Thứ Hai, 11 tháng 12, 2017

An ninh lương thực chỉ là cái cớ?!

Trong các ngày từ 13 - 24/11/2017 vừa qua, bà Hilal Elver, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về an ninh lương thực đã có chuyến đi đến một số địa phương (gồm: Bắc Cạn, Quảng Bình và Cần Thơ) nhằm thu thập thông tin về tình hình an ninh lương thực tại Việt Nam, trong đó có việc đánh giá những tác động của biến đổi khí hậu đối với việc đảm bảo lương thực cho người dân.

Bà Hilal Elver, Báo Cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp quốc về Quyền lương thực. Ảnh: UN
Sẽ chẳng có gì phải băn khoăn nếu chương trình, nội dung và kết quả chuyến đi của bà Elver hoàn toàn xoay quanh an ninh lương thực như đúng cái chức danh mà bà đang đảm nhiệm.
"An ninh lương thực hay an ninh lương thực quốc gia được hiểu là sự đảm bảo của mỗi quốc gia về nguồn cung cấp lương thực cho người dân để hạn chế và đẩy lùi tình trạng thiếu lương thực, nạn đói và tình trạng phụ thuộc vào nguồn lương thực nhập khẩu."
(Định nghĩa của Bách khoa toàn thư mở Wikipedia) 
"An ninh lương thực là mọi người có quyền tiếp cận các thực phẩm một cách an toàn, bổ dưỡng, đẩy đủ mọi lúc mọi nơi để duy trì cuộc sống khỏe mạnh và năng động."
(Định nghĩa của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc FAO) 

Vậy nhưng, theo Trần Minh Nhật, một cộng tác viên của trang tin điện tử Tin Mừng Cho Người Nghèo, ngay từ trước khi đặt chân đến Việt Nam, bà Elver và các cộng sự của mình đã để lộ những dấu hiệu cho thấy mục đích thực sự của chuyến đi không phải là vì an ninh lương thực? Bởi, những nơi mà bà Elver muốn tới không phải là những địa phương tiêu biểu để có thể xem xét, đánh giá đầy đủ, chính xác về những tác động của biến đổi khí hậu đối với việc đảm bảo lương thực cho người dân ở Việt Nam. Thay vào đó đều là những nơi nổi lên nhiều vấn đề phức tạp về an ninh trật tự trong thời gian qua liên quan hoạt động lợi dụng sự cố môi trường biển miền Trung của một số chức sắc, giáo dân cực đoan tại Giáo phận Vinh như: giáo xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình); giáo xứ Đông Yên (thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh); giáo xứ Song Ngọc và Phú Yên (huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An).

Ý đồ mượn danh an ninh lương thực có vẻ hơi lộ liễu nên cuối cùng bà Elver chỉ được giới chức Việt Nam cho phép đến 03 địa điểm ở tỉnh Bắc Cạn, Quảng Bình và Cần Thơ, những nơi mà người dân đã và đang chịu tác động to lớn của thiên tai, biến đổi khí hậu và tất nhiên là cả sự cố môi trường biển miền Trung nữa.

Tại buổi họp báo được tổ chức ở Green One UN House, số 304 Kim Mã, Hà Nội, ngày 23/11, bà Elver đã chia sẻ những đánh giá ban đầu của mình về thực trạng quyền lương thực tại Việt Nam sau chuyến thăm. Trong đó, mặc dù ghi nhận những tiến triển của Việt Nam để giảm đói nghèo và cải thiện đời sống của người dân nhưng bà Elver cũng không quên đề nghị nhà cầm quyền có nhiều thay đổi chính sách và thực hiện nhiều cải cách để bảo đảm cho người dân được thực sự thụ hưởng quyền căn bản này, đồng thời hạn chế những tác hại của sự phát triển thiếu cân bằng.

Đối với sự cố môi trường biển miền Trung, báo cáo sơ bộ của bà Elver bên cạnh việc đưa ra những đánh giá khách quan về cuộc sống khó khăn, phụ thuộc lớn vào tài nguyên thiên nhiên của người dân ven biển ở Quảng Bình, nhất là sau khi sự cố xảy ra, đã có những khuyến cáo bước đầu (với những lời lẽ có thể xem là đầy tính ngoại giao) khi khuyến khích chính phủ Việt Nam minh bạch và công khai về những vấn đề liên quan đến sự cố này.

Những quan sát và khuyến nghị của Báo Cáo Viên Đặc Biệt sẽ được phản ánh qua bản báo cáo cuối cùng của bà được trình bày tại phiên họp của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc lần tới. Và khi đó câu hỏi "An ninh lương thực chỉ là cái cớ?" cho chuyến đi của bà Hilal Elver đến Việt Nam sẽ có câu trả lời chính xác nhất.

Chúng ta hãy cùng chờ xem!

@Hạt Dưa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...