Thứ Hai, 18 tháng 6, 2018

Tại sao lại là Công an?

Sáng ngày 16/6/2018, tại Công viên Tao Đàn (Q.1, TP.HCM), lực lượng chức năng của TP.HCM đã phát hiện Nguyễn Hùng Thái (23 tuổi, ngụ Tân Định, Q.1. tạm trú tại đường Điện Biên Phủ, phường 25, Bình Thạnh) giả danh Công an để thực hiện các hành vi phá hoại an ninh trật tự.

Nguyễn Hùng Thái tại cơ quan điều tra

Khi bị bắt, Thái đang mặc sắc phục cảnh sát, mang theo còng số 8, nón (mũ) chuyên dụng của lực lượng Công an, có in logo của lực lượng Công an, mang theo còng số 8. 

Cũng trong sáng 16-6, lực lượng chức năng còn phát hiện thêm hai người khác mặc áo khoác có in logo Công an TP.HCM là Trần Quốc Đạt và Vũ Quốc Huy (cùng 39 tuổi, ngụ Gò Vấp) có biểu hiện gây rối trật tự công cộng nên đưa về trụ sở làm việc. 

Hai đối tượng mặc áo khoác Công an bị tạm giữ
Khi bị kiểm tra, một trong hai đối tượng còn mang theo một thẻ ngành Công an (chưa xác định thẻ thật hay giả) mang tên người khác.

Chiều cùng ngày, tại khu vực trung tâm TP.HCM, lực lượng chức năng tiếp tục phát hiện một đối tượng nghi vấn không phải công an nhưng mang theo một thẻ ngành công an nên mời về trụ sở để tiếp tục làm rõ.

Ngày 17/6/2018, Công an Thành phố Hồ Chí Minh bắt giữ thêm đối tượng Trần Quốc Tuấn (SN 1995, ngụ Hà Nội) mặc trang phục giống Công an xuất hiện tại những điểm đông người và có dấu hiệu kích động gây rối.

Đối tượng Tuấn và bộ cảnh phục giả in chữ "Công an TPHCM"

Việc liên tục xuất hiện nhiều trường hợp giả Công an, tìm cách đánh đập, tấn công một số người tham gia tuần hành, biểu tình phản đối dự thảo Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc và Luật An ninh mạng rồi hô hào Công an đánh người, có người chết nhằm tạo hiệu ứng nhân rộng sự bức xúc, lôi kéo nhiều người hơn nữa tham gia đập phá, gây rối trật tự khiến chúng ta lập tức liên tưởng đến làn sóng nổi dậy, diễu hành và biểu tình tại các quốc gia ở thế giới Ả Rập những năm đầu thập niên thứ hai của thế kỷ 21 với điểm khởi đầu là Tunisia, nơi các cuộc biểu tình đã nổ ra sau vụ tự thiêu của Mohamed Bouazizi để phản đối chính quyền và Công an.

Hệ quả của "Mùa xuân Ả Rập" thì ai cũng đã thấy rõ khi sau phong trào, một loạt các quốc gia Ả Rập lâm vào nội chiến đẫm máu (Libya, Syria, Yemen) hoặc những bất ổn chính trị do sự đấu đá giữa các đảng phái (Ai Cập), hàng trăm ngàn người Ả Rập vượt biển chạy sang châu Âu để tránh chiến tranh, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhập cư lớn. Những cuộc nổi dậy mà ban đầu được ca ngợi là "vì tự do và dân chủ" cuối cùng có kết cục trái ngược hoàn toàn: thêm hỗn loạn, đất nước tan rã và sự nổi dậy của các nhóm Hồi giáo cực đoan.

Để tránh những điều đáng tiếc đó lặp lại, để không phải hối tiếc và mong muốn mọi thứ trở lại giai đoạn “tiền mùa Xuân”, giai đoạn với chính quyền dẫn dắt bởi những "bàn tay sắt" để có thể gìn giữ được ổn định và trật tự như người dân Ả Rập, mỗi một người dân Việt Nam lúc này cần nêu cao tinh thần cảnh giác, không để lòng yêu nước của mình bị lợi dụng!

@Nhân Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...