Thứ Ba, 30 tháng 4, 2019

Thử tài làm TOÁN với giá điện

Sau gần 02 năm được giữ ổn định, từ ngày 20/3/2019, giá bán lẻ điện bình quân đã được điều chỉnh tăng từ 1720,65 đồng/kWh lên 1.864,49 đồng/kWh.


Đã và đang xuất hiện nhiều luồng dư luận, ý kiến khác nhau liên quan mức tăng giá điện, trong đó, có ý kiến cho rằng mức giá điện mới không phải chỉ tăng 8,36% mà lên đến gần 75% so với giá điện cũ.


Luồng ý kiến này không chỉ được đăng tải trên các trang thông tin điện tử của một số tờ báo chính thống

  

mà còn lan tràn trên khắp các trang mạng xã hội.


Tất cả các ý kiến đưa ra đều không nêu rõ cách tính toán để đưa ra được con số gần 75% (hay hơn 70%) mà chỉ dẫn ví dụ về một hộ gia đình có hóa đơn tiền điện tháng 3/2019 cao hơn so với tháng trước đó (dù nguyên nhân có thể dễ dàng nhận thấy là do lượng điện sử dụng tháng sau cao đột biến so với tháng trước)


hoặc phân tích dựa trên việc cộng dồn tỷ lệ % chênh lệch giữa 06 bậc thang giá điện.


Thực tế, việc chia giá điện thành 6 bậc như hiện nay đã được thực hiện từ năm 2014. Do vậy, việc cộng dồn tỷ lệ % chênh lệch giữa các bậc thang giá điện để tính mức tăng giá điện đợt này là không hợp lý.


Để biết mức giá điện mới tăng bao nhiêu so với mức giá điện cũ đòi hỏi chúng ta phải làm một số phép tính. Cụ thể, với cùng một lượng điện sử dụng thì số tiền điện mà một hộ gia đình phải trả trước đây và số tiền điện phải trả hiện nay sẽ được tính như sau:
Số tiền điện cũ  = [(lượng điện bậc 1 x giá điện bậc 1 cũ) + (lượng điện bậc 2 x giá điện bậc 2 cũ) + (lượng điện bậc 3 x giá điện bậc 3 cũ) + (lượng điện bậc 4 x giá điện bậc 4 cũ) + (lượng điện bậc 5 x giá điện bậc 5 cũ) + (lượng điện bậc 6 x giá điện bậc 6 cũ)] x (1 + 10% VAT).
Số tiền điện mới = [(lượng điện bậc 1 x giá điện bậc 1 cũ x (1+ tỉ lệ tăng giá của bậc 1)) + (lượng điện bậc 2 x giá điện bậc 2 cũ x (1+ tỉ lệ tăng giá của bậc 2)) + (lượng điện bậc 3 x giá điện bậc 3 cũ x (1+ tỉ lệ tăng giá của bậc 3)) + (lượng điện bậc 4 x giá điện bậc 4 cũ x (1+ tỉ lệ tăng giá của bậc 4)) + (lượng điện bậc 5 x giá điện bậc 5 cũ x (1+ tỉ lệ tăng giá của bậc 5)) + (lượng điện bậc 6 x giá điện bậc 6 cũ x (1+ tỉ lệ tăng giá của bậc 6)] x (1 + 10% VAT)
                            = Số tiền điện cũ + [(lượng điện bậc 1 x giá điện bậc 1 cũ tỉ lệ tăng giá của bậc 1) + (lượng điện bậc 2 x giá điện bậc 2 cũ x tỉ lệ tăng giá của bậc 2) + (lượng điện bậc 3 x giá điện bậc 3 cũ x tỉ lệ tăng giá của bậc 3) + (lượng điện bậc 4 x giá điện bậc 4 cũ x tỉ lệ tăng giá của bậc 4) + (lượng điện bậc 5 x giá điện bậc 5 cũ x tỉ lệ tăng giá của bậc 5) + (lượng điện bậc 6 x giá điện bậc 6 cũ tỉ lệ tăng giá của bậc 6)] x (1 + 10% VAT).
Do tỉ lệ tăng giá của từng bậc chỉ dao động trong khoảng từ 8,33% đến 8,4% nên số tiền điện tăng thêm so với số tiền điện cũ rõ ràng cũng không thể vượt quá khoảng từ 8,33% đến 8,4%.

Để dễ hiểu hơn chúng ta có thể áp dụng các phép tính trên đối với hộ gia đình có lượng điện sử dụng là 452 kWh/tháng,
Số tiền điện cũ = (50 x 1.549 + 50 x 1.600 + 100 x 1.858 + 100 x 2.340 + 100 x 2.615 + 52 x 2.701) x (1 + 10% VAT) = (77.450 + 80.000 + 185.800 + 234.000 + 261.500 + 140.452) x 1,1 = 979.202 x 1,1 = 1.077.122,2 (đồng)
Số tiền điện mới = (50 x 1.678 + 50 x 1.734 + 100 x 2.014 + 100 x 2.536 + 100 x 2.834 + 52 x 2.927) x (1 + 10% VAT) = (83.900 + 86.700 + 201.400 + 253.600 + 283.400 + 152.204) x 1,1 = 1.061.204 x 1,1 = 1.167.324,4 (đồng)
Số tiền điện tăng thêm = 1.167.324,4 - 1.077.122,2 = 90.202,2 (đồng)
                                       = Số tiền điện cũ x 8,37437%.
Như vậy, có thể thấy những người đưa ra quan điểm cho rằng mức giá điện mới tăng đến gần 75% so với giá điện cũ hoặc là đang cố tình lập lờ, không tính toán một cách rõ ràng nhằm làm cho dư luận xã hội hiểu nhầm về mức tăng giá điện hoặc đơn giản là không biết làm TOÁN.

Còn bạn, nếu thực sự chưa tin giá điện chỉ tăng bình quân khoảng 8,36% thì hãy cầm hóa đơn điện của nhà mình lên và cùng thử tài làm TOÁN xem nhé!

@Lê Dân

Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2019

Cần nhìn nhận đầy đủ về nền giáo dục miền Nam Việt Nam trước năm 1975

Mới đây Trang thông tin điện tử Giáo phận Vinh có bài viết giới thiệu quyển sách “Những bài học thuộc lòng – Tân Quốc văn giáo khoa thư” do Nhà xuất bàn Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh xuất bản. Nội dung quyển sách là tuyển chọn những bài thơ được đăng trên nguyệt san “Tiểu Học Nguyệt San” trong thập niên 1950 đến 1960.



Mặc dù là bài viết giới thiệu sách nhưng tác giả lại lồng ghép khá nhiều nội dung ca ngợi, đề cao nền giáo dục miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đồng thời không quên hạ thấp giá trị của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa hiện nay.

Không phủ nhận những thành tựu mà nền giáo dục miền Nam Việt Nam trước năm 1975 đạt được như thực hiện giáo dục miễn phí đối với những trường công lập góp phần đưa tỷ lệ người dân biết đọc và viết của Việt Nam Cộng hòa đến năm 1974 đạt khoảng 70% dân số; nền giáo dục vận hành trên cơ sở tự chủ cao (các viện đại học cả công lẫn tư được hoạt động khá độc lập và tự chủ trong cơ cấu bộ máy, hoạt động, tự do thiết lập chương trình giảng dạy và học tập theo cơ chế "tự trị đại học" (tương đương với "tự chủ" đại học hiện nay), ít bị lệ thuộc bởi chỉ đạo từ chính phủ); nề nếp thi cử tương đối ổn định, khá công bằng và bình đẳng cho mọi người đi học; trình độ nghiệp vụ, lương tâm, trách nhiệm, thể diện, tư cách mô phạm… của các giáo viên giữ được một cách căn bản...

Tuy nhiên, nền giáo dục được chế độ Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (hay còn gọi là chế độ Ngụy quyền Sài Gòn) quảng cáo là xây dựng dựa trên 3 nguyên tắc Nhân Bản - Dân Tộc -  Khai Phóng có thực sự ưu việt, không có hạn chế, khiếm khuyết như tác giả bài viết cũng như Ban biên tập Trang thông tin điện tử Giáo phận Vinh ca ngợi hay không?

Trước hết nói về các nguyên tắc xây dựng nền giáo dục. Mặc dù mang đầy tính triết lý những thực tế từ khi thành lập đến khi chấm dứt tồn tại, chính phủ Việt Nam Cộng hòa vẫn chưa có văn bản cụ thể hóa cách hiểu 03 nguyên tắc trên là như thế nào. Vì vậy, những lý thuyết "nhân bản, dân tộc, khai phóng" tuy nghe thì lý tưởng nhưng khi áp dụng vào thực tế thì bị lúng túng, vá víu. Do không có văn bản quy định chi tiết nên ở mỗi địa phương, mỗi nhà giáo lại hiểu 03 nguyên tắc đó theo hướng khác hẳn nhau, việc đặt ra triết lý giáo dục bị xem là không có tính khả thi.

Cũng bởi thế mà dù tuyên bố đặt con người là trọng tâm của phát triển và chấp nhận sự khác biệt giữa các cá nhân hay cho rằng nền giáo dục ít bị ảnh hưởng bởi chính trị và tôn giáo nhưng trong giai đoạn 1955-1963, dưới thời Ngô Đình Diệm, nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa bị xem là thiên vị Thiên Chúa giáo nặng nề. Sau khi Ngô Đình Diệm bị lật đổ, các chính sách thiên vị Thiên Chúa giáo trong nền giáo dục mới kết thúc, tuy nhiên những nội dung liên quan đến chủ nghĩa cộng sản, việc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lãnh đạo chiến tranh chống Pháp và việc Việt Nam Cộng hòa hợp tác với Pháp thì vẫn bị cấm giảng dạy. Sách giáo khoa lịch sử của Việt Nam Cộng hòa không hề nhắc tới những thành tích chống Pháp của Việt Minh (Việt Nam Dân chủ Cộng hòa) dù đó là những sự kiện mới diễn ra ít lâu trước đó, thậm chí mô tả Việt Minh đã "giành quyền lãnh đạo, 2 lần cấu kết với Pháp phản bội dân tộc". Đồng thời cũng không viết gì về sự ra đời của Quốc gia Việt Nam (chính là tiền thân của Việt Nam Cộng Hòa) và sự cộng tác của họ với quân Pháp trong suốt giai đoạn 1949–1954 (chỉ ghi chung chung là "Pháp rước Bảo Đại về lập Chính phủ, mong lôi kéo người Quốc gia").

Thứ nữa, nền giáo dục miền Nam Việt Nam trước năm 1975 cũng mang đầy những khiếm khuyết, hạn chế, tựu trung là: (1) Thiếu một kế hoạch dài hạn và quy mô; (2) Thiếu một cơ cấu tổ chức hữu hiệu; không đủ trường ốc và một đội ngũ sư phạm được huấn luyện chu đáo; (3) Giáo dục thiếu thực dụng, đặc biệt về phương diện kinh tế; (4) Áp dụng một chương trình học sai lầm, lạc hậu.

Số lượng học sinh trong một lớp học ở bậc Tiểu học quá đông;
bàn ghế lại không phù hợp với tầm vóc của học sinh

Những khiếm khuyết, hạn chế đó đã được nhiều nhà giáo, giảng viên Việt Nam Cộng hòa đương thời chỉ rõ.
"Việt Nam Cộng hòa chết yểu, chỉ sống 20 năm (1955-1975), nên lý thuyết/dự tính/kế hoạch giáo dục cao siêu thì nhiều nhưng sự thể hiện trên thực tế lại chưa được trọn vẹn, vẫn còn bị nhiều bậc thức giả đương thời chỉ trích nặng nề. Có những kế hoạch được soạn thảo nhưng vẫn chỉ nằm trên giấy, chưa có thời gian, điều kiện thực hiện, hoặc chỉ thực hiện được một phần nhỏ. Vài kế hoạch đôi khi chỉ phản ảnh sáng kiến của một vài cá nhân hay tập thể, giai đoạn đầu vẫn còn lúng túng chưa có một chính sách giáo dục rõ rệt và nhất quán từ trên xuống, sự phát triển có lúc còn thiếu định hướng, lộn xộn và chắp vá."
- Nhà nghiên cứu Trần Văn Chánh -
Chúng ta phải can đảm mà nhận chân một thực tại: đó là hiện trạng lâm nguy của nền giáo dục nước nhà… Đó là những khuyết điểm và nhược điểm của nền giáo dục của chúng ta trong hiện tại: tách xa thực tế, nặng tính chất từ chương, chịu ảnh hưởng sâu đậm của một chương trình học chính cũ kỹ của Pháp… Chúng ta chưa hề thực hiện được một cải cách sâu rộng nào trong lãnh vực giáo dục tự thời tự chủ cho đến hôm nay… ngoại trừ một vài sửa đổi nhỏ về chương trình ở các bậc học hoặc do sáng kiến cá nhân, hoặc nhằm nhượng bộ ảnh hưởng của một chế độ chính trị". Hậu quả là tình trạng bế tắc, không lối thoát, học sinh thoái bộ, mất tin tưởng, sinh viên ngỡ ngàng trước ngưỡng cửa Đại học. Nạn trí thức thất nghiệp đầy rẫy trong khi nước nhà vẫn thiếu chuyên viên ở nhiều lãnh vực”. 
- Giáo sư Nguyễn Đình Hòa, Đại diện Ủy ban Vận động Đại hội Giáo dục Toàn quốc 1964 -

Một khuyết điểm nữa của chương trình... là chương trình nặng về lý thuyết có tính cách từ chương, nhồi sọ, nặng về thi cử, cố học để đậu, đậu để kiếm cơm; xa thực tế, thiếu địa phương tính, không chú trọng tới cơ cấu địa lý, tới sắc thái địa phương, không sử dụng thiên nhiên địa phương, khoa học quan sát tại chỗ, không thực dụng, không hướng nghiệp, học sinh ít có giờ thực tập, trường kỹ thuật quá ít so với các trường phổ thông. Đã thế chương trình lại nặng và dài, một chương trình quá bao quát, nhưng chỉ trọng trí dục thôi mà nhẹ phần đức dục và thể dục."
- Ông Nguyễn Chung Tú, Giáo sư Đại học Khoa học Sài Gòn -

Đặc biệt, về đạo đức học đường và tình trạng gian lận trong giáo dục đã được bác sĩ Trần Ngọc Ninh (Giáo sư Y khoa Đại học Sài Gòn, nguyên Tổng ủy viên Văn hóa Xã hội kiêm Ủy viên Giáo dục 7.1965 đến 7.1966) vạch trần: "Trong khoảng đất của giáo dục, tình hình thực là đen tối: kỷ luật học đường gần như không còn nữa. Cả một thế hệ nghi vấn về vai trò hướng dẫn của đàn anh. Học trò quyết định, thầy giáo cúi đầu. Nghề dạy học đang xuống dốc để trở thành một nghề buôn, trong đó có cả những gian thương giáo dục như mọi nghề buôn bán khác. Đến nay lòng tin đã mất hẳn.

Nền giáo dục của chúng ta hiện nay không có tính cách dân chủ và cũng không sửa soạn dân chủ… Nói riêng về vấn đề đem dân chủ vào giáo dục và dùng giáo dục để xây dựng dân chủ, chúng ta phải thay đổi cả những quan niệm cũ về đứa trẻ, bỏ những phương pháp giáo dục dựa vào uy quyền và độc đoán trong việc đào luyện đức tính, đồng thời mở mang trí thức và luôn luôn để một cái cửa ngỏ nhìn về tương lai".

Thậm chí một dân biểu Quốc hội thời đó khi trả lời phỏng vấn của Tập san Minh Đức, Số ra mắt 1 & 2 (tháng 6 & 7/1972) cũng không tiếc lời mạt sát, phê phán: “Học đường hỗn độn đảo lộn thê thảm vô kỷ luật không còn tôn ti trật tự. Học trò thì du đãng, du côn, xấc láo. Cha mẹ chửi thầy, đánh thầy, [học sinh] bãi khóa, bãi thi, xuống đường hoan hô đả đảo sa đọa bi quan. Học sinh không còn tin tưởng gì ở thế hệ đàn anh, trái lại còn khinh bỉ nhục mạ vì tư cách nô lệ bợ đỡ người trên đàn áp kẻ dưới, bán đề thi ăn tiền, chạy chọt thi cử. Giáo dục trở thành một nghề buôn, đàn anh là các tay đầu cơ gian thương. Học sinh không tin tưởng gì nữa thì chúng ta dạy cái gì đây. Tóm lại nền giáo dục Việt Nam đã hoàn toàn thất bại và đang đi dần đến chỗ phá sản”.

Rõ ràng với những tồn tại, hạn chế nêu trên thì nền giáo dục miền Nam Việt Nam trước năm 1975 không thể là hình mẫu lý tưởng để chúng ta hướng tới nhằm cải cách, nâng cao chất lượng nền giáo dục hiện nay, nhất là trong việc chấn chỉnh đạo đức học đường, ngăn chặn, xử lý tình trạng gian lận, bệnh thành tích trong giáo dục.

@Lê Dân

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Sao chỉ là Nguyễn Bắc Truyển?

Ngày 15/4/2019, hàng loạt tổ chức phi chính phủ quốc tế, trong đó có Human Rights Watch - Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã gửi một lá thư chung lên Cao ủy Ngoại vụ và Chính sách an ninh của Liên Minh Châu Âu (EU) - bà Federica Mogherini cũng như đồng gửi cho Ủy viên phụ trách thương mại của EU - bà Cecilia Malmstrom, yêu cầu trả tự do cho Nguyễn Bắc Truyển, người được cho là “một tù nhân chính trị đang phải thọ án 11 năm tù tại Việt Nam”.

Nguyễn Bắc Truyển (người mặc áo comple và đeo kính) cùng đồng bọn tại phiên tòa phúc thẩm

Trong thư, các tổ chức này cho rằng "Nguyễn Bắc Truyển là một chuyên gia pháp lý bị nhắm đến vì các hoạt động bảo vệ nhân quyền ôn hòa; các cáo buộc nhằm vào ông hoàn toàn không có cơ sở"; đề cập đến việc Liên minh Châu Âu và Việt Nam đang tiến gần tới bước hoàn tất về Hiệp định Thương mại Tự do EU -Việt Nam (EVFTA) để thúc giục EU gây sức ép buộc Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho Nguyễn Bắc Truyển.

Đây không phải là lần đầu tiên HRW lớn tiếng kêu gọi Cộng đồng Châu Âu gây sức ép đòi Việt Nam phải trả tự do cho số đối tượng bị kết tội "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền" ở trong nước. Tuy nhiên, bỏ qua việc HRW và các "tổ chức nhân quyền quốc tế" tự cho mình quyền can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, một đất nước độc lập, có chủ quyền. Điều khiến không ít người băn khoăn sau khi lá thư nói trên được công bố là tại sao HRW chỉ đòi trả tự do cho Nguyễn Bắc Truyển mà không phải là một ai khác hay tất cả số thành viên của tổ chức phản động "Hội Anh em dân chủ" đang bị giam giữ trong nhà tù, hoặc chí ít là trong số các thành viên của tổ chức này bị xét xử cùng lúc với Nguyễn Bắc Truyển - trừ Nguyễn Văn Đài Lê Thu Hà, những kẻ đã được trả tự do (bằng hình thức trục xuất sang Đức) từ hồi tháng 6/2018.

Rõ ràng Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Phạm Văn Trội và cả Trần Thị Xuân, Nguyễn Trung Trực nữa có lý do để phải cố nuốt nước mắt vào trong khi bản thân mình bị các "tổ chức nhân quyền quốc tế" xem nhẹ hơn so với những kẻ khác vốn "cùng hội cùng thuyền".

Con đường duy nhất của họ lúc này không thể là con đường nào khác ngoài việc cải tạo thật tốt để có thể được hưởng khoan hồng, sớm trở về với cuộc sống đời thường!

@Nhân Trần

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Ai có thể nên THÁNH?

"THÁNH THIỆN" là một trong bốn đặc tính căn bản của giáo hội Công giáo cùng với "duy nhất", "công giáo" và "tông truyền". Đặc tình này bắt nguồn từ Thiên Chúa là Đấng Thánh, Chí Thánh, Rất Thánh vượt trên tất cả mọi người, mọi loài. Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2.000 năm hình thành và phát triển, Giáo hội Công giáo cũng đã tôn phong rất nhiều vị Thánh, trong đó có 118 vị Thánh Tử đạo Việt Nam. Các Thánh được tuyên phong lên bậc hiển thánh bởi vì cuộc đời các ngài là một tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa.


Thế nhưng, so với vô vàn các thánh trên trời, thì những người được Giáo Hội tuyên phong Chân phước và hiển Thánh chỉ là con số rất nhỏ. Theo lời Sách Khải Huyền, các thánh trên trời là “một đoàn người đông đúc, không sao đếm nổi”, thuộc mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ.
"Các người hãy Thánh, vì Ta là Thánh" (Lv 19,2)
Hãy nên thánh, vì ta Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, vốn là thánh
(LÊ-VI KÝ 19:2).
Chính vì lẽ đó mà mọi tín đồ Công giáo, không chỉ các nhà tu hành mà mọi giáo dân đều được giáo hội mời gọi NÊN THÁNH.
Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người
(GH 11.3).
Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
"Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em. Vì có lời Kinh Thánh chép: “Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh.
(1Pr 1, 15-16)
Đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng lưu ý rằng các thánh không phải là "những anh hùng", nhưng là những con người đã hành động "cách nhân từ và yêu thương". Ngài cũng cho thấy mối liên hệ giữa đức ái và sự thánh thiện: "Đức ái là linh hồn của sự thánh thiện! Nó tăng trưởng và sản sinh những hoa trái nơi các tín hữu, nhờ việc lắng nghe Lời Thiên Chúa, tham dự vào các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, vào việc cầu nguyện liên lỉ, sự từ bỏ, phục vụ huynh đệ và thực hành các nhân đức"

Những điều đó cho thấy mọi tín đồ Công giáo đều có thể nên Thánh khi biết sống thánh thiện, hay nói cách khác là sống tinh sạch, hoàn hảo về đạo đức, luân lý.

Thế nhưng những ngày gần đây, khi các thông tin thất thiệt về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được lan truyền, bên cạnh những phần tử phản động, thù địch, chống đối chế độ cũng có không ít các giáo sĩ, giáo dân Công giáo tỏ ra hoan hỉ, vui mừng, cầu mong cho những tin đồn đó là sự thật, thậm chí mong người đứng đầu đất nước không qua khỏi.


Trong số này, đáng chú ý có cả linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chưởng ấn Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh.


Mặc dù đang là Tuần Thánh, tuần kết thúc mùa Chay, thời gian mà mọi tín đồ Công giáo buộc phải ăn chay, hy sinh, hãm mình qua việc giữ chay kiêng thịt, từ bỏ tính mê, nết xấu. Nhưng Nguyễn Thanh Tịnh lại không thể kìm hãm cái tôi đầy tội lỗi, háo hức hy vọng sự chết sẽ đến với một người đáng tuổi cha của mình.
"Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngươc đãi anh em."
(Mt 5, 43-44)
"Nếu anh chỉ yêu thương kẻ yêu thương mình, thì nào có công chi? nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có gì lạ đâu? Ngay cả người ngoại cũng làm như thế sao? Vậy anh hãy nên hoàn thiện như Cha anh em ở trên là Đấng hoàn thiện."
(Mt 5, 46-48)
Dù cho ai cũng có thể nên Thánh nhưng rõ ràng Nguyễn Thanh Tịnh không thể nên Thánh!


Bởi bất cứ một giáo dân nào cũng có thể nhận ra rằng Tịnh hoàn toàn không có "đức ái", không biết "làm sự lành", "tránh sự ác", "tìm kiếm sự hòa bình, và đeo đuổi sự ấy” như lời dạy của Sứ đồ Phaolô.

Đó có lẽ cũng chính là điều mà Linh mục đoàn Giáo phận Hà Tĩnh đã nhận ra và đi tới quyết định không bầu Nguyễn Thanh Tịnh làm Chưởng ấn dù vị trí này đang được bỏ trống?!

@Lê Dân

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

RFA có thực sự Loan Báo Tin Mừng?

Hôm nay, 11/9/2019, Đài Á Châu Tự do (RFA) kỷ niệm 50 năm Loan Báo Tin Mừng (11/9/2969 - 11/9/2019). Sự kiện này được khá nhiều các trang truyền thông Công giáo, trong đó có Trang thông tin điện tử Giáo phận Hà Tĩnh đưa tin một cách rầm rộ như để khẳng định sự ghi nhận, đánh giá cao của giáo hội Công giáo đối với những gì mà RFA đã làm được trong công cuộc Loan Báo Tin Mừng.


Tuy nhiên, RFA có thực sự Loan Báo Tin Mừng, loan báo những thông điệp về Nước Trời (Vương quốc của Thiên Chúa), về sự chết và sự sống lại của Chúa Giêsu cũng như về sự hòa giải của loài người với Thiên Chúa hay không?


Câu hỏi đó không quá khó để trả lời! Nhất là sau khi đọc bài viết mới đây của chính RFA đưa tin về cái chết của Lý Tống (tên thật Lê Văn Tống, một cựu lính không quân của Ngụy quyền Sài Gòn trước đây) tại San Diego, Hoa Kỳ ngày 5/4/2019.

Mặc dù Lý Tống là kẻ đã nhiều lần tổ chức đánh cướp máy bay tại Việt Nam, Thái Lan, Cuba và Hàn Quốc để thực hiện các hoạt động kích động bạo loạn, lật đổ tại Việt Nam, Cuba và Triều Tiên, đã bị lực lượng chức năng Việt Nam, Thái Lan kết án tù đồng thời được Việt Nam, Cuba, Triều Tiên đưa vào danh sách đối tượng khủng bố, bị truy nã. Nhưng RFA lại không tiếc mỹ từ nào để ca ngợi Lý Tống như một vị anh hùng.

Hình ảnh chiếc máy bay bị bọn khủng bố cướp đâm vào Tòa tháp đôi tại Hoa Kỳ ngày 11/9/2001

Với sứ mệnh là một tổ chức truyền thông do Chính phủ Hoa Kỳ lập ra, hỗ trợ kinh phí, việc RFA ca ngợi tên khủng bố Lý Tống chẳng khác nào việc "chó cắn chủ", đi ngược lại cuộc chiến chống khủng bố mà Hoa Kỳ đã phát động sau vụ khủng bố cũng do bọn không tặc gây ra ngày 11/9/2011.

Tuy nhiên, nếu biết sứ mệnh của RFA là hỗ trợ cho các mục đích tuyên truyền chống cộng sản tại các quốc gia xã hội chủ nghĩa ở châu Á thì bài viết ca ngợi Lý Tống cũng không phải là việc khó hiểu. Và việc RFA muốn loan báo điều gì thì chắc hẳn giáo sĩ, giáo dân Giáo phận Hà Tĩnh đã tự có câu trả lời!

@Lê Dân

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2019

"Hội Anh em dân chủ" lại lòi dốt

Ngày 05/4/2019, Bệnh viện (BV) Truyền máu - Huyết học Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Lễ công bố Ngân hàng máu của BV đạt Chứng nhận GMP (Good Manufacturing Practice - thực hành sản xuất tốt) châu Âu do Cơ quan An toàn thực phẩm - Y tế thuộc Bộ Y tế Cộng hòa Áo cấp.


Đây là sự kiện quan trọng, đánh dấu sự tiến bộ vượt bậc và mở ra kỷ nguyên mới cho ngành Truyền máu - Huyết học Việt Nam. Với việc đạt chuẩn GMP, BV Truyền máu - Huyết học TP có thể hỗ trợ Bộ Y tế xây dựng chính sách GMP tại Việt Nam; hỗ trợ các trung tâm truyền máu trong cả nước xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn và mở ra cơ hội hợp tác quốc tế thông qua việc sản xuất huyết tương, xuất khẩu huyết tương sang châu Âu, sau đó nhập khẩu các sản phẩm điều trị với giá thành rẻ, phù hợp hợp người bệnh trong nước. Bởi thực tế sử dụng máu ở Việt Nam hiện nay, các sản phẩm của hồng cầu và tiểu cầu được sử dụng nhiều nhất, phần huyết tương nhiều khi sử dụng không hết, phải bỏ đi rất lãng phí vì chúng ta chưa có đủ trình độ sử dụng huyết tương để sản xuất ra các chế phẩm immunoglobulin miễn dịch cũng như các yếu tố đông máu khác như ở các quốc gia phát triển.


Tuy nhiên, sự kiện này lại được các đối tượng tàn dư của tổ chức phản động "Hội Anh em dân chủ" suy diễn cho rằng đây là bước đi tiếp theo của Bộ Y tế nhằm thực hiện ý đồ "hút máu dân, bán cho nước ngoài lấy tiền".

Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh (Anhthanh Linhgiang), Chánh Văn phòng kiêm Phó Chưởng ấn
Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh cũng là thành viên Hội Anh em dân chủ?

Rõ ràng, với việc khá nhiều thành viên của "Hội Anh em dân chủ" hiện nay không đủ trình độ tiếng Việt để có thể viết một status trên mạng xã hội cho đúng chính tả thì việc tổ chức này dùng những suy diễn, nhận định đầy thiển cận, thiếu hiểu biết để xuyên tạc, kích động chống Đảng, Nhà nước cũng không có gì là lạ. Tuy nhiên, với việc ngày càng lòi dốt rõ hơn thì sớm muộn sẽ không còn ai tin, nghe và làm theo "Hội Anh em dân chủ" sẽ ngày mô, dù có sự bảo trợ của những giáo sĩ cực đoan, chống đối đi chăng nữa!

@Nhân Trần

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2019

Tranh luận cùng Nguyễn Đức Hiền về quyền tự do cá nhân

Mới đây facebooker Nguyễn Đức Hiền, Chủ tịch Hội đồng mục vụ chuẩn giáo xứ Đồng Tiến (xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) có đăng tải một bài thơ trên trang cá nhân của mình với tựa đề "LỜI NHẮN NHỦ".


Nội dung bài thơ thể hiện quan điểm cá nhân phản đối việc cho các em học sinh tham gia Đội Thiếu niên Tiền phong và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, cho rằng có sự ép buộc đối với các em học sinh trong việc tham gia các tổ chức này; kêu gọi các thầy, cô phụ trách đoàn, đội cho các em được tự do lựa chọn việc tham gia hay không tham gia đội, đoàn.


Bài thơ của Nguyễn Đức Hiền về mặt nghệ thuật không có gì quá đặc sắc so với các bài thơ con cóc khác nhưng nội dung của nó có quá nhiều vấn đề không đúng sự thật, thậm chí là xuyên tạc, cần phải được chỉ rõ.

Trước hết, nói về tổ chức đội, đoàn, trong Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đều có quy định rõ một trong các điều kiện tiên quyết để thanh, thiếu niên, học sinh có thể tham gia vào các tổ chức này là "TỰ NGUYỆN".

"Thiếu niên Việt Nam có đầy đủ các phẩm chất trên và đảm bảo những điều kiện sau đây đều được kết nạp vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh:
- Thừa nhận Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Tự nguyện xin vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Được quá nửa số đội viên trong chi đội đồng ý. Ở những nơi chưa có tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, việc kết nạp đội viên thực hiện theo hướng dẫn thực hiện Điều lệ Đội do Hội đồng Đội Trung ương ban hành."
- Điều lệ Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh khóa VIII, giai đoạn 2018 - 2023 -

"Thanh niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 30, tích cực học tập, lao động và bảo vệ Tổ quốc, được tìm hiểu về Đoàn và tán thành Điều lệ Đoàn, tự nguyện hoạt động trong một tổ chức cơ sở của Đoàn, có lý lịch rõ ràng đều được xét kết nạp vào Đoàn."
- Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh khóa X - 

Mặc dù đây đó có hiện tượng thầy cô chưa cho các em học sinh tìm hiểu kỹ về tổ chức đội, đoàn và điều lệ của các tổ chức này trước khi cho các em được kết nạp vào đội, đoàn. Nhưng rõ ràng việc các em học sinh xin vào đội, đoàn là việc làm hoàn toàn tự nguyện và nếu không vào đội, đoàn thì các em cũng không phải gánh chịu bất cứ hình phạt hay hậu quả gì ảnh hưởng đến việc học của các em cả. Nếu toàn bộ việc vào đội, vào đoàn của các em học sinh là ép buộc thì chắc chắn đến cấp Trung học cơ sở không có học sinh chưa vào đội cũng như đến bậc Đại học, Cao đẳng không còn việc tổ chức kết nạp đoàn cho học sinh, sinh viên nữa vì tất cả đã vào đoàn từ giai đoạn Trung học phổ thông rồi.

Vẫn có những học sinh không vào đội nhưng tự nguyện xin vào đoàn

Sau nữa, nói về Công giáo, hiện nay, tại Giáo phận Hà Tĩnh nói chung và chuẩn giáo xứ Đồng Tiến nói riêng đang có một tổ chức dành cho thanh thiếu nhi có cơ cấu tổ chức, cách thức hoạt động tương tự như tổ chức đội, đoàn trong nhà trường, đó là tổ chức Thiếu nhi Thánh thế.

Mặc dù phong trào Thiếu nhi Thánh thể chỉ được Hội Tông đồ Cầu nguyện tại Pháp do các linh mục Léonard Cros và Ramadière khởi xướng từ năm 1865 chứ không phải là tổ chức do Chúa Giêsu và các Tông đồ sáng lập. Nhưng đến nay, phong trào này đang được linh mục, Hội đồng mục vụ các xứ, họ tìm cách phát triển một cách rầm rộ, huy động tất cả các em học sinh là con em giáo dân tham gia ngay từ khi mới 5 - 6 tuổi, khi chưa có khả năng nhận thức đầy đủ về mọi vấn đề trong xã hội thì làm sao có thể khẳng định việc tham gia của các em là hoàn toàn tự nguyện, không bị ép buộc.


Điều này tương tự như việc rửa tội cho trẻ em mới sinh, một nghi thức mãi đến thế kỷ thứ 2 mới xuất hiện dù ban đầu Chúa Giêsu và các Tông đồ chỉ rửa tội cho những người đã trưởng thành bởi vì họ đã nghe lời giảng và họ ý thức hiểu được những lời giảng đó là hợp lý, rồi sau đó họ tự nguyện đến xin chịu phép rửa đồng nghĩa với TỰ NGUYỆN XIN THEO ĐẠO.

Đã và đang có rất nhiều ý kiến phản đối việc rửa tội cho trẻ em mới sinh, bởi đó là sự vi phạm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của con người. Nhưng giáo hội Công giáo dường như vẫn giữ quan điểm bảo thủ trong vấn đề này dù ngày càng có nhiều giáo sĩ, giáo dân Công giáo can thiệp sâu vào lĩnh vực tự do "dân chủ", "nhân quyền".

Người xưa có câu "Tiên trách kỷ, hậu trách nhân". Đó là "LỜI NHẮN NHỦ" phù hợp nhất đối với Nguyễn Đức Hiền lúc này.

@Lê Dân


Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2019

Giám mục Nguyễn Thái Hợp bị giáo dân Quảng Bình bóc mẽ

Việc bổ nhiệm các giám mục trong Giáo hội Công giáo là một quá trình phức tạp. Những người được chọn phải thực sự "trổi vượt về đức tin vững vàng, hạnh kiểm tốt, đạo đức, nhiệt thành với các linh hồn, thông thái khôn ngoan và các nhân đức nhân bản, và có những tài năng khác giúp mình có đủ sức chu toàn giáo vụ" (Khoản 1 Điều 378 Bộ Giáo luật 1983).


Mặc dù đã trải qua một quá trình tuyển chọn hết sức nghiêm ngặt nhưng trong thực tế không phải giám mục nào cũng có đạo đức tốt. Đó là điều đã được chính Đức Giáo hoàng Phanxicô khẳng định trong cuốn sách “Sức mạnh của ơn gọi”.

Giam muc Phaolo Nguyen Thai Hop.png
Chân dung Giám mục Chính tòa Tiên khởi Giáo phận Hà Tĩnh
Một trong những ví dụ tiêu biểu có thể kể ra hiện nay chính là Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Chính tòa Giáo phận Hà Tĩnh. Lối sống đạo đức giả của vị giám mục này, nhất là khẩu hiệu "Hãy làm theo những gì tôi nói, đừng làm theo tôi làm!" đã được giới quan sát độc lập chỉ ra từ lâu nhưng vẫn còn rất nhiều giáo dân mù quáng không tin.

Vậy mà mới đây, sau 02 chuyến "vi hành" về cơ sở, bản chất "đạo đức giả" của Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã bị chính giáo dân "bóc mẽ".


Ngày 19/3/2019, Giám mục Nguyễn Thái Hợp về Quảng Bình chủ sự nghi thức cắt băng khánh thành và làm phép ngôi nhà thờ giáo họ Thông Thống thuộc chuẩn giáo xứ Thanh Hà (xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn). Để đến được với giáo họ này đòi hỏi phải đi thuyền qua sông Gianh nhưng trong khi những người đi cùng (trong đó có cả linh mục Hồ Thái Bạch, quản nhiệm chuẩn giáo xứ Thanh Hà, là người lớn tuổi hơn cả Giám mục Hợp) đều ngồi trên tấm ván gỗ thì Giám mục Hợp lại yêu cầu giáo dân phải chuẩn bị ghế bành hoành tráng cho mình (dù việc đó sẽ gây nguy hiểm cho chính Giám mục Hợp nếu thuyền gặp vấn đề gì). Việc này khiến không ít giáo dân nhận ra rằng "NGAI - DÙ" là món đặc sản đã được Giám mục Nguyễn Thái Hợp ưu dùng từ khi được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Vinh (năm 2010) đến nay.


Đến ngày 26/3/2019, Giám mục Nguyễn Thái Hợp về Quảng Bình tham dự Lễ nhận xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn) của linh mục Trương Văn Vút. Dù giáo xứ này chỉ cách giáo xứ Hòa Ninh (xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn), nơi có 02 giáo dân mới qua đời trong vụ tai nạn thương tâm ở Thái Lan (sự kiện được truyền thông Nhà nước đưa tin nhiều lần nhưng Trang thông tin điện tử của Giáo phận Hà Tĩnh thì không hề đả động gì) chưa đầy 05 phút đi xe nhưng Giám mục Hợp sau khi "cơm no, rượu say" không hề ghé qua thăm hỏi, động viên khiến giáo dân phải cảm thán mà kêu "Đắng lòng các mục tử!".

Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, nguyên Đặc phái viên không thường trú
của Tòa thánh Vatican tại Việt Nam thăm giáo dân nghèo tại Việt Nam

Cách ứng xử của Giám mục Nguyễn Thái Hợp là hoàn toàn trái ngược với tôn chỉ "Quyền bính là để phục vụ" của Đức Giáo hoàng Phanxicô, với cách ứng xử của bề trên giáo hội

Chân dung Giám mục Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh đương nhiệm
hay thậm chí là so với người kế nhiệm Giám mục Hợp làm Giám mục Chính tòa Giáo phận Vinh.

Rõ ràng việc Tòa thánh Vatican quyết định chia tách Giáo phận Vinh (cũ) thành Giáo phận Vinh (mới) và Giáo phận Hà Tĩnh đồng thời đưa Giám mục Nguyễn Thái Hợp về làm Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh, đồng nghĩa với việc thu hẹp quyền lực, phạm vi hoạt động của Giám mục Hợp không phải là vô cớ.

Trong lúc vị linh mục già chú tâm che nắng cho con chiên thì vị linh mục trẻ lại chỉ biết che dù cho chính mình
và mon men sờ "NGAI - DÙ" của vị chủ chăn Giáo phận Hà Tĩnh

Nhưng chừng nào Giám mục Nguyễn Thái Hợp còn tại vị trên "NGAI - DÙ" của mình thì chừng đó vẫn còn có những linh mục học theo "tấm gương" thích phô trương hình thức, thích xu nịnh của vị giám mục này.

@Lê Dân

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2019

Lời nói dối chân thật!

Ngày Cá tháng Tư (01/4) vừa qua, fanpage Truyền thông giáo xứ Cồn Sẻ (Quảng Lộc, Ba Đồn, Quảng Bình) thuộc Giáo phận Hà Tĩnh đăng tải lại một câu chuyện được sưu tầm trên mạng internet kể về những trò chơi khoăm qua lại giữa 02 vị linh mục mục vụ cùng một giáo xứ, một người là Chánh xứ còn một người là Phó xứ.

 

Mặc dù chỉ là câu chuyện vui trong Ngày Cá tháng Tư (hay còn được gọi là Ngày nói dối), với rất nhiều tình tiết dựa trên những lời nói dối của các vị linh mục. Tuy nhiên, câu chuyện trên lại không hoàn toàn là hư cấu bởi nó phản ánh rất nhiều sự thật tại Giáo phận Hà Tĩnh lúc này.

Đầu tiên là tình trạng linh mục nói dối. Không chỉ nói dối nhau, việc các linh mục mượn danh rao giảng lời Chúa để nói dối trước giáo dân, xuyên tạc, bẻ cong sự thật hòng đạt được mưu đồ riêng của mình đã không còn là chuyện lạ.

Thứ đến là tình trạng mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ hàng ngũ giáo sĩ, nhất là giữa các linh mục trẻ và các linh mục lớn tuổi, giữa các linh mục Phó xứ và các linh mục Chánh xứ. Làm sao không bức xúc được khi cùng ăn học như nhau nhưng kẻ ra trường được làm Chánh xứ luôn, kẻ thì phải cam chịu làm Phó xứ "hữu danh vô thực". Thậm chí, ngay trong số linh mục Phó xứ cũng có người sớm được cất nhắc làm Chánh xứ chỉ sau chưa đầy 03 tháng, còn những người khác thì khi nào mới bóc hết lịch.

Nguyên nhân dẫn đến những tiêu cực, tồn tại nói trên chắc chắn không thể nhắc đến trách nhiệm của người đứng đầu Giáo phận, Giám mục Nguyễn Thái Hợp - một tấm gương "tiêu biểu" trong việc xuyên tạcnói dối nhằm đạt được mưu đồ riêng của mình; người đã đối xử thiếu công bằng, thậm chí "nhất bên trọng, nhất bên khinh" đối với các linh mục dưới quyền góp phần tạo nên những cơn sóng ngầm ở Giáo phận Vinh trước đây và Giáo phận Hà Tĩnh hiên nay.

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...