Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

VIỆT TÂN: Sự giả dối tự nó phơi bày!

VIỆT TÂN, dù với danh nghĩa nào ("tổ chức chính trị" hay "tổ chức khủng bố") thì cũng được thành lập với tôn chỉ, mục đích công khai là nhằm xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Do vậy, việc Việt Tân có các hoạt động tuyên truyền "nói xấu" về chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là điều khá thường xuyên. Tuy nhiên, những điều được Việt Tân tuyên truyền, nếu không xuyên tạc, bóp méo thông tin, sai sự thật thì cũng là thổi phồng nhằm tạo "bộ mặt quan tâm" đến tình hình đất nước, hô hào, kích động, làm tăng bất mãn xã hội, bôi nhọ uy tín của chính phủ Việt Nam!

Lễ Cầu Siêu cho các chiến sĩ, đồng bào tử nạn tại Bia Tưởng Niệm Đăk Lung ngày 04/01/2015

Đơn cử như việc mới đây Việt Tân bình luận về nội dung ghi trên tấm Bia Tưởng Niệm hơn 300 người dân vô tội bị chết bởi trận ném bom cầu Đăk Lung (xã Đức Hạnh, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước) của Mỹ Ngụy, cho rằng "Mỹ ký hiệp định rút về nước năm 1973, thì lấy đâu ra năm 75 mà thả bom" mà quên mất rằng muốn thả bom ở Việt Nam đâu cần Mỹ phải ở Việt Nam, chỉ cần cho máy bay bay qua Việt Nam liệng vài quả bom rồi về thôi.



Thực tế, vụ thảm sát cầu Đăk Lung là do Không lực Việt Nam Cộng hòa gây ra sau khi thất bại trong kế hoạch giải tỏa Phước Long khỏi tay Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam. Mà Việt Nam Công Hòa hay Ngụy quyền Sài Gòn là do Mỹ dựng nên, được sự hỗ trợ, chỉ đạo toàn diện của Mỹ nên dù có hay không sự chỉ đạo trực tiếp thì việc Mỹ có trách nhiệm trong vụ thảm sát cầu Đăk Lung là điều đương nhiên!

Có thể Việt Tân không biết về vụ thảm sát cầu Đăk Lung hoặc biết nhưng muốn phủ nhận vai trò của Mỹ trong vụ việc này? Nhưng dù thế nào thì sự giả dối, lưu manh của Việt Tân là không thể phủ nhận được!

@Nhân Trần

Chủ Nhật, 22 tháng 4, 2018

Giáo phận VINH: Dấu hiệu của sự chia rẽ?

Bộ Giáo luật 1983, điều 276, triệt 2, khoản 4 quy định việc tham dự các cuộc tĩnh tâm, theo qui định của luật địa phương là nghĩa vụ bắt buộc của các giáo sĩ (Phó Tế, Linh Mục, Giám Mục). Do vậy, tại tất cả các giáo phận ở Việt Nam, bao gồm cả Giáo phận Vinh, việc tổ chức Tuần tĩnh tâm năm với sự tham dự của mọi thành phần trong bậc giáo sĩ của Giáo phận đã trở thành một việc làm mang tính truyền thống.

Tất cả các linh mục đang mục vụ tại Giáo phận Vinh đều tập trung về một địa điểm
để tham dự Tuần tĩnh tâm hàng năm do Tòa Giám mục Giáo phận tổ chức

Tuần tĩnh tâm năm là quãng thời gian quý giá, quan trọng và cũng rất thích hợp để các linh mục tại Giáo phận Vinh cùng sống với nhau trong bầu khí một gia đình và một cộng đoàn đức tin: cùng nhau cử hành các Giờ Kinh phụng vụ, dâng Thánh lễ, chầu Thánh Thể, suy niệm và cầu nguyện với nhau; cùng chia sẻ cho nhau những tâm tình và thao thức trong sứ mạng tông đồ. Do vậy, đây cũng là dịp để các linh mục sống tình huynh đệ mật thiết, góp phần xây dựng một giáo phận và xa hơn là một giáo hội hiệp nhất.


Tuy nhiên, ngày 18 tháng 4 năm 2018 vừa qua, Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã ra Thông báo về việc Tĩnh tâm Linh mục Giáo phận Vinh  năm 2018 với nhiều thay đổi so với trước. Đáng chú ý nhất là việc Tuần tĩnh tâm Linh mục Giáo phận Vinh năm nay sẽ không được tổ chức tập trung toàn giáo phận nữa mà tổ chức theo từng giáo hạt hoặc liên giáo hạt kéo theo việc trao quyền, trách nhiệm cho các linh mục quản hạt trong việc Tuần Tĩnh tâm năm.

Đây là việc làm chưa từng có tiền lệ tại Giáo phận Vinh cũng như bất cứ giáo phận nào khác tại Việt Nam. Do vậy, Thông báo về việc Tĩnh tâm Linh mục Giáo phận Vinh năm 2018 không khỏi khiến những băn khoăn, lo lắng về sự chia rẽ của Giáo phận Vinh hay vai trò chủ chăn, điều hành giáo phận của Đức cha Nguyễn Thái Hợp lại tiếp tục dấy lên!

@Hạt Dưa

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2018

QUẢNG BÌNH: Linh mục Cao Dương Đông lại giở giọng thách thức chính quyền

Linh mục được xem là người thay mặt Đức Kitô dẫn dắt dân Chúa nên lời nói, hành động của họ về mặt tôn giáo được xem như là của Thiên Chúa, giáo dân buộc phải tin và nghe theo. Tuy nhiên, ở bất cứ quốc gia nào, trong mối quan hệ với xã hội, linh mục cũng chỉ là một công dân bình đẳng như bao người khác, phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, phải tôn trọng sự quản lý và điều hành của chính quyền.


Vậy nhưng, với một số linh mục ở Giáo phận Vinh hiện nay, mà điển hình là linh mục Cao Dương Đông, quản xứ Yên Giang kiêm quản “chuẩn giáo xứ” Thanh Thủy (xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), việc tuân thủ pháp luật, tôn trọng chính quyền xem ra lại là điều xa xỉ!

Sau những ồn ào xung quanh việc huy động giáo dân làm đường vào nhà thờ chạy qua chính giữa sân bóng của thôn, mới đây, linh mục Cao Dương Đông lại tiếp tục giở giọng thách thức chính quyền địa phương khi chính quyền mời giáo dân đến làm việc liên quan việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo không đúng quy định.


Căn nguyên của câu chuyện bắt nguồn từ việc linh mục Cao Dương Đông tự ý làm lễ cho giáo dân tại nhà riêng của hộ gia đình ông Đinh Xuân Ngọc (giáo dân trú tại xóm 1 thôn Tân Hội, xã Liên Trạch), dù cho khoảng cách từ nhà ông Ngọc đến nhà thờ gần nhất (nhà thờ giáo họ Phú Mỹ) chưa đến 01 km. Do nhà của ông Đinh Xuân Ngọc không phải là cơ sở tôn giáo nên việc linh mục Đông đến làm lễ tại đây là việc làm phải đăng ký với chính quyền theo quy định tại Điều 16, 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.

"Điều 16. Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có giáo lý, giáo luật;
b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc."


"Điều 17. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức đăng ký; tên tôn giáo; họ và tên, nơi cư trú của người đại diện; nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt tôn giáo, số lượng người tham gia;
b) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;
c) Sơ yếu lý lịch của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung;
d) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật đối với việc đăng ký quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do."
Việc chính quyền xã Liên Trạch mời ông Đinh Xuân Ngọc đến làm việc là hoàn toàn có căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền quy định. Đồng thời với cách viết khá nhã nhặn trong Giấy mời ("để làm việc thống nhất giải quyết: điểm tổ chức sinh hoạt tôn giáo tôn giáo không đúng quy định tại xóm 1 thôn Tân Hội"), chính quyền xã Liên Trạch xem ra đã ẩn chứa thiện chí sẽ xem xét tạo điều kiện cho giáo dân được có điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung thuận lợi nhất có thể.


Thế nhưng, thay vì biết nhận lỗi và hợp tác với chính quyền để giải quyết thì linh mục Cao Dương Đông lại ỷ thế xem mình là "VUA" (muốn sai khiến giáo dân làm gì cũng được, bất chấp việc làm đó có hợp với đạo lý, có đúng với quy định của pháp luật hay không) nên giở giọng thách thức chính quyền bằng các chiêu trò mời 01 người thì đi cả làng, không cho làm lễ tại nhà riêng thì ra đường làm... Những việc nếu xảy ra thì giữa người dân và chính quyền xã Liên Trạch không tránh khỏi nguy cơ nảy sinh căng thẳng, bất đồng sâu sắc hơn. Tuy nhiên, điều đáng nực cười là đối tượng cần được bảo vệ tránh khỏi những thiệt hại đáng tiếc về vật chất, tinh thần, thể xác khi có xung đột, bất động xảy ra (nếu có), cần được Thiên Chúa phù hộ, cần được sự cầu nguyện hiệp thông lại không phải là giáo dân xóm 1 thôn Tân Hội mà lại là vị vua Cao Dương Đông(?).

Bản chất lưu manh, "lừa chiên, dối Chúa" của Cao Dương Đông đã lộ quá rõ! Hy vọng bà con giáo dân xóm 1 thôn Tân Hội sẽ tỉnh táo, hợp tác với chính quyền trên cơ sở nguyên tắc "thượng tôn pháp luật" để mọi việc không đi quá xa trong thời gian tới!

@Nhân Trần

Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

Cổ vũ chiến tranh - Việc làm mù quáng, đáng lên án của linh mục Nguyễn Thanh Tịnh

Ngày 14/4/2018, theo lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump, liên quân Hoa Kỳ, Anh, Pháp đã thực hiện chiến dịch tấn công thủ đô Damascus của Syria.


Cuộc tấn công bằng tên lửa và máy bay nhằm vào các mục tiêu liên quan đến chương trình vũ khí hóa học của Syria, nhằm đáp trả vụ tấn công nghi sử dụng vũ khí hóa học tại Đông Ghouta ngày 7/4 vừa qua, mà chính phủ Mỹ cáo buộc Nga và Syria chịu trách nhiệm.

Mục đích của hành động của chúng ta ngày hôm nay đó là thiết lập một mối răn đe mạnh mẽ đối với việc sản xuất, phổ biến và sử dụng vũ khí hóa học.
- Tổng thống Hoa Kỳ, Donald Trump -

Đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ lấy lý do răn đe, ngăn chặn việc sản xuất, phổ biến và sử dụng vũ khí hóa học để tấn công một quốc gia khác. Nhưng cũng như cuộc chiến Iraq 15 năm trước, hành động lần này của Hoa Kỳ và đồng minh không nhận được sự ủng hộ của Liên Hiệp Quốc và cộng đồng quốc tế nói chung, nhất là khi Hoa Kỳ chính là quốc gia đang sở hữu kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới và Hoa Kỳ cũng chưa có bằng chứng xác thực về việc tấn công hóa học ở Syria.
Tôi tin có vụ tấn công hóa học xảy ra. Chúng tôi đang tìm kiếm bằng chứng thực sự
-  Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, James Mattis -

Đối với người Việt Nam, tưởng như không ai không cảm thấy thương xót, đồng cảm với tình cảnh mà người dân Syria đang phải gánh chịu. Bởi rất nhiều người Việt đang phải gồng mình gánh chịu những nỗi đau do vũ khí hóa học, mà Hoa Kỳ sử dụng trong cuộc chiến ở Việt Nam, gây ra. (Và điều đáng nực cười là khi đó không có quốc gia nào dội bom hay không kích Hoa Kỳ để trừng phạt cả!)


Vậy mà ngạc nhiên thay! Với NGUYỄN THANH TỊNH, linh mục quản xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) việc Hoa Kỳ và liên quân tấn công Syria lại là điều đáng mừng, đáng ca ngợi, bởi Tịnh cho rằng đó là sự trả giá xứng đáng của chế độ độc tài ở Syria (?).

Có lẽ vì mải theo đuổi những suy nghĩ, vọng tưởng chính trị mà Nguyễn Thanh Tịnh đã quên mất điều đơn giản rằng trong cuộc chiến nào thì người dân cũng phải gánh chịu những đau thương, mất mát chứ chưa nói đến những lời cầu nguyện trong Kinh Hòa Bình
"Lạy Chúa từ nhân,
Xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người.
Lạy Chúa, xin hãy dùng con như khí cụ bình an của Chúa
Ðể con đem yêu thương vào nơi oán thù,
Ðem thứ tha vào nơi lăng nhục
Ðem an hoà vào nơi tranh chấp,
Ðem chân lý vào chốn lỗi lầm..."
hay lời kêu gọi của Đức Giáo hoàng Francis "Đừng bao giờ có chiến tranh nữa!".

Không biết rồi đây nếu chế độ độc tài ở Việt Nam (điều mà Nguyễn Thanh Tịnh không ít lần vu vạ) bị trả giá bằng một cuộc tấn công của Hoa Kỳ và liên quân thì Nguyễn Thanh Tịnh có ca ngợi hay ăn mừng nữa không?

@Nhân Trần

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

GÓC NHÌN: Bê bối của Facebook và những kẻ mộng mơ người Việt

Sau những cáo buộc về việc cung cấp các thông tin cá nhân của 87 triệu người dùng cho Cambridge Analytica để phục vụ cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, ngày 10/4/2018 (giờ địa phương), Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook đã phải điều trần trước hai ủy ban Tư pháp và Thương mại của Thượng viện Hoa Kỳ về vụ việc này.

Mark Zuckerberg, chủ nhân Facebook ra điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ, Washington, ngày 10/04/2018
Trong lúc Mark Zuckerberg đang phải đau đầu tìm cách xử lý êm thấm bê bối của Facebook và dẹp tan những yêu cầu từ chức mạng xã hội lớn nhất thế giới do chính mình là nhà sáng lập. Ngày 09/4/2018, một số tổ chức, cá nhân người Việt trong nước và hải ngoại (như: Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, Chân Trời Mới Media, Dân Oan Dương Nội, Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Giáo Chức Chu Văn An, Hội Thánh Tin Lành Mennonite Cộng Đồng, PT Lao Động Việt, Sài Gòn Báo, Saigon Broadcasting Television Network, Tin Mừng Cho Người Nghèo, Thanh Niên Công Giáo, Truyền Thông Thái Hà, Tuổi Trẻ Lòng Nhân Ái, Việt Tân, Angelina Trang Huỳnh, Cấn Thị Thêu, Đặng Xuân Diệu, Đỗ Thị Minh Hạnh, Effy Nguyen, Emily Page-Le, Hoàng Tứ Duy, Huỳnh Ngọc Chênh, Lã Việt Dũng, Lê Công Định, Lê Văn Dũng, Paulus Lê Sơn...) lại có Thư ngỏ đề nghị Mark Zuckerberg can thiệp để chấm dứt tình trạng nội dung thông tin bị tháo gỡ và tài khoản bị khóa tại Việt Nam.



Khoan bàn đến những nội dung xuyên tạc về chủ trương, chính sách của chính quyền và thực trạng tự do thông tin, truyền thông ở Việt Nam, xin đưa ra một số quan điểm về vụ bê bối của Facebook và bức Thư ngỏ của các tổ chức, cá nhân tự xưng là "tổ chức xã hội dân sự", "truyền thông độc lập", "nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền" nói trên như sau:

Thứ nhất, là một phương tiện giúp cho thế giới này mở rộng và kết nối nhưng Facebook cũng là một công cụ hoàn hảo phục vụ cho mưu đồ chính trị của các những người sử dụng mạng xã hội này. Facebook có khả năng gây ra những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động bình thường của chính quyền bất cứ quốc gia nào trên thế giới, điều có thể thấy rõ qua cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Do vậy, việc kiểm soát hoạt động của Facebook là vấn đề mà cả Hoa Kỳ, Việt Nam và các quốc gia khác đều phải đặt ra.

Thứ hai, dù Facebook không có bất kỳ giới hạn nào về tôn giáo, giới tính, quan điểm chính trị của người sử dụng nhưng rõ ràng bản thân các hoạt động của Facebook và của người dùng trên mạng xã hội này đều phải chịu sự chế tài của chính quyền, của pháp luật. Mark Zuckerberg đã nhiều lần né tránh việc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ nhưng cuối cùng không thể thoát được. Việc Facebook thuê một đội ngũ luật sư từ công ty luật nổi tiếng WilmerHale và các nhà tư vấn bên ngoài để giúp Mark Zuckerberg chuẩn bị cho cuộc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ cho thấy rõ sự "nể sợ" của họ đối với nhà cầm quyền Mỹ, bởi nếu bị khẳng định có sai phạm, Facebook có thể bị phạt tới 40.000 USD đối với mỗi trường hợp thông tin cá nhân bị chia sẻ trái phép (tối đa 3.480 tỷ USD cho toàn bộ 87 triệu người dùng, một con số khủng khiếp nếu biết giá trị vốn hóa cuối năm 2017 của Facebook chỉ khoảng 520 tỷ USD). Vậy thì không có lý do gì để Facebook không "nể sợ" nhà cầm quyền Việt Nam nếu không tuân thủ các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của họ.

Như vậy, việc gửi Thư ngỏ yêu cầu Mark Zuckerberg xem lại "xem lại cách hành xử mạnh tay của Facebook" đối với các tài khoản, bài viết có nội dung xuyên tạc, sai sự thật, kích động chống đối chính quyền ở Việt Nam chỉ là việc "ném đá ao bèo" của những kẻ mộng mơ người Việt mà thôi!

@Nhân Trần

HÀ TĨNH: Xét xử kín đối tượng Trần Thị Xuân

Theo thông tin mới nhận được, sáng nay (ngày 12/4/2018), Tòa án nhân dân huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành xét xử kín đối tượng Trần Thị Xuân (sinh năm 1976, trú tại xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh) về hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại Điều 79, Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.



Trần Thị Xuân chính là kẻ cầm đầu, dùng loa phóng thanh kích động quần chúng, tín đồ xông vào trụ sở UBND huyện Lộc Hà gây rối, đánh đập cán bộ nhân viên đang làm việc tại đây ngày 04/4/2017. Trần Thị Xuân còn hô hào các khẩu hiệu chống đối chính quyền như “đả đảo công an Lộc Hà, đả đảo chính quyền”.

Việc Trần Thị Xuân bị xét xử kín thay vì xét xử công khai như Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Trương Minh Đức, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Lê Thu Hà (những thành viên cốt cán khác của Hội Anh em Dân chủ như Trần Thị Xuân) là một điều đáng lưu ý. Tuy nhiên, cần phải khẳng định rằng việc xét xử kín đối với Trần Thị Xuân là có căn cứ pháp lý, dựa trên quy định tại Điều 25 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Điều 25. Tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai
Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, bảo đảm công bằng.
Tòa án xét xử công khai, mọi người đều có quyền tham dự phiên tòa, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì Tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.

Trong trường hợp của Trần Thị Xuân, có nhiều khả năng, việc xét xử kín là để giữ bí mật nhà nước hay bí mật điều tra mở rộng vụ án.

Biết đâu, sau phiên tòa xét xử Trần Thị Xuân sẽ có thêm một số thành viên Hội Anh em Dân chủ sốt sắng lo cho Xuân mà lộ mặt bị bắt giữ, xử lý?!
@Nhân Trần

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

"Rận chủ" Việt tiếp tục chia rẽ sau phiên tòa xét xử các thành viên cốt cán của Hội Anh em dân chủ

Đã 04 ngày trôi qua sau khi phiên tòa xét xử 06 thành viên cốt cán của Hội Anh em dân chủ (HAEDC) kết thúc nhưng "sức nóng" hay những tác động, ảnh hưởng của nó đối với giới "rận chủ" Việt vẫn chưa có biểu hiện hạ nhiệt.

Nguyễn Văn Đài, Phó Chủ tịch thứ 2 của HAEDC, tại phiên tòa ngày 05/4/2018
Sau khi Đỗ Nam Trung lên tiếng tố cáo Phạm Văn Trội thao túng tổ chức, biển thủ quỹ hội, bán đứng anh em  và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của Nguyễn Lân Thắng
thì Nguyễn Xuân Nghĩa liền đứng ra phân trần, biện minh cho việc "thừa nhận hành vi" nhưng không nhận tội của Phạm Văn Trội; kêu gọi giới "rận chủ" mở rộng tấm lòng với "một phút yếu mềm" của Phạm Văn Trội.


Quan điểm của Nguyễn Xuân Nghĩa cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ của một số "rận chủ" khác, nhất là Nguyễn Thúy Hạnh, kẻ luôn "mạnh miệng" tuyên bố chống Cộng đến cùng nhưng lại là người đề xướng cho việc thông cảm với "một phút yếu mềm của ai đó" (và có thể là của Hạnh sau này?).

Chưa biết bài viết của Nguyễn Xuân Nghĩa có bị những người anh em trong "phong trào dân chủ  Việt" kiểm duyệt, yêu cầu tháo xuống như bài viết của Đỗ Nam Trung hay không nhưng rõ ràng việc giới "rận chủ" Việt có nguy cơ "tan đàn xẻ nghé" sau phiên tòa xét xử các thành viên cốt cán của HAEDC là điều hoàn toàn có thật!

@Nhân Trần

Trump vs Amazon - Lời giải cho câu hỏi "Nước nghèo dân ngu tại ai - Dân hay Cơ chế"

NƯỚC NGHÈO DÂN NGU TẠI AI – DÂN HAY CƠ CHẾ là câu hỏi mang tính áp đặt với dụng ý chính trị khi chỉ gói gọn nguyên nhân dẫn đến nước nghèo, dân ngu là do dân trí hoặc do cơ chế chứ không phải là do cả hai hoặc do những nguyên nhân nào khác nữa. Bởi vậy với một người thích Ngụy, ghét Cộng như KU BÚA thì chắc chắn khi được hỏi "Nước nghèo dân ngu tại ai - Dân hay cơ chế?" sẽ chọn cơ chế.

Lý giải cho lựa chọn này, KU BÚA đưa ra một loạt lý do khác nhau, trong đó có một số lý do liên quan đến khả năng ảnh hưởng của một con người cụ thể đối với xã hội ("Dân thường chỉ có thể ảnh hưởng ở mức độ cá nhân. Còn cơ chế ảnh hưởng mức độ toàn quốc") và sự can thiệp của cơ chế, của nhà nước đối với nền kinh tế ("Muốn dẹp tham nhũng trong nhà nước thì hãy tạo cơ chế chính trị cạnh tranh. Vì dưới sự chuyên chế thì chẳng có lý do gì để minh bạch", "Muốn có nhiều doanh nhân và công ty thành đạt thì hãy thiết lập cơ chế thị trường cạnh tranh. Dưới cơ chế tư bản thân tộc thì chỉ có đại gia thiếu não", "Muốn viên chức bớt làm tiền dân thì hãy có cơ chế minh bạch. Vì dưới sự độc tài thì không ai không lạm quyền"...).

Những lập luận của KU BÚA từ trước đến nay thường hết sức ngô nghê, thiếu nhất quán bởi chủ yếu dựa trên cảm tính chứ không phải là kết quả của sự phân tích một cách kỹ lưỡng, khoa học.

Đối với câu hỏi "Nước nghèo dân ngu tại ai - Dân hay cơ chế?", KU BÚA đã sai lầm ngay từ cách đặt câu hỏi nên trả lời sai cũng là chuyện đương nhiên. Điều nực cười ở đây là sau bài viết NƯỚC NGHÈO DÂN NGU TẠI AI – DÂN HAY CƠ CHẾ, KU BÚA lại đăng tải một bài viết về căng thẳng giữa Tổng thống Hoa Kỳ DONALD TRUMP và hãng bán lẻ trực tuyến lớn nhất Hoa Kỳ AMAZON với những lập luận bác bỏ chính lý lẽ mà KU BÚA đưa ra trước đó.


Những thiệt hại mà Amazon phải gánh chịu sau những cáo buộc của Tổng thống Donald Trump (cổ phiếu mất 1,2% giá trị, tương đường 5,7 tỷ USD) cho thấy khả năng tác động của một con người cụ thể đối với xã hội nói chung và nền kinh tế nói riêng là lớn như thế nào dù cơ chế có là gì (cộng sản hay tư bản).


KU BÚA đã không ngần ngại cho rằng "Phát biểu của Trump thiếu kiến thức và ngu tới mức một fan cuồng cũng không thể bênh được". Vậy muốn Trump bớt ngu thì phải làm gì đây Ku Búa?

@Nhân Trần

Thứ Bảy, 7 tháng 4, 2018

Thấy gì qua status của Đỗ Nam Trung?

Phiên tòa xét xử 6 thành viên của tổ chức Hội Anh em Dân chủ (HAEDC) đã kết thúc. Cả Nguyễn Văn Đài, Phạm Văn Trội, Nguyễn Trung Tôn, Nguyễn Bắc Truyển, Trương Minh Đức và Lê Thu Hà đều được Bồi thẩm đoàn tuyên là có tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, quy định tại điều 79 Bộ Luật Hình sự năm 1999.


Mức án mà từng bị cáo phải nhận thể hiện sự phân hóa khá rõ, với 03 mức: cao (án tù 15 năm; quản chế 5 năm) - trung bình (án tù 11,12 năm; quản chế 03 năm) - thấp (án tù 7 - 9 năm; quản chế 1 - 2 năm). Mức án này được đánh giá là khá phù hợp với mức độ hành vi phạm tội và thái độ thành khẩn khai báo, nhận tội của từng bị cáo tại tòa.

Sau khi bản án được công bố, phản ứng của một số kẻ cùng hội cùng thuyền với HAEDC cho thấy thêm khá nhiều điều về tổ chức của những người anh em thân thiết ("thân ai nấy lo") cũng như phường "rận chủ" quốc nội lúc này.


Từ status của Đỗ Nam Trung đăng tải trên trang Facebook cá nhân và bình luận của Nguyễn Lân Thắng có thể thấy:

Một, trong số các thành viên của HAEDC bị xét xử đợt này có không ít những kẻ "hèn nhát", "cơ hội", "lưu manh". Số này đều là những thành viên chủ chốt, từng giữ các cương vị lãnh đạo của HAEDC, được đánh giá là "bản lĩnh", "hiên ngang". Do vậy, số kẻ "hèn nhát", "cơ hội", "lưu manh" trong những thành viên HAEDC chưa bị bắt giữ, xử lý chắc chắn không thể dừng lại ở một, hai người.

Hai, việc xem kẻ biển thủ quỹ hội, "bán máu anh em" bị bắt bớ, tù đày là một sự quả báo, không hề oan uổng chút nào trong lúc ca ngợi, cổ vũ cho những kẻ còn lại, đả kích phiên tòa của Cộng sản là "thắng trên thế thua, phải muối mặt để cho quốc tế nhìn vào với nụ cười coi thường" của Đỗ Nam Trung không khác gì kiểu lý lẽ của trẻ con, ưa thì ca ngợi, tâng bốc còn ghét thì chà đạp, bôi lem. Với những lý lẽ, lập luận đầy cảm tính như vậy thì việc lời nói của Đỗ Nam Trung hay những "rận chủ" không được mấy ai tin cũng là điều dễ hiểu.

Ba, mặc dù đang tham gia chống Cộng nhưng Đỗ Nam Trung lại công khai thừa nhận đánh giá "Cộng sản giỏi thật" và mong muốn "anh Đài và các anh em khác" bây giờ (và biết đâu là chính Trung sau này) được "nước ngoài cho đi tị nạn". Điều này cho thấy rõ sự hoang mang, sợ hãi của Trung và phường "rận chủ" quốc nội sau phiên tòa xét xử 6 thành viên chủ chốt của HAEDC.

Những gì Đỗ Nam Trung nói ra không phải là mới nhưng khi được chính người trong cuộc nói ra thì không ai không thể không tin! Điều này rõ ràng không có lợi cho HAEDC và cả “phong trào dân chủ Việt Nam”. Do vậy, status "vạch áo cho người xem lưng" của Đỗ Nam Trung đã bị gỡ bỏ không lâu sau khi được đăng lên.

Nhưng "giấy sao gói được lửa", status của Đỗ Nam Trung có bị chính các anh em của y (những kẻ luôn kêu gào đòi tự do ngôn luận, dân chủ, nhân quyền) kiểm duyệt thì bản chất của HAEDC và phường "rận chủ" dần dần cũng lộ rõ mà thôi! Hãy cùng chờ xem!

@Hạt Dưa

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...