Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Những người thân yêu nói gì về Mẹ Nấm?

Chỉ còn chưa đầy 12 tiếng đồng hồ nữa là phiên toà xử phúc thẩm Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ diễn ra. Nhiều tổ chức nhân quyền, truyền thông thế giới đã và đang đồng loạt lên tiếng phản đối bản án 10 năm tù mà nhà nước Việt Nam đã kết án cô và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho cô vào phiên xử phúc thẩm ngày mai, thứ Năm, 30 tháng 11.

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa sơ thẩm ngày 29/6/2017

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là ai?

Là một đứa con được nuông chiều

Chỉ cần nói đến Mẹ Nấm, hay gõ vào bàn phím chữ Mẹ Nấm thôi thì người ta có thể biết những câu chuyện về cô, biết được tận tường lý do vì sao cô chịu bản án 10 năm tù giam.

Thế giới biết về Mẹ Nấm. Người dân Việt Nam biết về Mẹ Nấm. Nhưng có lẽ biết về cô nhất, hiểu thật sự về cô nhất và chia sẻ cùng cô nhất, trên cuộc đời này và mãi mãi không ai khác hơn chính là Mẹ của cô, bà Tuyết Lan.

Nói về Như Quỳnh, đứa con gái duy nhất của mình, bà chia sẻ:

Quỳnh là đứa con duy nhất của tôi cho nên bao nhiêu tình yêu của tôi, bao nhiêu cuộc đời là tôi dồn hết cho Quỳnh. Quỳnh là một đứa con có cá tính từ nhỏ. Nó quyết liệt, khi đã muốn làm gì thì làm cho bằng được dù mình có khuyên con không nên thế này, không nên thế nọ. Nó luôn muốn trải nghiệm.


Không ai hiểu con bằng mẹ. Hiểu Mẹ Nấm, biết cá tính ương ngạnh, không chịu nghe ai khuyên can của cô, không ai khác hơn là bà Tuyết Lan. Không chỉ vì bà là mẹ, mà còn vì "con đường Quỳnh đi" (con đường chống Cộng) "truyền thống gia đình" như lời bà nói.

Gia đình chúng tôi là gia đình Công giáo. Ông nội và ông ngoại Quỳnh đều là cựu sĩ quan cảnh sát dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Trong đó, ông ngoại của Quỳnh là nhân viên Cảnh sát đặc biệt của Ngụy, chuyên thẩm vấn những vụ án liên quan đến chính trị. Bố của Quỳnh là một “Thương phế binh VNCH. Cho nên những điều Quỳnh làm, tôi nghĩ đó là chuyện bình thường và nên làm.

Bà Tuyết Lan và hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm. Facebook bà Tuyết Lan

Từ ngày Mẹ Nấm bị bắt vào tháng 10 năm ngoái và bị kết án hồi tháng 6 cho đến nay, bà Tuyết Lan chỉ gặp con gái của mình 1 lần duy nhất vào ngày 31 tháng 7.

Trong thời gian đó, có không ít những ý kiến từ dư luận xã hội cho rằng người phụ nữ này “ăn cơm nhà lo chuyện thiên hạ” hay “ăn cơm nhà gác ngà voi”. Thế nhưng ai nói mặc ai. Bà Tuyết Lan biết hết, nghe hết, nhưng vì Quỳnh là người con gái duy nhất nên dù cô có sai lầm bà vẫn yêu và ủng hộ.

Tôi không hề oán trách những người đó... Tôi không trách con tôi mà tôi cũng không oán trách người ta điều gì hết.

Là một người Mẹ không làm tròn thiên chức

Dư luận trong xã hội chỉ trích Mẹ Nấm “ăn cơm nhà lo chuyện thiên hạ” bởi cô đã không chọn hai đứa con thơ của mình, cho dù cô là một người mẹ.

Chính bà Tuyết Lan kể lại ngay cả một người bạn của bà cũng đặt vấn đề như thế với bà sau khi diễn ra phiên toà sơ thẩm.

Người đó gọi tôi và nói là tại sao con bà lại chọn con đường làm cho bà khổ như vầy? Con bà chẳng yêu con nó. Tại sao nó làm vậy? Bổn phận của nó là bổn phận làm mẹ.

Hai chữ bổn phận tự bản thân nó đã mang một trọng trách rất nặng nề, khó mà cân đong đo đếm hoặc nói là bao nhiêu cho đủ. Dư luận cho rằng Mẹ Nấm không làm tròn bổn phận với con của mình. Bé Nấm, đứa con gái bé bỏng của cô cũng hiểu rất rõ về mẹ của mình.

Nói chuyện với chúng tôi khi vừa trở về từ buổi xem phim, món quà sinh nhật của Nấm, Nấm cho biết tối nào mẹ cũng nói cho Nấm và em Gấu "về cá chết, về Trung Quốc xâm lược Việt Nam", thay vì dạy con học hành, kể chuyện cổ tích cho con nghe như bao bà mẹ khác.

Là một kẻ chống đối

Đó là việc gì mà Mẹ Nấm bị kết án 10 năm tù giam vì Điều 88?

Cô sinh năm 1979, cử nhân Anh văn của trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang. Bút danh Mẹ Nấm ra đời từ năm 2006 với các bài viết xuyên tạc về thực trạng xã hội, về quyền con người, mượn danh đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam…

Với cáo buộc đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân...", cô bị Công an tỉnh Khánh Hoà bắt vào tháng 10 năm ngoái.

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Photo from Facebook Triều Lâm

Mẹ Nấm còn tham gia nhiều hội nhóm trái phép như nhóm “Tuyên bố công dân tự do”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”, liên tục kêu gọi tụ tập, biểu tình gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn Khánh Hòa và cả nước dưới danh nghĩa “dã ngoại nhân quyền”, “café nhân quyền”, “biểu tình chống Trung Quốc”, đòi trả tự do cho số bị bắt, xử lý bên ngoài phiên tòa…

Ông Nguyễn Lương Thành, một blogger Việt chia sẻ về người phụ nữ mà ông nói mình chỉ biết đến sau khi đọc bài viết “Đừng quên Mẹ Nấm” của “Dân làm báo” 

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không phải là nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền; cũng không phải là người đấu tranh chống tham nhũng, bất công, bảo vệ quyền tự do của người dân như đánh giá của “người ta”. Vì thế “Đừng quên Mẹ Nấm” nghĩ cho cùng cũng chỉ là nhớ đó, lấy đó làm bài học để đời cho những ai cũng đã, đang và sẽ có những hành vi tương tự như Mẹ Nấm.

Là một đứa con được nuông chiều, một người Mẹ không làm tròn thiên chức, một kẻ chống đối, những người thân quen của blogger Mẹ Nấm hiểu về cô với những định nghĩa đơn giản ấy. Tất cả họ và hàng triệu người trên thế giới không thể biết chính xác kết quả của phiên toà ngày 30 tháng 11 sắp đến nhưng chắc chắn ai cũng biết câu trả lời cho câu hỏi của bé Nấm: “Có cách nào giúp cho gia đình con đoàn tụ không?” chỉ có thể là sự quay đầu, thành khẩn nhận tội, cải tạo tốt của Mẹ Nấm mà thôi.

@RFA Oppo

Bàn về sứ mệnh của "luật sư nhân quyền"

Mới đây, ông Nguyễn Tường Thụy phát đi bài viết "Bào chữa cho tù nhân lương tâm không chỉ là chứng cứ" với nội dung cho rằng trong các vụ án chính trị luật sư không thể bào chữa cho các bị cáo vô tội do phiên toà đã "được chỉ đạo", "án bỏ túi", do đó vai trò của luật sư không chỉ là tìm căn cứ phủ nhận tội trạng mà còn cần phải "tố cáo cơ quan điều tra vi phạm thủ tục tố tụng hình sự", "cản trở luật sư tiếp cận hồ sơ vụ án", "vạch lối làm việc tuỳ tiện, áp đặt, ngồi trên pháp luật" của cơ quan tư pháp và khuyến khích "người đấu tranh yên tâm, tin tưởng và tự hào về việc làm của mình". 




Được biết, ông Thụy là lão thành của phong trào dân chủ trong nước, hiện giữ rất nhiều "chức vụ" trong rất nhiều "tổ chức xã hội dân sự độc lập" như Phó Chủ tịch Hội nhà báo độc lập, Phó Hội Bầu bí tương thân,...Ông được xem như "phát ngôn viên", về bản chất là "dư luận viên" của Việt Tân, kiêm cộng tác viên RFA Việt ngữ, được "hưởng lương từ tiền thuế của dân Mỹ", bởi vậy phát ngôn của ông này có thể xem là có trọng lượng trong làng zân chủ Việt cũng như "thông điệp" tới các vị "luật sư nhân quyền" ngày ngày "bào chữa miễn phí" trên danh nghĩa cho các "tù nhân lương tâm". Do vậy, đáng để ta mổ xẻ "định nghĩa" của ông dành cho giới "luật sư nhân quyền" kia.

Thứ nhất, "luật sư nhân quyền" không cần cố công bào chữa để giải cứu "tù nhân lương tâm" làm gì, đừng đau đầu tìm lý lẽ biện hộ vì "án bỏ túi" rồi, không quan tâm mấy năm tù hay mấy chục năm tù thì cũng như nhau,... Nghe mùi lý luận này sao mà giống giống chủ trương của Việt Tân đến thế!!!

Nếu đúng vậy thì cái nghề luật sư nhân quyền đúng là "Number One", chả dại gì không làm, vừa nhàn não lại vừa được truyền thông quốc tế "tôn vinh". Dễ hiểu dân chúng dán nhãn là nhóm này đồng nghĩa với "luật sư toàn thua", luật pháp Việt Nam không cần đọc/hiểu, chỉ cần thuộc mấy bản Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế thôi. Mà chỉ cần thuộc 3/4 điều luật của Tuyên ngôn này thôi chứ đừng có "thuộc" khấu đuôi là "căn cứ theo luật pháp quốc gia đó " y như ông diễn giả nhóm VietVision tường thuật phiên toà sơ thẩm Mẹ Nấm Gấu, cả luật sư lẫn bị cáo đều bị Chủ toạ nhắc "đọc" thêm, chớ bỏ qua khấu đuôi này khi trích dẫn luật quốc tế. Hài chảy nước mắt!

Thứ hai, sứ mệnh của "luật sư nhân quyền" cần soi thật kỹ hồ sơ vụ án để "bới lông tìm vết" cho ra sơ suất nào đó về thủ tục tố tụng, nhất là vi phạm chuẩn mực Tây phương là tốt nhất để phủ nhận cả bản án và hành vi phạm tội của thân chủ! Hoặc ăn vạ vu cáo cơ quan tố tụng cản trở luật sư tiếp cận vụ án. Nghe chiêu này quá quen, vụ án nào cũng thấy riết, hình như vị luật sư nhân quyền nào cũng thuộc lòng võ này.

Thế này khác nào yêu cầu luật sư "cãi chày cãi cối",  giở võ Chí Phèo miễn có cớ ăn vạ và đổ vấy, bất chấp chứng cứ sờ sờ nhưng chỉ cần viện được thủ tục nào đó từ khâu điều tra, khám xét, hỏi cung...có sơ suất gì là vớ lấy làm căn cứ phủ nhận bản án. Đây đúng là chiêu trò tiểu nhân để đối phó với cơ quan tố tụng chứ đâu phải là thứ dành luật sư có ăn có học? Có lẽ Chủ tọa phiên toà cũng nên học loại chiêu trò này để loại mấy ông luật sư nhân quyền kia ra khỏi toà cho đỡ rác tai chăng? Rất dễ, cứ chiểu theo luật mà làm. Qua theo dõi mấy phiên toà xử có đám luật sư nhân quyền mù luật Việt Nam này, chiêu này cực ... ngon ăn. Ví dụ nho nhỏ thôi, phiên toà sơ thẩm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, một ông luật sư không mặc đồng phục chuẩn theo quy định nghề nghiệp, khi bị Chủ tọa nhắc vẫn cãi chày cối bất chấp mình "lạc lõng" so với trang phục mấy ông luật sư còn lại, nhưng Chủ tọa rất lương thiện, không hề tống ông luật sư không thuộc quy định nghề nghiệp tối thiểu này ra khỏi phiên toà, chứ ông ta cứ luật mà làm thì vị luật sư nhân quyền này ....nhục nhã không còn lỗ lẻ nào chui nữa!

Thậm chí chính zân chủ Trịnh Anh Tuấn từng tố luật sư nhân quyền chả thuộc tên thân chủ, chẳng cần chuẩn bị bài bào chữa luôn..., ra tòa chỉ cần như vẹt vì phiên tòa nào rưa rứa mấy tội 258, 88, 79 cả, hoá ra là do chủ trương này?!?

Thứ ba, "nhiệm vụ" của luật sư nhân quyền là  khuyến khích "người đấu tranh yên tâm, tin tưởng và tự hào về việc làm của mình", đồng nghĩa với với việc "ngoan cố", "không thừa nhận hành vi phạm tội" là tình tiết tăng nặng, có thể kịch khung hay nhảy từ khung 1 sang khung 2, khung 3 của Điều luật cho ở tù rục xương luôn!!!

Mới đây nhất, ông luật sư Võ An Đôn khuyên Mẹ Nấm Gấu y chang, đừng nhận tội, chấp nhận kể cả mức án 15,20 năm tù luôn vì nhận tội là "hủy hoại sự nghiệp đấu tranh". Đúng là "vĩ đại" thật. Quả này các con của cô Quỳnh: bé Nấm, bé Gấu cứ lấy chồng, lấy vợ, sinh con đẻ cháu, mỗi sự kiện lại thổn thức "nhớ mẹ/nhớ bà trong tù" và "tội ác" của cộng sản luôn, biết đâu làng zân chủ không có Mẹ Nấm Gấu thì sẽ có đàn con, đàn cháu của Mẹ Nấm Gấu "đấu tranh dân chủ". Tuyệt cú mèo!!!

Ngoài "định hướng" nêu trên dành cho giới luật sư nhân quyền, ông Thụy trích dẫn nhiều phiên toà chứng minh cho lập luận đưa ra của mình để thuyết phục các luật sư nghe theo. Tuy nhiên, như chính ông luật sư Hà Huy Sơn mới đây tiết lộ trên Facebook lý do luật sư bó tay với việc "chạy tội" cho các "tù nhân lương tâm" xuất phát từ chứng cứ quá đầy đặn của cơ quan tố tụng xuất phát từ chính cách thức hoạt động công khai, khoe khoang, thách thức chính quyền trên mạng Internet của họ. Đây là điều ông Thụy không dám trích dẫn ra trong bài viết "định hướng" giới luật sư toàn thua của ông ta.

Phàm các vụ án xử tội phạm chính trị, các cơ quan tố tụng đều có thời gian điều tra kỹ lưỡng, thời gian dài trước khi cân nhắc "phá án" nên dễ hiểu, chứng cứ cả rổ, thậm chí nhiều "tù nhân lương tâm" phạm cùng lúc quá nhiều tội trong Bộ luật Hình sự luôn như 258, 88, 79, 80...., thực chất cơ quan tố tụng chỉ chọn một tội họ thấy "đầy đặn chứng cứ nhất" đem ra truy tố mà thôi. Đơn cử Nguyễn Văn Đài từng bị truy tố tội Tuyền truyền chống Nhà nước trước đây, nhưng báo Công an nhân dân viết phóng sự mô tả về quá trình vi phạm pháp luật của ông ta cho thấy, ông ta nhận lương của vài tổ chức lưu vong người Việt để lập ra các hội nhóm chống Nhà nước núp danh dân chủ, nhân quyền (dấu hiệu Điều 79 Bộ luật Hình sự), nhận tiền cung cấp tin bài, làm báo cáo xuyên tạc tình hình trong nước cho người nước ngoài, cung cấp thông tin sai sự thật, vận động chính giới nước ngoài chống Việt Nam về chính sách và giao thương (dấu hiệu Điều 80 Bộ luật Hình sự), viết, trả lời phỏng vấn bên ngoài xuyên tạc tình hình trong nước (Điều 258 Bộ luật Hình sự), kích động người dân tộc kém hiểu biết, học sinh chống chính sách của Nhà nước (dấu hiệu tội phá hoại chính sách mục đích chống chính quyền nhân dân)...

Về bản chất có thể thấy cơ quan tố tụng có thể cùng một lúc truy tố nhiều tội danh mà "tù nhân lương tâm" phạm phải, tuy nhiên nếu xử đúng như vậy thì những kẻ như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài tù mục xương, chẳng qua họ xét tương quan giữa tính chất, dấu hiệu khách quan của hành vi, hậu quả gây ra cho xã hội, tương quan với các vụ án khác (án lệ), chính sách với người phạm pháp đã biết tội, chính sách đối với kẻ ngông cuồng không hiểu luật đã phạm pháp... để đưa ra mức án "hợp tình hợp lý hợp án lệ hợp đạo lý dân tộc" mà thôi, tạo cơ hội cho họ làm lại cuộc đời... Đặc trưng của loại tội phạm này khác hoàn toàn tội phạm hình sự thông thường nên chính sách pháp luật tất khác nhau, chế độ nhà tù cũng khác biệt (ưu đãi hơn hẳn tù hình sự thường), điều kiện ăn ở, học hành, đọc sách báo, lao động tay chân ...càng khác biệt.

Đó chính là cái cốt lõi trong chính sách hình sự nhân đạo của Nhà nước đối với tù nhân xâm phạm ANQG, tuy nhiên với những kẻ tự nguyện ăn lương, bán mình cho đám phản động và thế lực chính trị ngoại bang như Nguyễn Tường Thụy khó có thể ngộ được điều này. Vì sao các "tù nhân lương tâm" của họ khi bị bắt đều nhanh chóng nhận tội khi được cơ quan tố tụng giải thích cặn kẽ, và Thụy cũng như đám "ông chủ" của hắn cần phải thông qua kênh luật sư tiếp tục kích động người tù "tử vì đạo" vì lợi ích thân nhân, vì "sự nghiệp chính trị", vì ước mơ "cộng sản không thể tồn tại trước chủ nghĩa tư bản đang thịnh trị"... để tiếp tục loè bịp và đẩy họ thành con bài để "đấu tranh nhân quyền" tiếp của chúng. Nếu có thể loại nào ác độc, vô lương tâm hơn, chắc không thể vượt qua nổi Việt tân và đám tay sai của chúng như Nguyễn Tường Thụy được.

Nguyễn Biên Cương

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Suy ngẫm về bài giảng của Giám mục Nguyễn Thái Hợp tại Lễ truyền chức linh mục Giáo phận Vinh năm 2017

Hôm 24/11/2017, đúng vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã long trọng tổ chức Lễ truyền chức linh mục cho 04 Phó tế Martinô Nguyễn Văn Bé, Giuse Nguyễn Văn Dũng, Antôn Tô Quang Hùng và G.B. Cao Xuân Trường.


Nếu theo đúng lịch trình đào tạo chung của khóa XI Đại Chủng viện Vinh Thanh thì 04 tân chức này đã được thụ phong từ ngày 14/11/2016. Do vậy, nói một cách đời thường thì Lễ truyền chức linh mục Giáo phận Vinh năm nay có thể coi là Lễ tốt nghiệp vớt của số chủng sinh khóa XI Đại Chủng viện Vinh Thanh bị đúp?

Tuy nhiên, những điều đọng lại, đáng suy ngẫm nhất sau Lễ truyền chức linh mục Giáo phận Vinh năm 2017 không phải là chuyện học tài thi phận hay chậm duyên (kết hôn cùng Thiên Chúa) của 04 vị tân linh mục mà lại là bài giảng của Giám mục Nguyễn Thái Hợp tại thánh lễ này.


Trước hết, khi phân biệt 02 danh xưng "giáo dân" và "lương dân", Giám mục Hợp cho rằng "ngay cả cái chữ Công giáo, giáo dânlương dân mà hôm nay nhiều khi chúng ta gọi một cách hãnh diện, như chúng ta là giáo dân còn những người không thuộc giáo hội chúng ta là lương dân, và khi ta nói như vậy ta hiểu chữ lương dân theo nghĩa tiêu cực".

Sự hãnh diện của danh xưng "giáo dân" mà Giám mục Hợp đề cập có thể xuất phát từ cách hiểu nghĩa từ công (trong Công giáo) là công bình, công minh, bác ái (dù đây là cách gọi không hợp lý đối với các từ Hán Việt, không giống như tên gọi của các tôn giáo khác và cũng không đúng với nghĩa thực chất của từ công mà những người đề xướng việc đổi tên gọi đạo Gia-tô mong muốn là công quyền, công cộng, công cụ).

Nhưng tính tiêu cực, không lành mạnh của danh xưng "lương dân" theo cách hiểu của Giám mục Hợp là gì? Chẳng lẽ những người theo các tôn giáo khác, trong đó có đạo Tin lành, đạo Hồi - những tôn giáo cùng thờ Thiên Chúa nhưng không thuộc giáo hội Công giáo, cũng là tiêu cực? Hay sự tiêu cực mà Giám mục Hợp muốn nói đến là cách phân biệt đã từng gây ra biết bao đau thương, đổ máu cho giáo hội, giáo dân Công giáo như ở cuối thời nhà Nguyễn: "lương dân" là những người biết tôn trọng chính quyền ("vâng lời vua, quan") còn "giáo dân" là những người tiếp tay cho giặc ngoại xâm ("đạo ngoại lai"), không tôn trọng chính quyền ("không nghe lời của vua, quan")?

Thứ nữa là tình trạng tha hóa trong hàng ngũ linh mục Giáo phận Vinh liệu đã đến mức báo động?! Khi Giám mục Hợp công khai thừa nhận ("Ngày nay, thật vậy, có biết bao tiếng thở dài, van nài, than khóc nơi đàn chiên của Đức Kitô; vô số những người nghèo đói, yếu đau bị tổn thương, lạc đường, bị bỏ rơi, bị loại trừ hay bị các linh mục nạt nộ, dọa rút phép thông công...") và giáo huấn đối với 04 tân chức (đừng để "niềm vui của cuộc đời linh mục" "chất thêm gánh nặng trên vai đã gầy của người giáo dân chúng ta"; không mua xe sang, không tổ chức Lễ tạ ơn chính thức với số người tham dự quá 1.000 người).

Chỉ riêng 02 vấn đề trên cũng đã đủ để khiến giáo sĩ, giáo dân Giáo phận Vinh và những người yêu mến, quan tâm đến mảnh đất Nghệ Tĩnh Bình phải đau đầu suy ngẫm. Nhưng dù hiểu như thế nào đi nữa thì xin 04 vị tân linh mục nhớ rằng Giám mục Hợp chỉ mong đàn chiên của mình "Hãy làm theo những gì tôi nói, đừng làm theo những gì tôi làm!".

@Nhân Trần

Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Nguyễn Quang A lẩm cẩm mất rồi!

Hôm 22/11/2017, BBC Việt ngữbài viết bình luận về sự kiện Việt Nam kỷ niệm 20 năm chính thức kết nối với mạng lưới Internet toàn cầu. Nội dung bài viết chỉ ra những bước tiến vượt bậc và ảnh hưởng của Internet đối với xã hội, kinh tế, chính trị Việt Nam.
"Năm 2000, chỉ có 0.2% người Việt có Internet, nhưng 17 năm sau, hơn 53% dân số có thể truy cập mạng thường xuyên.
Facebook và YouTube là mạng xã hội phổ biến nhất Việt Nam với 51% người dùng Internet sử dụng hai mạng xã hội này.
Việt Nam cũng đứng thứ 7 trong danh sách những nước có người dùng đông nhất trên Facebook, theo báo cáo của We are Social, một công ty chuyên về chiến lược tiếp thị và quảng cáo điện tử."
Đồng thời cũng chỉ rõ mặt trái của Internet, như là "con dao hai lưỡi", dưới góc nhìn của Nguyễn Quang A - một trong những người được cho là có công đưa Internet vào Việt Nam.
Chân dung Nguyễn Quang A
Tuy nhiên, sau 20 năm, Internet Việt Nam như một mầm cây tự do giữa trời đất đã "lớn nhanh như thổi" là điều ai ai cũng có thể thấy nhưng khoảng thời gian đó lại khiến cho con người ta già đi và trở nên lẩm cẩm.

Vừa mới cho rằng Internet ở Việt Nam hiện nay là tự do
"Nếu người ta đánh giá sự tự do của Internet từ 20, 10 năm trước đến này thì có thể thấy nó tự do"
thì Nguyễn Quang A lại ngay lập tức phủ nhận nó với những lý do mà Freedom House (một tổ chức tư nhân nhưng lại tự xác định cho mình chức năng, nhiệm vụ là "theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, cũng như khảo sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới", có quyền can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ các nước trên thế giới, nhất là những quốc gia không cùng chế độ chính trị với Mỹ và các nước phương Tây, bằng cách đưa ra các bản báo cáo - đánh giá về tình hình tự do - dân chủ theo quan điểm của Freedom House) đưa ra như "có bật tường lửa không", "có chặn những người viết trên mạng", "có bỏ tù blogger không".
Top 20 quốc gia có số lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới
Nguyễn Quang A đã quên mất phát biểu của mình trước đó với BBC
 "Tôi nghĩ những ai nghĩ rằng Internet sẽ đóng góp lớn trong quá trình chuyển hoá dân chủ thì hơi ngộ nhận. Nó là một công cụ rất tốt giúp cho việc truyền bá kiến thức, tổ chức kêu gọi thảo luận. Nhưng việc cuối cùng là hành động của con người, chỉ có chém gió thì không có ý nghĩa gì cả."
Việc những kẻ được gọi là blogger bị nhà cầm quyền cộng sản bắt bớ, bỏ tù theo phân tích của Nguyễn Quang A đương nhiên không phải vì tội chém gió mà thực chất là vì hành động sử dụng Internet, mạng xã hội vào hoạt động xâm phạm an ninh, trật tự của Nhà nước Việt Nam. Những người này bị bắt vì các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam mà không hề liên quan gì đến câu chuyện tự do hay không có tự do Internet như Freedom House và Nguyễn Quang A nói.

Dù sao, ở cái độ tuổi "thất thập cổ lai hy" thì việc Nguyễn Quang A có lẩm cẩm, nói trước quên sau cũng là điều dễ hiểu. Mọi người nếu có trách thì xin hãy trách Ban Biên tập BBC Việt ngữ hay Freedom House thôi nhé! 

@Nhân Trần

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam - "Đánh trống, ghi tên" thì lương tâm nỗi gì?!

HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM là một tổ chức xã hội dân sự do Nguyễn Đan Quế và Phan Văn Lợi cùng đứng ra thành lập ngày 18/02/2014 nhằm quy tụ những người (được cho là) đã đứng lên, hoặc phản kháng các sai lầm của nhà nước, hoặc đòi hỏi sự thật và công lý cho đồng bào, hoặc đấu tranh vì tự do và dân chủ cho Tổ quốc, để "đấu tranh trong ôn hòa cho một nền pháp chế biết đề cao nhân phẩm, nhân quyền, tự do, dân chủ, cho một chế độ lao tù chỉ còn có những tù nhân hình sự được đối xử thực sự nhân đạo theo chuẩn mực quốc tế, cho một đất nước Việt Nam văn minh thịnh vượng, xã hội an lạc thái hòa, trong đó toàn dân sống trong tự do và thực sự làm chủ".

Tôn chỉ hoạt động của HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM khá là cao cả, hoành tráng. Đặc biệt, phương thức hoạt động ôn hòa bất bạo động (không gây xung đột, đổ máu) có thể xem là một dấu hiệu bước đầu có lương tâm của Hội. Nhưng sự thực HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM có phải là tổ chức của những con người có lương tâm và hoạt động theo lương tâm hay không?



Những ai quan tâm, theo dõi các hoạt động thực tế của HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM và các thành viên của Hội từ khi tuyên bố thành lập đến nay có thể dễ dàng trả lời câu hỏi trên. Nhưng với những người mới nghe qua, muốn tìm câu trả lời thì cũng không có gì quá khó khăn, nhất là khi điều đó được chính HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM thành thật khai báo trên trang thông tin điện tử của mình.



Mặc dù số lượng Tù nhân lương tâm (đến ngày hôm nay, 21/11/2017) chỉ có 75 người nhưng số lượng hội viên HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM lại lên tới 149 người (chưa kể 03 người được cho là hội viên đã qua đời). Và điều khôi hài hơn là 02 vị đồng Chủ tịch Hội lại không hề có tên trong danh sách Tù nhân lương tâm?

Với sự mập mờ như vậy thì ai ai cũng có thể thấy rõ HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VIỆT NAM chỉ là một tổ chức "đánh trống, ghi tên". Mà đã "đánh trống, ghi tên" thì làm sao có lương tâm hay lương tri gì được, phải không các bác Nguyễn Đan Quế, Phan Văn Lợi?!

@Kẹo Lạc

Thứ Sáu, 17 tháng 11, 2017

MAI KHÔI té ra là ĐĨ thật!

Từ lâu đã nghe nhiều người nói MAI KHÔI là ĐĨ nhưng vẫn không tin. Bởi dù sao, một nữ ca sĩ đã từng dành được giải thưởng Album ấn tượng trong chương trình Album vàng và Bài hát của năm trong chương trình Bài hát Việt trong cùng 01 năm (2010) thì thứ đem lại tiền bạc, danh vọng cho Mai Khôi ắt hẳn là giọng hát, là tài năng nghệ thuật chứ không phải cái tam giác của cô ấy?


Nhưng sau việc Mai Khôi ra đường đòi đái vào Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thì mình tin MAI KHÔI là ĐĨ thật!

MAI KHÔI ghét Trump chắc chắn không thể bằng những người dân Việt đã mất người thân, những người lính đã từng hy sinh phần máu thịt của mình trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước để Mai Khôi được sinh ra, lớn lên trong thanh bình. Nhưng trong bối cảnh Trump thăm chính thức Việt Nam sau khi tham dự APEC 2017 thì không có bất cứ một cựu chiến binh hay một nạn nhân chiến tranh nào ra đường đòi đái vào Trump. Không phải vì họ hèn, họ sợ mà đơn giản là họ biết "ăn có nơi, chơi có chốn", không "bạ đâu nói đấy".

Ghét Trump là quyền cá nhân cá nhân của Mai Khôi! Nhưng nếu là một người Việt có văn hóa thì  Khôi hoàn toàn có thể sử dụng những câu từ khác để thể hiện quan điểm đó thay vì sử dụng câu chửi tục liên quan cái tam giác của mình rồi ra giữa đường cho người ta chụp ảnh.



Cái tam giác của Khôi đã mang lại cho Khôi tiền bạc cũng đồng nghĩa với việc MAI KHÔI là ĐĨ! Mà giả dụ ông Trump cho Khôi đái vào người mình thật thì khi đó hình ảnh cái tam giác của Khôi chắc chắn sẽ lọt vào không ít ống kính và mang lại cho Khôi nhiều nhiều tiền hơn thay vì 1000 USD của BBC ấy chứ?!

@Kẹo Lạc

Thứ Bảy, 11 tháng 11, 2017

NGUYỄN NGỌC NAM PHONG - Không hiểu hay "cố tình" không hiểu?

Ngày 10/11/2017, linh mục Nguyễn Ngọc Nam Phong (Dòng Chúa Cứu thế Thái Hà, Hà Nội) đăng tải trên trang facebook cá nhân trích đoạn bài phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị thượng đỉnh các doanh nhân APEC 2017.


Về mặt câu chữ, nội dung đoạn phát biểu này của Tổng thống Trump rất rõ ràng, dễ hiểu, đó là: Mỗi người đều phải bảo vệ và yêu thương Tổ quốc của mình vì (lợi ích) chính gia đình mình và vì độc lập, chủ quyền của quốc gia! Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Nam Phong lại cho rằng "Ai cũng hiểu, chỉ có nhà cầm quyền cộng sản không hiểu".

Đây không phải là lần đầu tiên quạ đen Nguyễn Ngọc Nam Phong lớn tiếng chê bai, chửi rủa chính quyền. Nhưng ngoài bản chất chống đối, status trên của Phong đen lại nói thêm khá nhiều điều về con người này!

Trước hết, dù lớn tiếng cho rằng "Ai cũng hiểu, chỉ có nhà cầm quyền cộng sản không hiểu" những điều Tổng thống Trump nói (không rõ là theo ý tự nhiên của nó hay theo ý hiểu của Phong đen) nhưng Phong đen vẫn đặt ra câu hỏi "PS: Có hiểu không người Việt Nam?". Điều này chứng tỏ Phong đen dù là kẻ chụp mũ, "suy bụng ta ra bụng người" nhưng lại rất thiếu tự tin vào lập luận của mình. Đồng thời Phong đen cũng bộc lộ sự lo lắng, cho rằng "người Việt Nam" đang suy nghĩ giống như nhà cầm quyền cộng sản hay nói cách khác là đứng về phía chính quyền cộng sản!

Thứ nữa, trong bài phát biểu của mình, Tổng thống Donald Trump đã nhiều lần nhắc đến các thuật ngữ "chủ quyền", "độc lập" (như: chủ quyền quốc gia, quốc gia có chủ quyền, tôn trọng sự độc lập và chủ quyền, an ninh quốc gia...) và thể hiện quan điểm của bản thân ông Trump và Chính phủ Mỹ (chưa bàn đến chuyện thật lòng hay không) là tôn trọng độc lập, chủ quyền của Việt Nam, tức là tôn trọng nhà cầm quyền Việt Nam. Nhưng Phong đen không hiểu hay "cố tình" không hiểu những điều ông Trump nói, vẫn thói nào tật nấy, buông lời chê bai, chửi rủa chính quyền (coi nhà cầm quyền cộng sản thiểu năng đến mức trở thành đối tượng duy nhất không hiểu những điều ông Trump nói) chứng tỏ Phong đen là một kẻ ngoan cố, cứng đầu hay nôm na là "ngu lâu khó đào tạo"!

Câu hỏi đặt ra là với một kẻ "ngu lâu khó đào tạo" như vậy thì Giáo hội Công giáo Việt Nam còn để Phong đen đứng trên bục (rao) giảng đến bao giờ? và nhà cầm quyền cộng sản còn muốn giáo dục, thuyết phục Phong đen đến khi nào ?

@Nhân Trần

Thứ Ba, 7 tháng 11, 2017

Chúng ta đã hiểu sai về Sứ điệp FATIMA?

Sứ điệp FATIMA là những thông điệp, những mệnh lệnh mà Đức mẹ Maria đã truyền dạy cho nhân loại thông qua 3 em bé chăn cừu làng Fatima (Bồ Đào Nha) là Lúcia dos Santos, Francisco Marto và Jacinta Marto.

Nội dung và việc thực hiện Sứ điệp Fatima được không ít giáo sĩ, giáo dân liên hệ với sự tồn vong của chế độ cộng sản, nhất là khi có những điểm trùng hợp giữa phần thứ 2 của Bí mật Fatima với lịch sử nước Nga Xô Viết.
"Sau đó mắt chúng con hướng về Ðức Bà. Ngài hết sức âu yếm và buồn bã nói với chúng con: "Chúng con đã thấy hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đi vào. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình. Chiến tranh sẽ kết thúc: nhưng nếu dân chúng không ngừng xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tranh tồi tệ sẽ xảy ra trong triều Giáo hoàng của đức Piô XI. Khi chúng con thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng chưa từng biết, chúng con hãy biết rằng đó là dấu chỉ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho các con để biết rằng Người sắp trừng phạt thế gian vì những tội ác của nó, bằng chiến tranh, đói kém, và những bách hại đối với Hội Thánh và Ðức Thánh Cha. Ðể tránh điều này, Mẹ sẽ xin hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và Hiệp thông đền tạ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu lời cầu xin của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải, và sẽ có hoà bình; nếu không, nó sẽ phổ biến những lầm lạc trên khắp thế giới, gây nên những chiến tranh và bách hại cho Hội Thánh. Những kẻ lành sẽ bị giết hại; Ðức Thánh Cha sẽ đau khổ nhiều; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng. Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, và nó sẽ được hoán cải, và một giai đoạn hoà bình sẽ được ban cho thế giới".
Tuy nhiên, đã hơn 100 năm trôi qua kể từ những ngày đầu Đức mẹ hiện ra tại Fatima (từ ngày 13.5 tới ngày 13.10.1917), Giáo hội Công giáo vẫn tha thiết kêu gọi, nhiều giáo sĩ, giáo dân vẫn đang thực hiện một cách nghiêm túc 3 mệnh lệnh do Đức mẹ truyền dạy ("Ăn năn đền tội, cải thiện đời sống", "Tôn sùng Trái Tim vẹn sạch Ðức Mẹ", "Lần Chuỗi Mân côi") để cứu nhân loại và cứu các linh hồn khỏi lửa luyện ngục, để chế độ cộng sản sớm sụp đổ trên toàn thế giới.

Nhưng thời điểm Hội thánh Toàn cầu tổ chức kỷ niệm 100 năm Đức mẹ hiện ra tại Fatima cũng là thời điểm cộng sản khắp nơi tổ chức kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (1917 - 2017). Dù Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ đã toàn thắngÐức Thánh Cha đã hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, và nó đã được hoán cải (không còn là một quốc gia do cộng sản cai trị) thì có vẻ như một giai đoạn hoà bình vẫn chưa được ban cho thế giới (chiến tranh, đói kém, và những bách hại đối với Hội Thánh vẫn diễn ra khắp nơi) và những lầm lạc của nước Nga (chế độ cộng sản) vẫn được phổ biến trên khắp thế giới.

Danh sách các nước tự tuyên bố là nước xã hội chủ nghĩa dưới bất kỳ định nghĩa nào, số năm được mã màu khác nhau:
  Trên 70 năm   60 - 70 năm   50 - 60 năm   40 - 50 năm   30 - 40 năm   20 - 30 năm   Dưới 20 năm
Điều này không thể không khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: Chúng ta đã hiểu sai về Sứ điệp FATIMA? Nội dung và việc thực hiện Sứ điệp Fatima không hề giúp chúng ta thủ tiêu mà thực chất lại góp phần tạo ra (trước khi Đức mẹ hiện ra tại Fatima, chế độ cộng sản vẫn chưa nắm quyền tại bất cứ quốc gia nào) và duy trì chế độ cộng sản đến nay?!

@Hạt Dưa

Thứ Bảy, 4 tháng 11, 2017

Minh bạch tài sản, thu nhập - Chuyện không chỉ với riêng Phạm Sỹ Quý!

Những ngày này, quanh chén trà, người ta xôn xao bàn tán về việc Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra liên quan ông Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Yên Bái. Mặc dù kết luận thanh tra đã chỉ rõ sự thiếu trung thực của ông Phạm Sỹ Quý trong việc kê khai tài sản và những vi phạm của vợ ông trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng khá nhiều người có vẻ vẫn chưa hài lòng. Facebooker Nguyễn Quang Lập còn đặt ra câu hỏi: "Không truy tìm nguồn gốc tài sản sao kỷ luật người ta? Thấy người ta giàu là đè cổ người ta ra kỷ luật à? Vớ vẩn!".
Ông Phạm Sỹ Quý - Giám đốc Sở TN - MT Yên Bái tại buổi công bố kết luận thanh tra
Mạn đàm về việc này, trước hết cần thấy rằng những sai phạm của ông Phạm Sỹ Quý được Đoàn Thanh tra chỉ rõ (là đối tượng có nghĩa vụ phải kê khai tài sản nhưng đã kê khai không đầy đủ, thiếu trung thực, vi phạm quy định về trách nhiệm của người có nghĩa vụ phải kê khai tại Nghị định 78/2013 của Chính phủ, đã gây nghi ngờ về tài sản của gia đình ông, tạo dư luận không tốt đối với cán bộ trong bộ máy nhà nước cũng như sự minh bạch của đối tượng phải kê khai; vi phạm Chỉ thị 33/CT-TW của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát việc kê khai tài sản) là hết sức nghiêm trọng, rõ ràng. Do vậy, việc Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Yên Bái thi hành kỷ luật đối với ông Quý ("cảnh cáo" về mặt Đảng và chính quyền, cho thôi các chức vụ Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, điều động đến nhận công tác tại Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh Yên Bái) là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của Đảng chứ không phải việc làm "vớ vẩn" hay đơn giản "thấy người ta giàu là đè cổ người ta ra kỷ luật".

Vấn đề đáng bàn ở đây là việc "truy nguồn gốc tài sản" của vợ chồng ông Quý, một việc làm rất khó thực hiện bởi "làm sao mà truy được tài sản của họ nếu tài sản đó được người thân cho, tặng", nhất là người thân đó lại không phải là cán bộ, công chức nhà nước, không phải là chủ doanh nghiệp có kê khai thuế, thu nhập hàng năm? Từ câu nói của ông Phạm Trọng Đạt, Cục trưởng Cục chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ có thể thấy chúng ta đang thiếu các quy định, chế tài để minh bạch tài sản, thu nhập của một tập thể, cá nhân nào đó trong xã hội chứ không chỉ đối với riêng cá nhân ông Phạm Sỹ Quý hay đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước.
Linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc lây tiền từ đâu để xây dựng biệt thự cho mẹ?
Chắc chắn nếu có các quy định, chế tài để minh bạch tài sản, thu nhập thì bất cứ một cán bộ tha hóa, biến chất nào dù có muốn tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ... cũng sẽ phải rụt tay cũng như bất cứ cá nhân nào vì tiền, nhận tài trợ từ các thế lực thù địch, các tổ chức, cá nhân phản động trong và ngoài nước để tiến hành các hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước, gây rối an ninh trật tự cũng sẽ bị phanh phui dễ dàng thay vì phải mất công điều tra (như Trần Thị Xuân, Nguyễn Văn Hóa...) hay để dư luận phải "đoàn già, đoán non".

@Nhân Trần

Thứ Tư, 1 tháng 11, 2017

GÓC NHÌN: Những kẻ ăn mày dĩ vãng!

Hôm nay, ngày 01/11/2017, thấy không ít linh mục, giáo dân Công giáo tưởng niệm ngày mất của Ngô Đình Diệm với nỗi niềm tiếc nuối mà chợt thấy thương!



Thương là bởi trong một đất nước Việt Nam đa tôn giáo, không có tôn giáo nào có thể là bá chủ, là độc tài ngày nay, việc các linh mục, giáo dân Công giáo hoài tiếc Ngô Đình Diệm chẳng khác gì việc ăn mày dĩ vãng. Chế độ Việt Nam Cộng Hòa của ông Diệm còn được gọi là nền Độc tài Công giáo, dựa vào Công giáo để cai trị đất nước (thể hiện qua việc lực lượng chủ chốt trong việc đối đầu với miền Bắc là thành phần Công giáo, chiếm 7% dân số miền Nam khi đó; hầu hết các chức vụ quan trọng trong chính phủ như bộ trưởng, tỉnh trưởng, quận trưởng và các tướng lãnh, các chức trọng yếu trong quân đội, Tổng thống Diệm đều sử dụng người Công giáo) và kỳ thị tôn giáo để bành trướng nước Chúa (chỉ trong 6 năm từ 1955 đến 1960, ít nhất có 24 nghìn người dân bị thương tích, 80 nghìn bị xử tử hay bị giết, 275 nghìn bị giam giữ, điều tra hoặc tra tấn, và khoảng 500 nghìn bị đưa vào trại tập trung hay trại giam của chính quyền Ngô Đình Diệm). Nhưng ông Diệm sẽ không thể sống lại cũng như chế độ Việt Nam Cộng Hòa sẽ không bao giờ được tái lập trên đất nước Việt Nam này nữa. Đó là sự thật đau lòng mà không ít linh mục, giáo dân Công giáo không dám thừa nhận.

Thôi thì đã thương thì đành phải cho roi cho vọt! Xin tặng các linh mục, giáo dân Công giáo bộ sách Năm mươi năm nhìn lại để tiêu sầu, không phải bới mãi đống tro tàn hơn 50 năm để tìm lửa (nhằm thiêu đốt chế độ Cộng sản?) nữa nhé!

@Nhân Trần

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...