Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2018

Gian lận điểm thi ở Hà Giang - Xin đừng quy chụp!

Cộng đồng mạng 02 ngày gần đây thi nhau chia sẻ clip nhạc chế ca khúc "Hà Giang quê hương tôi" của nhạc sỹ Thanh Phúc.


Clip nhạc chế này được trình bày bởi 02 người phụ nữ trong trang phục đồ ngủ và bối cảnh thì tất nhiên là ở trên giường. Còn ca từ bài hát thì đầy rẫy những từ ngữ kệch cỡm, nhạo báng như “Chỉ Hà Giang, chỉ Hà Giang mới có thôi”, “khó khăn gì đưa đây money”, “ôi Hà Giang, ôi vùng cao quê tôi chơi trội quá”... nhằm vào nhân dân Hà Giang sau sự kiện “gian lận trong thi cử” vừa xảy ra.

Ảnh cắt từ clip
Việc gian lận trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018 tại Hà Giang có thể xem như một "con sâu làm rầu nồi canh", hệ lụy từ việc thiếu trong sạch, thiếu minh bạch của một số cá nhân trên địa bàn tỉnh. Đó là chuyện riêng của một nhóm người làm việc vô trách nhiệm. Tuy nhiên, việc sử dụng những ngôn từ mang tính chất châm biếm để đạo một bài hát truyền thống nhằm đánh đồng tất cả những người dân của tỉnh Hà Giang thì thật khó chấp nhận. Hành động đó đáng bị lên án không khác gì việc mượn chuyện gian lận điểm thi ở Hà Giang để quy chụp, nói xấu toàn bộ ngành Giáo dục và xa hơn là nói xấu chế độ của những phần tử cơ hội, chống đối.


Hy vọng các cơ quan chức năng sớm vào cuộc xác minh, làm rõ nhân thân, lai lịch của 02 người phụ nữ trong clip kể trên để xử lý nghiêm hành vi vi phạm Quyền tác giả của họ đồng thời trả lại danh dự cho những người dân Hà Giang mến yêu.

@Lê Dân

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng?!

Ngày 18/7/2018, RFA đưa tin về việc 03 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ là Marco Rubio, Robert Menendez và Ron Wyden viết thư gửi đến quan chức điều hành chính của hai tập đoàn Facebook và Google kêu gọi bất tuân Luật An Ninh Mạng mà Quốc Hội Việt Nam thông qua vào ngày 12 tháng 6 vừa qua.

Thượng nghị sĩ Mỹ Bob Menendez trong một cuộc họp báo ngày 17 tháng 7 năm 2018
tại thủ đô Hoa Kỳ ở Washington , DC.

Nội dung thư nêu rõ Facebook và Goggle đóng một vai trò rất lớn tại Việt Nam, cho phép hằng triệu người sử dụng trao đổi thông tin trong nước, liên kết với gia đình và người thân ở nước ngoài; đồng thời giúp tạo điều kiện cho những thảo luận, sinh hoạt cộng đồng mà trong thực tế không thể tiến hành được.

Tuy nhiên, việc Chính phủ Việt Nam ban hành Luật An ninh mạng, theo 03 thượng nghị sĩ, sẽ tạo nguy cơ cho tất cả những hoạt động vừa nêu khi cho phép cơ quan chức năng tiếp cận thông tin cá nhân, theo dõi người sử dụng, và giới hạn thêm nữa các quyền tự do hạn chế trên mạng hiện nay ở Việt Nam gồm quyền tự do ngôn luận, biểu đạt?

Ba thượng nghị sĩ đưa ra 04 yêu cầu Facebook và Google, đó là: (1) Không lưu trữ dữ liệu người dùng tại máy chủ đặt ở Việt Nam nhằm tránh không bị thu giữ bất cứ lúc nào bởi Bộ Công An nước chủ nhà. (2) Có những đường lối minh bạch liên quan đến việc gỡ bỏ nội dung. (3) Công bố ngay số lượng những yêu cầu gỡ bỏ nội dung mà chính phủ Hà Nội đưa ra, cũng như số lần mà hai tập đoàn phải thi hành những yêu cầu đó. (4) Chia sẻ cho các Ủy ban Đối Ngoại Hạ Viện, Đối Ngoại Thượng Viện và Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tất cả những yêu cầu về dữ liệu người sử dụng từ phía các cơ quan chức năng Việt Nam; bên cạnh đó cho biết những yêu cầu nào mà hai tập đoàn đã đáp ứng ngõ hầu giúp cho việc đánh giá ai là những đối tượng bị nhắm đến và vì sao.

Trước đó, hôm 12/7/2018, RFA cũng đã đưa tin về việc 17 dân biểu Hoa Kỳ có thư gửi đến quan chức điều hành chính của Facebook và Google với những nội dung tương tự.

Việc các dân biểu, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ liên tục tìm cách tác động các công ty Facebook, Google bất tuân Luật An ninh mạng của Việt Nam khiến không ít người liên hệ với vụ kiện của Cục Điều tra Liên bang Hoa Kỳ FBI đối với Apple năm 2016.

Còn nhớ, sau vụ tấn công khủng bố ở San Bernardino, California ngày 02/12/2015 khiến 14 người chết và 21 người bị thương, FBI đã yêu cầu và được thẩm phán Sheri Pym chấp thuận ra lệnh cho Apple tạo ra một phần mềm để FBI mở khoá chiếc iPhone 5C được sử dụng bởi Syed Farook, một trong hai thủ phạm của vụ khủng bố. Tuy nhiên, Apple từ chối, và Tim Cook nói rằng nó đã đi quá xa, có thể đe doạ tới bảo mật của tất cả người dùng iPhone. Qua mặt mật khẩu iPhone có nghĩa là Apple sẽ tạo ra một "cửa hậu" trong hệ điều hành iOS, và nó có thể được dùng để mở khoá những chiếc iPhone khác - theo quan điểm Tim Cook. Vụ kiện đình đám kết thúc một ngày trước khi một phiên toà dự kiến được mở - khi FBI tìm được một công ty ngoài để mở khoá iPhone.

Với những gì xảy ra trong sự vụ này, có lẽ hành động của Apple xuất phát từ việc công ty mường tượng ra một tương lai tương tự như trong cuốn "1984" nổi tiếng của George Orwell. Cuốn tiểu thuyết về xã hội giả tưởng này kể về câu chuyện của Winston Smith, trong đó miêu tả chế độ chuyên chế đang cai trị xã hội làm bối cảnh, và bi kịch của nhân vật chính Winston Smith do chế độ đó gây ra. Ở phía bên kia, FBI - bên đại diện cho chính phủ quyền lực nhất thế giới - lo ngại nguy cơ tấn công khủng bố xảy ra nếu không thể truy cập được vào các thông tin quan trọng trong chiếc iPhone.  

Do vụ việc không được toà án phân xử, chúng ta không bao giờ có được một câu trả lời về liệu bên muốn bảo vệ quyền riêng tư (Apple) hay bên muốn phòng trừ nguy cơ khủng bố (FBI), sẽ được ưu tiên.

Đó là câu hỏi mà mỗi một dân biểu, thượng nghị sĩ Hoa Kỳ phải sớm trả lời, nhất là khi vẫn có những cuộc khủng bố xảy ra sau vụ việc ở San Bernardino, thay vì can thiệp vào việc ban hành Luật An ninh mạng ở Việt Nam (dù thực tế họ còn chẳng có quyền can thiệp)!

@Nhân Trần

Thứ Bảy, 14 tháng 7, 2018

Why Always Me?!

Đối với những người hâm mộ bóng đá Anh, khi nhắc đến Mario Balotelli là nhắc đến một tiền đạo tài năng, một cầu thủ lắm tài nhiều tật. Đúng như dòng chữ “Why Always Me?” được in trên chiếc áo thun mà Balotelli mặc và khoe ra sau khi ghi bàn vào lưới Quỷ đỏ Manchester United trong trận derby thành Manchester ngày 23/10/2011, anh luôn luôn là “trung tâm” của vô số rắc rối ở trong lẫn ngoài sân cỏ và vì thế anh còn có một biệt danh khác là “Bad Boy”. Mặc dù đã góp công lớn giúp Manchester City lần đầu bước qua được cái bóng khổng lồ của đội bóng láng giềng nhưng với tính cách ngỗ nghịch và phong độ thất thường của mình, rốt cuộc Mario Balotelli cũng bị câu lạc bộ này đẩy đi một cách không thương tiếc.


Câu chuyện "Why always me?" dường như đang được lặp lại ở Việt Nam nhưng không phải trong lĩnh vực bóng đá, với một cầu thủ nào đó mà là trong lĩnh vực tôn giáo và với Giáo phận Vinh.


Trong suốt 03 năm qua, khi nhắc đến Giáo phận Vinh là nhắc đến một giáo phận mà các linh mục, giáo dân luôn sẵn sàng tuần hành, biểu tình dưới mọi hình thức, cấp độ, với đủ loại lý do khác nhau, không kể đúng, sai. Mà gần nhất là việc tuần hành phản đối luật An ninh mạng và Luật Đặc khu của một số giáo xứ, giáo hạt trong các ngày 08/7 đến 10/7/2018. Tất nhiên, mọi lời nói, việc làm của con cái Giáo phận Vinh không thể không có vai trò chỉ đạo, hậu thuẫn của vị chủ chăn giáo phận, Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp.



Một điều dễ nhận thấy là cứ sau khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp ban hành văn bản thể hiện quan điểm về một vấn đề gì đó mà dư luận xã hội đang quan tâm (từ sự cố môi trường biển miền Trung, các khoản thu đầu năm học đến Luật Đặc khu, Luật An ninh mạng...) thì ngay lập tức sẽ có những giáo sĩ, giáo dân Giáo phận Vinh xuống đường tuần hành, biểu tình.

Có lẽ như Mario Balotelli, đã đến lúc người ta có thể đặt biệt danh cho vị Giám mục Giáo phận Vinh là “Bad Boy”. Và sớm hay muộn, chàng "Bad Boy" này cũng bị chính Giáo phận của mình đẩy đi một cách không thương tiếc?!

@Nhân Trần

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Mẹ Nấm - Trời Tây đang rộng mở?!

Việc Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, người mới nhận giải thưởng khủng của tổ chức Civil Rights Defender của Châu Âu trị giá 50 ngàn Euros phục vụ cho thúc đẩy dự án Mạng lưới Blogger Việt Nam bị nhập kho phá sản đi rất nhiều “kỳ vọng” vào thủ lĩnh tổ chức này của giới NGO về dân chủ Mỹ và phương Tây. Dễ hiểu sau đó, Bộ Ngoại giao Mỹ vội vã trao giải thưởng nhân quyền cho Quỳnh nhằm tạo sức ép về ngoại giao, không hề khiến cô này nhận mức án nhẹ nhàng hơn. Trước bối cảnh đó,một số “phát ngôn viên” của phong trào zân chủ cuồng Mỹ như Phạm Đoan Trang (thành viên VOICE) lập tức đồng thanh, Quỳnh phải chấp nhận tỵ nạn chính trị để “thoát” khỏi nhà tù. Thế mới thấy, nhân vật Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là con bài nặng ký, được đầu tư nhiều, tạo dựng hình tượng lớn mà chưa kịp “thu hồi vốn” của nhiều thế lực muốn thay đổi xã hội Việt Nam đến mức nào.

「Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, CPJ」的圖片搜尋結果
Việc Quỳnh từng nhận giải nhân quyền khủng khiến làng zân chủ "sốc" và bị giới elite công kích

Dù cả chiến dịch vận động mạnh mẽ gây áp lực trả tự do cho Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh  do VOICE và Dân Làm Báo cùng hợp tác, vẫn thất bại cho thấy, cho đến nay Quỳnh vẫn chưa “xuất khẩu” được cho thấy trước đó họ chưa hề tính phương án vận động cho Quỳnh đi tỵ nạn một cách chủ động như nhiều nhân vật khác, chẳng hạn Nguyễn Văn Đài, được vợ Đài và VOICE vận động ngay quốc gia tiếp nhận Đài khi Đài mới bị bắt, nhưng phải đến 3 năm sau mới đưa được Đài từ nhà tù đến nước Đức. Có thể thấy, quá trình vận động để đưa một tù nhân từ nhà tù sang đến “thế giới tự do” thường mất nhiều thủ tục nhiêu khê, là chặng đường dài vận động có chủ động, tích cực của nhiều bên, chứ không hề dễ dàng chút nào.Nghe nói hồ sơ được xếp ở Đại sứ, Lãnh sứ quán Mỹ rất dày, còn xếp hàng dài,như Vũ Quang Thuận, sắp đưa ra xử phúc thẩm đã nộp hồ sơ ở Đại sứ Mỹ mấy năm trước khi bị bắt (?!)

Tuy nhiên những động thái gần đây của VOICE – cánh tay nối dài của Việt Tân và một số NGO bảo trợ cho Quỳnh cho thấy, khả năng họ đã tiến giai đoạn nước rút trong việc đưa Quỳnh “xuất khẩu dân chủ”.

Ngày 14/6/2018, tổ chức CPJ tuyên bố trao giải thưởng Tự do báo chí quốc tế cho Quỳnh, tái khởi động chiến dịch truyền thông đòi "tự do" cho Quỳnh.

「Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, CPJ」的圖片搜尋結果

VOICE đã đầu tư kinh phí rất lớn để xây dựng bộ phim về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đã vận động được truyền hình Thái công chiếu, nhưng ngày 4 tháng 7 năm 2018, khi chính phủ Thái Lan hủy chiếu bộ phim về Nguyễn Ngọc Như Quỳnh (lý do được cho là theo đề nghị từ phía Việt Nam), Trịnh Hội tuyên bố “sẽ đại diện cho VOICE đem trình chiếu bộ phim này trên toàn thế giới”

Trong khi đó, một thành viên VOICE là Đinh Phương Thảo trả lời phỏng vấn The Diplomat rằng 1 năm sau khi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh đi tù, giới hoạt động Việt Nam đang “được tổ chức tốt hơn trước” và thường xuyên “thảo luận về chiến lược” với nhau.

Ngoài ra, trước những lời kêu ca ngày càng dồn dập của Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, cây bút Ánh Liên của Việt Nam Thời báo vừa tung tin rằng bà Quỳnh sẽ chấp nhận đi tị nạn chính trị.

Trong bối cảnh trên, bà mẹ Quỳnh đột nhiên tung ra thông tin Quỳnh tuyên bố tuyệt thực, không quên chua thêm từ chối cả cơm nhà lẫn cơm tù và bà này cũng tuyên bố …không khuyên Quỳnh dừng tuyệt thực và đến tận lần thăm tù tiếp theo sẽ đến tiếp tế cho Quỳnh xem cô này …còn sống hay đã chết!?! Nghe rất lâm li kỳ quái của một bà mẹ hết lòng …thương con! Nhân dịp đó, tổ chức Ân xá quốc tế lập tức phát động chiến dịch “khẩn cấp cứu blogger Mẹ Nấm” và được các thành viên của VOICE tích cực rải trên mạng với cường độ lớn.

Xem ra, ngày mà làng zân chủ vỡ òa chia sẻ tin vui với gia đình Mẹ Nấm sớm được “hội tụ” ở trời Tây không còn xa!

@Biên Cương

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2018

Đừng sống như... chuột!

Chuột là một động vật thuộc loài gặm nhấm, chuyên phá hoại lúa, hoa màu, đồ vật nên thường bị con người ghét, tìm cách xua đuổi, tiêu diệt. Tuy nhiên, vẫn có những con người lại sống như chuột hay chí ít là mang đặc tính nổi bật nhất của loài chuột: chui lủi nơi kín đáo, không dám xuất hiện công khai, đàng hoàng. Điển hình trong số đó là linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn).

Là một linh mục chuyên sử dụng mạng xã hội Facebook để tuyên truyền chống phá chế độ nên khi Quốc hội thảo luận dự thảo Luật An ninh mạng, không ngạc nhiên khi Nguyễn Thanh Tịnh lớn tiếng hô hào, kêu gọi phản đối dự luật này, cho rằng việc ban hành luật là để "bịt mắt, bóp miệng" người dân trong lúc việc xây dựng, ban hành luật là để ngăn chặn, xử lý những kẻ bịa đặt, nói xấu và bôi nhọ danh dự không có chứng cứ cá nhân hoặc tổ chức, kích động bạo lực trên mạng xã hội, bịa đặt thông tin không chính xác, tuyên tuyền kêu gọi gây rối trật tự công công và an ninh quốc gia.

Và khi Luật An ninh mạng đã được thông qua và sắp có hiệu lực, là "kẻ có tật", tất nhiên Nguyễn Thanh Tịnh không thể không tìm đường "chui rúc" hay cụ thể là tìm nơi (mạng xã hội) khác để có thể tự do "cắn phá".


Như người tham gia giao thông, nếu không vi phạm luật thì nếu có gặp Cảnh sát giao thông kiểm tra cũng không có gì phải sợ,


còn nếu thực sự đã có tội thì dù có chui lủi, trốn tránh như thế nào rồi cũng sẽ có ngày bị bắt. Bởi vậy, tốt nhất nên dừng tay sám hối trước khi quá muộn Tịnh nhé!

@Nhân Trần

Thứ Bảy, 7 tháng 7, 2018

HÒA NINH: Cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng

Câu chuyện "cha chửi con, con chửi cha" xung quanh việc phá dỡ ngôi nhà xứ cổ ở giáo xứ Hòa Ninh (xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) tưởng như đã chìm vào quên lãng, nhất là khi các bậc chủ chăn Giáo phận Vinh tảng lờ không giải quyết Đơn kiến nghị của Hội đồng hương giáo xứ Hòa Ninh trong nước và hải ngoại. Một số giáo dân, linh mục, tu sĩ quê gốc Hòa Ninh đã bắt đầu chán nản, dần chấp nhận thực tế ngôi nhà phòng cổ đã bị phá dỡ không thể khôi phục được và họ có làm bao nhiêu đơn cũng không thể khiến Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp có cái nhìn khác đối với linh mục Nguyễn Xuân Đình, quản xứ, quản hạt Hòa Ninh đương nhiệm, kẻ ra tay "thủ ác" hạ sát ngôi nhà phòng cổ đó.

Vậy nhưng linh mục Nguyễn Xuân Đình vẫn ôm trong lòng nỗi hận đối với những người dám cả gan làm đơn tố cáo đòi đuổi mình ra khỏi giáo xứ. Trực tiếp rao giảng đả kích chưa chán, linh mục Đình còn nhờ vả linh mục Nguyễn Văn Hùng, quản xứ Diên Trường, một giáo xứ trực thuộc giáo hạt Hòa Ninh rao giảng khơi lại vụ việc ngay trong Thánh lễ khai mạc Tuần Chầu lượt của giáo xứ Hòa Ninh năm 2018
"Một số phần tử nhỏ của giáo xứ Hòa ninh phản đối cha xứ gây chia rẽ mất đoàn kết trong giáo xứ."

"Nhờ đập (ngôi nhà xứ Hòa Ninh) tạo khuôn viên khang trang rộng rãi, nhờ đó có chỗ để phục vụ cho đại hội giới trẻ hôm qua."

"Giáo dân của Diên Trường nghèo thôi nhưng đoàn kết với cha quản xứ lắm, nghèo thôi chứ không phải giàu như Hòa Ninh, không phải giỏi như Hòa Ninh, nhưng được cái là cha con đoàn kết yêu thương."

Tất nhiên, như mặt hồ tĩnh lặng bị ném đá, người dân Hòa Ninh không thể không gợn sóng sau những lời nói không biết trước sau của linh mục Hùng. Chúng tôi tổng hợp các bình luận của con dân Hoà Ninh:
- Bài giảng để chia sẻ lời Chúa và giáo huấn của giáo hội, nhưng linh mục Văn Hùng dùng toà giảng để bưng bô ủng hộ linh mục Xuân Đình. Đó là một hình thức lợi dụng toà giảng như một diễn đàn để vận động dư luận quần chúng. Trong giáo hội mà cũng bưng bô như ngoài đời.

- Kể từ ngày linh mục Xuân Đình phá cái nhà xứ Hoà Ninh, linh mục này cần có ai đó bưng bô và ủng hộ. Mất đoàn kết trong giáo xứ là do linh mục Xuân Đình, chứ trước đó có mất đoàn kết đâu.

- Có một linh mục khả kính trong vùng Quảng Bình phàn nàn với đồng hương Hoà Ninh về linh mục Xuân Đình rằng: “Trong hạt có xuyện gay go đó là xuyện cha Đình. Mới về mà phá nhà như rứa là không hay. Hoà Ninh có 4 nhà bị đập chứ không phải 3. Cái thứ 4 là nhà cơm. Phá làm gì, chứ phá để làm sân bóng thì bậy quá.

- Năm 2013 giáo dân và cha xứ Diên Trường đánh nhau cả giáo phận đều tỏ tường, giáo dân cầm tuýt sắt từ trong tiệm sửa xe ra đòi đánh cha, cha mần một tát nên hai bên giằng co có đổ máu, đến nỗi cha xứ phải bỏ về quê Tân Phong một thời gian không làm mục vụ tại Diên Trường. sau đó lại bắt người giáo dân đến xin lỗi.
Sự việc tại giáo xứ Hòa Ninh có lẽ chưa dừng lại tại đây, khi mà "cây muốn lặng nhưng gió chẳng ngừng". Để không có những chuyện đáng tiếc xảy ra, nhất là việc linh mục và giáo dân đánh nhau như tại giáo xứ Diên Trường trước đây, rất cần sự quyết đoán "dù muộn còn hơn không" của Đức cha Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Chủ tịch Ủy ban Công lý & Hòa bình?!

@Minh Lễ

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...