Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Linh mục Cao Dương Đông - Đã ăn chơi còn sợ... mưa rơi!

Cá Koi (hay còn gọi là cá chép Nhật) được xem như quốc ngư của Nhật, tượng trưng cho sự thân thiện, may mắn, tài lộc, thịnh vượng và trường thọ trong gia đình. Chính vì vẽ đẹp độc đáo và những ý nghĩa tốt đẹp đó mà việc nuôi loài cá này đang là thú chơi hấp dẫn của rất nhiều người.

Tuy cá Koi có sức sống tốt nhưng cũng đòi hỏi gia chủ phải tốn rất nhiều công sức, tiền của để nuôi chúng. Chi phí bể cá Koi cũng không hề rẻ, chi phí bảo trì, thi công hồ cá cũng có thể lên đến hàng tỉ đồng. Bởi vậy có thể nói rằng cá Koi là một thú chơi khá tốn kém, phù hợp với những người có điều kiện kinh tế mà thôi!


Hồ cá Koi có giá trị 10 tỷ của một đại gia ở tỉnh Thái Nguyên

Thế nhưng, khi đến giáo xứ Chày, một xứ đạo nghèo nằm ở vùng sơn cước phía Tây huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình những ngày này, không ai không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng khi ngắm đàn cá Koi hàng chục con lớn nhỏ đang tung tăng bơi lội trong hồ nước nằm ngay trước tượng đài Đức mẹ của giáo xứ.


Hỏi ra mới biết tượng đài Đức mẹ và cả hồ cá coi đều được linh mục Cao Dương Đông, người mới về quản xứ Chày chưa đầy 09 tháng, quyên góp kinh phí của các ân nhân trong, ngoài giáo xứ, thuê thợ và huy động nhân lực của giáo dân xây dựng, hoàn thành mới hồi tháng trước.



Dù mới về mục vụ tại địa bàn, giáo dân đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, nguồn thu chủ yếu và lớn nhất của người dân địa phương nơi đây nhưng linh mục Cao Dương Đông vẫn không ngại lãng phí, tốn kém, cho đập bỏ tượng đài cũ (dù rằng tượng đài đó chưa bị hư hỏng, xuống cấp gì nghiêm trọng), xây tượng đài mới và mua cả đàn cá Koi về để thỏa đam mê của mình. Điều này cho thấy rõ ràng vị linh mục này cũng rất biết đường "ăn chơi"!

Có thể linh mục Đông và những người thân tín với linh mục Cao Dương Đông sẽ biện minh là kinh phí xây dựng tượng đài, mua cá Koi là do linh mục xin tài trợ được chứ không bắt giáo dân đóng góp. Nhưng việc huy động giáo dân hàng ngày đi làm phụ nề xây dựng cũng là một sự lãng phí về mặt nhân lực. Hơn nữa với vai trò chủ chăn, nếu thực sự quan tâm chăm lo cho đàn chiên, thì với số tiền xin tài trợ được, có lẽ linh mục Đông nên dùng để giúp đỡ những trường hợp dân đang gặp hoàn cảnh khó khăn mới phải lẽ!

Trong lúc chưa có ai mạnh dạn lên tiếng về sự ăn chơi, lãng phí của linh mục Đông thì mới đây linh mục này lại liên tục lên mạng kêu gào về việc hóa đơn tiền điện của nhà thờ giáo xứ Chày tăng đột biến.



Thực tế, theo lời những giáo dân nơi đây, việc hóa đơn tiền điện tăng là điều tất yếu khi để chơi cá Koi thì linh mục Đông phải cho bật bật máy bơm lọc nước cả ngày. Đồng thời sau khi hoàn thành công trình tượng đài Đức mẹ mới, linh mục Đông liên tục tổ chức thánh lễ cho giáo dân ngoài trời, tại khu vực tượng đài thay vì làm lễ trong nhà thờ như trước đây.



Dù mang tiếng là tổ chức ngoài trời nhưng để có đủ ánh sáng phục vụ việc tổ chức lễ thì đèn điện trong nhà thờ, nhà phòng, nhà dạy giáo lý, linh mục Đông đều yêu cầu giáo dân bật lên hết. Vậy thì hóa đơn tiền điện không tăng mới là chuyện là!



Dân gian có câu "Ăn chơi sợ gì mưa rơi" nhưng đối với một linh mục mà dù đang làm lễ, thấy trời mưa liền bỏ chạy, không hoàn thành lời nguyện cầu với Chúa theo đúng bổn phận của mình (trong lúc giáo dân vẫn nghiêm trang, sốt sắng lắng nghe)


thì việc linh mục Cao Dương Đông "Ăn chơi còn sợ... mưa rơi", xa hoa, lãng phí nhưng vẫn sợ tốn tiền (điện) cũng là điều dễ hiểu!

@Lê Dân

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Giám mục Nguyễn Thái Hợp và các linh mục tại Giáo phận Hà Tĩnh đã quên điều gì?

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang diễn biến hết sức phức tạp. Hàng tỷ con tim không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đang hòa chung nhịp đập, chung lời cầu nguyện, mong cho nhân loại sớm tìm ra và sản xuất rộng rãi phương thuốc chữa trị hiệu quả, để không còn ai phải chết vì căn bệnh quái ác, để dịch bệnh sớm chấm dứt. Thì ngày 13/8/2020 vừa qua, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Hà Tĩnh ra "Thư mời gọi hiệp thông" kêu gọi giáo sĩ, giáo dân trong giáo phận tổ chức hưởng ứng "Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin" (22/8/2020) bằng các hình thức dâng Thánh lễ, chầu Thánh thể hay thắp nến cầu nguyện cộng đồng với những mong ước nghe qua thật cao đẹp như: "Cầu cho những người đang bị bách hại vì tôn giáo luôn được kiên vững trong niềm tin của mình và mạnh mẽ vượt qua", "Cầu cho những người đang bị bách hại vì tôn giáo luôn được kiên vững trong niềm tin của mình và mạnh mẽ vượt qua", "Cầu cho mọi người trên Quê hương Việt Nam được hưởng trọn quyền tự do tôn giáo; cách riêng, tại Giáo phận Hà Tĩnh, được bảo đảm trong việc thực hành Đức tin và thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển".

Giám mục Nguyễn Thái Hợp chủ sự tổ chức Lễ hiệp thông cầu nguyện cho tự do tôn giáo tại "chuẩn giáo xứ Cửa Sót"
Giám mục Nguyễn Thái Hợp chủ sự thánh lễ hiệp thông cầu nguyện cho tự do tôn giáo
tại "chuẩn giáo xứ Cửa Sót" ngày 22/8/2020

Mặc dù "tự do tín ngưỡng, tôn giáo" là một quyền cơ bản của con người; việc cầu nguyện cho tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn chính đáng. Nhưng thực tế, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như cầu nguyện cho tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, gây hận thù, chia rẽ, thậm chí gây xung đột, chiến tranh không phải là chuyện xưa nay hiếm! Điển hình là các cuộc Thập tự chinh do chính giáo hội Công giáo gây ra, khiến hơn 03 triệu người, trong đó, có 60.000 trẻ em phải bỏ mạng.

Đối với việc tổ chức hiệp thông cầu nguyện nhân "Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin" của Giáo phận Hà Tĩnh, ngay trong "Thư mời gọi hiệp thông" và phần hướng dẫn kèm theo, sự chia rẽ đã được thể hiện rõ khi Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Hà Tĩnh tập trung nhấn mạnh sự đối lập giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo (hay còn gọi là "vô thần"), xuyên tạc cho rằng vì ý thức hệ "vô thần" mà tại Việt Nam "nhiều Kitô hữu, nhiều tín đồ của các tôn giáo khác gặp rất nhiều khó khăn, bị bắt bớ tù đày, bị trù dập, bị ngăn cản sống và biểu lộ niềm tin của mình". Nếu điều này là sự thật thì chẳng lẽ để xóa bỏ tình trạng "đàn áp tôn giáo" tại Việt Nam phải xóa bỏ "ý thức hệ vô thần"?

Có thể Giám mục Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn của Giáo phận Hà Tĩnh đã quên mất rằng "tự do tín ngưỡng, tôn giáo" không phải chỉ bao gồm việc tự do theo một tôn giáo nhất định mà còn bao gồm cả việc tự do không theo tôn giáo nào (hay nói cách khác là tự do "vô thần"). Và tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, nhất là tại những xã, thôn mà đa phần người dân theo Công giáo, việc "đàn áp người không theo tôn giáo" đã và đang được giáo hội tiến hành một cách không khoan nhượng, dưới nhiều hình thức tinh vi như bố mẹ không đi lễ thì con cái sẽ không được làm các phép bí tích, mời cưới không ai đi, chết không ai đưa...

Linh mục Dương Sỹ Nho, quản xứ Hà Lời, tỉnh Quảng Bình

và linh mục Bùi Khiêm Cường, quản xứ Kẻ Đọng, tỉnh Hà Tĩnh "cưỡng hiếp" các em thiếu nhi tham dự thánh lễ đòi "tự do tín ngưỡng, tôn giáo" ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới"

Sự quên đối với một giám mục đã đến tuổi hưu như Nguyễn Thái Hợp dù vì lý do gì cũng có thể được "biện minh" bằng lý do tuổi tác. Nhưng với một số linh mục tại Giáo phận Hà Tĩnh thì việc ra sức kêu gào hiệp thông cầu nguyện cho tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lúc quên mất nội dung cơ bản của quyền này cũng như quên soi xét việc tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chính mình rõ ràng là việc làm cần phải được công luận lên án mạnh mẽ!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...