Thứ Bảy, 30 tháng 6, 2018

"Rận chủ" Việt gọi, Donald Trump trả lời

Trong các cuộc biểu tình phản đối Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật Đặc khu) những ngày đầu tháng 6/2018 vừa qua, có một số hình ảnh thu hút khá nhiều sự chú ý của giới quan sát trong và ngoài nước.

Thứ nhất là hình ảnh người biểu tình trương quốc kỳ Hoa Kỳ, thậm chí cả ảnh của Donald Trump, Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ.


Thứ hai là hình ảnh William Anh Nguyễn (thường gọi là Will Nguyễn), một sinh viên Hoa Kỳ gốc Việt "xông xáo" trong cuộc biểu tình phản đối Luật Đặc khu tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 10/6/2018.


02 hình ảnh trên có thể được xem là tiếng gọi của giới "rận chủ" Việt đối với Tổng thống Hoa Kỳ, đề nghị can thiệp, gây sức ép để nhà cầm quyền Việt Nam bãi bỏ việc lập đặc khu cho Trung Quốc thuê. Tuy nhiên, đáng buồn thay cho những kẻ ôm ảo vọng "rước voi giày mả tổ" khi ngày hôm qua 29/6/2018, truyền thông quốc tế đưa tin về việc giới chức Hoa Kỳ bắt giữ hơn 570 phụ nữ do biểu tình trái phép nhằm phản đối chính sách nhập cư của Chính phủ.


Sự việc tưởng chừng như không liên quan nhưng đích thực là câu trả lời của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đối với tiếng gọi của giới "rận chủ" Việt, thậm chí của ba dân biểu Jimmy Gomez, Alan Lowenthal và Luis Correa, đại diện cho các địa hạt ở California, tiểu bang nơi nhiều gốc Việt sinh sống yêu cầu “can thiệp” vụ anh Will Nguyễn bị giới chức Việt Nam bắt: Dù ở Hoa Kỳ, Việt Nam hay bất cứ quốc gia nào trên thế giới thì việc góp ý đối với các chủ trương, chính sách của chính quyền là điều được hoan nghênh nhưng việc lợi dụng góp ý để biểu tình gây rối đều phải bị nghiêm trị!

một lời nhắc nhở lớn với những công dân Mỹ, hay bất kỳ ai có liên quan, đi tới một đất nước khác và ở đó có biểu tình hay tuần hành đang diễn ra – các diễn tiến đó có thể chuyển rất nhanh từ ôn hòa, và có vẻ ôn hòa thành cái khác".
- Heather Nauert, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ -
@Nhân Trần

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

RFA - Sao còn "cố đấm ăn xôi"?!

Sau một thời gian lẩn trốn, ngày 25/6/2018, Nguyễn Minh Kha, đối tượng bị Công an tỉnh Bình Thuận khởi tố với tội danh gây rối trật tự công cộng, huỷ hoại tài sản và chống người thi hành công vụ trong cuộc biểu tình ngày 10/6 và 11/6/2018 tại thị trấn Phan Rí Cửa, huyện Tuy Phong đã ra trình diện.

Nguyễn Minh Kha tại Cơ quan cảnh sát điều tra
Việc Nguyễn Minh Kha ra trình diện là câu trả lời không thể rõ ràng hơn cho những nghi vấn hay chính xác là những tin đồn về việc lực lượng Công an vu cáo, đánh đập, gây thương tích, thậm chí giết chết Kha được nhiều kẻ "ác ý" loan truyền trong suốt nhiều ngày qua.


Là một trong những trang mạng tích cực đưa tin về Nguyễn Minh Kha, lấy danh nghĩa liên lạc phỏng vấn mẹ của Kha (dù không cung cấp đoạn ghi âm phỏng vấn như nhiều bài viết khác) để phản đối cáo buộc của cơ quan chức năng cho rằng Kha bỏ trốn nên khi Nguyễn Minh Kha ra trình diện hẳn Ban Biên tập Đài Á Châu Tự do (RFA) không khỏi cảm thấy xấu hổ.


Để chữa ngượng RFA lại tiếp tục dùng chiêu bài cũ là lấy danh nghĩa liên lạc phỏng vấn gia đình Nguyễn Minh Kha để xác nhận về sự việc Kha ra đầu thú và có lẽ cũng là để chất vấn gia đình Kha về việc trả lời phỏng vấn không đúng sự thật khiến RFA đưa tin sai về Kha.


Nhưng lý giải của RFA về việc "mọi số điện thoại người thân Anh Kha đều không thể liên lạc được" không khác gì việc "cãi chày cãi cối", "cố đấm ăn xôi" mà thôi!

@Lê Dân

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2018

GÓC HƯỚNG NGHIỆP: Vì sao nên chọn nghề LINH MỤC?

Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 để xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng chỉ còn chưa đầy 04 ngày nữa sẽ diễn ra. Đứng trước thời khắc quan trọng, mang tính bước ngoặt của cuộc đời, chắc hẳn không ít sĩ tử đang phân vân chưa biết chọn ngành nghề gì để nộp nguyện vọng. Tuy nhiên, nếu là người theo đạo Công giáo thì có một ngành nghề hết sức hấp dẫn mà bạn nên cân nhắc lựa chọn, đó là nghề LINH MỤC!


Không phải lo "đầu ra"

Nếu trúng tuyển vào học LINH MỤC thì sau khi ra trường, bạn sẽ không phải vất vả lo lắng tìm kiếm việc làm bởi 100% linh mục sẽ được Tòa Giám mục bố trí bổ nhiệm công tác như giữ lại giảng dạy ở trường (Đại Chủng viện), phục vụ tại Tòa Giám mục hoặc cho đi du học hoặc cử đi mục vụ ở các giáo xứ, giáo họ trong giáo phận... Tất nhiên, việc bổ nhiệm ở vị trí tốt hay xấu thì còn tùy vào kết quả học tập, quan hệ với lãnh đạo của bạn...

Linh mục nhận công tác ở cơ quan mới luôn được đưa đón hoành tráng
Được làm "cha thiên hạ"

Dù mới ra trường hay đi làm đã lâu thì tất cả mọi người, bao gồm cả giáo dân và lương dân, thậm chí là cán bộ chính quyền, kể cả người lớn tuổi hay nhỏ tuổi hơn đều phải gọi bạn là CHA.

Dù công tác (mục vụ) ở đâu, từ nơi có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa đến thành thị, nơi có điều kiện kinh tế, bạn luôn được giáo dân chiều chuộng đủ thứ, được ăn trên ngồi trước, được ưu tiên mọi mặt, được “kính nể”. Giáo dân nào mà nhà không có gì giá trị ngoài mấy con gà cũng phải chọn con béo tốt nhất để biếu Cha; đi biển, đi câu được bao nhiêu cá, tôm cũng phải chọn con to nhất để biếu Cha... Việc nấu nướng, giặt giũ, quét nhà..., bạn đều không phải lo, bởi đã có mệ bọ, có chú giúp xứ hay Hội đồng mục vụ.

Giáo dân luôn quỳ lạy trước LINH MỤC
Việc nhẹ lương cao

Công việc mang tính chất thường xuyên hàng ngày của một linh mục đó là tổ chức Thánh lễ cho giáo dân, trong đó có việc thực hiện các nghi thức và rao giảng lời Chúa (hay phân tích, giảng giải Kinh Thánh). Các Thánh lễ này hầu như là sự lặp lại từ ngày này qua ngày khác, có khác chăng là trang phục phải mặc, đoạn Kinh Thánh phải giảng. Tất nhiên, trong thời đại công nghệ 4.0, việc phân tích, giảng giải Kinh Thánh đã có các tài liệu mẫu được chia sẻ đầy rẫy trên mạng mà bạn có thể tham khảo để xây dựng bài giảng theo ý mình hoặc dùng luôn cũng được.


Với công việc có thể coi là nhẹ nhàng như vậy, linh mục lại có thu nhập rất cao. Một linh mục mới ra trường, đi làm được khoảng 02 năm đã có đủ khả năng để mua xe ôtô trị giá khoảng 1,2 tỷ đồng. Điều này có nghĩa là 01 năm 01 linh mục có thể tiết kiệm được khoảng 600 triệu đồng, tương đương 50 triệu đồng/tháng, mức thu nhập còn cao hơn làm bác sĩ, kỹ sư, nhân viên ngân hàng nhiều! Và điều thú vị hơn là thu nhập của linh mục hoàn toàn không phải kê khai với ai, không phải đóng thuế!

...

Có rất nhiều lý do nữa mà bài viết không tiện đề cập (như "không sợ pháp luật", "hoa xinh gái đẹp"...) nhưng bấy nhiêu cũng đã đủ để khẳng định: nghề LINH MỤC thực sự là ngành nghề "hot" nhất hiện nay!

Vậy thì còn chần chừ gì nữa mà không lựa chọn, hỡi các bạn trẻ Công giáo?!

@Lê Dân

Thứ Năm, 21 tháng 6, 2018

Công khai danh tính đại biểu Quốc hội khi biểu quyết - Khi nào nên, khi nào không?

Tại kỳ họp thứ V, Quốc hội khóa XIV, bên cạnh dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và Luật An ninh mạng, có một vấn đề được dư luận cử tri cả nước quan tâm tranh luận là việc nên hay không công khai danh tính đại biểu Quốc hội khi bấm nút biểu quyết.

Kết quả biểu quyết của đại biểu Quốc hội thông qua Luật an ninh mạng sáng 12-6
Liên quan vấn đề nay, theo số liệu của Hiệp hội thư ký thế giới, trong số 283 nghị viện trên thế giới thì chỉ có 70 nghị viện chọn hình thức biểu quyết công khai danh tính, còn lại là không công khai. Hình thức nào cũng có mặt tích cực và ngược lại. Do vậy, có những quốc gia đã kết hợp sử dụng cả 02 hình thức này. Điển hình như tại Viện Thứ dân thuộc Quốc hội Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, các thành viên biểu quyết bằng cách hô to "Aye" hoặc "No" - ở Viện Quý tộc là "Đồng ý" hoặc "Không đồng ý"- rồi chủ tọa phiên họp công bố kết quả biểu quyết; trong trường hợp có nghi vấn về lời công bố của chủ tọa phiên họp, một cuộc bầu phiếu sẽ được thực hiện. Hay tại Hoa Kỳ, thành viên của cả Thượng viện và Hạ viện thường biểu quyết bằng miệng; họ sẽ hô to "aye" hay "no", và chủ tọa phiên họp sẽ công bố kết quả. Dù vậy, Hiến pháp cũng quy định phải tổ chức biểu quyết bằng phiếu, nếu có yêu cầu của một phần năm số thành viên đang có mặt. Thông thường, biểu quyết bằng phiếu sẽ được tiến hành nếu kết quả của cuộc biểu quyết bằng miệng không rõ ràng, hoặc vấn đề được biểu quyết là chủ đề đang gây tranh cãi.

Đối với Việt Nam, Quốc hội là cơ quan đại biểu của Nhân dân. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước; là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội. Việc đại biểu Quốc hội biểu quyết thông qua các vấn đề thuộc thẩm quyền của Quốc hội phải theo ý chí nguyện vọng của nhân dân mà mình làm người đại diện chứ không phải theo tự do ý chí của riêng mình. Do vậy, việc từng đại biểu biểu quyết như thế nào phải công khai cho nhân dân được biết để đại biểu chịu sự giám sát của cử tri.


Điều 96 Luật Tổ chức Quốc hội đã có quy định về việc Quốc hội có thể biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín. Do vậy, trước những ý kiến, nguyện vọng tha thiết của đông đảo cử tri hiện nay, trong thời gian tới, Quốc hội nên có sự nghiên cứu, thảo luận để đưa ra quy định cụ thể: Khi nào công khai? khi nào không công khai danh tính đại biểu Quốc hội khi biểu quyết? Nên chăng đối với các dự luật, các vấn đề chung thì công khai danh tính, còn kết quả của cuộc biểu quyết công khai không rõ ràng, hoặc vấn đề được biểu quyết là chủ đề nhạy cảm, dễ đụng chạm (như việc lấy phiếu tín nhiệm) thì bỏ phiếu kín?!

@Lê Dân

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2018

Những kẻ chống đối cơ hội hay bầy quạ đen chờ ăn xác?!

Thị trường chứng khoán Việt Nam 02 ngày gần đây lao dốc mạnh (chỉ số VN-Index giảm từ 1.016,15 điểm xuống 962,16 điểm; chỉ số HNX - Index cũng giảm từ 115,8 điểm xuống còn 108,57 điểm). Đợt trượt giá này nằm trong xu thế chung của thị trường chứng khoán toàn cầu khi các nhà đầu tư lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc.
"Nỗi lo lớn nhất lơ lửng trên thị trường vào thời điểm này là vấn đề thương mại, là sự ăn miếng trả miếng giữa Mỹ và Trung Quốc"
- Chris Zaccarelli, Giám đốc đầu tư của Independent Advisor ở Charlotte, North Carolina, Mỹ - 

Tuy nhiên, dưới con mắt của những kẻ thù ghét chế độ cộng sản ở Việt Nam thì nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm của thị trường chứng khoán trong nước chỉ có thể là do vai trò quản lý, điều hành của chính quyền, cụ thể là do việc thông qua Luật An ninh mạng hôm 12/6 mới đây.


Trong khi theo giới quan sát trong và ngoài nước, đợt trượt giá này có nguyên do không nhỏ đến từ tâm trạng lo lắng của các nhà đầu tư đối với những bất ổn về an ninh, trật tự xảy ra tại Việt Nam thời gian gần đây, cụ thể là làn sóng biểu tình, tuần hành phản đối việc Quốc hội thảo luận, lấy ý kiến đối với dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và tiến hành thông qua Luật An ninh mạng. Mà làn sóng này lại xuất phát từ những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống phá của các tổ chức, cá nhân chống đối như: xuyên tạc cho rằng việc lập đặc khu là để cho Trung Quốc thuê trong khi văn bản dự thảo Luật Đặc khu quy định tất cả các quốc gia đều có quyền đầu tư vào các đặc khu kinh tế, không riêng gì Trung Quốc mà Mỹ, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức… đều có quyền đầu tư, miễn là có tiền, có năng lực phát triển và tuân thủ pháp luật Việt Nam; cho rằng việc thông qua Luật An ninh mạng là để hạn chế quyền tự do ngôn luận của công dân trong khi việc xây dựng luật là để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích quốc gia, nội dung của luật hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp, các cam kết quốc tế của Việt Nam...


Có lẽ đối với những kẻ thù ghét chế độ cộng sản Việt Nam, mọi bất ổn về chính trị, kinh tế, xã hội... trong nước, mọi lo lắng của doanh nghiệp, của người dân lao động đều không quan trọng bằng cơ hội để chúng có thể xuyên tạc bôi nhọ, nói xấu Đảng, Nhà nước. Mà với lũ "quạ đen" chờ ăn xác này thì tốt nhất là nên xua đuổi cho mau!

@Thuận Lý

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Tại sao lại là Công an?

Sáng ngày 16/6/2018, tại Công viên Tao Đàn (Q.1, TP.HCM), lực lượng chức năng của TP.HCM đã phát hiện Nguyễn Hùng Thái (23 tuổi, ngụ Tân Định, Q.1. tạm trú tại đường Điện Biên Phủ, phường 25, Bình Thạnh) giả danh Công an để thực hiện các hành vi phá hoại an ninh trật tự.

Nguyễn Hùng Thái tại cơ quan điều tra

Khi bị bắt, Thái đang mặc sắc phục cảnh sát, mang theo còng số 8, nón (mũ) chuyên dụng của lực lượng Công an, có in logo của lực lượng Công an, mang theo còng số 8. 

Cũng trong sáng 16-6, lực lượng chức năng còn phát hiện thêm hai người khác mặc áo khoác có in logo Công an TP.HCM là Trần Quốc Đạt và Vũ Quốc Huy (cùng 39 tuổi, ngụ Gò Vấp) có biểu hiện gây rối trật tự công cộng nên đưa về trụ sở làm việc. 

Hai đối tượng mặc áo khoác Công an bị tạm giữ
Khi bị kiểm tra, một trong hai đối tượng còn mang theo một thẻ ngành Công an (chưa xác định thẻ thật hay giả) mang tên người khác.

Chiều cùng ngày, tại khu vực trung tâm TP.HCM, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện một đối tượng nghi vấn không phải công an nhưng mang theo một thẻ ngành công an nên mời về trụ sở để tiếp tục làm rõ.

Ngày 17/6/2018, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ thêm đối tượng Trần Quốc Tuấn (SN 1995, ngụ Hà Nội) mặc trang phục giống Công an xuất hiện tại những điểm đông người và có dấu hiệu kích động gây rối.

Đối tượng Tuấn và bộ cảnh phục giả in chữ "Công an TPHCM"

Việc liên tục xuất hiện nhiều trường hợp giả Công an, tìm cách đánh đập, tấn công một số người tham gia tuần hành, biểu tình phản đối dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và Luật An ninh mạng rồi hô hào Công an đánh người, có người chết nhằm tạo hiệu ứng nhân rộng sự bức xúc, lôi kéo nhiều người hơn nữa tham gia đập phá, gây rối trật tự khiến chúng ta lập tức liên tưởng đến làn sóng nổi dậy, diễu hành và biểu tình tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21 với điểm khởi đầu là Tunisia, nơi các cuộc biểu tình đã nổ ra sau vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi để phản đối chính quyền và Công an.

Hệ quả của "Mùa xuân Ả Rập" thì ai cũng đã thấy rõ khi sau phong trào, một loạt các quốc gia Ả Rập lâm vào nội chiến đẫm máu (Libya, Syria, Yemen) hoặc những bất ổn chính trị do sự đấu đá giữa các đảng phái (Ai Cập), hàng trăm ngàn người Ả Rập vượt biển chạy sang châu Âu để tránh chiến tranh, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhập cư lớn. Những cuộc nổi dậy mà ban đầu được ca ngợi là "vì tự do và dân chủ" cuối cùng có kết cục trái ngược hoàn toàn: thêm hỗn loạn, đất nước tan rã và sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan.

Để tránh những điều đáng tiếc đó lặp lại, để không phải hối tiếc và mong muốn mọi thứ trở lại giai đoạn “tiền mùa Xuân”, giai đoạn với chính quyền dẫn dắt bởi những "bàn tay sắt" để có thể gìn giữ được ổn định và trật tự như người dân Ả Rập, mỗi một người dân Việt Nam lúc này cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không để lòng yêu nước của mình bị lợi dụng!

@Nhân Trần

Thứ Năm, 7 tháng 6, 2018

Phản đối Luật đặc khu để... tự lập đặc khu?!

Những ngày qua, xung quanh dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc (Luật đặc khu) mà Quốc hội dự kiến sẽ biểu quyết thông qua vào ngày 15/6/2018 có khá nhiều ý kiến trái chiều, đặc biệt là về quy định “cho thuê đất đặc khu kinh tế trong thời gian 99 năm”. Trong số những người tích cực phản đối dự thảo Luật đặc khu có linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình).


Bên cạnh việc thể hiện quan điểm riêng trên trang Facebook cá nhân, linh mục Tịnh còn rao giảng, thuyết phục, lôi kéo một số giáo dân tại địa bàn mục vụ của mình đồng tình với việc phản đối quy định cho nước ngoài thuê đất 99 năm, đe dọa biểu tình nếu Quốc hội thông qua dự án luật này.


Tuy nhiên, Nguyễn Thanh Tịnh lại không hề chỉ ra được lý do nào rõ ràng để phản đối ngoài việc xảo biện cho rằng lập đặc khu là để cho Trung Quốc thuê mà "cho Trung Quốc thuê đất là bán nước" trong khi dự thảo Luật không có một chữ nào về Trung Quốc ở trong đó. Theo dự luật, nhà đầu tư của tất cả các quốc gia đều có quyền đầu tư vào các đặc khu kinh tế, không riêng gì Trung Quốc mà Mỹ, Nhật, Hàn, Anh, Pháp, Đức… đều có quyền đầu tư, miễn là có tiền, có năng lực phát triển và tuân thủ pháp luật Việt Nam. 

Việc kêu gọi phản đối dự án Luật đặc khu của linh mục Nguyễn Thanh Tịnh có thể xem là việc "ăn theo, nói leo" chiêu bài lợi dụng tư tưởng "bài Trung Quốc" để xuyên tạc nói xấu, kích động chống đối Đảng, Nhà nước Việt Nam của số linh mục cực đoan (như: Nguyễn Ngọc Nam Phong, Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam...), thành viên các hội nhóm, tổ chức phản động (như: Việt Tân, Hội Anh em dân chủ, NoU...). Đồng thời nó cũng tiếp tục cho thấy trình độ "não cá vàng" của vị linh mục nguyên là Phó Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Vinh khi "há miệng" mà không biết là đang "mắc quai".


Mặc dù phản đối việc lập ra các đặc khu Vân Đồn, Bắc Vân Phong và Phú Quốc với lý do sợ Trung Quốc đầu tư, sợ bị Trung Quốc đồng hóa nhưng linh mục Tịnh lại ra sức kêu gọi, thậm chí ép buộc giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ cản trở việc chính quyền công khai tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn với lý do "Đất Cồn Sẻ, người Cồn Sẻ ở". Điều này khác nào việc phản đối lập đặc khu Trung Quốc để lập đặc khu Vatican?!

@Lê Dân

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2018

NGUYỄN THÚY HẠNH: Đấu tranh dân chủ vì điều gì?

Nguyễn Thuý Hạnh được biết đến là một trong những thành viên của nhóm NoU – một nhóm tập hợp những phần tử thái hoá, biến chất, thường xuyên lợi dụng chủ nghĩa "bài Trung Quốc" để tuyên truyền xuyên tạc, kích động chống Đảng và Nhà nước Việt Nam.


Bước chân vào làng zân chủ từ năm 2011, với việc tham gia các cuộc biểu tình, tụ tập dưới danh nghĩa “yêu nước”, “chống Trung Quốc”, nhưng tên tuổi của Nguyễn Thúy Hạnh chỉ mới thực sự được chủ ý từ năm 2016 khi ả được đồng bọn cổ súy tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội nhiệm kỳ 2016-2021. Ả đã rất lọc lõi khi tung ra tung ra “Chương trình hành động” trên mạng xã hội Facebook nếu bản thân trúng cử đại biểu Quốc hội, với các chiêu bài cũ, đó là lợi dụng tâm lý đám đông tại Việt Nam đang không có thiện chí với Trung Quốc làm vỏ bọc cho những giọng điệu lừa trên dối dưới của mình.

Việc Nguyễn Thúy Hạnh chủ động tuyên bố “dừng ứng cử đại biểu Quốc hội khoá XIV” và “tẩy chay hiệp thương” khi gửi đơn đến các cấp Mặt trận Tổ Quốc và Hội đồng bầu cử để “kiến nghị” về việc hiệp thương ở tổ dân phố trước Hội nghị lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú diễn ra khiến người ta bắt đầu nhận ra rằng: Dù có một cuộc sống khá sung túc nhưng việc Nguyễn Thúy Hạnh tích cực tham gia hoạt động chống đối Đảng và Nhà nước Việt Nam, tham gia các cuộc biểu tình, tụ tập cũng chỉ vì một chữ TIỀN chứ chẳng phải lý tưởng, lý tượng gì cả!

Mới đây, trước phiên tòa xét xử phúc thẩm các thành viên chủ chốt của tổ chức phản động Hội Anh em dân chủ cũng như xoay quanh việc Quốc hội chuẩn bị lấy ý kiến thông qua Luật Đặc khu, Nguyễn Thúy Hạnh lại tiếp tục giở trò kêu gọi biểu tình đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền, chống Tàu thông qua mạng xã hội Facebook.
Việc hỗ trợ chắc chắc cũng có phần cho Nguyễn Thúy Hạnh\
Xuống đường ở chốn ít người qua lại để ai xem?
 Những chiêu trò lặp đi lặp lại của Nguyễn Thúy Hạnh không khó để có thể nhận diện. Mà phàm việc gì đã được một người lặp đi lặp lại hàng ngày, với mục đích kiếm TIỀN thì có thể coi là nghề của người đó. Bởi vậy, đã đến lúc phải gọi Nguyễn Thúy Hạnh bằng đúng cái nghề của ả, cave zân chủ!

@Nhân Trần

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...