Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Ai có thể nên THÁNH?

"THÁNH THIỆN" là một trong bốn đặc tính căn bản của giáo hội Công giáo cùng với "duy nhất", "công giáo" và "tông truyền". Đặc tình này bắt nguồn từ Thiên Chúa là Đấng Thánh, Chí Thánh, Rất Thánh vượt trên tất cả mọi người, mọi loài. Trong suốt chiều dài lịch sử hơn 2.000 năm hình thành và phát triển, Giáo hội Công giáo cũng đã tôn phong rất nhiều vị Thánh, trong đó có 118 vị Thánh Tử đạo Việt Nam. Các Thánh được tuyên phong lên bậc hiển thánh bởi vì cuộc đời các ngài là một tấm gương phản chiếu sự thánh thiện của Thiên Chúa.


Thế nhưng, so với vô vàn các thánh trên trời, thì những người được Giáo Hội tuyên phong Chân phước và hiển Thánh chỉ là con số rất nhỏ. Theo lời Sách Khải Huyền, các thánh trên trời là “một đoàn người đông đúc, không sao đếm nổi”, thuộc mọi dân, mọi nước, mọi ngôn ngữ.
"Các người hãy Thánh, vì Ta là Thánh" (Lv 19,2)
Hãy nên thánh, vì ta Giê-hô-va Đức Chúa Trời các ngươi, vốn là thánh
(LÊ-VI KÝ 19:2).
Chính vì lẽ đó mà mọi tín đồ Công giáo, không chỉ các nhà tu hành mà mọi giáo dân đều được giáo hội mời gọi NÊN THÁNH.
Mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đường của mỗi người
(GH 11.3).
Thánh Gioan Phaolô II nói rằng: thành công đẹp nhất của một cuộc đời là sự thánh thiện. Tin Chúa, yêu Chúa và sống theo lời Chúa dạy, mọi tín hữu sẽ nên thánh.
"Anh em hãy sống thánh thiện trong cách ăn nết ở, để nên giống Đấng Thánh đã kêu gọi anh em. Vì có lời Kinh Thánh chép: “Hãy sống thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh.
(1Pr 1, 15-16)
Đức Giáo hoàng Benedict XVI cũng lưu ý rằng các thánh không phải là "những anh hùng", nhưng là những con người đã hành động "cách nhân từ và yêu thương". Ngài cũng cho thấy mối liên hệ giữa đức ái và sự thánh thiện: "Đức ái là linh hồn của sự thánh thiện! Nó tăng trưởng và sản sinh những hoa trái nơi các tín hữu, nhờ việc lắng nghe Lời Thiên Chúa, tham dự vào các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, vào việc cầu nguyện liên lỉ, sự từ bỏ, phục vụ huynh đệ và thực hành các nhân đức"

Những điều đó cho thấy mọi tín đồ Công giáo đều có thể nên Thánh khi biết sống thánh thiện, hay nói cách khác là sống tinh sạch, hoàn hảo về đạo đức, luân lý.

Thế nhưng những ngày gần đây, khi các thông tin thất thiệt về sức khỏe của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng được lan truyền, bên cạnh những phần tử phản động, thù địch, chống đối chế độ cũng có không ít các giáo sĩ, giáo dân Công giáo tỏ ra hoan hỉ, vui mừng, cầu mong cho những tin đồn đó là sự thật, thậm chí mong người đứng đầu đất nước không qua khỏi.


Trong số này, đáng chú ý có cả linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chưởng ấn Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh.


Mặc dù đang là Tuần Thánh, tuần kết thúc mùa Chay, thời gian mà mọi tín đồ Công giáo buộc phải ăn chay, hy sinh, hãm mình qua việc giữ chay kiêng thịt, từ bỏ tính mê, nết xấu. Nhưng Nguyễn Thanh Tịnh lại không thể kìm hãm cái tôi đầy tội lỗi, háo hức hy vọng sự chết sẽ đến với một người đáng tuổi cha của mình.
"Anh em đã nghe Luật dạy rằng: Hãy yêu đồng loại và hãy ghét kẻ thù. Còn Thầy, Thầy bảo anh em: Hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ ngươc đãi anh em."
(Mt 5, 43-44)
"Nếu anh chỉ yêu thương kẻ yêu thương mình, thì nào có công chi? nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh em có gì lạ đâu? Ngay cả người ngoại cũng làm như thế sao? Vậy anh hãy nên hoàn thiện như Cha anh em ở trên là Đấng hoàn thiện."
(Mt 5, 46-48)
Dù cho ai cũng có thể nên Thánh nhưng rõ ràng Nguyễn Thanh Tịnh không thể nên Thánh!


Bởi bất cứ một giáo dân nào cũng có thể nhận ra rằng Tịnh hoàn toàn không có "đức ái", không biết "làm sự lành", "tránh sự ác", "tìm kiếm sự hòa bình, và đeo đuổi sự ấy” như lời dạy của Sứ đồ Phaolô.

Đó có lẽ cũng chính là điều mà Linh mục đoàn Giáo phận Hà Tĩnh đã nhận ra và đi tới quyết định không bầu Nguyễn Thanh Tịnh làm Chưởng ấn dù vị trí này đang được bỏ trống?!

@Lê Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...