Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam xứng đáng được nghỉ mục vụ!

Ngày 17/6/2020 vừa qua, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã có Quyết định số 0720/QĐ-TGM cho linh mục Đặng Hữu Nam, nguyên quản xứ Mỹ Khánh tạm nghỉ thi hành công tác mục vụ.


Quyết định này được Đức cha Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh đưa ra căn cứ trên quy định của Bộ Giáo luật 1983, các điều 1740, 1741 và sau khi tham khảo ý kiến của những người có trách nhiệm trong giáo phận. 

Ðiều 1740: Khi sứ mệnh mục vụ của một cha sở vì lý do nào đó, dù cho không phải lỗi của ngài, trở thành nguy hại hay ít là không được hiệu quả, thì cha sở đó có thể bị Giám Mục dời đi khỏi giáo xứ. 

Ðiều 1741: Những lý do chính khiến cho cha sở có thể bị dời đi hợp lệ khỏi giáo xứ là: 

1. Cách thức hoạt động gây tổn hại hay xáo trộn nặng đến sự hiệp thông trong Giáo Hội; 

2. Sự thiếu khả năng hay bệnh tật thường xuyên về tâm thần hay thể xác, làm cho cha sở không đủ sức chu toàn xứng hợp các chức vụ của mình; 

3. Mất sự quý trọng nơi các giáo dân tốt và đứng đắn, hoặc có sự hiềm khích chống lại cha sở, và tình trạng ấy không thể chấm dứt trong một thời gian ngắn; 

4. Chểnh mảng trầm trọng hoặc vi phạm các bổn phận của một cha sở; sau khi đã cảnh cáo mà không sửa chữa; 

5. Quản trị bê bối các tài sản khiến cho Giáo Hội bị thiệt hại nặng mà không còn phương cách nào khác để điều trị sự tai hại này. 

Tuy nhiên, sau khi quyết định trên được thông báo rộng rãi, linh mục Đặng Hữu Nam đã lên tiếng công khai phản đối quyết định của Bề trên giáo phận. 

Theo lời Đặng Hữu Nam, việc bị cho tạm nghỉ mục vụ là điều hoàn toàn bất ngờ đối với cá nhân linh mục này, chỉ khi quyết định đã được ban hành, các linh mục khác gọi điện thông báo thì Đặng Hữu Nam mới biết. Sau đó, Đặng Hữu Nam đã trực tiếp gặp Đức cha Nguyễn Hữu Long để hỏi rõ lý do và bày tỏ sự phản đối với các lý do mà Đức cha đưa ra. 

Những gì mà Đặng Hữu Nam nói khiến người ta phải băn khoăn, đặt câu hỏi về việc liệu Tòa Giám mục Giáo phận Vinh có thực sự tuân theo các quy định hiện hành của giáo hội về cách thức tiến hành bãi chức hay thuyên chuyển các linh mục quản xứ hay không. 

Ðiều 1742: (1) Nếu sau khi đã điều tra, Giám Mục thấy có lý do như nói ở điều 1740, ngài sẽ thảo luận vấn đề với hai cha sở, được Hội Ðồng Linh Mục tuyển chọn vào phận sự này theo lời đề nghị của Giám Mục. Sau đó, nếu nhận thấy phải đi đến quyết định bãi chức, Giám Mục phải lấy tình cha con thuyết phục cha sở từ chức trong hạn mười lăm ngày. Tuy nhiên, để sự bãi chức được hữu hiệu, cần phải nói cho cha sở biết các lý do và luận cứ. 

(2) Ðối với cha sở thành phần của một dòng tu hay một tu đoàn tông đồ, phải giữ quy định ở điều 682, triệt 2. 

Ðiều 1743: Sự từ chức của cha sở có thể được thực hiện không những là cách đơn thường, mà còn với điều kiện nữa, miễn là điều kiện ấy có thể được Giám Mục chấp nhận hợp pháp và thật sự được chấp nhận. 

Ðiều 1744: (1) Nếu cha sở không trả lời trong hạn kỳ đã ấn định, thì Giám Mục phải lặp lại lời yêu cầu và đồng thời phải gia hạn thời gian hữu ích để trả lời. 

(2) Nếu Giám Mục biết rõ cha sở đã nhận giấy yêu cầu lần thứ hai mà không trả lời, mặc dù không bị ngăn trở gì, hoặc nếu cha sở không chịu từ chức mà không đưa ra lý do, thì Giám Mục sẽ ban hành nghị định bãi chức. 

Ðiều 1745: Tuy nhiên, nếu cha sở phản đối lý do và các lý do đã viện ra, và đồng thời dẫn dụ các luận cứ mà Giám Mục xét thấy là không đầy đủ, thì để Giám Mục có thể hành động hữu hiệu, cần phải: 

1. Yêu cầu cha sở, sau khi đọc kỹ các án từ, viết một bản tường trình trong đó ghi tất cả những điều mình phản đối, và mang lại các bằng chứng nghịch lại, nếu có; 

2. Sau đó, nếu cần, phải bổ túc thẩm cứu và cân nhắc vấn đề cùng với các cha sở như nói ở điều 1742, triệt 1; nếu họ bị ngăn trở thì phải chỉ định những người khác; 

3. Sau cùng, sẽ quyết định bãi chức cha sở hay không, và phải lập tức ban hành nghị định liên hệ. 

Ðiều 1747: (1) Cha sở bị bãi chức phải ngưng thi hành chức vụ cha sở, rời bỏ nhà xứ càng sớm càng tốt, và phải giao lại tất cả những gì thuộc về giáo xứ cho ngùi được Giám Mục ủy thác giáo xứ. 

(2) Tuy nhiên, nếu cha sở đang bệnh và gặp khó khăn để rời khỏi nhà xứ đi nơi khác, thì Giám Mục sẽ để cho người xử dụng nhà xứ, kể cả việc xử dụng độc quyền nữa, bao lâu nhu cầu kéo dài. 

(3) Bao lâu việc thượng cầu kháng lại nghị định bãi chức còn tiếp diễn, Giám Mục không được bổ nhiệm cha sở mới, nhưng phải lâm thời liệu một vị giám quản giáo xứ.

Bởi theo quy định tại các điều 1742 – 1747 của Bộ Giáo luật 1983 thì việc cho Đặng Hữu Nam tạm nghỉ mục vụ phải được Đức cha Nguyễn Hữu Long trao đổi trước và vận động linh mục này từ chức rồi mới ban hành quyết định bãi chức.

Nếu Đặng Hữu Nam nói dối thì rõ ràng linh mục này đã vi phạm điều răn thứ 8 (“Ngươi không được làm chứng dối”). Còn nếu lời của Đặng Hữu Nam là sự thật thì đó chẳng khác nào là lời tố cáo Đức cha Nguyễn Hữu Long đã vi phạm các quy định của giáo luật và hành động trả lời phỏng vấn công khai của Đặng Hữu Nam đã trở thành việc làm “vạch áo cho người xem lưng”, khơi mào một cuộc “đấu tố” đối với Bề trên của mình.

Nhưng đến lúc này, chưa có ai tiến hành phỏng vấn đối với Đức cha Nguyễn Hữu Long hay thậm chí là tổ chức đối chất giữa Đức cha với Đặng Hữu Nam nên chưa thể khẳng định những gì Đặng Hữu Nam nói có phải là sự thật hay không.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng số linh mục được Tòa Giám mục Giáo phận Vinh thuyên chuyển, bổ nhiệm trong đợt này là khá đông (lên tới 30 người). Nhưng tuyệt nhiên, ngoài Đặng Hữu Nam, chưa có bất cứ linh mục nào lên tiếng cho rằng mình hoàn toàn bất ngờ, không được thông báo trước về việc thuyên chuyển, bổ nhiệm đối với cá nhân mình chứ chưa nói đến việc lên tiếng công khai phản đối quyết định của Bề trên giáo phận.

Mặt khác, việc sau khi thông tin Đặng Hữu Nam được cho tạm nghỉ mục vụ được công bố, dư luận hàng ngũ giáo sĩ, giáo dân Giáo phận Vinh và cả Giáo phận Hà Tĩnh (“đứa con” của Giáo phận Vinh cũ) xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều (người thì ủng hộ, cho rằng việc Đặng Hữu Nam bị tạm nghỉ mục vụ là hoàn toàn xứng đáng; người thì phản đối cho rằng việc linh mục này bị nghỉ mục vụ là do có thế lực nào đó đứng sau tác động buộc Đức cha Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh phải ra quyết định) càng cho thấy việc Tòa Giám mục Giáo phận Vinh cho Đặng Hữu Nam nghỉ mục vụ là chính xác, phù hợp với quy định tại triệt 1, triệt 3 Điều 1741 Bộ Giáo luật 1983.

Sự thật chỉ có một! Dù nói thật hay nói dối thì rõ ràng việc cho Đặng Hữu Nam tạm nghỉ mục vụ là một quyết định hoàn toàn đúng đắn của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh! Việc làm này sẽ là một viên đá góp phần đưa giáo phận này sớm vượt qua những năm dài u tối, đầy rẫy ồn ào, tai tiếng, chia rẽ dưới sự cai quản của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, người đã luôn che chở, dung túng cho Đặng Hữu Nam suốt những năm qua và nay cũng đang tạo ra những Đặng Hữu Nam mới, những chứng nhân của sự thiếu vâng phục tại Giáo phận Hà Tĩnh.

@Lê Dân


Thứ Sáu, 26 tháng 6, 2020

Làm linh mục có phải là một nghề?!

"Làm linh mục có phải là một nghề?" là câu hỏi không chỉ của những người không theo Công giáo mà còn là của không ít tín đồ Công giáo.

Có rất nhiều người đã đưa ra câu trả lời kèm theo lý giải của mình cho câu hỏi này. Trong đó, câu trả lời được khá nhiều tín đồ Công giáo đồng tình, ủng hộ chính là bài giảng của Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm, Giám mục Giáo phận Mỹ Thọ, Tổng thư ký của Hội đồng Giám mục Việt Nam nhiệm kỳ 2019 – 2022 trong dịp Lễ cầu nguyện cho Ơn Thiệu Triệu năm 2020 vừa qua.


Theo giải đáp của Đức cha Khảm, làm linh mục không phải là một nghề. Lý do là bởi làm linh mục cũng như làm cha mẹ, không hề được ai trả lương và là việc làm cả đời, không có lúc nghỉ ngơi.

Thế nhưng có lẽ Đức cha Khảm đã quên mất rằng:

Dù vẫn có những lớp học làm cha làm mẹ nhưng thực tế không cần phải học, không cần phải có bằng cấp, chứng nhận nào thì ai cũng có thể làm cha làm mẹ (không bàn việc làm tốt hay xấu). Còn linh mục thì bắt buộc phải học (không chỉ học kiến thức văn hóa mà còn phải học các kiến thức về thần học) và phải được cấp bằng tốt nghiệp thì mới có thể được truyền chức làm linh mục.

Thứ nữa, làm cha mẹ đúng là việc mà khi đã làm (đã trở thành cha mẹ) thì phải làm cả đời, không có lúc nghỉ ngơi. Nhưng theo quy định của giáo hội Công giáo, không ai phải làm linh mục cả đời mà khi đủ 75 tuổi trọn, các linh mục sẽ được nghỉ hưu.

Cuối cùng, không ai trả lương cho cha mẹ. Linh mục dù về danh nghĩa công khai không được trả lương nhưng theo quy định của giáo hội Công giáo thì các linh mục được giáo hội trả thù lao tương xứng với địa vị của họ, được hưởng trợ cấp xã hội từ giáo hội (Điều 281 Bộ Giáo luật năm 1983) đồng thời cũng thường xuyên được nhận những quà tặng vật chất từ giáo dân. Điều này khiến linh mục thực sự là một nghề hot khi có thu nhập cao hơn mức trung bình nhiều ngành nghề khác trong xã hội.

Với những giải đáp nói trên thì làm linh mục rõ ràng là một nghề. Mà đã là một nghề thì phải tuân theo những quy định của pháp luật đối với nghề nghiệp đó!

@Lê Dân

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Tìm hiểu về mức giảm tiền điện cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19

Nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của Nhân dân do tác động của dịch bệnh Covid-19, thực hiện Nghị quyết số 41/NQ-CP ngày 09/4/2020 của Chính phủ về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3 năm 2020, ngày 16/4/2020, Bộ Công Thương đã ban hành Văn bản số 2698/BCT-ĐTDL về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 trong 3 tháng, từ tháng 4 đến hết tháng 6/2020, tương ứng từ kỳ ghi chỉ số công tơ tháng 5, 6 và 7/2020.

Theo đó, khách hàng sản xuất và kinh doanh sẽ được giảm giá điện 10% so với đơn giá hiện tại ở tất cả khung giờ cao điểm, bình thường và thấp điểm. Đối với khách hàng là các cơ sở lưu trú du lịch, bộ điều chỉnh giảm giá điện từ mức áp dụng cho khách hàng kinh doanh dịch vụ xuống bằng mức giá điện áp dụng cho các hộ sản xuất.

Đặc biệt, Bộ Công Thương điều chỉnh giá bán lẻ điện cho hộ sử dụng điện sinh hoạt, với mức giảm 10% đơn giá điện bậc 1 đến bậc 4 (dưới 300 kWh/tháng). 

Theo tính toán của Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công thương), khách hàng dùng ở mức 100 kWh một tháng được hỗ trợ 17.000 đồng. Tương tự, mức 200 kWh thì khoản tiền hỗ trợ 37.000 đồng mỗi tháng; mức 300 kWh thì khoản hỗ trợ là 62.560 đồng một tháng. Còn hộ dùng điện từ 300 kWh trở lên, khoản tiền được hỗ trợ tối đa là 62.560 đồng một tháng (được hưởng giảm 10% cho 300 số điện).

Việc thực hiện giảm giá điện, hỗ trợ tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 của Bộ Công Thương là một việc làm đầy nỗ lực của Bộ Công Thương nói riêng và Chính phủ nói chung trong bối cảnh nguồn thu ngân sách bị sụt giảm mạnh do đại dịch Covid-19. Đây là quyết định rất hợp lòng dân khi 100% khách hàng sử dụng điện sinh hoạt tương ứng 26,6 triệu hộ gia đình đều được giảm 10% giá điện của 04 bậc thang đầu, trong đó chủ yếu là các hộ gia đình sử dụng điện sinh hoạt sử dụng dưới 300 kWh/tháng là 22,8 triệu hộ gia đình (chiếm tỷ lệ 85,7%) sẽ được giảm 10% tiền điện. Ngoài ra còn có hơn 2 triệu khách hàng sản xuất, kinh doanh cũng được giảm 10% giá bán lẻ điện. Các khách hàng là cơ sở lưu trú du lịch đáp ứng điều kiện của Luật Du lịch năm 2017 còn được chuyển đổi từ giá kinh doanh sang giá sản xuất. Bên cạnh đó, các bệnh viện, cơ sở y tế điều trị COVID-19 và các khu cách ly tập trung cũng được miễn, giảm tiền điện trong thời gian 3 tháng.


Tuy nhiên, có lẽ do Văn bản số 2698/BCT-ĐTDL và các quy định, hướng dẫn về việc hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch Covid-19 chưa được tuyên truyền phổ biến, giải thích một cách đầy đủ, rộng rãi. Nên có một số trường hợp khách hàng thắc mắc, thậm chí cho rằng ngành Điện lực ăn chặn tiền điện của ngườii dân khi mức tiền điện thực tế tháng 6/2020 của họ hơn mức tiền điện tháng 5/2020 hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu đồng nhưng mức tiền điện được giảm tháng 6/2020 so với mức tiền điện được giảm tháng 5/2020 chỉ hơn vài nghìn đồng đến vài chục nghìn đồng mà thôi.

Thiết nghĩ ngành Công Thương nói chung và Điện lực nói riêng cần chú ý làm tốt hơn nữa công tác thông tin tuyên truyền để những việc làm vì dân của mình được chính Nhân dân ghi nhận. Đồng thời mỗi người dân cần cẩn thận tìm hiểu các thông tin liên quan trước khi vội vàng phán xét, trách móc chính quyền hay một ai đó.

@Lê Dân

Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Người Việt không ngủ mơ

Làn sóng biểu tình để phản đối cái chết của George Floyd, một người Mỹ gốc Phi tại  thành phố Minneapolis, bang Minnesota vẫn đang quét qua khắp nước Mỹ. Hàng chục nghìn người hôm 02/6 đổ ra các đường phố ở Mỹ, bất chấp lệnh giới nghiêm.

Dù các cuộc biểu tình để tưởng nhớ ông Floyd cũng như các nạn nhân khác thiệt mạng vì bạo lực của cảnh sát phần lớn ôn hòa vào ban ngày nhưng sau khi đêm xuống, các vụ bạo động bùng lên ở các thành phố lớn kèm theo những hành động đập phá, cướp bóc các cơ sở kinh doanh, trong đó có những cửa hàng do người Việt Nam làm chủ.

Những người biểu tình đốt cháy xe hơi và các tòa nhà trên Đại lộ Chicago, ở St. Paul, bang Minnesota, ngày 30/5/2020

Các cuộc biểu tình nổ ra trên khắp nước Mỹ đang đe dọa nỗ lực của cơ quan y tế trong việc theo dõi và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh Covid-19. Ngày 03/6, có thêm 1.128 người Mỹ được xác nhận là bị nhiễm Covid-19 đưa tổng số người nhiễm bệnh ở nước này lên con số 1.882.333, trong đó có 108.104 người đã tử vong. Trong khi đó ở Việt Nam, dịch bệnh Covid-19 cơ bản đã được kiểm soát, trong số 328 người bị nhiễm Covid-19, có 302 người đã được chữa khỏi, chưa có trường hợp nào tử vong.

Điều này khiến bất cứ một người dân Việt cũng cảm thấy tự hào xen lẫn may mắn khi không phải sống trong cảm giác lo lắng, bất an như người dân Mỹ những ngày này. Thế nhưng mới đây trang thông tin điện tử của Đài Tiếng nói Hoa Kỳ VOA lại có bài viết với tựa đề “Người Việt so sánh và ‘mơ được biểu tình’ như Mỹ”.


Nội dung bài viết thể hiện quan điểm của một số cá nhân như Will Nguyễn, một người Mỹ gốc Việt từng tham gia biểu tình, bị bắt và bị trục xuất khỏi Việt Nam vào năm 2018; Nguyễn Phúc Gia Huy –Vlogger kênh “Dưa Leo”… cho rằng:

(1) Biểu tình là chuyện quá đỗi bình thường ở Mỹ vì được luật pháp cho phép;

(2) Việc đưa tin về biểu tình không bị ngăn cấm ở Mỹ, “không hề có chuyện giựt phone đang ghi hình, không hề có chuyện phạt toà soạn báo, phạt phóng viên, phạt người dân vì đã đưa hình ảnh xấu xí của Mỹ cho thế giới thấy”;

(3) Việc biểu tình là để Lãnh đạo Mỹ phải tìm cách làm cho đất nước hết tồi tệ và chính quyền ở Mỹ cũng dựa vào việc biểu tình của người dân để cải thiện đất nước.

Từ đó, số này kêu gọi các nhà lập pháp Việt Nam nên “trả nợ người dân” bằng cách đưa ra Luật biểu tình để họ có thể thực thi các quyền căn bản của mình.

Tuy nhiên, thực tế ở Mỹ và chính các bài viết khác trên VOA cũng như các trang thông tin điện tử khác như BBC, CNN… lại cho thấy việc các phóng viên bị cảnh sát bắn đạn cao su và bị bắt giữ khi đưa tin về các cuộc biểu tình ở Mỹ không phải là chuyện hiếm gặp


đồng thời kết quả mà các cuộc biểu tình mang lại hầu như chẳng khiến chính quyền nước Mỹ thay đổi điều gì (thể hiện qua việc cảnh sát bắn chết người da đen một cách vô cớ vẫn xảy ra như cơm bữa).




Bởi vậy, chẳng có người Việt nào ngu dại đến mức mong muốn được biểu tình, được quậy phá và sống trong nỗi lo của dịch bệnh Covid-19 như người dân Mỹ lúc này. Và có lẽ bài viết của VOA nên sửa lại là “Người Mỹ so sánh và ‘mơ được sống’ như Việt Nam” thì đúng hơn!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...