Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

RFA hay vợ của Hà Văn Thành và linh mục Nguyễn Đình Thục là kẻ nói dối?!

Ngày 19/11/2019, trang tin điện tử của RFA (Đài Á Châu Tự Do) có bài viết đưa tin về việc Hà Văn Thành (người được xem là trợ thủ đắc lực của linh mục Gioan Baotixita Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, tỉnh Nghệ An trong việc tổ chức các hoạt động chống phá chính quyền) "bị đánh trong trại giam" sau khi bị Hoa Kỳ trục xuất về Việt Nam.


Nguồn tin của RFA không ai khác chính là linh mục Nguyễn Đình Thục và Hồ Thị Thắm (vợ của Hà Văn Thành). Theo đó, trong cuộc nói chuyện với RFA hôm 19/11, Thắm cho biết có một người gọi cho mình và tự giới thiệu là người bị giam cùng Hà Văn Thành và nói rằng Thành “gầy lắm", “mặt và tay bị bầm dập".


Cứ cho rằng những gì RFA tường thuật lại theo lời kể của Hồ Thị Thắm và những gì mà người gọi điện cho Thắm nói là sự thật thì cũng chưa đủ cơ sở để RFA khẳng định Thành bị Công an Việt Nam đánh trong trại giam. Việc Thành "gầy" và "mặt và tay bị bầm dập" có thể là do những vất vả trong suốt thời gian hơn một năm ở các trại giam di trú tại Hoa Kỳ và cuộc tuyệt thực ngay trước khi bị trục xuất về Việt Nam, hay thậm chí là do bị Cảnh sát Hoa Kỳ đánh?!


Hơn nữa, theo Thông tư số 07/2018/TT-BCA ngày 12/02/2018 của Bộ Công an Việt Nam quy định việc phạm nhân gặp thân nhân; nhận, gửi thư; nhận tiền, đồ vật và liên lạc điện thoại với thân nhân

"Điều 13. Quy định về việc phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân
1. Các cơ sở giam giữ phối hợp với cơ quan bưu chính viễn thông địa phương lắp đặt máy điện thoại bàn (cố định) và tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân. Cước phí gọi điện thoại được tính theo giá của cơ quan bưu chính viễn thông và do phạm nhân chi trả từ tiền lưu ký theo hình thức ký sổ.
2. Phạm nhân được liên lạc điện thoại trong nước với thân nhân theo quy định tại khoản 2, Điều 47 Luật Thi hành án hình sự. Phạm nhân chấp hành nghiêm chỉnh Nội quy của cơ sở giam giữ, có thành tích trong lao động, học tập thì tăng thêm mỗi tháng 01 lần liên lạc điện thoại với thân nhân. Phạm nhân là người dưới 18 (mười tám) tuổi được liên lạc với thân nhân qua điện thoại theo quy định tại Điều 53 Luật Thi hành án hình sự. Khi liên lạc điện thoại với thân nhân, phạm nhân phải liên lạc đúng số điện thoại và nội dung đã đăng ký; sử dụng ngôn ngữ tiếng Việt, trừ phạm nhân là người dân tộc thiểu số và là người nước ngoài không biết tiếng Việt. Trường hợp khi phạm nhân có đề nghị cần phải trao đổi với thân nhân để giải quyết những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ thì được liên lạc với thân nhân theo các nội dung đã đăng ký.
3. Phạm nhân thường xuyên vi phạm Nội quy của cơ sở giam giữ bị giam riêng; phạm nhân đang bị thi hành kỷ luật, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện có thể hạn chế việc liên lạc điện thoại với thân nhân nhưng không quá 3 (ba) tháng.
4. Phạm nhân đang có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm, đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử về những hành vi phạm tội khác hoặc có liên quan đến những vụ án khác đang được xem xét, xử lý, thì không được liên lạc điện thoại với thân nhân.
5. Giám thị trại giam, Giám thị trại tạm giam, Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp huyện bố trí buồng gọi điện thoại có thiết bị giám sát và cử cán bộ giám sát chặt chẽ nội dung trao đổi của phạm nhân với thân nhân khi liên lạc điện thoại. Nếu phát hiện nội dung trao đổi không đúng với đăng ký thì phải dừng cuộc gọi, trường hợp xét thấy cần thiết phải lập biên bản, đề xuất xử lý kỷ luật.
6. Cán bộ giám sát phải có sổ theo dõi, cập nhật thông tin về việc tổ chức cho phạm nhân liên lạc điện thoại với thân nhân."
thì chẳng có cớ gì mà Công an Việt Nam lại để cho người bị giam cùng Hà Văn Thành gọi điện cho vợ của Thành để trao đổi về tình trạng của Thành thay vì gọi cho thân nhân của người đó.


Mặc dù còn khá nhiều những nội dung mâu thuẫn, phi lý trong nội dung bài viết của RFA, từ việc Công an làm việc, đe dọa Thắm không được đưa thông tin về việc Hà Văn Thành bị bắt lên mạng và cung cấp thông tin, tài liệu cho Nguyễn Đình Thục nhưng Thắm vẫn đưa thông tin lên mạng và vẫn liên lạc với Thục, không quan tâm, lo nghĩ gì cho số phận của người "đầu gối tay ấp" với mình. Hay việc Thục cho biết khi Thành tham gia đấu tranh chống Formosa, nhà Thành luôn bị Công an canh giữ, kiểm soát nhưng Thành trốn đi đâu, khi nào thì Công an không hề hay biết còn Thục thì biết rõ Thành đi đường dây nào, liên hệ với ai...


Tuy nhiên, chỉ riêng sự mâu thuẫn giữa tường thuật của RFA theo lời kể của Hồ Thị Thắm và Nguyễn Đình Thục với quy định tại Điều 13 Thông tư số 07/2018/TT-BCA cũng đủ để cho thấy giữa RFA, vợ của Hà Văn Thành và Nguyễn Đình Thục chắc chắn ít nhất phải có một kẻ nói dối! Và cũng có thể cả 03 đều là những kẻ "cùng hội cùng thuyền", chuyên "ăn không nói có", "đổi trắng thay đen"!

@Lê Dân

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

Đôi điều rút ra qua bài "THIỆP HỒNG AI QUÊN"

Sau khi Cơ quan Cảnh sát Điều tra, Công an thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình ra quyết định bắt giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1990, giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ (thôn Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn)) do có hành vi hiếp dâm người dưới 16 tuổi.

Nguyễn Văn Thanh, đối tượng bị bắt giữ khẩn cấp do có hành vi hiếp dâm

Đã có khá nhiều linh mục, thành viên các tổ chức, hội nhóm đấu tranh dưới danh nghĩa "dân chủ", "nhân quyền" lên tiếng xuyên tạc về sự thật, bản chất vụ việc. Và Nguyễn Lân Thắng, một "dâm chủ" đã từng đến Quảng Bình "hành lạc" vài lần cùng Nguyễn Văn Thanh không thể đứng ngoài cuộc.


Dù Thắng đã "dày công, nát óc" để viết một "bài văn" khá dài kể về món nợ ân tình giữa hắn và Nguyễn Văn Thanh cùng những suy nghĩ (hay đúng ra là suy đoán) của hắn liên quan việc Thanh bị bắt. Nhưng sau khi đọc bài "Thiệp hồng ai quên" của Nguyễn Lân Thắng, người ta lại thấy rõ hơn cái bản mặt "dâm chủ", vô đạo đức của hắn và kẻ cùng hội, cùng thuyền.

Nguyễn Lân Thắng là kẻ "bạc tình, bạc nghĩa".

Nguyễn Văn Thanh, người được cho là đã giải cứu Thắng khỏi sự vây bắt của đám an ninh cũng có thể xem như là "ân nhân" của Thắng. Với những gì mà Thắng lu loa về chiêu trò của đám an ninh lâu nay thì nếu Thanh không cứu Thắng, ai mà biết được bây giờ Thắng có còn là cái thằng người không?! Vậy mà khi Thanh mời cưới, Thắng lại nghĩ hắn và Thanh nào có nợ nần nhau cái gì nên không đi trong khi hắn chẳng bận việc gì to tát mà chỉ là những việc linh tinh. Như vậy Thắng không phải là kẻ "vong ơn bội nghĩa" thì là gì?!

Nguyễn Lân Thắng chỉ là kẻ xuyên tạc, không đáng tin

Công trình đập Rào Nan là công trình thủy lợi mà Thắng cứ luôn miệng cho là công trình thủy điện. Nếu Thắng biết mà vẫn cố tình nói sai thì rõ ràng Thắng là kẻ xuyên tạc. Còn nếu Thắng không biết mà nghe kê khác nói lại và nói theo thì rõ ràng Thắng chỉ là kẻ a dua, những gì Thắng nói, Thắng viết hoàn toàn không đáng tin ngay chút nào.

Nguyễn Văn Thanh là kẻ vô đạo

Mới cưới vợ chưa đầy nửa năm nhưng Thanh đã lấy lý do đi nhận hợp đồng để ăn chơi, đàn đúm với gái. Chưa bàn đến việc có hiếp dâm hay không thì Thanh rõ ràng là kẻ vô đạo đức khi lừa dối người vợ đã thề non hẹn biển với mình, điều không nên có ở người Công giáo. Vậy mà không hiểu sao các linh mục vẫn ra sức bảo vệ Nguyễn Văn Thanh nhỉ?

@Lê Dân

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

GÓC NHÌN: Từ chuyện sư Thích Thanh Toàn xin hoàn tục đến chuyện sửa đổi quy định của pháp luật về đất đai tôn giáo

Sau bê bối từ vụ việc bị tố “gạ tình” nữ phóng viên gây chấn động dư luận trong cả nước, Đại đức Thích Thanh Toàn (tên thế danh là Lê Hữu Long, sinh năm 1976 tại Quảng Trị), trụ trì chùa Nga Hoàng (xã Hợp Châu, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) đã làm tờ trình gửi Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc, xin được xả giới, hoàn tục.



Việc sư Toàn phải xả giới, hoàn tục là chuyện không có gì phải bàn cãi khi những sai phạm của vị đại đức này là hết sức nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín, thanh danh của Giáo hội Phật giáo và Tăng đoàn. Tuy nhiên, những ngày qua, dư luận, truyền thông trong và ngoài nước đang tranh luận hết sức sôi nổi về nguyện vọng của sư Toàn khi làm đơn xin xả giới, hoàn tục đó là xin giữ lại toàn bộ tài sản (gồm: trang trại, đất đai, vật dụng) mang tên chủ sở hữu là thế danh của sư Toàn.

Khu trang trại mà Đại đức Thích Thanh Toàn đã chuyển nhượng từ 32 hộ dân
Dự kiến trong thời gian tới Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc sẽ tổ chức làm việc với sư Toàn và chính quyền địa phương để xác minh nguồn gốc các tài sản mang tên chủ sở hữu là Lê Hữu Long trước khi có quyết định giải quyết chính thức.

Tuy nhiên, đã có khá nhiều chuyên gia, luật sư lên tiếng cho rằng: mặc dù pháp luật không hạn chế quyền về tài sản đối với những người tu hành nên họ vẫn có đầy đủ quyền tài sản như những công dân Việt Nam khác. Nhưng thực tế những người tu hành thường không làm gì để tạo ra của cải cho xã hội, hay nói cách khác là làm ra tiền, mà chủ yếu sinh sống, hoạt động tôn giáo dựa trên tiền đóng góp, ủng hộ của quần chúng tín đồ. Vậy nên, những tài sản mà cá nhân sư Toàn hay một nhà tu hành nào đó đứng tên sở hữu hoàn toàn có thể được mua bằng tiền của tín đồ đóng góp, ủng hộ cho giáo hội mà họ là người đại diện nhưng không được họ quản lý, sử dung đúng mục đích, nhất là trong bối cảnh các tổ chức tôn giáo không hề có cơ quan thanh tra, kiểm tra nội bộ và cũng chưa có cơ quan thanh tra, kiểm toán nào được các tổ chức tôn giáo mời vào kiểm tra độc lập.

Ở một khía cạnh khác, theo quy định của pháp luật về đất đai tôn giáo hiện hành, Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất cho các cơ sở tôn giáo nhưng lại nghiêm cấm các cơ sở tôn giáo chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất. Do vậy, để phát triển quỹ đất cho giáo hội, thực tế có rất nhiều tổ chức tôn giáo, nhất là trong Công giáo, đã "lách luật" bằng cách cho các nhà tu hành dùng tư cách cá nhân của mình thực hiện các giao dịch chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Do vậy, để góp phần giúp giáo hội các tôn giáo ngăn ngừa việc các nhà tu hành xin giữ lại tài sản khi hoàn tục dù những tài sản đó được mua hoàn toàn bằng tiền của giáo hội, nên chăng Nhà nước cần sớm nghiên cứu, sửa đổi các quy định pháp luật về đất đai tôn giáo theo hướng trao cho các cơ sở tôn giáo quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất (tất nhiên đi kèm với đó là việc thu tiền sử dụng đất của các cơ sở tôn giáo)!

@Lê Dân

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2019

GÓC NHÌN: Trách nhiệm của Giám mục Nguyễn Thái Hợp trong vụ giáo dân giáo hạt Hòa Ninh tuần hành, biểu tình ngày 15/8/2019

Ngày 15/8/2019 vừa qua, sau Lễ Đức Maria hồn xác lên trời tại nhà thờ giáo xứ Hòa Ninh (xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chưởng ấn kiêm Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh cùng với một số linh mục trong giáo hạt Hòa Ninh (như: Nguyễn Xuân Đình, Nguyễn Văn Hảo, Trương Văn Thực...) đã kích động, tổ chức cho khoảng 1.000 giáo dân các giáo xứ, chuẩn giáo xứ trong hạt tham gia tuần hành, biểu tình kéo về khu vực Đập Rào Nan (thôn Linh Cận Sơn, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) quay phim, chụp ảnh phát livestream lên mạng xã hội Facebook phản đối chủ trương nâng cấp đập của chính quyền tỉnh Quảng Bình thông qua việc triển khai Dự án Hệ thống Thủy lợi Rào Nan.


Mặc dù vậy, trong rao giảng tại nhà thờ giáo xứ Hòa Ninh và trên trang Facebook cá nhân của mình, linh mục Nguyễn Thanh Tịnh lại một mực phủ nhận việc phản đối Dự án; cho rằng việc tổ chức cho giáo dân tuần hành, biểu tình chỉ là để yêu cầu chính quyền phải minh bạch các vấn đề liên quan Dự án.


Thực tế, Dự án Hệ thống Thủy lợi Rào Nan là một dự án có ý nghĩa quan trọng, sẽ cung cấp nước tưới tiêu cho 1.800 ha đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản của 22 xã vùng hạ lưu sông Gianh, thuộc huyện Quảng Trạch và thị xã Ba Đồn ở tỉnh Quảng Bình. Quá trình triển khai Dự án, chính quyền và các ban, ngành chức năng đã tổ chức thông tin, tuyên truyền một cách rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng của Dự án cũng như phương án thiết kế, thi công Dự án nhằm đảm bảo an toàn công trình. Nhà thầu thi công đập được lựa chọn, Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải, là một doanh nghiệp lớn của tỉnh, có kinh nghiệm thi công các công trình thủy lợi lớn (như: Hồ chứa nước Tả Trạch, Ngàn Trươi, Thác Chuối,...) và các công trình giao thông quan trọng khác của đất nước, của tỉnh, được chính Giám mục phụ tá Nguyễn Văn Viên (Giám mục phụ tá Giáo phận Vinh) và nhiều linh mục ở Quảng Bình ca ngợi.


Ngày 30/3/2019, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức đối thoại với toàn thể Nhân dân và cán bộ thôn Linh Cận Sơn, đại diện Nhân dân, lãnh đạo xã Quảng Sơn và các xã trong vùng hưởng lợi công trình Hệ thống Thủy lợi Rào Nan. Tại đây, ông Nguyễn Hải Thanh, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng công trình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, thường các đập thủy lợi hoặc thủy điện phải tích nước để phục vụ sản xuất và phát điện. Khi có lũ lớn bất ngờ đổ về, các công trình này buộc phải điều tiết bằng cách xả lũ với lưu lượng lớn nhằm đảm bảo an toàn công trình. Đây cũng là nguyên nhân gây ngập lụt vùng hạ du. Trong khi đó, đập Rào Nan được thiết kế theo kiểu đập dâng, tức là khi nước sông dâng lên thì có thể tràn qua. Trước mùa lũ, toàn bộ hệ thống 15 cửa van được đơn vị quản lý vận hành nâng lên, trả lại khả năng thoát lũ của dòng sông. Vì vậy, bản chất công trình đập dâng không gây thêm ngập lụt hạ du mà còn góp phần giảm lũ nhờ dung tích phòng lũ trong lòng hồ.

Song song với việc tổ chức đối thoại trên, nắm bắt được việc một số linh mục đang mục vụ trên địa bàn giáo hạt Hòa Ninh có dư luận, phản ứng chưa đồng tình với việc triển khai Dự án, các ban ngành, đoàn thể chức năng cũng đã có sự gặp gỡ nhằm cung cấp thông tin, tuyên truyền giải thích cho các linh mục hiểu rõ về Dự án.


Thế nhưng, tất cả những việc làm đó đã bị linh mục Nguyễn Thanh Tịnh và một số linh mục tại giáo hạt Hòa Ninh "lờ đi", coi như không có. Mục đích thực sự của việc tổ chức cho giáo dân tuần hành, biểu tình phản đối xây dựng đập Rào Nam không gì khác là để gây rối tình hình an ninh, trật tự tại Quảng Bình, ngăn cản sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Mặt khác, linh mục Nguyễn Thanh Tịnh là Phó Chưởng ấn kiêm Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh, người được xem là cánh tay phải giúp việc cho Giám mục Giáo phận. Nên không thể có việc linh mục Tịnh muốn rời Tòa Giám mục khi nào thì rời, muốn đi đâu thì đi, muốn làm gì thì làm mà việc linh mục Tịnh về Quảng Bình tổ chức cho linh mục, giáo dân giáo hạt Hòa Ninh tuần hành, biểu tình ngày 15/8/2019 chắc chắn phải có sự cho phép của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, chủ chăn giáo phận.

Do vậy, bên cạnh làm rõ, xử lý nghiêm những việc làm vi phạm của linh mục Nguyễn Thanh Tịnh và số linh mục cực đoan tại giáo hạt Hòa Ninh, chính quyền, các cơ quan chức năng của tỉnh Quảng Bình cần có sự trao đổi thẳng thắn, yêu cầu Giám mục Nguyễn Thái Hợp có trách nhiệm chấn chỉnh, quản lý linh mục Nguyễn Thanh Tịnh cũng như số linh mục dưới quyền tại giáo hạt Hòa Ninh như những gì mà chính quyền tỉnh Hà Tĩnh đã làm nhằm xử lý các hoạt động vi phạm pháp luật nghiêm trọng của linh mục Nguyễn Xuân Tính, quản xứ Khe Sắn, xã Sơn Lâm, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

@Nhân Trần

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2019

QUẢNG BÌNH: Giáo dân giáo xứ Liên Hòa được tiếp "THÊM SỨC" để vi phạm pháp luật?!

Trong Kitô giáo, các Bí tích là những dấu chỉ hữu hiệu của ân sủng, do Đức Kitô thiết lập và uỷ thác cho Hội Thánh, qua các Bí tích, sự sống thần linh được trao ban cho các tín hữu. Hội Thánh có 7 Bí tích: Bí tích Rửa Tội, Bí tích Thêm Sức, Bí tích Thánh Thể, Bí tích Hoà Giải, Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân, Bí tích Truyền Chức Thánh, Bí tích Hôn Phối. Trong đó, Bí tích Thêm Sức cùng Bí tích Rửa Tội, Bí Tích Thánh Thể được xem là những Bí tích Khai tâm Kitô giáo, có tác dụng tái sinh, củng cố và nuôi dưỡng các tín hữu trong đời sống mới. Sau khi được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức, giáo dân có các bổn phận: một là can đảm thực hành Lời Chúa; hai là góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phúc Âm; ba là bênh vực và truyền bá đức tin cho mọi người.

Các em thiếu nhi giáo xứ Liên Hòa bất kể trời nắng đứng trên cầu chờ đón Giám mục Nguyễn Thái Hợp


Chiều ngày 03/8/2019 vừa qua, Giám mục Phalô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh đã về với giáo xứ Liên Hòa (xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) để chủ sự thánh lễ ban Bí tích Thêm Sức cho 83 em thiếu nhi trong giáo xứ. Cùng đồng tế trong thánh lễ có sự hiện diện của linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, Chánh Văn phòng Toà Giám Mục; linh mục Phêrô Thân Văn Chính, quản xứ Liên Hòa cùng các tu sĩ nam nữ và đông đảo bà con trong giáo xứ.


Những lời nhắn nhủ của Đức cha Nguyễn Thái Hợp với các em được lãnh nhận Bí tích Thêm Sức  (cũng là lời nhắn nhủ chung đối với toàn thể giáo dân giáo xứ) về việc "trở nên những công dân tốt cho xã hội ngày hôm nay", tưởng như sẽ làm Liên Hòa ngày càng phát triển, trở thành một biểu trưng cho lối sống "tốt đời, đẹp đạo", góp phần truyền bá đức tin cho mọi người, xây dựng xã hội theo tinh thần Phúc Âm.


Thế nhưng, ngay sau khi Giám mục Nguyễn Thái Hợp rời Liên Hòa, sáng ngày 04/8/2019, linh mục Thân Văn Chính đã huy động giáo dân giáo xứ Liên Hòa vận chuyển 63 cọc bêtông ra tập kết tại khu vực sân bóng thôn Công Hòa, xã Quảng Trung rồi tiến hành đóng cọc rào khu đất này lại nhằm lấn chiếm đất.



Việc làm trên khiến nhiều người cho rằng việc ban Bí tích Thêm Sức của Giám mục Nguyễn Thái Hợp là để tiếp sức cho giáo dân giáo xứ Liên Hòa vi phạm pháp luật.

Sân bóng thôn Công Hòa đã được hóa phép trở thành "sân vận động GX LIÊN HÒA"

Chưa rõ đó có phải là mong muốn thực sự của Đức cha Phaolô khi về Liên Hòa hay không? Nhưng rõ ràng việc làm của linh mục, giáo dân giáo xứ Liên Hòa nếu không phải là "cái tát" dành cho Giám mục Nguyễn Thái Hợp thì cũng là "cái tát" dành cho Hội Thánh và phép Bí tích Thêm Sức!

@Kim

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

"Chống Trung Quốc", "bảo vệ biển đảo" chỉ là cái cớ!

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu chính thức về hành vi vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ngày 16/7/2019

Với lập trường nhất quán "kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982". Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các lực lượng chức năng trên biển tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.


Những hành động của Đảng, Nhà nước Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá là kiên quyết, khôn khéo. Thế nhưng đây đó vẫn xuất hiện những ý kiến, trong đó có không ít ý kiến là của số linh mục cực đoan tại Giáo phận Hà Tĩnh, phát biểu cho rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam hèn nhát, thỏa hiệp thậm chí là câu kết bán biển, đảo cho Trung Quốc. Cách giải quyết duy nhất để "bảo vệ biển, đảo", bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống "xâm lược" Trung Quốc được số này đưa ra vẫn không có gì khác ngoài việc "biểu tình".



Trong lúc nhiều người tỏ ý nghi ngại, ngờ vực về hiệu quả của phương án xuống đường bởi ai cũng thấy rõ những nguy hại mà "biểu tình" có thể mang lại cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mà Hồng Kông là minh chứng mới nhất. Thì chính những kẻ mặc áo chùng thâm (hay thường được gọi là "lũ quạ đen") tại Giáo phận Hà Tĩnh này, trực tiếp là linh mục Nguyễn Thanh Tịnh (Phó Chưởng ấn kiêm Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh), đã tự thú nhận mục đích thực sự của việc kêu gọi "chống Trung Quốc".


Qua chi tiết "mặc cả" giữa việc tham gia "chống Trung Quốc", "bảo vệ biển, đảo" với việc "bỏ Điều 4 Hiến pháp" (đồng nghĩa với việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam), có thể thấy những kẻ cực đoan không thật sự quan tâm đến an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Họ chỉ mượn những vấn đề này để công kích nhà nước, nhằm phục vụ mục đích chính trị riêng mà thôi!


Và không ai có thể đảm bảo những kẻ chuyên "ném đá giấu tay", đẩy người khác, nhất là quần chúng giáo dân ra làm lá chắn để chống Cộng, sẽ không lặp lại phương thức này trong việc "chống Trung Quốc", "bảo vệ biển đảo" nếu quả thật Điều 4 Hiến pháp có bị xóa bỏ!

@Nhân Trần

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Thông não về mức giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

Việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 24 thửa đất ở tại khu ở mới thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đang vấp phải những ý kiến phản đối từ phía linh mục quản xứ Mai Xuân Ái, một số thành viên Hội đồng mục vụ, giáo dân giáo xứ Xuân Hòa, Giáo phận Hà Tĩnh.


Lý do phản đối được cho là mức giá khởi điểm đấu giá quá cao so với khung giá đất ở nông thôn tại huyện Quảng Trạch nằm trong Bảng giá các loại đất và phân loại đô thị, loại xã, khu vực, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2019 được ban hành theo Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND, ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh.


Tuy nhiên, Điều 2 Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình đã nêu rõ “Bảng giá đất quy định tại Quyết định này sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 114 Luật Đất đai 2013”.

Khoản 2, Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định:
2. Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Như vậy rõ ràng Bảng giá các loại đất và phân loại đô thị, loại xã, khu vực, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2019 không phải là căn cứ để tính mức giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất đối với 24 thửa đất ở tại khu ở mới thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân cũng như bất cứ nơi nào trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất.

Vậy mức giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất đối với 24 thửa đất ở tại khu ở mới thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân được tính toán dựa trên căn cứ nào?

Tại Thông tư số 48/2012/TT-BTC, ngày 16/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và Thông tư số 02/2015/TT-BTC, ngày 05/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 48/2012/TT-BTC có quy định:

Điều 3. Xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
1. Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất được xác định như sau:
Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất (đồng) = Diện tích đất (m2) x Giá đất cụ thể (đồng/m2)
Trong đó:
a) Diện tích đất là diện tích đất tính thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất;
b) Giá đất cụ thể là giá đất của mục đích sử dụng đất đấu giá được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Điều 4. Xác định giá đất cụ thể, giá đất tính tiền thuê đất và giá trị tài sản gắn liền với đất làm căn cứ xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.
1. Giá đất cụ thể làm căn cứ xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định được xác định theo các phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất”.

Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất quy định:

Điều 4. Phương pháp định giá đất
1. Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất (sau đây gọi là thửa đất so sánh) đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.
2. Phương pháp chiết trừ là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).
3. Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.
4. Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.
5. Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.

Từ các quy định trên có thể thấy mức giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất đối với 24 thửa đất tại khu ở mới thôn Xuân Hòa được tính toán bằng phương pháp so sánh trực tiếp thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự trên địa bàn thôn Xuân Hòa cũng như các thôn lân cận của xã Quảng Xuân về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng trên thị trường.


  
Những văn bản quy định đã được nêu ở trên được đăng tải hoàn toàn công khai trên mạng nhưng linh mục Mai Xuân Ái không biết (hoặc cố tình “lờ đi”, không chịu tìm hiểu, nghiên cứu) nên “lớn tiếng” yêu cầu áp dụng mức giá khởi điểm sai đối với 24 thửa đất tại khu ở mới thôn Xuân Hòa?!

Không hy vọng những thông tin đã được trích dẫn trong bài viết này sẽ “thông não” được cho kẻ chuyên “lừa chiên, dối Chúa” như linh mục Mai Xuân Ái mà chỉ mong bà con nhân dân thôn Xuân Hòa có thêm thông tin để không lầm đường lỡ bước do “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”!

@Lê Dân

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Cảnh giác trước "chiêu trò" kích động phản đối Dự án phân lô, đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là thôn ven biển, có 861 hộ/ 3940 nhân khẩu, tất cả đều là giáo dân Công giáo. Do trình độ dân trí còn thấp, tư tưởng sinh con trai để đi biển rất phổ biến, nên việc sinh con thứ 3 ở Xuân Hòa được xem là chuyện bình thường. Có thời điểm, tỷ lệ sinh con thứ 3 lên đến 40%. Tình trạng "đất chật, người đông" đồng nghĩa với nhu cầu đất ở cao cùng với đời sống kinh tế của người trong thôn tương đối khấm khá hơn so với các thôn trong cùng xã (do hầu như gia đình nào cũng có người thân đi lao động ở nước ngoài) nên giá cả mua bán đất ở tại thôn Xuân Hòa khá cao so với mặt bằng chung.

Mặt bằng giá cả mua bán đất đai tại khu vực xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch trên thị trường bất động sản hiện nay
Để giải quyết nhu cầu đất ở cấp thiết của người dân trên địa bàn, năm 2019, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã lập dự án, tiến hành san lấp mặt bằng, phân lô để đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) đối với 24 thửa đất ở tại khu ở mới thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân. Mỗi thửa đất có diện tích từ 202,5m2 đến 265,8m2 với giá khởi điểm từ 549.990.000 đồng/thửa đến 1.010.570.000 đồng/thửa.


Tuy nhiên, ngay sau khi Thông báo về việc đấu giá QSDĐ đối với 24 thửa đất này được Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Quảng Bình, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quảng Trạch và UBND xã Quảng Xuân công bố thì linh mục Mai Xuân Ái, quản xứ Xuân Hòa đã đăng đàn rao giảng cho rằng mức giá khởi điểm để đấu giá quá cao.


Linh mục Ái còn chỉ đạo Ban Truyền thông giáo xứ Xuân Hòa, thông qua tài khoản Facebook "Giáo Xứ Xuân Hòa" để đăng tải các bài viết phản đối mức giá khởi điểm đấu giá đối với 24 thửa đất ở tại khu ở mới thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân.


Có thể thấy bên cạnh việc chỉ tập trung so sánh mức giá khởi điểm đấu giá với khung giá đất ở nông thôn được dùng để tính thuế sử dụng đất đối với những trường hợp được Nhà nước giao đất tại xã Quảng Xuân mà không đề cập gì đến giá đất thực tế được người dân trong thôn Xuân Hòa trao đổi, chuyển nhượng cho nhau lâu nay. Một khẩu hiệu quan trọng được linh mục Mai Xuân Ái đưa ra để kêu gọi giáo dân phản đối Dự án phân lô, đấu giá QSDĐ tại khu ở mới thôn Xuân Hòa là "Đất XUÂN HÒA, Người XUÂN HÒA ở".

Với những giáo dân Công giáo Quảng Bình nói riêng và Giáo phận Hà Tĩnh nói chung thì câu khẩu hiệu trên hoàn toàn không xa lạ. Và có lẽ như giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), nơi đã trở nên nổi tiếng, hay chính xác là tai tiếng với khẩu hiệu "Đất CỒN SẺ, Người CỒN SẺ ở", người dân giáo xứ Xuân Hòa cần hết sức tỉnh táo, suy xét một cách cẩn thận để thấy rằng dù đấu giá công khai (mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia đấu giá) nhưng sẽ chẳng có ai ngoài người dân thôn Xuân Hòa tham gia đấu giá để phải đòi "Đất XUÂN HÒA, Người XUÂN HÒA ở" từ đó không mắc mưu, nghe theo các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật gây nên cảnh "nồi da xáo thịt" như ở Cồn Sẻ năm 2016!

@Lê Dân

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Kinh tế Hồng Kông điêu đứng vì biểu tình và bài học cho Việt Nam

Làn sóng biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn dù bà Carrie Lam, Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông tuyên bố dự luật đã "chết".

Người dân Hồng Kông xuống đường biểu tình suốt gần một tháng nay

Những thiệt hại từ một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong hai thập kỷ qua tại Hồng Kông đã được ghi nhận, khi biểu tình đã leo thang thành bạo lực với những cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát, các trung tâm tài chính bị tê liệt, nhiều trung tâm thương mại cao cấp, như Pacific Place phải đóng cửa.

Công ty đầu tư PineBridge Investments (Mỹ), đang quản lý 93 tỷ USD là một trong những công ty hủy hoặc hoãn các sự kiện ở Hồng Kông trong tuần trước vì các cuộc biểu tình. Ngày 13/6/2019, chính quyền Hồng Kông hoãn cuộc đấu giá một khu vực đất vàng có thể thu về 1,7 tỷ USD. Ngày 14/6/2019, sự kiện đua thuyền rồng với lượng khách dự kiến 60.000 người cũng bị hủy bỏ.

Trước những rủi ro trên, chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông từ 11-13/6/2019 đã giảm gần 4%, trong đó cổ phiếu của các công ty bất động sản giảm sâu nhất. Lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn một tháng leo lên mức cao nhất tính từ năm 2008. Cuộc biểu tình cũng đẩy đồng đôla Hồng Kông lên mức cao nhất so với USD từ tháng 12 năm ngoái.

Cũng cần nhắc lại, cuộc biểu tình diễn ra năm 2014 dưới tên gọi “Phong trào dù vàng” đã tác động rất xấu đến ngành du lịch, khách sạn, bán lẻ và giao thông ở Hồng Kông. Những thách thức mà các cuộc biểu tình xung quanh luật dẫn độ hiện nay mang lại được giới phân tích đánh giá là còn lớn hơn cuộc biểu tình năm 2014, khi tăng trưởng kinh tế của Hồng Kông đang xuống mức thấp nhất tính từ khủng hoảng tài chính năm 2009.


Căng thẳng chính trị tại Hồng Kông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhất là khi đã có những lo ngại về việc Mỹ “nhúng tay can thiệp” nhằm tấn công Trung Quốc trong mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa hai nước.

Cảnh sát ở Hồng Kông hỗn chiến với người biểu tình hôm 14/7/2019

Vậy nhưng mới đây trang fanpage của "Việt Tân" đã có một cuộc thăm dò ý kiến về việc người dân Việt Nam có nên học tập người dân Hồng Kông, tham gia biểu tình nhằm gây áp lực với chính quyền trong việc ban hành các dự luật cũng như giải quyết những vấn đề mà người dân không hài lòng.

Chưa rõ kết quả cuối cùng của cuộc thăm dò ý kiến này sẽ ra sao nhưng cần khẳng định rằng biểu tình không và chưa bao giờ là phương pháp tốt nhất để thể hiện ý kiến của người dân và biểu tình luôn là phương thức để các phần tử thù địch, chống đối lợi dụng để gây bất ổn xã hội, lật đổ chính quyền. Dù chưa thể so sánh được với Hồng Kông, nhưng những năm gần đây, Việt Nam luôn được đánh giá cao trong các cuộc khảo sát toàn cầu về môi trường kinh doanh mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nếu ở Việt Nam cũng xảy ra làn sóng biểu tình như ở Hồng Kông thì kẻ hưởng lợi sẽ chỉ là các thế lực thù địch, phản động, chống đối chính quyền như "Việt Tân" mà thôi, quyền lợi của người dân chưa thấy đâu mà những thiệt hại mà nó gây ra chắc chắn sẽ lớn hơn Hồng Kông rất nhiều!

@Nhân Trần

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

RFA lại nhanh nhảu đoảng!

Sau khi thông tin về việc Tổ Đồng Thuận, đại diện của các nông dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội kể từ năm 2015 đến năm 2019 đã thu hàng trăm triệu đồng mỗi lần “hạch toán”, trong đó gia đình Lê Đình Kình nhận tiền bồi dưỡng lên đến cả trăm triệu đồng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.



Ngày 05/7/2019, Lê Đình Kình đã lên tiếng với Báo Dân Việt khẳng định những thông tin cáo buộc gia đình ông nhận tiền bồi dưỡng là bịa đặt, vu khống 100% và ông sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có nhận khoản tiền bồi dưỡng như vậy.


Báo Dân Việt sau đó đã có bài viết đưa tin về phát ngôn của Lê Đình Kình và con trai Lê Đình Công xung quanh sự việc.


Các nội dung trong bài viết của Báo Dân Việt nhanh chóng được Đài Á Châu Tự Do - RFA dẫn lại trong một bài viết có tiêu đề "Đại diện nông dân Đồng Tâm giữ đất phản đối cáo buộc "nhận tiền bồi dưỡng"" được đăng tải dưới danh nghĩa Ban Biên tập RFA thay vì câu nói quen thuộc "Bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á Châu Tự Do".


RFA có lẽ chưa biết rằng chỉ sau ít giờ đăng tải bài viết Báo Dân Việt đưa tin ông Kình phủ nhận việc "nhận tiền bồi dưỡng" đã vội vàng gỡ bài viết này.


Điều này cùng với việc RFA không có sự liên lạc trực tiếp với Lê Đình Kình khiến bài viết của trang tin này đưa tin ông Kình phản đối cáo buộc "nhận tiền bồi dưỡng" không khác gì việc làm nhanh nhảu đoảng!


Nếu quả thật Lê Đình Kình bị oan, hay nói cách khác các bản quyết toán, thu chi nội bộ của “Tổ Đồng Thuận” bị lộ, lọt là tài liệu giả mạo thì tại sao ông này không làm đơn tố giác tội phạm gửi các cơ quan chức năng để được giám định chữ viết, chữ ký hòng khẳng định sự trong sạch của mình?!

Thực tế, chỉ cần RFA chịu khó tìm hiểu lại và so sánh chữ viết, chữ ký được cho là của Lê Đình Kình trong các bản quyết toán, thu chi nội bộ của “Tổ Đồng Thuận” bị lộ, lọt với chữ viết, chữ ký của chính ông này trong "Văn bản phản đối dự thảo Kết luận thanh tra và đề nghị thanh tra lại" ngày 20/7/2017 của "Tổ Đồng Thuận" là có thể biết việc ông Kình phản đối cáo buộc "nhận tiền bồi dưỡng" chỉ là việc làm "cố đấm ăn xôi" trước sự thật "hai năm rõ mười" mà thôi!

@Lê Dân

Chủ Nhật, 30 tháng 6, 2019

Giới trẻ Giáo hạt Minh Cầm sẽ học được gì từ Đại Hội Giới trẻ Giáo hạt năm 2019?

Đại Hội Giới trẻ là một hoạt động được Giáo hội Công giáo nói chung, cách riêng là Giáo hạt Minh Cầm - Giáo phận Hà Tĩnh nói riêng thường xuyên tổ chức trong thời gian gần đây. Mục đích Đại Hội là tạo ra môi trường để cho các bạn trẻ Công giáo ở khắp nơi có cơ hội đến với nhau để trao đổi, học hỏi không những về đức tin mà qua đó còn chia sẻ với nhau những khó khăn trong cuộc sống hiện tại. Chính bởi vậy mà mỗi khi đến kỳ tổ chức Đại Hội thì Giới trẻ tất cả các giáo xứ, "chuẩn giáo xứ" trong Giáo hạt Minh Cầm đều hết sức phấn khởi, vui mừng, hy vọng và chờ đợi sẽ thu lượm được nhiều niềm vui và những bài học bổ ích cho mình.


Đại Hội Giới trẻ Giáo hạt Minh Cầm lần thứ V dự kiến sẽ được tổ chức tại giáo xứ Phù Kinh (xã Phù Hóa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) trong 02 ngày 12 và 13/7/2019. Mặc dù chưa diễn ra nhưng đã xuất hiện khá nhiều những dự cảm chẳng lành về một kỳ Đại Hội không như mong muốn.


Trong đó không thể không kể đến việc ngày 19/6/2019 vừa qua, linh mục Nguyễn Minh Sáng, quản xứ Phù Kinh đã cho khởi công xây dựng công trình nhà vệ sinh nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân của các tham dự viên trong thời gian diễn ra Đại Hội. Sẽ không có gì để nói nếu công trình này có đầy đủ thủ tục về xây dựng theo quy định của pháp luật và nhất là được xây dựng trong khuôn viên đất nhà thờ của giáo xứ Phù Kinh.

Hình ảnh công trình xây dựng trái phép trên đất lấn chiếm của giáo xứ Phù Kinh

Dù công trình được xây dựng không phép và nằm hoàn toàn trên phần đất do chính quyền xã Phù Hóa quản lý và đã có quy hoạch xây dựng kè chống sạt lỡ ven sông Gianh. Nhưng linh mục Sáng không những không nhận ra cái sai của mình mà còn "lu loa" cho rằng đây là "mảnh đất Giáo xứ bồi đắp", vẽ ra kịch bản về việc huy động 700 bạn trẻ đến tham dự Đại Hội "chạy xuống UBND xã đi đái, đi ẻ" hòng đe dọa, gây áp lực buộc chính quyền bỏ qua việc làm vi phạm của giáo xứ. Chẳng lẽ linh mục Sáng tự cho mình và giáo xứ Phù Kinh cái quyền năng của Thiên Chúa, của tự nhiên trong việc thay đổi dòng chảy của con sông Gianh, biến bên lở thành bên bồi. Và linh mục Sáng có bao giờ tự hỏi nếu chính quyền hay một cá nhân, tổ chức nào đó tự nhiên đến xây dựng nhà vệ sinh trên đất của giáo xứ Phù Kinh thì khi đó linh mục và giáo dân sẽ làm gì?

Tiên đoán của Ban Tổ chức Đại hội về tương lai khốn khó của đại đa số thanh niên trong Giáo hạt

Chủ đề của Đại Hội Giới trẻ Giáo hạt Minh Cầm lần thứ V “Hãy đi và rao giảng Tin Mừng" với nền tảng dụ ngôn “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15) hàm ý nhắc nhở về nhiệm vụ của các bạn trẻ Công giáo trong việc phát huy hết tuổi xuân, sức trẻ, tài năng của mình để đem Tin Mừng đến mọi nơi, trong mọi thời và cho mọi người.

Thế nhưng Tin Mừng mà Giới trẻ Giáo hạt Minh Cầm có thể học hỏi được từ Đại Hội năm nay liệu có phải là Tin Mừng về Sự thật và Tình yêu của Thiên Chúa hay sẽ là Tin Mừng về sự ngông nghênh, coi thường pháp luật của linh mục Nguyễn Minh Sáng? Và sau Đại Hội, tương lai của mỗi một tham dự viên sẽ ngày một tươi sáng hay u tối, xám xịt như tiên đoán của chính Ban Tổ chức Đại hội?

Chúng ta hãy cùng chờ câu trả lời sẽ có trong 02 tuần lễ nữa!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...