Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

"Chuyến tàu vét" của Đức cha Nguyễn Thái Hợp?!

Ngày 05/11/2020, Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh có Thư rao số 32/2020/T-GM thông báo về việc Truyền chức Linh mục cho 14 thầy Phó tế thuộc Khóa XIII, Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê.



Đến ngày 16/11/2020, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh cũng có văn bản thông báo về việc Truyền chức cho các thầy thuộc Khóa XIII, Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê.


Nhưng việc truyền chức cho các thầy thuộc Khóa XIII, Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê tại Giáo phận Vinh mới dừng lại ở "cấp độ" Phó tế chứ chưa phải là Linh mục như các thầy "đồng trang lứa" tại Giáo phận Hà Tĩnh.

Dù rằng Giáo phận Hà Tĩnh là một giáo phận non trẻ (mới được Tòa thánh công bố thành lập ngày 22/12/2018) nhưng các hoạt động mục vụ của giáo phận này ở cấp cơ sở, tại các giáo xứ, giáo họ trực thuộc (nơi cần đến vai trò của các linh mục) không tăng mà cơ bản vẫn được duy trì, tổ chức thực hiện như khi còn thuộc Giáo phận Vinh (cũ). Số lượng giáo dân của Giáo phận Hà Tĩnh sau khi phân chia (241.112 người) là ít hơn so với số lượng giáo dân tại Giáo phận Vinh mới (281.934 người). Đồng thời lâu nay các chủng sinh Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê quê Nghệ An cũng được đánh giá là trỗi vượt hơn so với các chủng sinh quê Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Bởi vậy việc các thầy thuộc Khóa XIII, Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê tại Giáo phận Hà Tĩnh được truyền chức Linh mục sớm hơn nhiều so với các thầy "đồng trang lứa" tại Giáo phận Vinh xem ra là việc làm vội vã, "truyền bừa", "truyền ẩu" của Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp trước khi chính thức được Tòa thánh chính thức chấp thuận Đơn xin từ nhiệm do đủ tuổi hưu.

Điều này không khỏi khiến cộng đồng Dân Chúa và những người yêu mến Giáo phận Hà Tĩnh cảm thấy băn khoăn, lo lắng khi những người được lên "chuyến tàu vét" của Đức cha Hợp rồi đây chính là những người chèo lái con thuyền đức tin của Giáo phận Hà Tĩnh mà người lái thuyền "chín non", "chín ép" thì con thuyền làm sao có thể vững tin ra khơi?!

@Lê Dân

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Linh mục Nguyễn Văn Hảo lại "sủa"

Từ đầu tháng 10, tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ, đã trải qua những đợt mưa lớn kéo dài gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng. Tại tỉnh Quảng Bình, theo ghi nhận đã có hơn 105.000 ngôi nhà bị ngập sâu từ 1 – 3m, hàng nghìn ngôi nhà khác bị ngập nhẹ từ 0,1 – 0,3m và 21.902 ngôi nhà bị thiệt hại và hư hỏng do mưa lũ.

Trước tình hình trên, ngày 23/10/2020, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 4000/QĐ-UBND về việc trích từ ngân sách tỉnh năm 2020 hơn 109,2 tỷ đồng để cấp tạm ứng cho UBND các huyện, thành phố, thị xã cứu trợ khẩn cấp cho các hộ dân có nhà ở bị ngập lụt do mưa lũ kéo dài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo đó, các hộ dân có nhà ở bị ngập lụt từ 1m trở lên (tính từ nền nhà) sẽ được hỗ trợ 01 triệu đồng đồng/hộ.

Đây hoàn toàn là một chủ trương đúng đắn và kịp thời của chính quyền tỉnh Quảng Bình để hỗ trợ người dân sớm phục hồi và ổn định đời sống sau thiên tai, nhất là những hộ dân bị ngập sâu, thiệt hại nặng do mưa lũ.

Tuy nhiên, cố tình xuyên tạc chủ trương của UBND tỉnh Quảng Bình, linh mục Nguyễn Văn Hảo, quản xứ Diên Trường, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn lại cho rằng chính quyền xã Quảng Sơn chỉ hỗ trợ cho những hộ dân bị ngập trên 1m là để giữ lại tiền hỗ trợ của Chính phủ, không phát cho người dân.

Mặc dù đưa ra nhiều hình ảnh về những nhà dân bị ngập nặng tại xã Quảng Sơn, nhưng thực tế tại các vùng bị ngập lụt không phải nhà nào cũng ngập sâu như nhau, có nhà xây cao và cũng có nhà xây thấp, đối với những nhà dân bị nước ngập tính từ nền nhà lên chỉ khoảng 0,1 – 0,2m, hầu như không có thiệt hại về tài sản;  trong khi đó đối với những nhà dân bị ngập sâu từ 1m trở lên thường có thiệt hại về tài sản khá lớn do khó khăn trong việc di dời tài sản đến nơi cao hơn. Vì vậy việc hỗ trợ chỉ ưu tiên cho những hộ dân có nhà ở bị ngập lụt từ 1m trở lên là hoàn toàn phù hợp, đúng đối tượng.

Đặc biệt, qua nắm bắt được biết hiện chính quyền xã Quảng Sơn mới chỉ đang tiến hành đo đạc mức ngập lụt tại các hộ dân và lên danh sách đối tượng được hỗ trợ theo đúng tiêu chí, đúng đối tượng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Bình nên việc linh mục Hảo thông tin chỉ có “vỏn vẹn 4 hộ nghèo được nhận 1 mỗi nhà 1 triệu tiền cứu trợ” là hoàn toàn bịa đặt.

Không rõ động cơ, mục đích của linh mục Hảo khi xuyên tạc, bịa đặt các thông tin trên là do thiếu hiểu biết hay chỉ là chiêu trò “câu like, câu view” rẻ tiền để thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận, nhưng hành vi trên hoàn toàn không hề phù hợp, xứng đáng với hình ảnh của một người linh mục Công giáo; đồng thời gây chia rẽ trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn, ổn định đời sống của chính quyền địa phương.

Nguồn: Gocnhin24h.com

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...