Thứ Tư, 28 tháng 2, 2018

Kiểm soát súng đạn - Cơn ác mộng của "Thiên đường" dân chủ, nhân quyền?!

Sau vụ thảm sát ngày 14/02/2018 làm 17 người thiệt mạng tại trường trung học phổ thông Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, bang Florida, một vùng ngoại ô giàu có của thành phố Fort Lauderdale, những tranh luận về việc ban hành Luật kiểm soát súng đạn lại được khơi dậy ở Hoa Kỳ.

Nicolas de Jesus Cruz, nghi phạm gây ra vụ xả súng kinh hoàng ở trường Marjory Stoneman Douglas
Tổng thống Donald Trump đã đề xuất một loạt các ý tưởng để ngăn các vụ xả súng tương tự, từ công tác cải thiện chữa trị sức khỏe tâm thần cho tới cấm "bump stock," một thiết bị cho phép súng bán tự động nã hàng trăm phát đạn trong một phút.

Tuy nhiên, hai đề xuất gây tranh cãi của ông Trump (một là cho giáo viên mang vũ khí vào lớp học và hai là nâng độ tuổi tối thiểu được phép mua súng trường tấn công kiểu quân đội từ 18 lên 21 tuổi) nhiều khả năng sẽ không được Hạ viện Hoa Kỳ thông qua.




"Chính quyền cấp bang và cấp địa phương nên được phép quyết định liệu có nên trang bị súng cho giáo viên hay không".
- Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Paul Ryan -




Dù ủng hộ quan điểm sở hữu súng đạn là quyền tự do của công dân (cho rằng "Chúng ta không nên cấm công dân tuân thủ luật pháp được sở hữu súng,") nhưng Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan chắc chắn không thể phủ nhận sự cần thiết phải kiểm soát một cách chặt chẽ quyền này ("nên tập trung vào việc bảo đảm rằng những công dân không nên có súng ngay từ đầu không có được chúng").

Chưa biết quyết định cuối cùng của các nhà lập pháp Hoa Kỳ là gì (ủng hộ đề xuất của Tổng thống Donald Trump hay của Chủ tịch Hạ viện Paul Ryan hay lại bỏ mặc như sau vụ thảm sát ở thành phố Las Vegas tối ngày 01/10/2017) nhưng những tranh luận xung quanh việc kiểm soát súng đạn cho thấy đây tiếp tục là một trong những vấn đề nan giải mà Hoa Kỳ, quốc gia được mệnh danh là "Thiên đường" của dân chủ, nhân quyền, phải đối mặt một khi chưa chịu hiểu nguyên tắc đơn giản "Tự do trong khuôn khổ mới chính là tự do đích thực"!

@Hạt Dưa

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Đôi điều về bức thư tự thú của Phạm Đoan Trang

Truyền thông lề trái mấy ngày qua thi nhau đưa tin về việc zâm chủ Phạm Đoan Trang bị Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an triệu tập làm việc hôm 24/02/2018.

Ảnh selfie "show hàng" của zâm chủ Phạm Đoan Trang
Trong lúc giới dzân chủ trong và ngoài nước còn đang đoán già, đoán non về nguyên nhân triệu tập và nội dung làm việc giữa Phạm Đoan Trang và Công an thì hôm nay trên facebook cá nhân của mình, Phạm Đoan Trang đã đăng tải một bức thư do chính tay nữ zâm chủ viết.


Không rõ mục đích viết thư của Phạm Đoan Trang là gì nhưng nội dung của nó như một lời tự thú về bản chất con người và những việc làm sai trái của thị trong suốt thời gian qua.

Cụ thể:

Thứ nhất, Phạm Đoan Trang khẳng định mình là tác giả của cuốn sách "Chính trị bình dân", một cuốn sách theo Trang là "sách giáo khoa về chính trị học căn bản".

Tuy nhiên "sách giáo khoa" là khái niệm dùng để chỉ những cuốn sách được biên soạn với mục đích dạy và học tại trường học hay còn có nghĩa mở rộng là một loại sách chuẩn cho một ngành học. Cuốn "Chính trị bình dân" được Phạm Đoan Trang viết chắc chắn không phải để dạy và học ở bất cứ trường học nào và Trang cũng chưa đủ trình để có thể biên soạn được một cuốn sách chuẩn cho ngành học "chính trị".

Xem ra lời tuyên bố hùng hồn của Phạm Đoan Trang về cuốn sách của mình đơn giản chỉ là "NỔ" cho oai, cho sướng mà thôi!

Thứ hai, với một người mới tròn 40 tuổi như Phạm Đoan Trang, trí nhớ chắc chắn chưa đến nổi suy giảm đến mức lú lẫn và những cuốn sách do Trang viết được xuất bản cũng không phải quá nhiều (chưa quá 02 bàn tay) nhưng Phạm Đoan Trang lại không hề nhớ được chính xác số lượng những đứa con tinh thần của mình mà phải nói một cách mơ hồ "Đây là ấn phẩm thứ 9 hoặc thứ 10 của tôi". Điều này khiến không ít người cho rằng: những ấn phẩm mà Phạm Đoan Trang nhận là của mình chẳng qua là do người khác viết và ả ta đã "NHẬN VƠ" hoặc được giao nhiệm vụ "đứng tên khai sinh" mà thôi!

Thứ ba, việc nữ zâm chủ cho rằng mình "không nghiện ma túy, không uống rượu, không hút thuốc, không cổ vũ bạo lực" là đồng nghĩa với việc "không làm điều gì hại đến người dân Việt Nam" nực cười không khác gì việc gái bán hoa cho rằng việc bán dâm của mình là đang kinh doanh vốn tự có của bản thân, không làm hại gì đến ai.

Việc mà Phạm Đoan Trang đã và đang làm "gây hại đến người dân Việt Nam", được chính thị tự thừa nhận, đó là "đấu tranh để xóa bỏ" "nhà nước cộng sản ở Việt Nam". Đây rõ ràng là hành vi vi phạm không chỉ pháp luật Việt Nam mà còn trái với Điều 29 của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền và Điều 19 của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, thể hiện rõ bản chất chống đối của Phạm Đoan Trang.

Từ những phân tích ở trên, có thể thấy bức thư được Phạm Đoan Trang đăng tải trên trang Facebook của mình là một lời tự thú công khai của nữ zâm chủ này.

Bởi vậy thông tin về việc Phạm Đoan Trang chuẩn bị bị bắt nếu có cũng chẳng có gì phải bất ngờ quá đâu ạ!

@Nhân Trần

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh - Gà mà biết gáy là con gà CHA!

Theo quan niệm của giáo hội Công giáo, linh mục nói riêng và các giáo sĩ nói chung được coi là những người thay mặt Đức Kitô dẫn dắt dân Chúa bằng cách chu toàn các nhiệm vụ giáo huấn, thánh hóa và cai trị. Lời nói, hành động của họ về mặt tôn giáo được xem như là của Thiên Chúa, do đó, mọi giáo dân đều phải tin và nghe theo.


Do có vị trí, vai trò quan trọng như vậy nên các linh mục phải được tuyển lựa, đào tạo một cách kỹ lưỡng, đảm bảo có đầy đủ các tiêu chí hết sức nghiêm ngặt của giáo hội, trong đó bao gồm đức ái, tính khiêm nhượng (hay không đua đòi hơn thua với người khác) và sự công bằng, ngay thẳng.

Ðiều 241: (1) Giám Mục giáo phận chỉ nên thâu nhận vào Ðại chủng viện những người nào, xét theo các đức tính nhân bản và luân lý, đạo hạnh và trí tuệ, sức khỏe thể lý và tâm lý cùng ý muốn ngay thẳng của họ, được coi là có đủ khả năng hiến thân trọn đời cho các tác vụ thánh.

Ðiều 245: (1) Nhờ sự đào tạo về đạo đức, các chủng sinh trở thành những người đủ khả năng thi hành sứ mệnh mục vụ với kết quả phong phú và được huấn luyện về tinh thần truyền giáo, biết thâm tín rằng sự luôn luôn chu toàn chức vụ với niềm tin sống động và đức ái sẽ giúp họ thánh hoá bản thân. Ngoài ra, các chủng sinh hãy vun trồng những đức tính nhân bản cần thiết cho sự sống trong xã hội, sao cho họ biết dung hòa được những giá trị nhân bản với giá trị siêu nhiên.

(2) Các chủng sinh cần được đào luyện để có lòng yêu mến Giáo Hội của Ðức Kitô, kết hợp với Ðức Thánh Cha, Người kế vị Thánh Phêrô, với tấm lòng khiêm nhượng và thảo hiếu, gắn bó với Giám Mục riêng của mình như những người cộng sự trung thành, và biết hợp tác với anh em đồng nghiệp. Nhờ sự sống chung trong chủng viện và nhờ liên lạc bằng hữu với các bạn đồng môn, họ được chuẩn bị cho có tinh thần hợp nhất huynh đệ với Linh Mục đoàn trong giáo phận mà họ sẽ là thành phần nhằm phục vụ Giáo Hội.

Ðiều 285: (1) Các giáo sĩ nên xa tránh tất cả những gì không xứng hợp với bậc mình, theo như những qui định của luật địa phương.
(2) Giáo sĩ nên tránh tất cả những gì, cho dù không xấu xa, nhưng xa lạ không thích hợp với bậc giáo sĩ.

Ðiều 287: (1) Các giáo sĩ hãy tận lực cổ võ duy trì hòa bình và hòa đồng giữa mọi người, dựa trên nền tảng công bằng.
- Bộ Giáo luật năm 1983 của Giáo hội Công giáo -

Nhưng không hiểu vì lẽ gì mà Nguyễn Thanh Tịnh, linh mục quản xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) lại hoàn toàn không hề có những đức tính trên, thể hiện qua việc quyết ăn thua đủ khi chơi vật tay, kể cả có phải ăn gian.


Kẻ ganh đua với Tịnh, không ai khác là Trần Văn Dũng, chủng sinh Đại Chủng viện Vinh Thanh (người đang được đào tạo để trở thành linh mục) được Tòa Giám mục Giáo phận Vinh cho về thực tập mục vụ tại giáo xứ Cồn Sẻ với hy vọng được học hỏi những điều hay, lẽ phải từ Tịnh (người đã được truyền chức Thánh, hay nói đơn giản là đã tốt nghiệp Đại Chủng viện, tức là đã có đầy đủ các tiêu chí của một linh mục theo quy định của giáo hội).

Không rõ Dũng đã học được gì mà xem ra cuộc đấu giữa 02 cha con không khác gì cuộc đấu giữa 02 gã trống choai đầy kiêu căng, háo thắng.


Dù kẻ thắng, người thua là ai, ngẫm chỉ thấy thương cho giáo dân Cồn Sẻ và những người luôn nghĩ Nguyễn Thanh Tịnh là thánh, là tướng, Tịnh nói gì cũng nghe dù không biết đúng sai thế nào!

@Nhân Trần

Thứ Tư, 21 tháng 2, 2018

Quốc hội Hoa Kỳ là cái thá gì?

Ngày 16/2/2018, Đài Tiếng nói Hoa Kỳ đưa tin về việc Uỷ ban Nhân Quyền Tom Lantos của Quốc Hội Hoa Kỳ hôm 15/2 đã có buổi điều trần về chương trình kết nghĩa với tù nhân lương tâm, trong đó đề cập đến 169 tù nhân lương tâm Việt Nam.

Chương trình kết nghĩa với tù nhân lương tâm là một bộ phận quan trọng của chiến dịch Đòi Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam do BPSOS (Ủy ban Cứu Người vượt biển hay Ủy ban Cứu trợ Thuyền nhân), một tổ chức chống Cộng ở Hoa Kỳ, khởi xướng từ năm 2013.

Mục đích công khai của chương trình này là đòi tự do cho tù nhân lương tâm, bảo vệ họ và hỗ trợ cho gia đình của họ trong thời gian họ ở tù, giúp họ phục hồi khả năng sinh hoạt và hoạt động sau khi ra tù, và chấm dứt tình trạng tù nhân lương tâm nói chung ở Việt Nam. Tính đến nay, 16 tù nhân lương tâm Việt Nam đã được các dân biểu Hạ Viên và một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kết nghĩa. Trong số tù nhân lương tâm Việt Nam được kết nghĩa, 13 người đã được tự do và 4 người đã đến Hoa Kỳ định cư.

Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch UB Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và chân dung Hòa thượng Thích Quảng Độ trong buổi điều trần trước Uỷ ban Nhân quyền Hạ viện Tom Lantos, ngày 15/2/2018.
Cần phải nói ngay rằng, việc làm trên của Ủy ban nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ là hành động sai trái, can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, không có lợi cho sự phát triển quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam.

Thật đáng tiếc! lẽ ra, với tư cách là cơ quan lập pháp của Chính quyền Liên bang Hợp chúng quốc Hoa Kỳ, các dân biểu tham gia Ủy ban nhân quyền Hạ viện Hoa Kỳ cần tập trung cho việc nắm bắt, đánh giá và ban hành những chính sách nhằm bảo vệ nhân quyền tại Hoa Kỳ.

Những nhân vật mà các dân biểu Hoa Kỳ kết nghĩa như Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc, Nguyễn Văn Lý, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Tiến Trung, Nguyễn Công Chính, Tạ Phong Tần… thực chất là những cá nhân có hành vi vi phạm không chỉ pháp luật Việt Nam mà còn trái với Điều 29 của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền và Điều 19 của Công ước quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị; là đối tượng mà các dân biểu Hoa Kỳ phải lên án, đấu tranh thay vì tung hô, “bợ đít”.

Cũng cần phải nói thêm rằng, Việt Nam cũng như Hoa Kỳ là một quốc gia có chủ quyền, có hệ thống luật pháp của mình và không một cá nhân nào có thể can thiệp. Các dân biểu thuộc Uỷ ban Nhân Quyền Tom Lantos là người Hoa Kỳ, vì thế họ không là cái thá gì mà có thể can thiệp vào công việc nội bộ của Nhà nước Việt Nam bằng cách “yêu cầu trả tự do vô điều kiện” cho những tên tội phạm như Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Trần Hoàng Phúc…!

@Nhân Trần

Thứ Ba, 20 tháng 2, 2018

Mậu Thân Huế: Tại sao phải xuyên tạc?

Mậu Thân 1968 đã trôi qua được 50 năm. Khoảng thời gian có thể coi là đủ cho một đời người lại chưa đủ để những kẻ thất bại trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân năm 1968 chấp nhận sự thật!

Bởi vậy, không có gì lạ khi đến dịp Tết Mậu Tuất 2018 lại rộ lên những bài viết xuyên tạc về Cuộc tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Từ RFA, BBC... - những công cụ tuyên truyền chống Cộng do thế lực phản động Hoa Kỳ và các nước tư bản chủ nghĩa dựng nên cho đến Tú Gàn (Lữ Giang) - một nhân viên Ngụy quyền Sài Gòn lưu vong, Phan Văn Lợi - một tên phản động đội lốt "quạ đen" đều đề cập đến cái gọi là "Thảm sát Mậu Thân 1968". 

Những luận điệu xuyên tạc được RFA, BBC, Tú Gàn, Phan Văn Lợi... đưa ra không hề mới nên chỉ cần lắng nghe những người từ chính phía Hoa Kỳ nói về Cuộc tổng tiến công và nổi dậy dịp Tết Mậu Thân năm 1968 sẽ rõ đâu là sự thật, đâu là dối trá.

"Lúc trận đánh bắt đầu, quân Việt Nam (Sài Gòn) và lính thủy đánh bộ (Mỹ) định chiến đấu không dùng xe tăng, pháo binh và không quân yểm trợ vì muốn bảo vệ thành phố giàu di sản này nhưng vì địch bám giữ một cách dai dẳng nên cứ theo cách đó thì mất quá nhiều sinh mạng binh lính Mỹ và Việt Nam Cộng hòa. Tổng thống Thiệu bèn cho phép dùng bất kỳ phương tiện nào cần thiết để lấy thành phố Huế. Sự tàn phá không tránh khỏi đã xảy ra!..."
- Tướng William Westmoreland, Tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Việt Nam -

"Các bằng chứng có được - không phải từ nguồn của Mặt trận Dân tộc Giải phóng, mà từ nguồn chính thức của Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa và từ các quan sát viên độc lập - cho thấy rằng câu chuyện chính thức về một cuộc tàn sát bừa bãi đối với những người được cho là không thích hợp với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là hoàn toàn bịa đặt. Không chỉ số lượng các thi thể được tìm thấy trong và xung quanh Huế là đáng nghi vấn, mà quan trọng hơn, nguyên do của các cái chết có vẻ như là bị chuyển từ chính các trận đánh quân sự sang việc xử tử của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam. Và tường trình chi tiết nhất "có thẩm quyền" mà các chính phủ Mỹ hay Việt Nam Cộng hòa đưa ra về sự việc được cho là vụ thảm sát này đã không đứng vững trước các thẩm định."
- Gareth Porter, nhà báo điều tra và nhà phân tích về các chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ -

"Đó là những thường dân bị chết do những trận bom pháo Mỹ đã san bằng thành phố Huế. Rồi sau đó khi Mỹ và quân đội Sài Gòn phản kích trả thù lại thời kỳ hậu Mậu Thân cũng giết chóc rất nhiều. Thứ nữa là lực lượng quân Giải phóng đã tử trận trong lúc chiến đấu. Tất cả đều là người Việt với nhau và Mỹ tính gộp vào hết. Tất cả những điều đó được Mỹ dựng thành một vụ thảm sát tưởng tượng"
- Noam Chomsky, nhà nghiên cứu chính trị và ngôn ngữ học người Mỹ -
"Tất cả có khoảng 1.100 người bị giết (sau ngày quân Mỹ tái chiếm thành phố). Hầu hết là sinh viên, giảng viên, giáo sĩ. Những trí thức và người dân Huế đã không bao giờ che giấu cảm tình của họ với Mặt trận Dân tộc Giải phóng"
- Oriana Fallaci, nhà báo người Ý trích dẫn lời một linh mục Pháp ở Huế  -

"tôi đã tham gia vào một nỗ lực có chủ đích nhằm làm mất uy tín của quân Giải phóng"
- Douglas Pike, nhân viên Cục Tâm lý chiến của cơ quan thông tin Hoa Kỳ -
...
Câu hỏi đặt ra là: Tại sao RFA, BBC, Tú Gàn, Phan Văn Lợi... vẫn tìm mọi cách xuyên tạc, đổ hết mọi nguyên nhân gây ra cái chết cho những con người trong thành Huế Tết Mậu Thân 1968 cho cộng sản Việt Nam?

Lẽ nào RFA, BBC, Tú Gàn, Phan Văn Lợi... tưởng rằng Tết Mậu Tuất 2018 là năm của chó, là thời điểm để chúng gặm được cái gì đó từ khúc xương đồ chơi của mình?!

@Nhân Trần

Thứ Ba, 13 tháng 2, 2018

Đài Á Châu Tự do: Cẩu thả hay đơn giản là làm tiền?

Hôm 12/02/2018, Trang thông tin điện tử của Đài Á Châu Tự do RFA có bài viết đưa tin về việc Cơ quan An Ninh Điều Tra Công An tỉnh Thái Nguyên khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Văn Trường, 42 tuổi ở tại tổ 3, phường Phú Xá, thành phố Thái Nguyên về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" theo điều 331, Bộ Luật Hình sự sửa đổi năm 2015.


Tiêu đề, nội dung bài viết "Thêm một người bị bắt với cáo buộc lợi dụng quyền tự do dân chủ" không có gì quá nổi bật so với các bài viết khác của chính RFA đưa tin về tình hình Việt Nam.

Tuy nhiên, điểm đáng chú ý của bài viết này lại là sự cẩu thả không thể chấp nhận được của Ban Biên tập Đài Á Châu Tự Do, một đài phát thanh vốn được thành lập và tài trợ bởi Cục Tình báo Trung ương Hoa Kỳ nhằm "phục vụ các mục đích đối ngoại, chính trị và tuyên truyền chống cộng sản" của Chính phủ Hoa Kỳ tại các nước cộng sản Á Châu.


Sau đoạn đưa tin về việc bắt ông Trường với những lời lẽ đầy mập mờ (ông Trường bị bắt vì tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân" nhưng RFA lại trích dẫn cáo buộc được cho là của cơ quan điều tra là ông Trường bị bắt vì hành vi viết bài tố cáo cán bộ chứ không phải là xâm phạm lợi ích của ai cả) và nêu thêm 02 trường hợp khác cũng bị bắt, xử lý với cùng tội danh như ông Trường, RFA không biết viết gì hơn đành copy lại toàn bộ đoạn trên bài viết của mình và paste xuống dưới.

Sự kém cỏi, cẩu thả của Ban Biên tập RFA được không ít người lý giải rằng: Mặc dù mang danh nghĩa phi lợi nhuận nhưng thực tế RFA đang cố gắng viết thật dài, thật nhiều chữ để được Chính phủ Hoa Kỳ trả thật nhiều tiền?!

@Nhân Trần

Thứ Bảy, 10 tháng 2, 2018

Trương Minh Tam - Thỏa hiệp để được ra đi?

Mới đây trên fanpage Đồng hành với NO-U đăng bài “Trương Minh Tam và sự chuẩn bị công phu cho con đường đến Hoa Kỳ” với phân tích khá sâu sát về nghi vấn có sự thỏa thuận ngầm nào đó cho sự ra đi suôn sẻ của ông Trương Minh Tam – người chưa từng có án tích về hành vi chống Nhà nước mà được xuất cảnh đến Mỹ trong sự ngỡ ngàng của đồng bọn trong nước và sự thờ ơ, chắc chắn là có phần lo ngại, không một ai tiếp đón ông này khi đặt chân đến Mỹ. Mời các bạn đón xem

=====

Trương Minh Tam và sự chuẩn bị công phu cho con đường đến Hoa Kỳ

Qua chính nhật ký về hành trình đến Mỹ trong những ngày đầu rời quê hương của Trương Minh Tam, ta mới thấy, để chuẩn bị cho chuyến đi này, Trương Minh Tam đã “công phu” tích góp “chứng cứ chứng minh bị đàn áp” rất nhiều năm, đến mức thuyết phục được phía Chính phủ Mỹ đồng ý đưa ông ta đi Mỹ định cư dù chưa bước chân đến nhà tù như nhiều nhà đấu tranh khác. Bởi trước đó, hầu hết giới đấu tranh dân chủ quốc nội luôn mặc định rằng, chỉ có con đường vào tù mới giúp họ rời bỏ quê hương “tù ngục” này và mở ra tương lai tươi sáng đến các xứ sở văn minh để được bảo trợ cả cuộc đời!

Có thể nói cuốn hồi ký đang viết của Trương Minh Tam đang lột dần vỏ bọc cho con đường đến với “sự nghiệp đấu tranh dân chủ” và con đường đến nước Mỹ.

Từ việc trách móc cha mẹ đã đặt kỳ vọng quá lớn vào bản thân anh ta từ khi còn nhỏ dẫn đến “cái chết” của anh ta trên chính quê hương mình và phải giải thoát mình qua nước Mỹ để được “sinh ra” trở lại (1). Nghe sao như một bi kịch cuộc đời!

Khi anh ta rời khỏi Việt Nam, tại trạm dừng chân ở Đài Loan đã up lên bài “Nhật ký ngày rời Việt Nam”, với sự chuẩn bị hành trình cho sự “tái sinh” nghe đến rợn người như  “Tôi cũng không nhớ bố, mẹ và những người thân. Với bố mẹ, họ đã già và tôi đã làm đám ma cho họ rồi để tôi và họ cùng bình yên chia tay nhau. Với anh em cũng thế, họ phải sống cuộc sống của họ và tôi sống cuộc sống của tôi. Chúng tôi trao cho nhau sự tự do thoải mái nhất dù chúng tôi rất thương nhau.” (2) Người đọc có cảm tưởng như, từ lâu lắm rồi, Trương Minh Tam đã chuẩn bị kỹ tâm thế, tinh thần cho sự ra đi, rũ bỏ quê hương, gốc gác bản thân cho một sự giải thoát này.

Đến dòng nhật ký gần đây nhất (3), Trương Minh Tam bộc bạch về các cuộc làm việc với bên an ninh VN trước khi đi, chính cán bộ an ninh phải kinh ngạc với “tư liệu” được Trương Minh Tam tích lũy rất công phu để làm thành bộ hồ sơ xin tỵ nạn và để thuyết phục ĐSQ Mỹ tiếp nhận, rồi chính Tam tự mình mô tả cách thức  “đối phó” với nhân viên an ninh VN để được đi Mỹ trót lọt, không gặp phải sự cản trở nào. Xin trích “Ở đó, tôi lưu giữ đầy đủ tên tuổi, hình ảnh… của những người đã từng làm việc với tôi mà tôi chưa một lần “cho họ lên facebook””, “Tôi bình thản dọn dẹp phần đời đã qua của tôi và chôn sâu nó dưới một nấm mộ hoang. Tôi hôm qua đã chết và tôi chuẩn bị cho việc tôi sinh ra từ tôi. Bởi tôi biết phần nhiều nhà nước Việt Nam sẽ trả lại tôi giấy tờ tại sân bay khi xuất cảnh. Tôi vẫn bình thảm thậm chí run rẩy như con chó già ốm yếu bước vào phòng làm việc của Công an Việt Nam, nạp 200,000vnd làm lại hộ chiếu, nghe họ nói những điều tồi tệ nếu tôi “không ngoan”, kể lại cho họ nghe nỗi sợ hãi, bất lực của tôi trước những giới hạn pháp luật và lớn hơn thế là quyền lực mà tôi có thể đón nhận nếu tôi “ngoan cố”, “gia đình chúng tôi đã có một chuyến xe miễn phí lên sân bay Nội Bài từ rất sớm với sự đưa đón của Nhà nước Việt Nam. Tôi cảm ơn họ theo phép xã giao. Chụp rất nhiều ảnh xã giao với họ, làm các thủ tục xuất cảnh không bình thường, nhận cuốn hộ chiếu rồi bước lên máy bay với sự đưa chân của một nhân viên công vụ Việt Nam tới tận của máy bay”… Chưa biết chừng Trương Minh Tam đã phải ký kết các giao ước nào đó với phía an ninh VN để chuẩn bị mọi thủ tục cho chuyến ra đi được thuận lợi, bởi lấp ló sau đó là những lớp ngữ nghĩa về sự “run rẩy như con chó già ốm yếu” trước mặt nhân viên an ninh kia khiến họ “thương cảm”, “đồng tình hay ủng hộ” anh ta ra đi?!?

Nhìn lại “sự nghiệp đấu tranh dân chủ” của Trương Minh Tam không hề thấy suôn sẻ: nào là bị bắt vào tù vì tội cưỡng đoạt tài sản công dân (chỉ vì tự ý cưỡng đoạt nợ của con nợ, bị kiện và vào tù, chứng tỏ anh ta không hiểu gì về pháp luật, xem hành vi “thay trời hành đạo” của mình là chính nghĩa và lạ thay được cả “phong trào dân chủ” thương yêu vì cho rằng anh ta bị bẫy, bị xử ép vào tù!?!); nào là lần nào “tác nghiệp” cũng bị bắt bớ, còn nếu không cũng bị “công an mật” lột sạch đồ đạc tư trang; nào là phải trốn chui trốn lủi nhiều tháng trong rừng rậm vì bị công an nói với anh ta là sẽ bị bắt (nếu xét về khoản này chắc chẳng có nhà zân chủ không bị “dọa” tương tự vì chống Nhà nước thì tất yếu sẽ vô tù, không sớm thì muộn)… Có vẻ như mọi việc xảy ra xung quanh Trương Minh Tam đều được chính anh ta và một thế lực ngầm nào đó thổi lên và tích cóp làm bằng chứng để có bộ hồ sơ xin tỵ nạn đầy đặn!


Là người ngoài cuộc, khó có ai cho chúng ta câu trả lời đầy đủ bản chất sự việc, trừ Trương Minh Tam và nhân viên an ninh đã chụp ảnh và lưu luyến tiễn anh ta đến tận cửa phi cơ kia mới tường tận. Liệu rằng, Trương Minh Tam có dám nói hết, kể hết ra để rũ bỏ quá khứ kia không hay chỉ úp mở, nửa vời để thanh minh cho sự ra đi suôn sẻ của mình? Chắc chẳng bao lâu nữa giới đấu tranh dân chủ ở Mỹ sẽ có câu trả lời!

Đồng hành với No-U

(1) https://www.facebook.com/truongminhtamngaymoi2018/posts/185401535550007

(2)https://www.facebook.com/photo.php?fbid=184834352273392&set=a.128022981287863.1073741828.100022404854242&type=3&theater

(3)https://www.facebook.com/truongminhtamngaymoi2018/posts/188260005264160

@Nhật Lệ

Thứ Tư, 7 tháng 2, 2018

"Con buôn" Mỹ - Trump

Triễn lãm Hàng không quốc tế Singapore Airshow 2018 đang diễn ra tại Trung tâm triển lãm Changi ở Singapore (từ ngày 06 đến ngày 11 tháng 2). Là cuộc triển lãm hàng không lớn nhất châu Á diễn ra hai năm một lần nên Singapore Airshow 2018 thu hút sự tham gia của 65 trong số 100 công ty hàng đầu thuộc các lãnh vực sản xuất máy bay và ngành hàng không thế giới.

Máy bay F-35B do tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất được trưng bày tại Singapore Airshow 2018
Tuy nhiên, không có công ty nào tạo được sự quan tâm chú ý bằng phái đoàn ngoại giao Washington do bà Tina Kaidanow, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về chính trị quân sự dẫn đầu.

"Chúng tôi đang duy trì các tiêu chuẩn rất quan trọng trên thế giới như tự do hàng hải. Chúng tôi khuyến khích các nước trong khu vực làm như vậy và tận dụng khả năng tập thể của ASEAN để thực thi điều này"
- Tina Kaidanow -

Sự xuất hiện của phái đoàn ngoại giao Washington tại Singapore Airshow 2018 (với nhiệm vụ công khai "làm mọi thứ có thể để khuyến khích ASEAN mua vũ khí Mỹ") cùng với việc Tổng thống Trump đang xem xét kế hoạch nới lỏng các quy định về xuất khẩu vũ khí (tập trung nới lỏng việc xuất khẩu vũ khí cho những khách hàng không thuộc NATO) cho thấy bản chất "CON BUÔN" của chính quyền Mỹ - Trump.

Động cơ, mục đích thực sự của chính quyền Tổng thống Trump trong việc can thiệp vào tình hình tranh chấp trên Biển Đông cũng như những vấn đề nội bộ của các quốc gia khác chỉ có thể là "TIỀN", là lợi ích kinh tế của nước Mỹ!

Đây là một chân lý không có gì mới nhưng vẫn có rất nhiều kẻ "cuồng Mỹ", luôn ca ngợi Mỹ là quốc gia đi đầu vì nhân quyền, vì hòa bình, thậm chí tìm mọi cách để được qua Mỹ tị nạn. Lẽ nào lý do cũng là vì TIỀN?!

@Nhân Trần

Thứ Hai, 5 tháng 2, 2018

RFA muốn gì?

Chuyên trang Tiếng Việt của Đài Á Châu Tự do RFA hôm nay đưa tin về việc Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Đà Nẵng quyết định xử lý kỷ luật đối với ông Trần Đức Anh Sơn, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng bằng bài viết có tiêu đề "Chuyên gia Biển Đông bị kỷ luật vì bài trên Facebook".


Lý do ông Trần Đức Anh Sơn bị kỷ luật là vì đã đăng tải bài viết có nội dung sai sự thật, không đúng với quan điểm của Đảng và pháp luật nhà nước trên mạng xã hội. Một vi phạm được Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Đà Nẵng đánh giá là nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cá nhân các đảng viên.

Bị kỷ luật cùng đợt với ông Trần Đức Anh Sơn còn có 4 vị cán bộ lãnh đạo quản lý là bà Trần Thị Kim Oanh, phó trưởng Ban Nội chính Thành ủy; ông Trần Huy Đức, bí thư Đảng ủy, chánh Thanh tra Thành phố; bà Lê Thị Thu Hạnh, bí thư Đảng ủy, phó giám đốc Sở Ngoại vụ thành phố; và ông Trần Văn Chung, bí thư chi bộ, trưởng phòng an ninh kinh tế, Công an thành phố Đà Nẵng.

Thế nhưng, RFA chỉ tập trung xoáy sâu vào quyết định kỷ luật ông Sơn bởi miếng mồi "mạng xã hội" lại gắn mác "biển Đông" là quá ngon!

Khác với các bài viết khác luôn được kèm theo câu "Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do", để thể hiện quan điểm của mình về việc Uỷ ban Kiểm tra Thành uỷ Đà Nẵng quyết định xử lý kỷ luật đối với ông Trần Đức Anh Sơn, Ban Biên tập RFA đã mượn lời phát biểu của một người khác được cho là có nhiều bài nghiên cứu về vấn đề "biển Đông".

Bây giờ không ai biết nội dung cụ thể là chuyện gì, nhưng so với công trạng của Sơn trong vấn đề đấu tranh bảo vệ biển đảo, tất cả công sức của Sơn ở trong cũng như ngoài nước trong 10 năm nay, cho dù có bị 1 khuyết điểm đi nữa thì nói nhỏ nhẹ với nhau chứ tại sao lại đem ra kỷ luật. Đóng góp rất lớn như thế mà đi kỷ luật, cảnh cáo Đảng thì ai đóng góp cho đất nước này nữa đây? Mà có những trường hợp khác động trời hơn mà lại phá lệ?

Cái vụ này nó không có nghiêm trọng gì. Nó chỉ là quan điểm học thuật thôi chứ không phải là bôi xấu hay nói xấu gì hết.
- Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc - 

Không rõ điều mà RFA muốn truyền tải qua bài viết của mình là: phản đối cách đối xử của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những người sử dụng "mạng xã hội" để nói lên quan điểm của mình (dù quan điểm đó là sai trái, kích động tư tưởng, hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước!). Hay cho rằng lý do thực sự của việc kỷ luật ông Trần Đức Anh Sơn là vì ông đã làm ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Trung Quốc trong vấn đề "biển Đông" (bởi những phát ngôn không đúng nơi, đúng chỗ!).

Dù không phải người trong cuộc (như chính Ban Biên tập RFA và nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc) nhưng cũng xin thưa với RFA và ông Đinh Kim Phúc rằng:

Nếu đã không biết rõ sự tình dẫn đến việc kỷ luật ông Trần Đức Anh Sơn thì tốt nhất là hãy tìm hiểu cho kỹ đã rồi muốn bình luận, bình loạn gì cũng được, chứ ai đời mới câu trước "không ai biết nội dung cụ thể là chuyện gì" thì câu sau đã bảo "Cái vụ này nó không có nghiêm trọng gì. Nó chỉ là quan điểm học thuật thôi chứ không phải là bôi xấu hay nói xấu gì hết" thì người ta có chê "lẩm cẩm", "lú lẫn" cũng không oan chút nào đâu ạ!

@Nhân Trần

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...