Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Giới trẻ Giáo hạt Minh Cầm sẽ học được gì từ Đại Hội Giới trẻ Giáo hạt năm 2019?

Đại Hội Giới trẻ là một hoạt động được Giáo hội Công giáo nói chung, cách riêng là Giáo hạt Minh Cầm - Giáo phận Hà Tĩnh nói riêng thường xuyên tổ chức trong thời gian gần đây. Mục đích Đại Hội là tạo ra môi trường để cho các bạn trẻ Công giáo ở khắp nơi có cơ hội đến với nhau để trao đổi, học hỏi không những về đức tin mà qua đó còn chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống hiện tại. Chính bởi vậy mà mỗi khi đến kỳ tổ chức Đại Hội thì Giới trẻ tất cả các giáo xứ, "chuẩn giáo xứ" trong Giáo hạt Minh Cầm đều hết sức phấn khởi, vui mừng, hy vọng và chờ đợi sẽ thu lượm được nhiều niềm vui và những bài học bổ ích cho mình.


Đại Hội Giới trẻ Giáo hạt Minh Cầm lần thứ V dự kiến sẽ được tổ chức tại giáo xứ Phù Kinh (xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trong 02 ngày 12 và 13/7/2019. Mặc dù chưa diễn ra nhưng đã xuất hiện khá nhiều những dự cảm chẳng lành về một kỳ Đại Hội không như mong muốn.


Trong đó không thể không kể đến việc ngày 19/6/2019 vừa qua, linh mục Nguyễn Minh Sáng, quản xứ Phù Kinh đã cho khởi công xây dựng công trình nhà vệ sinh nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân của các tham dự viên trong thời gian diễn ra Đại Hội. Sẽ không có gì để nói nếu công trình này có đầy đủ thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật và nhất là được xây dựng trong khuôn viên đất nhà thờ của giáo xứ Phù Kinh.

Hình ảnh công trình xây dựng trái phép trên đất lấn chiếm của giáo xứ Phù Kinh

Dù công trình được xây dựng không phép và nằm hoàn toàn trên phần đất do chính quyền xã Phù Hóa quản lý và đã có quy hoạch xây dựng kè chống sạt lỡ ven sông Gianh. Nhưng linh mục Sáng không những không nhận ra cái sai của mình mà còn "lu loa" cho rằng đây là "mảnh đất Giáo xứ bồi đắp", vẽ ra kịch bản về việc huy động 700 bạn trẻ đến tham dự Đại Hội "chạy xuống UBND xã đi đái, đi ẻ" hòng đe dọa, gây áp lực buộc chính quyền bỏ qua việc làm vi phạm của giáo xứ. Chẳng lẽ linh mục Sáng tự cho mình và giáo xứ Phù Kinh cái quyền năng của Thiên Chúa, của tự nhiên trong việc thay đổi dòng chảy của con sông Gianh, biến bên lở thành bên bồi. Và linh mục Sáng có bao giờ tự hỏi nếu chính quyền hay một cá nhân, tổ chức nào đó tự nhiên đến xây dựng nhà vệ sinh trên đất của giáo xứ Phù Kinh thì khi đó linh mục và giáo dân sẽ làm gì?

Tiên đoán của Ban Tổ chức Đại hội về tương lai khốn khó của đại đa số thanh niên trong Giáo hạt

Chủ đề của Đại Hội Giới trẻ Giáo hạt Minh Cầm lần thứ V “Hãy đi và rao giảng Tin Mừng" với nền tảng dụ ngôn “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15) hàm ý nhắc nhở về nhiệm vụ của các bạn trẻ Công giáo trong việc phát huy hết tuổi xuân, sức trẻ, tài năng của mình để đem Tin Mừng đến mọi nơi, trong mọi thời và cho mọi người.

Thế nhưng Tin Mừng mà Giới trẻ Giáo hạt Minh Cầm có thể học hỏi được từ Đại Hội năm nay liệu có phải là Tin Mừng về Sự thật và Tình yêu của Thiên Chúa hay sẽ là Tin Mừng về sự ngông nghênh, coi thường pháp luật của linh mục Nguyễn Minh Sáng? Và sau Đại Hội, tương lai của mỗi một tham dự viên sẽ ngày một tươi sáng hay u tối, xám xịt như tiên đoán của chính Ban Tổ chức Đại hội?

Chúng ta hãy cùng chờ câu trả lời sẽ có trong 02 tuần lễ nữa!

@Lê Dân

Thứ Năm, 20 tháng 6, 2019

Hy vọng gì ở việc kiện FORMOSA ra Tòa án quốc tế?

Ngày 11/6/2019 vừa qua, một phái đoàn ở Việt Nam do Giám mục Hoàng Đức Oanh (nguyên Giám mục Giáo phận Kon Tum) dẫn đầu đã sang Đài Loan tham gia nộp đơn kiện của "Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa" (viết tắt JFFV; một tổ chức phi chính phủ được lập ra tại Hoa Kỳ với mục đích công khai là hỗ trợ các nạn nhân của thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra ở các tỉnh miền Trung của Việt Nam) tại Tòa án Đài Loan ở Đài Bắc, yêu cầu Công ty Formosa Hà Tĩnh và 18 công ty liên đới đền bù thỏa đáng cho các nạn nhân đồng thời làm sạch vùng biển bị ô nhiễm.

Đoàn khiếu kiện tham gia họp báo, biểu tình trước Tòa án thành phố Đài Bắc
Dự kiến sau khi nộp đơn tại Tòa án Đài Loan, JFFV sẽ tiếp tục nộp một đơn kiện khác tại Tòa án Liên Bang về môi trường tại tiểu bang New Jersey - nơi có bản doanh của Công ty Formosa Hoa Kỳ, công ty có cổ phần lớn cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành Công ty Formosa Hà Tĩnh.


Bình luận về sự kiện này, fanpage "Thanh niên Công giáo" đăng tải bài viết của Trần Minh Nhật (một thành viên của tổ chức khủng bố "Việt tân") cho rằng việc kiện Formosa ra Tòa án quốc tế là "tia hy vọng mới" cho các nạn nhân của sự cố môi trường biển miền Trung.


Mặc dù cho rằng "việc đưa vụ án ra tòa ở quốc gia khác cũng tạo một áp lực ngoại giao và sự khó chịu cho nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam". Tuy nhiên, Trần Minh Nhật lại thừa nhận "không kỳ vọng nhà cầm quyền Việt Nam và công ty Formosa sẽ đền bù công bằng và sẽ có biện pháp để tránh né rắc rối".

Giả sử Tòa án Đài Loan và Tòa án Liên Bang Hoa Kỳ chấp nhận thụ lý đơn thì họ cũng không thể ra phán quyết yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tiền cho ai, phải làm như thế nào vì Việt Nam là một quốc gia có chủ quyền riêng. Phán quyết nếu có chỉ có thể là yêu cầu Công ty Formosa bồi thường thêm tiền cho các nạn nhân và có những động thái nhằm làm sạch môi trường vùng biển bị ô nhiễm, mà như thế thì nhà cầm quyền Việt Nam càng thêm mừng chứ đâu có áp lực gì!



Quan điểm "tiền hậu bất nhất" của Trần Minh Nhật và có lẽ là cả fanpage "Thanh niên Công giáo" cho thấy việc khởi kiện Formosa ra Tòa án quốc tế chỉ là chiêu trò nhằm tạo dựng hình ảnh của số giáo sĩ cực đoan trong Công giáo và các tổ chức, cá nhân chống đối ở trong và ngoài nước phục vụ ý đồ, hoạt động xuyên tạc, kích động chống phá, kêu gọi can thiệp của nước ngoài vào công việc nội bộ của Việt Nam cũng như để kiếm tiền như ý kiến nghi ngại của không ít người.

@Lê Dân

Thứ Hai, 17 tháng 6, 2019

QUẢNG BÌNH: Khi linh mục là kẻ bóc lột

Đóng góp sức lực, của cải cho việc xây dựng Giáo hội là tình cảm và bổn phận của mỗi một giáo dân Công giáo.
Khoản 222, 1: Các tín hữu có bổn phận chu cấp cho các nhu cầu của Giáo hội, để Giáo hội có sẵn những gì cần thiết hầu sử dụng vào việc phụng thờ Thiên Chúa, các công tác tông đồ, bác ái và việc trợ cấp xứng đáng cho các thừa tác viên.
Khoản 1261, 1: Các tín hữu được tự do để dâng biếu tài sản cho Giáo hội.
(Bộ Giáo luật năm 1983)
Trong lý thuyết, Giáo hội Công giáo không cưỡng ép mà để giáo dân tự do quyết định hình thức, mức độ đóng góp như thế nào tùy thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi người.
Vậy nay anh em hãy hoàn thành công cuộc (lạc quyên) đó, để như anh em đã hăng hái quyết định thế nào, thì cũng tuỳ khả năng mà hoàn thành như vậy” (2Cr 8,11). 
Mỗi người hãy cho tuỳ theo quyết định của lòng mình, không buồn phiền, cũng không miễn cưỡng, vì ai vui vẻ dâng hiến, thì được Thiên Chúa yêu thương” (2Cr 9,7). 
(Thư 2 của Thánh Phaolo gửi dân Corinhto)

Vậy nhưng trong thực tế, đối với giáo dân giáo xứ Liên Hòa (xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), việc đóng góp tiền của cho Giáo hội lại là việc làm mang tính bắt buộc, mệnh lệnh.


Điều này được thể hiện rõ qua văn bản thông báo mới đây mà linh mục quản xứ Thân Văn Chính gửi đến số giáo dân giáo xứ Liên Hòa hiện đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài.

Mặc dù Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh chỉ vận động giáo dân trong giáo phận đóng góp tối thiểu 02 ngày công trong năm 2019 để phục vụ việc xây dựng cơ sở vật chất cho giáo phận mới nhưng linh mục Chính lại bắt giáo dân giáo xứ Liên Hòa đóng góp hẳn 15 ngày công.

Đặc biệt, tuyên bố của linh mục này về việc “thông báo danh sách trong dịp Lễ Chầu Lượt của giáo xứ sắp tới và niêm yết tên ở Bảng Tin giáo xứ” đối với “cả những người đóng góp và những người không đóng góp ngày công như đã thống nhất” được ngầm hiểu là lời cảnh báo về hình phạt “bêu tên” đối với những người không đóng góp theo yêu cầu. Bên cạnh đó, không ít giáo dân giáo xứ Liên Hòa còn bức xúc cho rằng việc thông báo công khai những người đóng góp chỉ là việc “làm màu” công khai về tài chính của cha xứ chứ thực tế số tiền giáo dân đóng góp hàng năm được sử dụng như thế nào, thừa thiếu bao nhiêu thì lại không hề được linh mục Chính thông báo công khai.

Lao động Việt Nam tham gia biểu tình tại Đài Loan do bị bóc lột quá mức

Mặc dù Giáo hội đã nhiều lần lên tiếng kêu gọi quan tâm, chăm lo cho những giáo dân đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài, cho rằng dù mang tiếng là ở nước ngoài nhưng họ cũng không sung sướng gì khi bị giới chủ bóc lột, phải còng lưng làm việc để trả nợ chi phí xuất khẩu lao động. Trong một thánh lễ tại nhà nguyện Thánh Marta hồi tháng 5 năm 2018, Đức Giáo hoàng Phanxicô cũng đã khẳng định “bóc lột lao động là tội nặng”. Nhưng khi mà kẻ bóc lột là linh mục, nhân danh Thiên Chúa, nhân danh Giáo hội thì có lẽ giáo dân giáo xứ Liên Hòa chỉ biết “ngậm bồ hòn làm ngọt” mà thôi?!

@Lê Dân

Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2019

CHÍNH THỨC: Nguyễn Văn Đài XÁC NHẬN mục đích CHỐNG CHÍNH QUYỀN của tổ chức phản động “Hội Anh em Dân chủ”!

Ngày 07/6/2019, nhân dịp kỷ niệm 01 năm ngày rời Việt Nam sang tị nạn chính trị tại Đức, Nguyễn Văn Đài, người sáng lập đồng thời là Chủ tịch “Hội Anh em Dân chủ” (HAEDC) đã có đôi lời “tự sự” đăng tải trên trang Facebook cá nhân của mình.


Điểm đáng chú ý nhất trong status này chính là việc Nguyễn Văn Đài chính thức xác nhận mục đích chống Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nhân dịp này, tôi xin khẳng định rằng đối thủ hay kẻ thù duy nhất của tôi là chế độ cộng sản và nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Tất cả mọi tâm trí, sức lực của tôi chỉ dành để chiến đấu nhằm xóa bỏ chế độ độc đảng cộng sản...
Còn nhớ khi Nguyễn Văn Đài và một số thành viên cốt cán trong tổ chức HAEDC bị các cơ quan chức năng của Việt Nam bắt giữ, truy tố, xét xử về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 79 của Bộ luật hình sự, đã có khá nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước lớn tiếng cho rằng Đài và đồng bọn bị oan; những chủ trương và hoạt động của Hội và các thành viên HAEDC là nhằm thúc đẩy một Việt Nam thực sự dân chủ, tiến bộ và nhất là các quyền cơ bản của mọi con người đều được thụ hưởng; yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do vô điều kiện và ngay lập tức các thành viên HAEDC.


Với sự xác nhận hay lời thú tội của Nguyễn Văn Đài, rõ ràng bản án mà Tòa án các cấp đã tuyên đối với Nguyễn Văn Đài và số thành viên cốt cán của HAEDC là hoàn toàn chính xác!

Tôi mong muốn được liên kết, hợp tác với tất cả các cá nhân, tổ chức ở trong và ngoài nước vì mục tiêu chung là xóa bỏ chế độ cộng sản phản động tại Việt Nam.

Và mặc dù đã được Nhà nước Việt Nam tạo điều kiện cho sang Đức tị nạn cùng vợ và bồ thư ký (trong lúc những người “anh em” của Đài vẫn đang “bóc lịch” trong tù). Nhưng Nguyễn Văn Đài vẫn chưa chịu từ bỏ ý đồ xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, xóa bỏ chế độ nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Để thực hiện ý đồ đó, có lẽ Đài và đồng bọn vẫn sẽ không có thủ đoạn gì khác ngoài việc lợi dụng những hiện tượng tiêu cực trong xã hội, những sơ hở, thiếu sót của chính quyền các cấp trong công tác quản lý nhà nước ở cơ sở, giải quyết các vấn đề “nóng” được dư luận xã hội quan tâm để tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá như những gì mà chúng đã thực hiện suốt từ khi được thành lập đến nay.

Do vậy, người dân cần hết sức cảnh giác trước những luận điệu, thủ đoạn, hoạt động của Nguyễn Văn Đài và HAEDC. Còn các lực lượng chức năng cần tăng cường triển khai các biện pháp, công tác nhằm phát hiện, đấu tranh, xử lý nghiêm tất cả các đối tượng trong nước vẫn còn tham gia hoạt động của HAEDC trong thời gian tới.

@Lê Dân

Thứ Năm, 13 tháng 6, 2019

Thấy gì qua việc Giám mục Đinh Đức Đạo được bổ nhiệm làm thành viên Bộ Giáo dục Công giáo?

Ngày 06/06/2019, Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam (http://hdgmvietnam.com) chính thức loan báo tin về việc Giám mục Đinh Đức Đạo, Giám mục giáo phận Xuân Lộc, Chủ tịch Ủy ban Giáo dục Công giáo thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam (nhiệm kì 2013-2016 và 2016-2019) kiêm Viện trưởng Học viện Công giáo Việt Nam, được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm thành viên Bộ Giáo dục Công giáo.


Còn nhớ ngày 10/5/2016, chỉ 03 ngày sau khi nhậm chức Giám mục chính tòa Giáo phận Xuân Lộc (một Giáo phận có số dân lớn nhất trong 26 Giáo phận đạo Công giáo đóng chân trên đất nước Việt Nam), trong bức thư đầu tiên gửi cộng đồng dân chúa Giáo phận Xuân Lộc, Giám mục Đinh Đức Đạo đã mời gọi toàn thể linh mục, tu sỹ, chủng sinh và giáo dân trong giáo phận của mình tích cực tham gia cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021 “với ý thức về quyền lợi và nghĩa vụ công dân”, “xem xét chọn lựa những đại biểu có phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực phục vụ lợi ích nhân dân”.


Khi đó đã có một số ý kiến phản đối, thậm chí đả kích cho rằng việc làm của Đức cha là “một món quà trình diện Đảng và Nhà nước Cộng sản Việt Nam”, Đức cha đang làm thay công việc của Ban Tuyên giáo và đi ngược lại đường hướng “phi bác chủ thuyết vô thần” của Giáo hội.

Bởi vậy, việc được bổ nhiệm tham gia cơ quan có nhiệm vụ thông truyền và đảm bảo thực hiện giáo dục Công giáo theo đường hướng của Toà Thánh tại các trường, học viện, các cơ sở thuộc thẩm quyền Giáo hội không chỉ là sự kiện trọng đại đối với cá nhân Đức cha Giuse Đinh Đức Đạo, người duy nhất được bổ nhiệm đợt này không phải là hồng y, mà với cả giáo hội Công giáo Việt Nam. Điều này cho thấy những gì mà Đức cha Đinh Đức Đạo đã và đang làm, trong đó có việc khuyến khích mọi tín đồ Công giáo làm tốt trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân là hoàn toàn đúng với đường hướng mà Đức Thánh Cha Phanxicô mong muốn, thậm chí Đức Thánh Cha và Tòa Thánh còn muốn Đức cha "vạch đường", "chỉ lối" để mọi tín đồ Công giáo bước tiếp thông qua việc tham gia vào công tác giáo dục của Giáo hội toàn cầu.

@Lê Dân

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2019

Nghịch lý thiếu nước ở thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Là một thị xã non trẻ mới được thành lập từ tháng 12/2013 theo Nghị quyết số 125/NQ-CP của Chính phủ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình có 16 đơn vị hành chính trực thuộc. So với 6 phường nằm ở phía bờ Bắc sông Gianh (gồm: Ba Đồn, Quảng Long, Quảng Phong, Quảng Phúc, Quảng Thọ, Quảng Thuận) thì mặc nhiên 10 xã nằm ở phía bờ Nam sông Gianh của thị xã Ba Đồn (gồm: Quảng Hải, Quảng Hòa, Quảng Lộc, Quảng Minh, Quảng Sơn, Quảng Tân, Quảng Thủy, Quảng Tiên, Quảng Trung, Quảng Văn) được nhìn nhận, đánh giá là có trình độ kinh tế - xã hội kém phát triển hơn rất nhiều. Nhưng nghịch lý hiện nay ở Ba Đồn lại có một lĩnh vực hết sức cơ bản, thiết yếu mà trình độ phát triển của các đơn vị hành chính cấp phường lại không bằng cấp xã, đó là việc cung cấp, sử dụng nước sạch.


Hồ chứa nước Bàu Sen, xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch

Hồ Bàu Sen nằm tại xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch có sức chứa tối đa hơn 1,2 triệu mét khối là nguồn nước chính hiện nay của Xí nghiệp cấp nước Ba Đồn. Tuy nhiên, lượng nước mà hồ Bàu Sen có thể cung cấp (khoảng 2.000 mét khối nước/ngày) chỉ đủ để Xí nghiệp cấp nước Ba Đồn lấy cung cấp cho gần 4.500 khách hàng, chủ yếu là các cơ quan doanh nghiệp của huyện Quảng Trạch, thị xã Ba Đồn và các hộ dân sinh sống tại các phường trung tâm của thị xã (gồm: Ba Đồn, Quảng Thọ, Quảng Thuận, Quảng Long). Nhưng những năm gần đây, nhất là vào mùa hè, do thời tiết nắng nóng kéo dài khiến hồ Bàu Sen thường xuyên khô hạn, nứt nẻ trong lúc nhu cầu dùng nước của người dân ngày càng tăng cao, Xí nghiệp cấp nước Ba Đồn không có đủ nước để cung cấp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt đời sống của người dân các phường trung tâm của thị xã Ba Đồn.

Đặc biệt, đối với phường Quảng Phong, mặc dù đường ống dẫn nước từ hồ Bàu Sen về Xí nghiệp cấp nước Ba Đồn đi ngang qua địa giới hành chính của phường nhưng do nguồn nước cung cấp không đủ đảm bảo nên hiện nay Xí nghiệp cấp nước Ba Đồn chưa lắp đặt đường ống đấu nối dẫn nước về các Tổ dân phố, các hộ dân trên địa bàn phường. Trong lúc nguồn nước ngầm trên địa bàn bị nhiễm mặn, nhiễm phèn nghiêm trọng nên người dân Quảng Phong phải sử dụng nước mưa hoặc mua nước sạch từ nơi khác (chủ yếu là từ phường Quảng Phúc, nơi có nguồn nước ngầm đảm bảo) để phục vụ sinh hoạt. Chính quyền, nhân dân phường Quảng Phong đã nhiều lần kiến nghị về vấn đề này, thậm chí có người còn bức xúc cho rằng nếu Xí nghiệp cấp nước Ba Đồn không lắp đặt đường ống nhánh để cung cấp nước máy cho phường Quảng Phong thì người dân sẽ tự đục đường ống để dẫn nước về dùng.

Trong khi đó, tại các xã vùng Nam của thị xã Ba Đồn, nhu cầu nước sạch của người dân phục vụ sinh hoạt và sản xuất cơ bản đã được đáp ứng khoảng 70% bằng nguồn nước từ Hệ thống Thủy lợi Rào Nan, công trình được xây dựng, đưa vào sử dụng từ những năm 60 của thế kỷ trước và đầu tư sửa chữa nâng cấp đập dâng vào năm 2010. Tuy nhiên, qua mấy lần nâng cấp tu sửa, công trình vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của nguồn nước sông Nan; tình trạng thiếu nước hàng năm vẫn diễn ra trong các tháng mùa khô.

Hình ảnh phối cảnh công trình đập dâng Rào Nan sau khi hoàn thành

Trước tình trạng trên, Xí nghiệp cấp nước Ba Đồn và Công ty cổ phần cấp nước Quảng Bình đã tiến hành lắp đặt đường ống lấy nước từ Hệ thống Thủy lợi Rào Nan về trung tâm thị xã. Đồng thời chính quyền tỉnh Quảng Bình, thị xã Ba Đồn đã đệ trình và được Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn phê duyệt triển khai thực hiện Dự án nâng cấp đập Rào Nan tự chảy bằng nguồn vốn trái phiếu của Chính phủ nhằm đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho 22 xã thuộc thị xã Ba Đồn và huyện Quảng Trạch.

Những băn khoăn, lo lắng của người dân đã được các chuyên gia, nhà nghiên cứu giải đáp một cách chi tiết, cặn kẽ dựa trên những phân tích, đánh giá khoa học và so sánh thực tế với các công trình tương tự, thậm chí có quy mô lớn hơn ở các địa phương khác trong cả nước. Nhà thầu thi công đập được lựa chọn (Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải) là một doanh nghiệp lớn của tỉnh với đầy đủ máy móc thiết bị hiện đại, nhân lực gồm các kỹ sư lâu năm có tay nghề cao và đã có kinh nghiệm thi công các công trình thủy lợi lớn (như: Hồ chứa nước Tả Trạch, Ngàn Trươi, Thác Chuối,...) và các công trình giao thông quan trọng khác của đất nước, của tỉnh.

Nhưng đến nay, Dự án Hệ thống Thủy lợi Rào Nan vẫn chưa được triển khai do người dân vùng triển khai dự án (thôn Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn) và vùng phụ cận vẫn chưa đồng thuận dù đa số đều thừa nhận nếu đập Rào Nan chưa từng được xây dựng, người dân các xã vùng Nam chưa có nước sạch để dùng thì có lẽ họ đã đồng tình cả 02 tay 02 chân với việc triển khai dự án rồi. Nghịch lý thiếu nước ở thị xã Ba Đồn bởi vậy vẫn chưa được xóa bỏ và người dân phường Quảng Phong còn phải chờ đợi lâu nữa mới có nước sạch để dùng!

@Lê Dân

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Chiêu trò mới trong việc lợi dụng tâm lý "bài Tàu"

Với lịch sử hơn 1.000 năm Bắc thuộc cùng hàng loạt các cuộc chiến tranh xâm lược khác nên không khó hiểu khi có khá đông người Việt Nam "không thích Trung Quốc". Lợi dụng tâm lý này thời gian qua các thế lực thù địch, phản động trong và ngoài nước đã dùng đủ mọi chiêu trò để tuyên truyền phổ biến luận điệu xuyên tạc về sự cấu kết "bán nước" giữa nhà cầm quyền Cộng sản ở Việt Nam với nhà cầm quyền Cộng sản ở Trung Quốc hòng kích động tư tưởng, hoạt động chống Đảng, Nhà nước Việt Nam.



Mới đây, một số trang mạng chống Cộng đã đăng tải hình ảnh về Đề thi học kì II môn Địa lý khối 11 năm học 2018 - 2019 của một trường học ẩn danh trong đó tất cả 40 câu hỏi trắc nghiệm đầu tiên đều liên quan đến Trung Quốc. Trên cơ sở đó đặt ra câu hỏi hay giả thiết về việc nhà cầm quyền (thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo) đang từng bước thực hiện ý đồ "bán nước" cho Trung Quốc, biến Việt Nam thành một phần lãnh thổ của Trung Quốc.


Mặc dù có khá nhiều người chất vấn tên trường học, địa phương đã sử dụng đề thi toàn câu hỏi về Trung Quốc nói trên nhưng không một trang mạng hay facebooker nào trả lời. Thậm chí có người còn biện giải là do phụ huynh học sinh lo sợ nên không dám nêu tên trường.



Đồng thời nếu bình tĩnh suy xét và chịu khó tìm hiểu có thể dễ dàng nhận thấy phần gạch xóa phía trên bên trái trang thứ nhất của đề thi toàn câu hỏi về Trung Quốc, nơi mà người ta thường đề tên trường học, địa phương ban hành đề thi




lại không có không đủ khoảng không để đề tên bất cứ trường học, địa phương nào.




Điều này chứng tỏ nghi vấn đề thi toàn câu hỏi về Trung Quốc là "tin giả" là hoàn toàn có cơ sở. Và đây chỉ là một chiêu trò mới trong việc lợi dụng tâm lý "bài Tàu" để xuyên tạc nói xấu chế độ, kích động chống Đảng, Nhà nước mà thôi!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...