Thứ Bảy, 16 tháng 5, 2020

Vụ án Hồ Duy Hải: Khi các linh mục không biết cũng thưa thốt

Những ngày gần đây, sau khi phiên Giám đốc thẩm vụ án Hồ Duy Hải giết người, cướp tài sản kết thúc, không gian mạng xuất hiện nhiều thông tin, bình luận thiếu thiện chí, không đúng với bản chất vụ việc, gây hoang mang dư luận. Những thông tin này xuất hiện từ cả các luật sư, chuyên gia tư pháp, đại biểu Quốc hội cho đến dân thường, những người chưa hề tiếp cận hồ sơ, tài liệu về vụ án. Trong đó, không thể thiếu sự góp mặt của một số “linh mục mạng” tại Giáo phận Hà Tĩnh.

Điển hình như ngày 14/5/2020, trên trang Facebook cá nhân, linh mục Trần Văn Thành (quản xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) chia sẻ bài viết từ trang Facebook “Khanh Minh Tran” cho rằng “Nguyễn Văn Nghị là con của ông Nguyễn Văn Nhựt, đương kiêm Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang. Trước đây ông Nhựt là Phó Thủ trưởng Cơ quan CSĐT tỉnh Long An. Nguyễn Văn Nhựt là con của ông Nguyễn Việt Thành, cựu Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an”.

Thế nhưng, chỉ cần chịu khó tìm hiểu qua các kênh thông tin công khai có thể dễ dàng biết được:

Nguyễn Văn Nghị, một nghi can trong vụ án giết người xảy ra tại Bưu điện Cầu Voi đêm ngày 13/01/2008 sinh năm 1979, quê ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang.

+ Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang hiện tại là Đại tá Nguyễn Văn Nhựt, sinh năm 1965, quê ở huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Trước khi làm Giám đốc Công an tỉnh Tiền Giang, ông Nhựt là Phó Giám đốc Công an tỉnh Bến Tre phụ trách công tác xây dựng lực lượng – hậu cần.

+ Trong số các Lãnh đạo của Bộ Công an chỉ có Thượng tướng Nguyễn Văn Thành, sinh năm 1957, quê huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình là giữ chức Thứ trưởng. Còn Trung tướng Nguyễn Việt Thành, sinh năm 1947, quê ở huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang, nguyên là Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát.

Như vậy, nếu những thông tin mà linh mục Trần Văn Thành chia sẻ là đúng thì:

+ Ông Nguyễn Văn Nhựt có con (Nghị) lúc mới 14 tuổi;

+ Ông Nguyễn Văn Nhựt và con trai của mình (Nghị) cũng như người được cho là cha của ông Nhựt (dù đó là Thượng tướng Nguyễn Văn Thành hay Trung tướng Nguyễn Việt Thành) có quê quán ở 3 nơi khác nhau.

Những điều trên là hoàn toàn phi thực tế, cho thấy nội dung mà Facebook “Khanh Minh Tran” đăng tải là sai sự thật, bịa đặt trắng trợn. Vậy mà một người “học rộng, tài cao” như linh mục Trần Văn Thành lại giả vờ “ngây ngô” chia sẻ, hỏi cộng đồng mạng thực hư về thông tin này. Nếu thật sự tin tưởng cộng đồng mạng đến vậy, có lẽ linh mục Thành cũng nên nhờ cộng đồng mạng kiểm chứng xem mình có phải là “con ông hàng xóm” không? Hay khi sinh Thành ra thì mẹ Thành có còn “trinh” không?!

Còn các cư dân của cộng đồng mạng, nhất là giáo dân Công giáo, cần cảnh giác, biết chọn lọc, kiểm tra, phân biệt các thông tin được đăng tải, chia sẻ trên mạng xã hội đâu là thật, đâu là giả, đừng vội tin những gì các linh mục nói là luôn luôn đúng bởi ngày càng có nhiều linh mục “KHÔNG BIẾT CŨNG THƯA THỐT”!


Nếu nhẹ dạ, cả tin thì biết đâu có một ngày Hồ Duy Hải hay Nguyễn Văn Nghị cũng có thể trở thành con cái, họ hàng của Đức cha này, Đức cha nọ chứ không phải là con cái, họ hàng của một vị lãnh đạo nào đó!

@Tư Mã Ý

Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Chỉ thị 16 có giá trị pháp lý không? - Có!

Cuộc chiến chống "giặc Covid-19" của Việt Nam dù chưa đạt được chiến thắng cuối cùng nhưng với việc đã 25 ngày liên tục (tính đến sáng ngày 11/5/2020), Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19 ở cộng đồng, kết quả công tác phòng, chống dịch của Việt Nam đã và đang được cả thế giới ca ngợi. Để đạt được kết quả đó, không ai có thể phủ nhận vai trò, tầm quan trọng của biện pháp "cách ly toàn xã hội" trong thời gian 15 ngày (từ 01 - 15/4/2020) mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề ra tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 "Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19".


Thế nhưng, những ngày qua, vẫn có một số ít linh mục, giáo dân tại Giáo phận Hà Tĩnh, trong đó có linh mục Nguyễn Thanh Tịnh (Phó Chưởng ấn kiêm Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh) ra sức xuyên tạc, phủ nhận giá trị pháp lý của Chỉ thị 16, cho rằng Chỉ thị 16 không thể được xem là một văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ nên được xem là một văn bản điều hành và được áp dụng cho các cơ quan nhà nước mà thôi, không thể được xem là một văn bản áp dụng chung cho toàn xã hội. Đồng thời cho rằng “cách ly toàn xã hội” là biện pháp pháp lý chỉ có thể được áp dụng khi đã ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch mà tình trạng này chỉ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.


Vậy, Chỉ thị 16 có giá trị pháp lý không?

Câu trả lời là: CÓ!

Lý do là bởi:

Thứ nhất, mặc dù các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là một trong 15 loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 4 của Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2015. Nhưng căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, “Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương”. Chỉ thị 16 và các chỉ thị khác của Thủ tướng là văn bản chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là căn cứ để UBND cấp tỉnh ban hành các quyết định về công tác phòng, chống dịch Covid-19, mà quyết định của UBND cấp tỉnh lại là văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị pháp lý.

Thứ hai, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 01/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giải thích rõ hơn yêu cầu "cách ly toàn xã hội". Trong thời gian "cách ly toàn xã hội", Nhân dân vẫn được đi lại, di chuyển trong các trường hợp cần thiết, hàng hóa, nhu yếu phẩm được đảm bảo đầy đủ. "Cách ly toàn xã hội" là một tình huống pháp lý không trái pháp luật để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, mang ý nghĩa là giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh. Đây không phải là phong tỏa, ngăn cấm giao thông mà chỉ là hạn chế. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 52 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 về nội dung, thẩm quyền áp dụng các biện pháp chống dịch trong thời gian có dịch.

"Điều 52. Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch
1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:
a) Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
c) Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này."

Việc phủ nhận giá trị pháp lý của Chỉ thị 16 được đưa ra trong bối cảnh việc "cách ly toàn xã hội" đã chấm dứt, cuộc chiến chống "giặc Covid-19" đang tiến đến những thắng lợi sau cùng. Điều này khiến dư luận không khỏi thắc mắc đặt ra câu hỏi vì sao linh mục Nguyễn Thanh Tịnh lại lên tiếng phản đối Chỉ thị 16 muộn như vậy? Lẽ nào là do vị linh mục Đại diện Tư pháp Giáo phận Hà Tĩnh đang mắc chứng "máu lên não chậm" hay đơn giản đây là việc làm nhằm biện minh cho những hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của một số linh mục tại Giáo phận Hà Tĩnh đã bị dư luận kich liệt lên án thời gian qua?!

@Lê Dân

Thứ Ba, 12 tháng 5, 2020

Bài học từ câu chuyện THÁNH KINH “Người đàn bà ngoại tình”

Kinh Thánh Tân ước có ghi lại câu chuyện, các kinh sư và người Pha-ri-sêu dẫn một thiếu phụ bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình và họ buộc nàng đứng trước mặt mọi người rồi hỏi Chúa Giêsu: “Thưa Thầy, thiếu phụ này bị bắt quả tang phạm tội ngoại tình, mà theo luật Môsê, hạng phụ nữ này phải bị ném đá. Còn Thầy, Thầy dạy sao?” Chúa Giêsu bèn bảo họ: “Ai trong các ông sạch tội, thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi.”. Sau khi nghe Chúa Giêsu nói, mọi người bỏ đi hết, kẻ trước người sau, bắt đầu từ những người lớn tuổi. Chỉ còn lại một mình Đức Giê-su, và người phụ nữ thì đứng ở giữa. Người bảo người phụ nữ ngoại tình nọ "Tôi không lên án chị đâu! Thôi chị cứ về đi, và từ nay đừng phạm tội nữa!".

Tranh  của danh họa Wassilij Dimitriewitsch Polenow năm 1888
về câu chuyện người đàn bà bị ném đá trong Kinh Thánh Tân ước

Câu chuyện "Người đàn bà ngoại tình" là một trong những câu chuyện thường xuyên được các linh mục giảng cho giáo dân nghe trong các thánh lễ nhằm hướng con người nhìn về tâm hồn mình, để họ nhận biết tội lỗi bản thân và ăn năn trước khi kết tội anh em đồng loại.

Thế nhưng, nói bao giờ cũng dễ hơn làm! Không phải lúc nào, linh mục nào cũng thực sự biết nhìn nhận tội lỗi của bản thân mình và ăn năn trước khi kết tội những người xung quanh!



Hình ảnh lá cờ Tổ quốc và cờ giáo hội cùng tung bay trong khuôn viên các cơ sở tôn giáo ở Quảng Bình
là minh chứng rõ nét cho sự gắn kết các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc

Điển hình là mới đây nhân việc chính quyền tỉnh Quảng Bình tổ chức tuyên truyền, vận động chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo tích cực hưởng ứng việc treo cờ Tổ quốc tại cơ sở tôn giáo và nhà riêng tín đồ nhân các dịp lễ lớn, các sự kiện trọng đại của đất nước, địa phương nhằm thể hiện tinh thần yêu nước, sự tri ân đối với những hy sinh anh dũng của các thế hệ cha, anh đồng thời thể hiện tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng xây dựng đất nước, quê hương ngày càng phồn vinh.


Linh mục Tô Quang Hùng, quản xứ Kinh Nhuận (xã Cảnh Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) lại đăng đàn cho rằng "những người lãnh đạo ấu trí lại dùng cờ Tổ quốc như một vũ khí để khuếch đại thế lực của mình", thượng cờ nơi những chỗ bất kính thấp hèn để có thành tích, để đạt chỉ tiêu.



Tuy nhiên, việc một số cơ quan, tổ chức, hộ gia đình không treo cờ Tổ quốc hoặc treo cờ quá cũ, treo cờ ở vị trí thiếu trang trọng, cờ bạc màu, rách nhưng không được thay thế kịp thời, gây phản cảm mà linh mục Tô Quang Hùng phản ánh là vấn đề đã thường xuyên được chính quyền các địa phương nhắc nhở, chấn chỉnh.


Trong khi đó, việc treo cờ Hội Thánh ở khắp nơi, kể cả ở những chỗ bất kính thấp hèn, nhằm phô trương hình ảnh của giáo hội


hay việc một số nhà thờ treo cờ quá cũ, cờ bạc màu, rách nhưng không được thay thế kịp thời lại hoàn toàn không được vị linh mục này đả động gì.

Câu chuyện "Người đàn bà ngoại tình" chắc chắn sẽ còn được linh mục Tô Quang Hùng nói riêng và giáo hội Công giáo nói chung nhắc đến nhiều trong các thánh lễ, các buổi học giáo lý. Nhưng hy vọng linh mục Tô Quang Hùng cũng như mỗi một người Công giáo nhớ rõ những lời mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đã từng nói “Khi bạn nói xấu người khác, tức là bạn bắt đầu một cuộc chiến. Một bước tiến đến gần chiến tranh, một cuộc tàn phá” và đừng quên rằng nếu cứ dừng lại để ném đá thì chúng ta chẳng đi xa được. Thay vì đi tìm đá để ném, sẽ tốt hơn, nếu người ta làm những việc hữu ích giúp cho đời, giúp cho người!

@Lê Dân

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2020

“LINH MỤC MẠNG” TRẦN VĂN THÀNH: THÙNG RỖNG KÊU TO!

Từ năm 2017, trào lưu “giang hồ mạng” hay còn gọi là giang hồ online xuất hiện và gây ảnh hưởng lớn đến cộng đồng mạng Việt Nam. Những cái tên đình đám gắn liền với trào lưu “giang hồ mạng” có thể kể tên là Ngô Bá Khá (Khá bảnh); Trịnh Xuân Trường (Trường con); Bùi Xuân Huấn (Huấn Hoa Hồng)…

Trên trang Facebook và kênh Youtube cá nhân, Ngô Bá Khá kêu gọi giới trẻ xây dựng một sân chơi sống đẹp, sống bản lĩnh, dạy dỗ đàn em nói không với bài bạc, ma túy. Trịnh Xuân Trường thì khẳng định: “Anh chỉ muốn dặn các em đúng một câu như thế này: Chơi gì cũng được, không được chơi đá, chơi cỏ, chơi kẹo, chơi ke… anh có chơi đâu, anh cầm anh vứt luôn”. Kết quả, chỉ một thời gian ngắn sau, Trịnh Xuân Trường bị bắt khi có mang theo 01 kg ketamin (ma túy đá); Ngô Bá Khá bị tuyên 10 năm 6 tháng tù về tội đánh bạc và tổ chức đánh bạc. Từ đó, dư luận xã hội khẳng định rằng “giang hồ mạng” chỉ là những thằng lưu manh, nói đạo lý thì giỏi mà sống không ra gì.
 
"Giang hồ mạng" Khá Bảnh

Cùng có nhiều điểm chung như trào lưu “giang hồ mạng” là trào lưu “linh mục mạng”. Có thể hiểu nôm na “linh mục mạng” là những cá nhân, được truyền chức linh mục, phụng mệnh chúa coi sóc phần hồn và răn dạy giáo lý, giáo luật cho con chiên. Nhưng lại lợi dung danh nghĩa là linh mục thường xuyên sử dụng mạng xã hội, kênh truyền thông để viết, đăng tải chia sẻ các bài viết có nội dung xuyên tạc, chống phá Đảng, Nhà nước, kêu gọi con chiên biểu tình, chống đối chính quyền, đẩy con chiên vào đường vi phạm pháp luật… 

Tiêu biểu cho trào lưu “linh mục mạng” rất nhiều, ở Nghệ An có linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam; Hà Tĩnh có linh mục Nguyễn Thanh Tịnh; Quảng Bình có linh mục Nguyễn Văn Hảo, Trần Văn Thành... Trong đó, người có thâm niên nhất với trào lưu “linh mục mạng” là linh mục Trần Văn Thành (quản xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).

 Linh mục Trần Văn Thành sinh năm 1975, cầm tinh con Mèo, được cộng động mạng đặt biệt danh là cụ “Thành Mão”. Từ năm 2015, Trần Văn Thành trở thành “linh mục mạng” với việc tích cực sử dụng trang Facebook cá nhân là “Gio Lao” và “Peter Trần Văn Thành” để đăng tải, chia sẻ, bình luận các bài viết từ trang báo quốc tế, kênh Youtube hải ngoại, Facebook cá nhân các đối tượng chống đối chính trị như Nguyễn Lân Thắng, Phạm Đoan Trang, Huỳnh Ngọc Chênh… Đặc điểm chung là thông tin có trong các bài viết này đều sai sự thật, phản ánh quan điểm cá nhân, bịa đặt, bôi nhọ, hạ uy tín Đảng, Nhà nước; nhiều bài viết gây hoang mang dư luận rất lớn. Còn nhớ vào tháng 5/2017, khi đang ở Brussels, Bỉ, linh mục Trần Văn Thành trả lời phỏng vấn kênh SBTN về mục đích của chuyến đi là để giúp ngư dân nói tiếng nói của mình, để mọi người giúp đỡ trả lại sự công bằng cho ngư dân bị thiệt hại. Thế nhưng sau khi về nước, đi đấu tranh quyền lợi cho người dân bị thiệt hại không thấy đâu, chỉ thấy hàng ngày linh mục Thành lại đăng bài, chia sẻ lấy oai với thiên hạ và để... xin tiền.

"Linh mục mạng" Trần Văn Thành trả lời phỏng vấn kênh SBTN

“Linh mục mạng” Trần Văn Thành còn rất thích nói đạo lý, đại loại kiểu: “Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự”. Khi xảy ra sự kiện ô nhiễm môi trường biển miền Trung, linh mục Thành liên tục đăng bài kích động giáo dân đi biểu tình với nội dung như “Chính quyền sợ công nhân viên chức cùng với dân thường xuống đường biểu tình vì thảm họa biển tại miền Trung… Hãy cũng nhau xuống đường”. Hô hào như vậy, chẳng ai thấy linh mục Thành xuống đường và giáo dân giáo xứ Tam Tòa đâu có ngu dốt nghe lời linh mục Thành. 

Mạng xã hội rốt cuộc chỉ là công cụ được linh mục Trần Văn Thành sử dụng để đánh bóng tên tuổi, xây dựng hình ảnh như cách mà giang hồ mạng “Khá bảnh”, “Huấn Hoa Hồng” đã làm.

“Giang hồ mạng” và “linh mục mạng”, tên gọi tuy khác nhau nhưng bản chất đều giống nhau; là những cá nhân mượn mạng xã hội để rao giảng, nói đạo lý, nói lí lẽ, cho rằng điều mình nói là đúng, bản thân là hình mẫu lý tưởng để mọi người phải học tập theo. Nhưng thực chất số này chỉ là tuồng lưu manh, xảo trá, nói thì hay mà làm thì dở. Ông cha ta nói có cấm sai, thùng rỗng thì kêu rất to, kết cục của đám “giang hồ mạng” ai cũng rõ, liệu linh mục Trần Văn Thành có rút ra được bài học cho bản thân không?

@Tư Mã Ý

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...