Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Tranh luận cùng Ku Búa về Dũng PHI HỔ

Ngày 27/9/2017, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An đã thi hành Lệnh bắt khẩn cấp đối với Nguyễn Viết Dũng (biệt danh Dũng Phi Hổ) về hành vi "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam".


Ngay sau khi thông tin này được loan báo, trên trang thông tin điện tử cá nhân của mình, Ku Búa đã có bài viết giới thiệu về con người Nguyễn Viết Dũng bằng 15 điểm tóm lược như sau:

  1. Dũng Phi Hổ sinh ngày 19/6/1986 tại xã Hậu Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An – cùng quê với HCM ấy.
  2. Dũng Phi Hổ sinh ra ở vùng đất nghèo đói khô cằn, cộng với dòng máu Bắc Kỳ thượng đẳng nên anh ta rất sung sức.
  3. Dũng Phi Hổ học rất giỏi. Đạt giải nhất cuộc thi tháng Đường Lên Đỉnh Olympia.
  4. Dũng Phi Hổ thi tốt nghiệp với điểm cao ngót 29/30, Dũng đã đậu trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội khoa Công Nghệ Thông Tin. Với thành tích học tập thật ấn tượng như vậy, Dũng có tiềm năng để có một sự nghiệp chói sáng trong ngành kỹ thuật hoặc IT.
  5. Dũng Phi Hổ theo lời kể của bạn bè là một người rất hiền lành và yêu nước. Thời trung học thì chưa có lộ diện tư tưởng gì.
  6. Dũng Phi Hổ ra Hà Nội học và bắt đầu phát triển tư tưởng “phản động” khi va chạm xã hội. Cuối năm 2006, cậu đã tham gia biểu tình chống Trung Quốc và đã bị đuổi học. Kể từ đó thì tư tưởng của Dũng bắt đầu thay đổi. Có thể cậu ta nghĩ trong đầu: “Tại sao mình biểu tình chống Trung Quốc mà lại bị bắt, ai bán nước ở đây.”
  7. Dũng Phi Hổ từ từ tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam cũng như lịch sử đất nước. Từ từ cậu tìm hiểu về Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) và lá cờ vàng. Từng bước một, cậu ta thể hiện chính kiến ủng hộ VNCH của mình công khai.
  8. Dũng Phi Hổ ngưỡng mộ Quân Lực VNCH, theo cậu ta, đó mới là quân lực chính nghĩa. Rồi không biết từ khi nào, cậu ta liên tục chụp ảnh bên cạnh cờ vàng.
  9. Dũng Phi Hổ sung sức tới độ treo cờ Vàng Ba Sọc ở nhà của mình ở Nghệ An, sau đó bị Công An mời làm việc. Nhưng cậu ta không nản, vẫn tiếp tục.
  10. Dũng Phi Hổ sâm chữ “Sát Cộng” trên cánh tay của mình.
  11. Dũng Phi Hổ thành lập Đảng Cộng Hòa vào năm 2015 cùng với những người bạn.
  12. Dũng Phi Hổ tham gia tuần hành bảo vệ cây xanh Hà Nội ngày 12/4/2015 và đã bị bắt vì tội “gây rối trật tự công cộng.” Tòa tuyên án phạt cậu ta 15 tháng tù giam.
  13. Dũng Phi Hổ sau khi được thả vẫn tiếp tục quảng bá tư tưởng phản động và VNCH. Cậu ta đi từ Bắc xuống Nam, gặp gỡ và giao lưu với các anh em phản động. Cậu ta cũng đã bị bắt tạm giam nhiều lần nhưng vẫn không sợ mà vẫn lì đầu.
  14. Dũng Phi Hổ hoạt động mạnh mẽ trên Facebook đã lên tiếng phản đối việc nhà nước bảo vệ Formosa trên mạng và ngoài đời.
  15. Và vào ngày 27/9/2017, Dũng Phi Hổ đã bị bắt dựa theo Luật Hình Sự Điều 88, vì “Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.”
22008024_512348302449544_2512616010180033853_n

Trong số 15 điểm nói trên có không ít thông tin là sự thật nhưng cũng không ít thông tin được Ku Búa lồng ghép những ý tưởng, quan điểm chủ quan của mình. Do vậy, những luận điểm này cần phải được bình tĩnh xem xét, đánh giá đâu là đúng, đâu là sai. Cụ thể như:

1. Dũng Phi Hổ từng học rất giỏi (thể hiện qua việc Dũng từng đạt Giải nhất cuộc thi tháng Đường Lên Đỉnh Olympia và đạt 29/30 điểm thi tốt nghiệp) nhưng đó chỉ là "tiềm năng" chứ không đảm bảo thành tích học tập của Dũng tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội cũng như sự nghiệp trong ngành IT mà Dũng định theo đuổi. Thực tế, khác với thành tích học tập trong thời kỳ học Phổ thông, do ham chơi, không tập trung học tập nên trong thời gian từ 2004 - 2006 Dũng liên tục nợ môn, trượt nhiều học phần tại khoa Công nghệ thông tin, Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

2. Việc Dũng Phi Hổ công khai ủng hộ Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), ngưỡng mộ Quân Lực VNCH là có thật nhưng tư tưởng đó không phải được hình thành sau khi Dũng tham gia biểu tình chống Trung Quốc mà là từ trước đó. Những hình ảnh về việc Dũng mặc quân phục VNCH khi tham gia biểu tình tại Hà Nội cuối năm 2006 đã chứng minh điều này.

3. Dũng Phi Hổ sau khi ra tù vẫn tiếp tục quảng bá tư tưởng phản động và VNCH, tích cực gặp gỡ và giao lưu với các phần tử phản động khác. Những việc làm của Dũng không thoát khỏi con mắt của cơ quan Công an. Họ tất nhiên đã nhắc nhở, cảnh cáo, răn đe Dũng và Dũng không phải "không sợ mà vẫn lì đầu" như Ku Búa nhận định. Bằng chứng là: từ sau thời điểm Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Nghệ An bắt giữ Hoàng Đức Bình (một kẻ đồng sàng với Dũng), người ta không còn thấy Dũng nghênh ngang ngoài đường "từ Bắc xuống Nam" nữa mà Dũng cư trú chủ yếu tại nhà phòng giáo xứ Song Ngọc (Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An). Chắc hẳn Dũng nghĩ rằng dưới sự bao bọc của linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, sẽ không ai có thể bắt được y?! Thế nhưng Dũng đã quên rằng Hoàng Đức Bình đi chung xe với linh mục Thục còn bị bắt thì việc Dũng rời chân linh mục Thục để nghênh ngang hàng quán tại xã Quỳnh Ngọc khác nào "mỡ dâng miệng mèo".

Tóm lại, ai nghe lời Ku Búa thì "Hãy như Nguyễn Viết Dũng" để rồi "vào nhà tù mà ở"! Vậy thôi!

@Nhân Trần

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

NÓNG: Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh "đâm sau lưng" Giám mục Nguyễn Thái Hợp!

Được sự chấp thuận (hay sự chỉ đạo?) của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, ngày 25/9/2017, Ban Công lý và Hòa bình, Giáo phận Vinh đã ban hành Thông báo về việc lần chuỗi Mân côi cầu nguyện cho Hòa bình gửi toàn thể giáo sĩ, giáo dân trong Giáo phận.


Tiêu đề và một số nội dung trong Thông báo thể hiện mong muốn thông qua việc lần chuỗi Mân côi và cầu nguyện theo Sứ điệp của Đức mẹ Fatima thì "Chúa ban Hòa bình xuống trên thế giới và trên quê hương đất nước Việt Nam thân yêu". Nhưng sự thật "Việc Ban Công lý và Hòa bình, Giáo phận Vinh hay đúng hơn là Giám mục Nguyễn Thái Hợp kêu gọi lần chuỗi Mân côi có phải việc làm vì mong muốn cao đẹp như vậy hay không?" là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra!

Nhiều người bảo phải và cũng không ít người nói không. Không bất ngờ khi trong số những người nói không có linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), thành viên Ban Công lý và Hòa bình, nguyên Phó Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Vinh.


Thông qua status được đăng tải trên trang Facebook cá nhân của mình ngay sau khi Ban Công lý và Hòa bình, Giáo phận Vinh ban hành Thông báo về việc lần chuỗi Mân côi cầu nguyện cho Hòa bình, linh mục Tịnh đã khẳng định: Việc Giám mục Hợp kêu gọi lần chuỗi Mân côi thực chất là nhằm làm sụp đổ chế độ Cộng sản ở Việt Nam!

Phát biểu này của Nguyễn Thanh Tịnh, người được xem là "tâm phúc" của Giám mục Hợp, đã được Giám mục Hợp tin tưởng cho tham gia 02 chuyến đi châu Âu, Đài Loan vận động quốc tế can thiệp vào tình hình dân chủ, nhân quyền, tôn giáo và việc giải quyết sự cố môi trường biển miền Trung của Nhà nước Việt Nam, không khác nào "nhát dao đâm sau lưng" Giám mục Hợp! Phát biểu đó đã khiến những hình ảnh của một vị mục tử đại diện cho "Sự thật và Tình yêu", thương dân, vì dân (chứ không vì một mưu đồ nào khác) mà Giám mục Hợp dày công gây dựng trôi xuống sông xuống biển.

Dù sao thì càng về cuối nhiệm kỳ thì việc Giám mục Hợp ngày một lộ rõ bản chất "chống Cộng" là điều không sớm thì muộn nên Nguyễn Thanh Tịnh không có gì phải áy náy! Chỉ mong sau Nguyễn Thanh Tịnh, sẽ có nhiều hơn linh mục, giáo dân Giáo phận Vinh can đảm đứng ra vạch rõ bộ mặt thật của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Tịnh nhỉ?!

@Nhân Trần

Chủ Nhật, 24 tháng 9, 2017

Cứu trợ bão lụt dưới góc nhìn... điền kinh

Sau "ông Vua" bóng đá, điền kinh được xem là "Nữ hoàng". Tiêu chí hàng đầu của môn thể thao này là "tốc độ", "sức bền". Nhưng để dành chiến thắng, các vận động viên cũng đòi hỏi phải có "khả năng xuất phát tốt"! (Tất nhiên là trừ những "dị nhân" chuyên xuất phát sau - về trước như Usain Bolt của Jamaica hay Vũ Thị Hương của Việt Nam)
"Tia chớp" Usain Bolt

"Nữ hoàng điền kinh" Vũ Thị Hương
Cứu trợ bão lụt là một hoạt động từ thiện - xã hội nhằm mục đích giúp đỡ những nạn nhân của thiên tai khắc phục hậu quả do bão, lụt gây ra. Mặc dù không phải là một môn thể thao và cũng rất ít người đặt ra sự ganh đua thành tích khi tham gia nhưng hoạt động cứu trợ bão lụt cũng đòi hỏi người tham gia phải có "tốc độ" và "khả năng xuất phát tốt" để giúp đỡ kịp thời các nạn nhân của thiên tai, không để họ phải lâm vào cái đói, cái rét, chịu cảnh "màn trời, chiếu đất" kéo dài (do sập nhà, tốc mái...)!

Dưới góc nhìn đó, có thể thấy linh mục Thân Văn Chính (quản xứ Liên Hòa, xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) là một người đáp ứng đầy đủ những yêu cầu để tham gia môn điền kinh "cứu trợ bão lụt".

Thư kêu gọi cứu trợ bão lụt cho giáo dân giáo xứ Liên Hòa được linh mục Thân Văn Chính
soạn thảo, đăng tải trên trang facebook cá nhân lúc 14h42', ngày 15/9/2017

Khi cơn bão số 10 Doksuri còn đang quần thảo trên vùng đất Quảng Bình - Hà Tĩnh (bao gồm cả địa bàn giáo xứ Liên Hòa) thì linh mục Chính đã "nhanh nhẩu" soạn thảo, đăng tải trên trang Facebook cá nhân Thư ngỏ kêu gọi các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quyên góp ủng hộ, giúp đỡ người dân giáo xứ Liên Hòa khắc phục những hậu quả do cơn bão gây ra.

Tuy nhiên, cũng vì "tốc độ" quá cao, "xuất phát" quá nhanh nên việc linh mục Thân Văn Chính "phạm quy" (dự báo được cụ thể cả mực nước sẽ dâng dù đó là điều chưa từng có và thực tế sau bão Doksuri cũng chưa có) là điều không tránh khỏi.

Dù sao, với một hoạt động từ thiện - xã hội, thường không đặt ra sự ganh đua thành tích khi tham gia, hy vọng mọi người sẽ lượng thứ bỏ qua những lỗi kỹ thuật của linh mục Thân Văn Chính mà "quảng đại chia sẻ để chung tay xoa dịu những nỗi đau" với người dân giáo xứ Liên Hòa nói riêng và vùng chịu ảnh hưởng bởi cơn bão Doksuri nói chung!

@Hữu Tình


Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017

Thương dân - Việc gì phải phân biệt đúng sai?

Cơn bão số 10 DOKSURI đã đi qua nhưng những thiệt hại mà nó gây ra cho người dân miền Trung, nhất là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị chưa biết đến bao giờ mới có thể khắc phục xong? Trước, trong và sau khi bão đổ bộ, biết bao con tim, dù lương hay giáo, dù trong hay ngoài nước đều hướng về khúc ruột miền Trung với một ước nguyện: thiệt hại do cơn bão gây ra sẽ ở mức thấp nhất và chỉ có thiệt hại về hoa màu, tài sản chứ không có thiệt hại nào về con người!

Đến giờ phút này, chưa có thống kê chính xác về thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra nhưng không ít người dân địa phương có chung nhận định: Thiệt hại do cơn bão số 10 năm 2017 gây ra đã có thể lớn hơn rất nhiều nếu họ không có sự chuẩn bị, ứng phó từ trước.

Như vậy những lời cầu nguyện đã có vẻ đã linh ứng! cũng như công tác phòng, chống cơn bão của người dân và các lực lượng chức năng đã có những tác dụng nhất định!

Cũng bởi vậy, đến lúc này mới có thể bàn luận một cách chính xác status được đăng tải trên trang facebook cá nhân của linh mục Peter Trần Văn Thành, quản xứ Tam Tòa, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ngày 14/9/2017 (trước lúc bão Doksuri đi vào đất liền) .




Theo phân tích của Blog Mõ làng, đối sách đối với cơn bão số 10 Doksuri của chính quyền Việt Nam và đối sách đối với siêu bão Irma của chính quyền Mỹ là hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau trước thiên tai. Một bên nghe có vẻ như thụ động (tránh bão) nhưng không phải là một lời khuyên mang tính bỏ mặc, bỏ đi những thứ khác để bảo toàn tính mạng con người mà hoàn toàn có căn nguyên và cội rễ nhất định của nó!

Nước Mỹ giàu có thì không có gì phải bàn cãi. Chính sự giàu có và tân tiến ấy đã đủ nhà nước có thể lo, ứng phó với thiên tai khi xảy đến và người dân thì chỉ việc đi tránh bão, tìm nơi an toàn để dung thân! Một lí do khác cũng cần được nói đến, so với những cơn bão mà Việt Nam hay nhiều nước Châu Á đang gánh chịu thì số lượng, tính chất và mức độ của những cơn bão đổ bộ vào Mỹ khủng khiếp và khốc liệt hơn nhiều! Và với những tính chất mà báo giới Mỹ hay gọi "siêu bão" ấy thì không người dân Mỹ nào dám đương đầu với nó cũng như giới chức Mỹ không thể khuyên người dân ở lại chống bão. Nếu điều đó xảy ra thì không khác gì họ đang nướng, dâng người dân của họ cho thiên tai đang ập đến! Đó cũng là lí do giới chức Mỹ thay vì động viên, huy động người dân cùng chống bão thì họ lại yêu cầu người dân sơ tán! Công tác chống bão, khắc phục thiệt hại được giao cho các cơ quan chức năng. 

Còn đối với Việt Nam. Do không giàu như Mỹ, các cơn bão đổ bộ cũng chưa lớn và khủng khiếp như ở Mỹ nên thay vì phó mặc chống bão cho cơ quan hữu quan thì họ lại huy động người dân cùng tham gia! Vả lại, trong bối cảnh bão lụt ngày càng nhiều, tính chất ngày càng phức tạp, khó lường, nếu không huy động người dân chống bão, phòng tránh những hậu quả do bão gây ra thì chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra! 

Lí do cuối cùng được nói ra là có lẽ xuất phát từ tư duy, cách nghĩ của từng nước về khái niệm nhân quyền! Trong khi ở Mỹ, nhân quyền là một khái niệm không tưởng. Ở đó, họ chỉ cần quan tâm con người có được bao nhiêu phần trăm quyền mà quên mất rằng, để duy trì quyền đó con người sẽ sống, ăn và làm việc như thế nào! Ở Việt Nam dù có thực dụng một chút nhưng ở đó, giới chức hiểu được rằng, nếu thụ động với thiên tai thì khó khăn mà người dân phải đối diện sẽ tăng lên hàng trăm, hàng ngàn lần! Cũng vì điều này, nên thay vì hướng đến những giá trị chung chung, không thực chất, giới chức tại đây đã mạnh dạn hơn, bởi suy cho cùng đó là cũng vì người dân!

Còn theo Blog Trà Đá, việc "tránh bão" hay "chống bão" cũng như việc "cầu nguyện" đều cùng chung một mong muốn là thiệt hại do cơn bão gây ra sẽ ở mức thấp nhất và chỉ có thiệt hại về hoa màu, tài sản chứ không có thiệt hại nào về con người! Dù dưới hình thức nào, cách diễn giải nào, đó đều là những việc làm vì thương dân, lo cho dân!




Bởi vậy, dù kêu gọi "chống bão", "tránh bão" hay "cầu nguyện" thì không việc gì phải so sánh, phải đắn đo "ai đúng, ai sai"?!

@Nhân Trần

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2017

Ai mới thực sự là con ma làng Hoành?

Ngày 08/9/2017, Blog Loa phường đăng tải bài viết "Con ma làng Hoành" với nội dung cho rằng Lê Đình Ba là con ma của làng Hoành.
Lê Đình Ba, Phó Trưởng thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Bằng lập luận: Từ chỗ là cánh tay phải của ông Lê Đình Kình, chuyên bày ra những mưu ma chước quỷ cho Lê Đình Kình và nhóm Đồng Thuận; người không thể thiếu trong các cuộc họp của nhóm Đồng Thuận; kẻ đã trực tiếp ra ăn ngủ, tổ chức tự đo đạc chia đất đồng Sênh, phát ngôn xúi bẩy bà con trong thôn chống lại chính quyền. Lê Đình Ba bỗng thoắt ẩn, thoắt hiện, nhất là những lúc quan trọng, cần vai trò của kẻ cầm đầu như công bố dự thảo kết luận thanh tra đất Đồng Tâm hay lúc các cơ quan điều tra của Công an, quân đội đưa giấy triệu tập và nhất là "Hội nghị Toàn dân xã Đồng Tâm" thì hắn vắng mặt. Tác giả bài viết khẳng định Lê Đình Ba là kẻ ranh ma, biết tiến lùi đúng lúc, là con ma của làng Hoành.

Vậy nhưng, với những ai đã xem "Ma làng" (bộ phim truyền hình được chiếu trên VTV1 năm 2007) thì "con ma làng Hoành" phải là Lê Đình Kình! Bởi, Lê Đình Kình mới là hiện thân đầy đủ nhất của nhân vật Tòng, một kẻ gian xảo, láu cá, thủ đoạn, luồn lọt nhưng lại ung dung ăn trên ngồi trước và thao túng chính quyền, đưa người của dòng họ vào đội ngũ cán bộ lãnh đạo.

Tất nhiên, dù chỉ Kình hay Ba là con ma làng Hoành hay cả 2 đều là những con ma làng thì như cái kết của bộ phim "Ma làng", kẻ đó ắt sẽ không có cái kết tốt đẹp nếu không sớm tìm cách tránh xa những con rắn! Mà trong việc này, có lẽ Lê Đình Ba đang làm tốt hơn Lê Đình Kình thì phải?!
Lê Đình Kình và rắn "zâm chủ" Hồng Thái Hoàng
@Kẹo Lạc

Thứ Bảy, 9 tháng 9, 2017

Những vị chủ chăn của Giáo phận Vinh muốn thầy, cô giáo dạy con cái mình điều gì?

Tuần học chính thức đầu tiên của năm học 2017 - 2018 đã trôi qua nhưng những cảm xúc về Ngày khai giảng năm học mới vẫn còn đọng lại trong mỗi một giáo viên, phụ huynh, học sinh, nhất là với những phụ huynh, học sinh là giáo dân Giáo phận Vinh!

Chưa có năm học nào mà việc học tập văn hóa của con em trong Giáo phận Vinh lại được những vị chủ chăn quan tâm một cách sát sao đến thế?! Trong lúc Giám mục Nguyễn Thái Hợp viết Thư gửi sinh viên, học sinh đầu năm học 2017 - 2018



thì các linh mục lại đua nhau chia sẻ Bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học.







4 điều nhắn nhủ đầu tiên của Giám mục Nguyễn Thái Hợp đối với sinh viên, học sinh là giáo dân trong Giáo phận và những điều mà các linh mục mong mỏi qua Bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học cũng là những điều mà mọi bậc phụ huynh đều mong muốn ở con cái mình và các thầy, cô giáo.

Thế nhưng trong bức thư của mình, ngay sau những lời lẽ đầy tính giáo dục, người đứng đầu Giáo phận lại không ngần ngại đưa vào những lời lẽ đầy mưu mô, ẩn ý chính trị: “Những khó khăn do khủng hoảng kinh tế, đặc biệt do thảm họa môi trường và những khoản phí học đường lạm thu, “Vừa qua, Ban Công lý và Hòa bình giáo phận đã tổ chức tập huấn về Giáo huấn xã hội Công giáo, trong đó có đề cập đến việc chống lạm thu trong học đường, tôi ước mong quý vị dùng những kiến thức đó để bảo vệ quyền lợi cho con em mình.”.


Vậy nên, khi đọc Thư gửi sinh viên, học sinh đầu năm học 2017 - 2018 của Giám mục Nguyễn Thái Hợp và Bức thư của Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học do các linh mục chia sẻ, hẳn không ít thầy, cô giáo cảm thấy hoang mang, bế tắc!

Bởi:

Làm sao các thầy, cô có thể dạy cho những học sinh, sinh viên là giáo dân Giáo phận Vinh thấy rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật khi trong đầu óc ngây dại của các em luôn mặc định rằng những vị chủ chăn của mình luôn là người công bằng, chân thật?


Làm sao các thầy, cô có thể dạy cho những học sinh, sinh viên là giáo dân Giáo phận Vinh thấy rằng cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm khi mà không ít vị chủ chăn ngày đêm rao giảng rằng chế độ này, Nhà nước này là xấu, đội ngũ cán bộ chính quyền là xấu?

Làm sao các thầy, cô có thể dạy cho những học sinh, sinh viên là giáo dân Giáo phận Vinh thấy rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với 5 đô la nhặt được trên hè phố khi mà không ít vị chủ chăn vẫn đang ra sức kêu gọi giáo dân tham gia tuần hành, biểu tình, chặn đường giao thông thay vì chăm chỉ làm ăn?

Làm sao các thầy, cô có thể dạy cho những học sinh, sinh viên là giáo dân Giáo phận Vinh biết không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết vâng lời các chủ chăn thay vì lời Chúa?

...

Và làm sao các thầy, cô có thể tập trung vào việc dạy, học sinh, sinh viên tập trung vào việc học khi các bậc phụ huynh, hay đúng hơn là các vị chủ chăn đang dạy cho các em ý thức phản đối lại nhà trường, thầy cô?

Những câu hỏi đó cũng như câu hỏi "Những vị chủ chăn của Giáo phận Vinh muốn thầy, cô giáo dạy con cái mình điều gì?", dù các thầy, cô có hỏi các vị chủ chăn của Giáo phận Vinh thì họ cũng không thể trả lời một cách thật lòng!

Thôi thì xin tặng các thầy, cô một bài hát như lời sẻ chia để các thầy, cô tiếp tục cố gắng hết sức mình như người lái đò gắng sức để đưa đò qua sông, dù khách đi đò hay sông nước có vấn đề gì đi nữa!



@Nhân Trần

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Điểm Martyr Vincent - BIẾT THÌ THƯA THỐT

Ngày 19/8/2017, trang Facebook "Điểm Martyr Vincent" của linh mục Cao Dương Đông (quản xứ Yên Giang, xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) có bài viết "Chuyện vui Thôn Tân Hội - Thật Như Đùa". Toàn văn bài viết như sau:

"Chuyện vui Thôn Tân hội - Thật Như Đùa
Thôn hổ trợ cho những hộ nghèo mua bò nuôi. 
Mỗi hộ 20 triệu. 
Tuy nhiên, những hộ gia đình được cứu xét, phải nộp cho ông Trưởng thôn 10 triệu........rồi sau đó đi mua bò.
Tuy nhiên, giá một con bò bao nhiêu? Chịu
Tuy nhiên, ai đi mua bò? Chịu
Tuy nhiên, sao hổ trợ 20 triệu, mà lại phải nộp cho Trưởng thôn thêm 10 triệu nữa? Chịu
Tuy nhiệm, nghèo kiệt quệ rồi, lấy đâu 10 triệu để nộp? Chịu
Tuy nhiên, có nghĩa là, rằng thì là cứ nộp 10 triệu, rồi sau đó.......thế nào ? Chịu.
Rằng thì là, bây không nộp, sẽ không có bò? Chịu?
Rằng thì là , bây không có quyền thắc mắc.
"Người, kẻ" chu cấp tiền hổ trợ người nghèo có biết chăng?
Rằng thì là các cơ quan ngôn luận, có biết chăng.
Rằng thì là chìm xuồng như dự án nuôi Thỏ của xã: đăng ký nuôi, đi học nuôi, nghe thuyết trình và chờ đợi.............Thỏ.
Thỏ nhát hơn các con vật khác nên không giám về cho những người đăng ký nuội?
Đừng Làm Khờ ô khô hỏi khổ Dân, lờ ưa lưa huyền lừa dân như Thỏ -Bò nhé."

Nếu sự thật đúng như bài viết nêu thì chuyện ở thôn Tân Hội (xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) phải được gọi là "chuyện buồn" chứ sao lại là "chuyện vui". Vậy thực hư câu chuyện thế nào?

Qua gặp gỡ người dân thôn Tân Hội và tìm hiểu được biết:

Ngày 22/6/2017, UBND huyện Bố Trạch có Quyết định số 2701/QĐ-UBND về việc cấp kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017. Theo đó, xã Liên Trạch được cấp 60.000.000đ tiền vốn hỗ trợ xây dựng phát triển mô hình chăn nuôi bò lai.

Ngày 14/8/2017, UBND xã Liên Trạch có Tờ trình số 56/TT-UBND về việc xin thẩm định phương án sử dụng và dự toán phân bổ nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm 2017 xã Liên Trạch.

Phương án của UBND xã Liên Trạch đã được Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bố Trạch thẩm định thông qua, theo đó kinh phí thực hiện dự án là 246.180.000đ, trong đó Nhà nước hỗ trợ 60.000.000đ, ngân sách xã 2.080.000đ, dân đối ứng 184.100.000đ; quy mô nuôi 10 con bò lai tại 03 gia đình đã được xét tham gia thực hiện gồm:
                 1. Hộ ông Hoàng Trọng Đường trú tại xóm 1, thôn Tân Hội.
                 2. Hộ bà Hoàng Thị Mai trú tại xóm 3, thôn Tân Hội.
                 3. Hộ bà Nguyễn Thị Lẹ trú tại xóm 3, thôn Tân Hội.

Như vậy, việc mỗi hộ gia đình được hỗ trợ 20.000.000đ là đúng. Nhưng việc "những hộ gia đình được cứu xét, phải nộp cho ông Trưởng thôn 10 triệu.... rồi sau đó đi mua bò" là chưa đúng sự thật, không rõ ràng, dễ gây hiểu nhầm mỗi hộ gia đình phải nộp cho ông Trưởng thôn 10 triệu đồng để chạy chọt, lo lót. Trong khi thực tế việc người dân phải chi tiền là để thêm vào số tiền do Nhà nước hỗ trợ cho đủ tiền mua bò.

Vậy, "Chuyện ở thôn Tân Hội" vừa là chuyện vui, vừa là chuyện buồn!

Vui là bởi với sự quan tâm, hỗ trợ của các cấp chính quyền, 03 hộ dân thôn Tân Hội có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất!

Buồn là bởi niềm hy vọng vừa mới nhen lên của những người dân quê chất phác lại bị xuyên tạc, lợi dụng bởi một người mang danh là "CHA", được bao người hết mực tin tưởng, thờ lạy!

Hy vọng qua sự việc này, linh mục Cao Dương Đông sẽ thấm thía bài học "Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe". Đừng "lờ ưa lưa huyền Lừa chờ iên Chiên, dờ ôi dôi sắc Dối chờ ua chua sắc Chúa" nữa nhé!

@Cù Lạc

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Nguyễn Thanh Tịnh (linh mục quản xứ Cồn Sẻ) - Vị mục tử quên bổn phận chăn chiên hay kẻ ném đá dấu tay?

Sáng ngày 03/9/2017, lợi dụng việc hưởng ứng "Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc Thiên nhiên lần thứ III", giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) lại xuống đường tuần hành biểu tình.


Đây không phải là sự kiện gì quá mới mẻ, lạ lẫm ở một giáo xứ mà việc tuần hành biểu tình đã trở thành cơm bữa. Nhưng cuộc biểu tình sáng nay lại có một điều khiến không ít giáo dân và những người quan tâm đến giáo xứ Cồn Sẻ trong và ngoài nước băn khoăn, trăn trở, đó là: cuộc biểu tình không hề có bóng dáng của linh mục NGUYỄN THANH TỊNH (quản xứ Cồn Sẻ)?

Lý do công khai của cuộc biểu tình sáng nay là yêu cầu chính quyền thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình trả lời kiến nghị về việc chi trả bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường biển cho số lao động phổ thông tại Cồn Sẻ. Những kiến nghị này đã được chính linh mục NGUYÊN THANH TỊNH, đại diện cho giáo dân nêu ra trong cuộc biểu tình, tuần hành gần đây nhất của giáo xứ Cồn Sẻ (ngày 16/6/2017).

Linh mục Nguyễn Thanh Tịnh dẫn đầu, tổ chức cho giáo dân Cồn Sẻ (chủ yếu là phụ nữ, trẻ em)
biểu tình, tuần hành ngày 16/6/2017
Vậy, lý do gì khiến linh mục TỊNH không đồng hành cùng đoàn chiên trong cuộc biểu tình, tuần hành sáng nay? Do ốm đau? do bận làm lễ? hay bận việc đi vắng khỏi giáo xứ?

Tất cả những lý do trên đều không phải!

Thực tế, NGUYỄN THANH TỊNH vẫn có mặt tại địa bàn, vẫn cập nhật từng bước đi của giáo dân, thậm chí kích động giáo dân tiếp tục việc tuần hành, biểu tình trong thời gian tới qua trang Facebook cá nhân của mình.



Việc một linh mục bỗng chốc hóa thành "anh hùng bàn phím", "cán bộ ngồi phòng lạnh" chỉ có thể lý giải bằng 01 trong 02 lý do: Vị mục tử ấy đã quên mất bổn phận chăn chiên, đồng hành cùng đoàn chiên lạc của mình! Hoặc y chỉ là kẻ "ném đá dấu tay", xúi giục, kích động giáo dân tuần hành, biểu tình để thỏa mãn mưu đồ của mình mà thôi!

Ôi, thương thay, thương thay cho đoàn chiên ngây thơ!

@Hạt Dưa

Đừng để những hàng động vì môi trường chỉ là việc "làm màu"!

Hưởng ứng "Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc Thiên nhiên" lần thứ III, sáng ngày 03/9/2017, giáo xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) đã tổ chức Thánh lễ cầu nguyện cho việc bảo vệ môi trường và thực hành những việc cụ thể như thu gom, xử lý rác thải, khai thông cống rãnh, làm sạch môi trường sống xung quanh.


Giữ gìn vệ sinh môi trường sống là việc làm cơ bản nhất mà chúng ta có thể thực hiện để góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ thiên nhiên! Nhưng việc làm đó chỉ có thể phát huy tác dụng một cách hiệu quả nhất khi đã trở thành việc làm thường xuyên, hàng ngày của mỗi người!

Với những hình ảnh rác thải ngập tràn thôn Cồn Sẻ được cha xứ Cồn Sẻ đăng tải, có thể thấy việc giữ gìn vệ sinh môi trường sống của giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ mới chỉ là việc làm nhất thời, theo phong trào! Dù cho việc làm này đã liên tục được Tòa Giám mục Giáo phận, các Cha quản xứ liên tục hô hào suốt hơn 01 năm qua!







Hy vọng qua "Ngày Thế giới cầu nguyện cho việc chăm sóc Thiên nhiên lần thứ III", giáo dân Cồn Sẻ cũng như mỗi người trên đất nước Việt Nam sẽ duy trì cách thường xuyên hơn những việc cụ thể như thu gom, xử lý rác thải, khai thông cống rãnh, làm sạch môi trường sống xung quanh.

Đừng để những hành động vì môi trường chỉ là việc "làm màu", tạo cớ để tuần hành, biểu tình mà thôi!

@Nhân Trần

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...