật chứ có đâu riêng gì người miền Bắc. Còn nếu "Bắc Kỳ" theo ý của Ku Búa là người Việt đang sống dưới chế độ Cộng sản hiện tại (bao gồm cả Ku Búa) thì việc bêu xấu toàn bộ "Bắc Kỳ" chẳng khác gì việc Ku Búa đang tự tay tát mình!

Chuyện nực cười này có lẽ cũng không chỉ mình Ku Búa mà đa số tụi trẻ trâu đối đầu Cộng sản bây giờ đều thế. Lạ một nỗi là chúng nó tự tát mặt mình mãi mà sao không thấy tỉnh ra gì cả?!


@Củ Lạc

Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

An ninh lương thực chỉ là cái cớ?!

Trong các ngày từ 13 - 24/11/2017 vừa qua, bà Hilal Elver, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về an ninh lương thực đã có chuyến đi đến một số địa phương (gồm: Bắc Cạn, Quảng Bình và Cần Thơ) nhằm thu thập thông tin về tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam, trong đó có việc đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đối với việc đảm bảo lương thực cho người dân.

Bà Hilal Elver, Báo Cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc về Quyền lương thực. Ảnh: UN
Sẽ chẳng có gì phải băn khoăn nếu chương trình, nội dung và kết quả chuyến đi của bà Elver hoàn toàn xoay quanh an ninh lương thực như đúng cái chức danh mà bà đang đảm nhiệm.
"An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu."
(Định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 
"An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động."
(Định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO) 

Vậy nhưng, theo Trần Minh Nhật, một cộng tác viên của trang tin điện tử Tin Mừng Cho Người Nghèo, ngay từ trước khi đặt chân đến Việt Nam, bà Elver và các cộng sự của mình đã để lộ những dấu hiệu cho thấy mục đích thực sự của chuyến đi không phải là vì an ninh lương thực? Bởi, những nơi mà bà Elver muốn tới không phải là những địa phương tiêu biểu để có thể xem xét, đánh giá đầy đủ, chính xác về những tác động của biến đổi khí hậu đối với việc đảm bảo lương thực cho người dân ở Việt Nam. Thay vào đó đều là những nơi nổi lên nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự trong thời gian qua liên quan hoạt động lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung của một số chức sắc, giáo dân cực đoan tại Giáo phận Vinh như: giáo xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình); giáo xứ Đông Yên (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh); giáo xứ Song Ngọc và Phú Yên (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).

Ý đồ mượn danh an ninh lương thực có vẻ hơi lộ liễu nên cuối cùng bà Elver chỉ được giới chức Việt Nam cho phép đến 03 địa điểm ở tỉnh Bắc Cạn, Quảng Bình và Cần Thơ, những nơi mà người dân đã và đang chịu tác động to lớn của thiên tai, biến đổi khí hậu và tất nhiên là cả sự cố môi trường biển miền Trung nữa.

Tại buổi họp báo được tổ chức ở Green One UN House, số 304 Kim Mã, Hà Nội, ngày 23/11, bà Elver đã chia sẻ những đánh giá ban đầu của mình về thực trạng quyền lương thực tại Việt Nam sau chuyến thăm. Trong đó, mặc dù ghi nhận những tiến triển của Việt Nam để giảm đói nghèo và cải thiện đời sống của người dân nhưng bà Elver cũng không quên đề nghị nhà cầm quyền có nhiều thay đổi chính sách và thực hiện nhiều cải cách để bảo đảm cho người dân được thực sự thụ hưởng quyền căn bản này, đồng thời hạn chế những tác hại của sự phát triển thiếu cân bằng.

Đối với sự cố môi trường biển miền Trung, báo cáo sơ bộ của bà Elver bên cạnh việc đưa ra những đánh giá khách quan về cuộc sống khó khăn, phụ thuộc lớn vào tài nguyên thiên nhiên của người dân ven biển ở Quảng Bình, nhất là sau khi sự cố xảy ra, đã có những khuyến cáo bước đầu (với những lời lẽ có thể xem là đầy tính ngoại giao) khi khuyến khích chính phủ Việt Nam minh bạch và công khai về những vấn đề liên quan đến sự cố này.

Những quan sát và khuyến nghị của Báo Cáo Viên Đặc Biệt sẽ được phản ánh qua bản báo cáo cuối cùng của bà được trình bày tại phiên họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lần tới. Và khi đó câu hỏi "An ninh lương thực chỉ là cái cớ?" cho chuyến đi của bà Hilal Elver đến Việt Nam sẽ có câu trả lời chính xác nhất.

Chúng ta hãy cùng chờ xem!

@Hạt Dưa

Thứ Năm, 7 tháng 12, 2017

Ban Hỗ trợ nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh - Nối tiếp những chuyến đi đau lòng

Sau 02 chuyến đi sang châu Âu (trung tuần tháng 5/2017) và Đài Loan (đầu tháng 8/2017) cùng Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp vận động các tổ chức, cá nhân quốc tế lên tiếng ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân của sự cố môi trường biển miền Trung do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra, trong đó có một số lượng lớn là giáo dân Giáo phận Vinh. Những ngày này, 02 linh mục trong Ban hỗ trợ nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh (gồm: cha Giuse Phan Sỹ Phương, quản xứ Cửa Lò, Nghệ An và cha Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình) lại tiếp tục sang Úc gặp gỡ Tiểu ban nhân quyền và một số dân biểu của Quốc hội Liên Bang Úc để kêu gọi Nhà nước và các tổ chức, cá nhân ở Úc lên tiếng ủng hộ, giúp đỡ các nạn nhân của sự cố môi trường biển, ủng hộ cuộc đấu tranh pháp lý của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đối với Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh.


Những ai quan tâm, theo dõi kỹ 02 chuyến đi trước đây và chuyến đi hiện tại của Ban hỗ trợ nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh có thể dễ dàng nhận thấy là các chuyến đi này đều có sự tham gia của các thành viên "Việt Tân". Nhưng khác với 02 chuyến đi đầu tiên, về mặt công khai đều do Tòa Giám mục Giáo phận chủ động tổ chức cũng như thực hiện công tác thông tin, truyền thông (bằng cách ra công bố các bài viết, thông báo đưa tin về thời gian, thành phần, nội dung, mục đích, kết quả... chuyến đi trên trang thông tin điện tử của Giáo phận) thì chuyến đi hiện tại lại hoàn toàn do "Việt Tân" chủ động trong việc tổ chức cũng như thực hiện công tác thông tin, truyền thông (bằng cách cập nhật một cách thường xuyên, liên tục về chuyến đi trên trang Facebook của mình).


Phải chăng vì vậy mà việc vận động đấu tranh cho các nạn nhân sự cố môi trường biển miền Trung từ mục đích chính yếu, thậm chí là duy nhất đã trở thành một nội dung nhỏ, ngang hàng với việc kêu gọi đấu tranh cho "dân chủ", "nhân quyền"; các cha trong Ban hỗ trợ nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh cũng chỉ là một thành phần tham gia chuyến đi như các thành viên khác của "Hội Anh em dân chủ" hay "Việt Tân"? Hay bởi Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp và Ban hỗ trợ nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh cảm thấy đã đến lúc cần công khai mối quan hệ mật thiết, máu thịt giữa mình với "Hội Anh em dân chủ" và "Việt Tân" như thời gian qua nhiều người đã đồn đại?

Không rõ Đức cha Phaolô và cha Phương, cha Tịnh có biết rằng:
Nhà nước Úc chẳng ưa gì việc nước ngoài can thiệp vào công việc nội bộ của nước mình, thậm chí còn chuẩn bị ban hành một dự luật mới nhằm hình sự hóa việc bên ngoài can thiệp vào nội bộ nước này, đồng thời siết chặt kiểm soát các nguồn tài trợ chính trị (https://baomoi.com/uc-bao-dong-nuoc-ngoai-can-thiep-noi-bo/c/24209346.epi) nên không có quyền gì để có thể can thiệp với chính quyền Cộng sản ở Việt Nam!

Và thực tế sau các chuyến đi sang châu Âu và Đài Loan của Đức cha và Ban hỗ trợ nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển, chẳng có quốc gia, chính thể nào lớn tiếng yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải thế này thế nọ trong việc giải quyết sự cố môi trường biển hay đảm bảo "dân chủ", "nhân quyền" cả.

Nếu biết mà vẫn đi thì có lẽ chuyến đi Úc lần này của Ban hỗ trợ nạn nhân thảm họa ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh thực tế chỉ là nhằm nối tiếp những chuyến đi đau lòng của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp mà thôi?!

@Nhân Trần

Thứ Tư, 6 tháng 12, 2017

Linh mục quản xứ Tam Tòa rõ là "não ngắn"!

Chỉ còn chưa đầy 03 tuần nữa là đến Giáng sinh, một ngày lễ vốn chỉ dành cho những người theo Kitô giáo nhưng dần dần đã trở thành một ngày lễ chung, ngày lễ hội quốc tế. Thế nhưng, ở Việt Nam, trong ngày này, tất cả mọi người, kể cả những người theo đạo Công giáo vẫn phải đi làm, đi học chứ không được nghỉ. Do vậy, đã có nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam nên có một ngày nghỉ lễ Noel, trong đó có ý kiến của linh mục Trần Xuân Mạnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Uỷ ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.

Ý kiến này đã được linh mục Trần Xuân Mạnh đưa ra từ trước dịp Lễ Giáng sinh năm 2013 nhưng đến nay vẫn chưa được các cơ quan có thẩm quyền xem xét giải quyết một cách chính thức. Cũng bởi vậy, trước dịp Lễ Giáng sinh năm nay, khá nhiều trang mạng lại đăng tải lại bài viết "Linh mục Trần Xuân Mạnh xin Nhà nước có một ngày nghỉ lễ Noel", trong đó có trang facebook cá nhân của Trần Văn Thành, linh mục quản xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình.


Đề xuất của linh mục Trần Xuân Mạnh nếu được chấp thuận chắc chắn sẽ không chỉ mang lại niềm vui đối với những người theo đạo Công giáo, mang lại cho họ nhiều thời gian hơn để thoải mái tham gia một Thánh lễ trọng đại theo đức tin của mình mà còn tạo cơ hội, điều kiện để Giáng sinh cũng như đạo Công giáo ngày càng đến gần hơn với mọi người. Tất nhiên, không loại trừ hệ lụy là các tôn giáo khác (như: Phật giáo, Cao Đài, Hòa Hảo...) cũng đồng loạt xin Nhà nước có một ngày nghỉ lễ riêng trong năm.

Nhưng điều đáng nói ở đây là bình luận "Việc gì phải xin có một ngày lễ Noel???" của linh mục quản xứ Tam Tòa khi chia sẻ bài viết về đề xuất của Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam. Đọc bình luận này có thể thấy ngay sự xảo trá (tự cắt bớt từ "nghỉ" trong phát biểu của linh mục Trần Xuân Mạnh), thái độ hằn học, bất hợp tác với chính quyền (tỏ vẻ không thèm xin xỏ gì từ chính quyền dù thực tế suốt ngày xin đất để mở rộng khuôn viên nhà thờ)  và trên hết là cái "não ngắn" của vị cha xứ này khi không thấy được những lợi ích thiết thực đối với giáo hội, giáo dân Công giáo nếu đề xuất cho phép nghỉ lễ Noel một ngày được thông qua.

"Não ngắn" dù là do cha sinh mẹ đẻ, không thể thay đổi được nhưng nếu có thương cho đoàn chiên ngây dại của mình thì có lẽ Trần Văn Thành hãy chịu khó suy nghĩ một chút cho não nó dài ra rồi hãy nói nhé!

@Nhân Trần


Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

GÓC NHÌN: Mỹ rút khỏi Hiệp định Toàn cầu về Di Trú và sự phớt lờ của Tổng thống Trump đối với Giáo hoàng Phanxicô

Ngày 03/12/2017, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về việc Mỹ quyết định chấm dứt tham gia vào quy trình của Liên Hợp Quốc nhằm xây dựng Hiệp ước Di trú Toàn cầu (GCM) với lý do chương trình này không phù hợp với các chính sách di trú của Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Rex Tillerson
Trong khi chúng tôi tiếp tục tham gia trên một số phương diện tại Liên Hiệp Quốc, trong trường hợp này, đơn giản là chúng tôi không thể hậu thuẫn một tiến trình có thể phương hại tới quyền chủ quyền của Hoa Kỳ để thực thi các luật về di trú và bảo đảm các ranh giới của chúng tôi.
Hoa Kỳ hậu thuẫn sự hợp tác quốc tế về các vấn đề di dân, nhưng trách nhiệm chính của các nước có chủ quyền là bảo đảm chương trình di dân phải an toàn, có trật tự và hợp pháp.”

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley
Hoa Kỳ tự hào về truyền thống di dân và vai trò đạo đức lâu dài của Mỹ trong việc hỗ trợ các đợt di dân và tị nạn trên khắp thế giới… Nhưng các quyết định về các chính sách di trú phải luôn luôn do người Mỹ quyết định và chỉ người Mỹ quyết định mà thôi.

Chúng tôi sẽ quyết định cách tốt nhất để kiểm soát các biên giới của chúng tôi, và ai sẽ được phép nhập cảnh vào Mỹ. Hướng tiếp cận toàn cầu trong Tuyên bố New York, đơn giản không phù hợp với quyền chủ quyền của Mỹ.

Việc chấm dứt tham gia quá trình thúc đẩy GCM được xem là hành động tiếp theo nhằm thực hiện chính sách "Nước Mỹ trên hết" mà ông Donald Trump đã đưa ra trong quá trình tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 (sau việc rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu; Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP; Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA, Thỏa thuận hạt nhân Iran..). 

Trong số những người phản đối quyết định rút khỏi Hiệp định Toàn cầu về Di Trú của Mỹ, bên cạnh số cho rằng quyết định trên sẽ gây ra những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực nhằm xử lý hơn 60 triệu người trên toàn cầu bị buộc phải dời cư vì một loạt nguyên nhân khác nhau thời gian qua, nhất là trong bối cảnh thông báo này được công bố chỉ vài giờ trước khi khai mạc Hội nghị toàn cầu về di trú được tổ chức tại thành phố Puerto Vallarta, Mexico, có không ít người phản đối bởi cho rằng Tổng thống Donald Trump đã phớt lờ ý kiến của Đức Giáo hoàng Phanxicô, người đại diện Thiên Chúa ở trần gian.

Sau cuộc gặp đầu tiên giữa 02 người đàn ông quyền lực nhất thế giới tại Vatican ngày 24/5/2017, tuy không rõ nội dung trao đổi giữa hai người là gì nhưng rất nhiều người đã kỳ vọng Tổng thống Trump và Giáo hoàng Phanxicô đã giải tỏa được những bất đồng trước đó, bao gồm: biến đổi khí hậu, thành công của chủ nghĩa tư bản, quyền của người tị nạn và sự cách biệt ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo.

Ông Trump có thực sự đang lắng nghe ý kiến của Đức Giáo hoàng Phanxicô?



Sau cuộc gặp trên, ngày 15/8/2017, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ký Sứ điệp cho “Ngày thế giới người di dân và người tị nạn” lần thứ 104 được tổ chức vào ngày 14/01/2018 với chủ đề “Đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập người di dân và người tị nạn”. Nội dung Sứ điệp mời gọi các nhà lãnh đạo và mọi cá nhân trên thế giới chia sẻ trách nhiệm trong việc trợ giúp người di dân và người tị nạn để cứu mạng và bảo vệ quyền lợi của họ, nhấn mạnh quan điểm cho rằng "Phải luôn đặt ưu tiên cho sự an toàn của cá nhân trước an ninh quốc gia". Trong khi đó, quyết định rút khỏi Hiệp định Toàn cần về Di Trú của Mỹ chẳng khác gì lời khẳng định cho quan điểm ngược lại "Phải luôn đặt ưu tiên cho an ninh quốc gia trước sự an toàn của cá nhân"! 

Với việc phớt lờ LỜI CHÚA (do Đức Giáo hoàng loan báo) một cách trắng trợn như vậy, không rõ Giáo hội Công giáo Mỹ sẽ còn cầu nguyện cho Tổng thống Trump cũng như những "rận chủ" ở Việt Nam sẽ còn bám đít Mỹ, thiên đường của tự do, dân chủ, nhân quyền đến bao giờ?

@Nhân Trần

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...