Thứ Tư, 13 tháng 5, 2020

Chỉ thị 16 có giá trị pháp lý không? - Có!

Cuộc chiến chống "giặc Covid-19" của Việt Nam dù chưa đạt được chiến thắng cuối cùng nhưng với việc đã 25 ngày liên tục (tính đến sáng ngày 11/5/2020), Việt Nam không có ca mắc mới Covid-19 ở cộng đồng, kết quả công tác phòng, chống dịch của Việt Nam đã và đang được cả thế giới ca ngợi. Để đạt được kết quả đó, không ai có thể phủ nhận vai trò, tầm quan trọng của biện pháp "cách ly toàn xã hội" trong thời gian 15 ngày (từ 01 - 15/4/2020) mà Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề ra tại Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 "Về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19".


Thế nhưng, những ngày qua, vẫn có một số ít linh mục, giáo dân tại Giáo phận Hà Tĩnh, trong đó có linh mục Nguyễn Thanh Tịnh (Phó Chưởng ấn kiêm Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh) ra sức xuyên tạc, phủ nhận giá trị pháp lý của Chỉ thị 16, cho rằng Chỉ thị 16 không thể được xem là một văn bản quy phạm pháp luật mà chỉ nên được xem là một văn bản điều hành và được áp dụng cho các cơ quan nhà nước mà thôi, không thể được xem là một văn bản áp dụng chung cho toàn xã hội. Đồng thời cho rằng “cách ly toàn xã hội” là biện pháp pháp lý chỉ có thể được áp dụng khi đã ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch mà tình trạng này chỉ do Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoặc Chủ tịch nước ban bố theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ.


Vậy, Chỉ thị 16 có giá trị pháp lý không?

Câu trả lời là: CÓ!

Lý do là bởi:

Thứ nhất, mặc dù các chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ không phải là một trong 15 loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại Điều 4 của Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật 2015. Nhưng căn cứ khoản 2 Điều 30 Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015, “Thủ tướng Chính phủ thay mặt Chính phủ ký các văn bản của Chính phủ; ban hành quyết định, chỉ thị và hướng dẫn, kiểm tra việc thi hành các văn bản đó trong hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương”. Chỉ thị 16 và các chỉ thị khác của Thủ tướng là văn bản chỉ đạo của người đứng đầu Chính phủ đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quyết định của Chính phủ, của Thủ tướng Chính phủ. Đây chính là căn cứ để UBND cấp tỉnh ban hành các quyết định về công tác phòng, chống dịch Covid-19, mà quyết định của UBND cấp tỉnh lại là văn bản quy phạm pháp luật, có giá trị pháp lý.

Thứ hai, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ ngày 01/4/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã giải thích rõ hơn yêu cầu "cách ly toàn xã hội". Trong thời gian "cách ly toàn xã hội", Nhân dân vẫn được đi lại, di chuyển trong các trường hợp cần thiết, hàng hóa, nhu yếu phẩm được đảm bảo đầy đủ. "Cách ly toàn xã hội" là một tình huống pháp lý không trái pháp luật để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của Nhân dân, mang ý nghĩa là giữ khoảng cách trong xã hội để đối phó với tình huống nguy hiểm, bùng phát dịch bệnh. Đây không phải là phong tỏa, ngăn cấm giao thông mà chỉ là hạn chế. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định tại Điều 52 Luật phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 về nội dung, thẩm quyền áp dụng các biện pháp chống dịch trong thời gian có dịch.

"Điều 52. Các biện pháp chống dịch khác trong thời gian có dịch
1. Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp chống dịch sau đây:
a) Tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền bệnh dịch tại vùng có dịch;
b) Cấm kinh doanh, sử dụng loại thực phẩm được cơ quan y tế có thẩm quyền xác định là trung gian truyền bệnh dịch;
c) Hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ các hoạt động, dịch vụ tại nơi công cộng tại vùng có dịch.
2. Chính phủ quy định cụ thể việc áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này."

Việc phủ nhận giá trị pháp lý của Chỉ thị 16 được đưa ra trong bối cảnh việc "cách ly toàn xã hội" đã chấm dứt, cuộc chiến chống "giặc Covid-19" đang tiến đến những thắng lợi sau cùng. Điều này khiến dư luận không khỏi thắc mắc đặt ra câu hỏi vì sao linh mục Nguyễn Thanh Tịnh lại lên tiếng phản đối Chỉ thị 16 muộn như vậy? Lẽ nào là do vị linh mục Đại diện Tư pháp Giáo phận Hà Tĩnh đang mắc chứng "máu lên não chậm" hay đơn giản đây là việc làm nhằm biện minh cho những hành vi vi phạm các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 của một số linh mục tại Giáo phận Hà Tĩnh đã bị dư luận kich liệt lên án thời gian qua?!

@Lê Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...