Chủ Nhật, 10 tháng 1, 2021

Chân dung sư thầy Dũng Vova

Lê Văn Dũng hay gọi là Dũng Vova sinh ra trong một gia đình công chức. Dũng từng là sinh viên của trường Đại học Bách khoa Hà Nội vào những năm 1987-1992. Sau khi ra trường, Dũng làm kỹ sư Công ty cổ phần kỹ nghệ lạnh Đà Nẵng, ở đường Lê Trọng Tấn, TP Đà Nẵng. 2 năm sau, làm kỹ sư điện Công ty TNHH Tư vấn và quản lý xây dựng…


Lê Văn Dũng bắt đầu tham gia vào các hoạt động chống đối tụ tập, biểu tình gây rối ANTT từ năm 2011. Đối tượng đã lợi dụng các vấn đề phức tạp về chủ quyền biên giới, khiếu kiện đất đai tại một số địa bàn như Dương Nội (Đông Anh); Tiên Lãng (Hải Phòng) và Văn Giang (Hưng Yên); ô nhiễm môi trường (Formosa, chặt hạ cây xanh) hay lợi dụng danh nghĩa tưởng niệm các sự kiện lịch sử; việc bắt giữ, xử lý số đối tượng chống đối để hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia. Lê Văn Dũng luôn giữ vai trò tích cực tham gia hàng chục cuộc biểu tình, tụ tập gây rối an ninh trật tự tại các địa phương.

Ngoài ra, Lê Văn Dũng còn tham gia các hội nhóm chống đối như nhóm “No-U, “Phong trào chấn hưng nước Việt”; tích cực tham gia các “phong trào” do số đối tượng chống đối trong và ngoài nước phát động.

Từ năm 2017, Lê Văn Dũng điều hành “Kênh 4” của “Phong trào chấn hưng nước Việt”. Trong quá trình thực hiện để tránh bị cơ quan chức năng xử lý, đối tượng đã đổi tên “Kênh 4 phong trào chấn hưng nước Việt” thành “Thông tấn xã vỉa hè”, “Chấn hưng tivi”, “CHTV VietNam”…

Trước những sai phạm ngày càng nghiêm trọng của Lê Văn Dũng, ngày 31/12/2020 vừa qua, Cơ quan An ninh Điều tra Công an thành phố Hà Nội triệu tập làm việc. Có lẽ ngày Dũng Vova vào tù bóc lịch không còn xa. Đó có lẽ cũng là nơi phù hợp nhất để Dũng Vova thực hiện lời hứa "xuống tóc đi tu" của mình!

@Lê Dân

Thứ Bảy, 9 tháng 1, 2021

Linh mục Trương Văn Thực đang khô, nhạt đức tin?!

Đã là con người ai cũng thấy lo âu khi đối diện với cái chết, và cũng không ít lần suy nghĩ về sự chết. Các câu hỏi về sự chết, nhất là sau sự chết, có sự sống vĩnh hằng không? sự sống đó như thế nào?… vẫn là những thắc mắc khôn nguôi của con người. Có nhiều người cho rằng chết là hết nhưng những người theo Kitô giáo không coi cái chết như là một dấu chấm hết, mà đó là một bước đệm cần thiết để được bước vào vĩnh cửu tuyệt đối của Đấng Tạo hóa. Cái kết thúc của cuộc sống đời này không phải là một sự triệt tiêu vĩnh viễn, nhưng là cửa ngõ mở vào đời sống chung cuộc của con cái Thiên Chúa.

Giáo lý Công giáo vẫn luôn luôn xác định tính cách chung cuộc của đời người được khởi sự và quyết định nơi giờ chết: “Chết là kết thúc cuộc lữ hành trần thế, kết thúc thời gian Thiên Chúa gia ân và thương xót để con người sống cuộc đời trần thế theo ý Chúa và quyết định số phận tối hậu của mình. Khi chấm dứt cuộc đời trần thế duy nhất này, chúng ta sẽ không trở lại với những cuộc sống trần thế khác. Con người chỉ chết một lần” (Dt 9,29) (Sách Giáo lý Công giáo 1013). Như vậy, cái chết trở nên một điều kiện bất khả phân ly đối với con người trên đường đi vào sự sống vĩnh cửu nơi Thiên Chúa. Con người chỉ có thể bước vào đời sống mới sau khi đã kinh qua cái chết, một cái chết không chỉ là định mệnh, nhưng còn là một sự hoàn tất bí tích cứu độ nơi mỗi người. Sau khi lìa cõi thế này, mỗi người phải ra trước mặt Thiên Chúa để tường trình về những hành vi của mình trong thời gian sống tại trần thế, nhờ đó họ sẽ được tưởng thưởng hay bị luận phạt. Những người làm điều ác phải đi vào chốn cực hình muôn đời muôn kiếp, còn những người công chính sẽ được lên Thiên đàng hưởng phúc trường sinh (Sách Giáo lý Công giáo 1038).

Thế nhưng, mới đây, linh mục Trương Văn Thực, quản xứ Cồn Nâm kiêm xứ Giáp Tam (Quảng Minh, Ba Đồn, Quảng Bình) lại liên tục lên mạng Facebook lên tiếng oán thán, trách móc Thiên Chúa khi có nhiều giáo dân trên địa bàn qua đời.

Điều này khiến không ít người tự hỏi phải chăng quan niệm cho rằng những Kitô hữu khi sống luôn giữ trọn đức tin, làm theo ý Chúa thì khi chết sẽ được lên Thiên đàng; việc chết là điều đáng mừng, “chết là một mối lợi” ( Phil 1, 21) vì đồng nghĩa với việc được Chúa thương gọi về mà giáo hội Công giáo và các linh mục lâu nay vẫn răn dạy giáo dân là sai? Hay đơn giản là linh mục Thực đang khô, nhạt đức tin, quên mất mình là một linh mục, một Kitô hữu?

Câu trả lời có lẽ chỉ linh mục Trương Văn Thực mới biết mà thôi?!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...