Cơn bão số 10 DOKSURI đã đi qua nhưng những thiệt hại mà nó gây ra cho người dân miền Trung, nhất là các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị chưa biết đến bao giờ mới có thể khắc phục xong? Trước, trong và sau khi bão đổ bộ, biết bao con tim, dù lương hay giáo, dù trong hay ngoài nước đều hướng về khúc ruột miền Trung với một ước nguyện: thiệt hại do cơn bão gây ra sẽ ở mức thấp nhất và chỉ có thiệt hại về hoa màu, tài sản chứ không có thiệt hại nào về con người!
Đến giờ phút này, chưa có thống kê chính xác về thiệt hại do cơn bão số 10 gây ra nhưng không ít người dân địa phương có chung nhận định: Thiệt hại do cơn bão số 10 năm 2017 gây ra đã có thể lớn hơn rất nhiều nếu họ không có sự chuẩn bị, ứng phó từ trước.
Như vậy những lời cầu nguyện đã có vẻ đã linh ứng! cũng như công tác phòng, chống cơn bão của người dân và các lực lượng chức năng đã có những tác dụng nhất định!
Cũng bởi vậy, đến lúc này mới có thể bàn luận một cách chính xác status được đăng tải trên trang facebook cá nhân của linh mục Peter Trần Văn Thành, quản xứ Tam Tòa, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình ngày 14/9/2017 (trước lúc bão Doksuri đi vào đất liền) .
Theo phân tích của Blog Mõ làng, đối sách đối với cơn bão số 10 Doksuri của chính quyền Việt Nam và đối sách đối với siêu bão Irma của chính quyền Mỹ là hai cách ứng xử hoàn toàn khác nhau trước thiên tai. Một bên nghe có vẻ như thụ động (tránh bão) nhưng không phải là một lời khuyên mang tính bỏ mặc, bỏ đi những thứ khác để bảo toàn tính mạng con người mà hoàn toàn có căn nguyên và cội rễ nhất định của nó!
Nước Mỹ giàu có thì không có gì phải bàn cãi. Chính sự giàu có và tân tiến ấy đã đủ nhà nước có thể lo, ứng phó với thiên tai khi xảy đến và người dân thì chỉ việc đi tránh bão, tìm nơi an toàn để dung thân! Một lí do khác cũng cần được nói đến, so với những cơn bão mà Việt Nam hay nhiều nước Châu Á đang gánh chịu thì số lượng, tính chất và mức độ của những cơn bão đổ bộ vào Mỹ khủng khiếp và khốc liệt hơn nhiều! Và với những tính chất mà báo giới Mỹ hay gọi "siêu bão" ấy thì không người dân Mỹ nào dám đương đầu với nó cũng như giới chức Mỹ không thể khuyên người dân ở lại chống bão. Nếu điều đó xảy ra thì không khác gì họ đang nướng, dâng người dân của họ cho thiên tai đang ập đến! Đó cũng là lí do giới chức Mỹ thay vì động viên, huy động người dân cùng chống bão thì họ lại yêu cầu người dân sơ tán! Công tác chống bão, khắc phục thiệt hại được giao cho các cơ quan chức năng.
Nước Mỹ giàu có thì không có gì phải bàn cãi. Chính sự giàu có và tân tiến ấy đã đủ nhà nước có thể lo, ứng phó với thiên tai khi xảy đến và người dân thì chỉ việc đi tránh bão, tìm nơi an toàn để dung thân! Một lí do khác cũng cần được nói đến, so với những cơn bão mà Việt Nam hay nhiều nước Châu Á đang gánh chịu thì số lượng, tính chất và mức độ của những cơn bão đổ bộ vào Mỹ khủng khiếp và khốc liệt hơn nhiều! Và với những tính chất mà báo giới Mỹ hay gọi "siêu bão" ấy thì không người dân Mỹ nào dám đương đầu với nó cũng như giới chức Mỹ không thể khuyên người dân ở lại chống bão. Nếu điều đó xảy ra thì không khác gì họ đang nướng, dâng người dân của họ cho thiên tai đang ập đến! Đó cũng là lí do giới chức Mỹ thay vì động viên, huy động người dân cùng chống bão thì họ lại yêu cầu người dân sơ tán! Công tác chống bão, khắc phục thiệt hại được giao cho các cơ quan chức năng.
Còn đối với Việt Nam. Do không giàu như Mỹ, các cơn bão đổ bộ cũng chưa lớn và khủng khiếp như ở Mỹ nên thay vì phó mặc chống bão cho cơ quan hữu quan thì họ lại huy động người dân cùng tham gia! Vả lại, trong bối cảnh bão lụt ngày càng nhiều, tính chất ngày càng phức tạp, khó lường, nếu không huy động người dân chống bão, phòng tránh những hậu quả do bão gây ra thì chưa hiểu chuyện gì sẽ xảy ra!
Lí do cuối cùng được nói ra là có lẽ xuất phát từ tư duy, cách nghĩ của từng nước về khái niệm nhân quyền! Trong khi ở Mỹ, nhân quyền là một khái niệm không tưởng. Ở đó, họ chỉ cần quan tâm con người có được bao nhiêu phần trăm quyền mà quên mất rằng, để duy trì quyền đó con người sẽ sống, ăn và làm việc như thế nào! Ở Việt Nam dù có thực dụng một chút nhưng ở đó, giới chức hiểu được rằng, nếu thụ động với thiên tai thì khó khăn mà người dân phải đối diện sẽ tăng lên hàng trăm, hàng ngàn lần! Cũng vì điều này, nên thay vì hướng đến những giá trị chung chung, không thực chất, giới chức tại đây đã mạnh dạn hơn, bởi suy cho cùng đó là cũng vì người dân!
Còn theo Blog Trà Đá, việc "tránh bão" hay "chống bão" cũng như việc "cầu nguyện" đều cùng chung một mong muốn là thiệt hại do cơn bão gây ra sẽ ở mức thấp nhất và chỉ có thiệt hại về hoa màu, tài sản chứ không có thiệt hại nào về con người! Dù dưới hình thức nào, cách diễn giải nào, đó đều là những việc làm vì thương dân, lo cho dân!
Bởi vậy, dù kêu gọi "chống bão", "tránh bão" hay "cầu nguyện" thì không việc gì phải so sánh, phải đắn đo "ai đúng, ai sai"?!
@Nhân Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét