Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2020

"Chuyến tàu vét" của Đức cha Nguyễn Thái Hợp?!

Ngày 05/11/2020, Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh có Thư rao số 32/2020/T-GM thông báo về việc Truyền chức Linh mục cho 14 thầy Phó tế thuộc Khóa XIII, Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê.



Đến ngày 16/11/2020, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh cũng có văn bản thông báo về việc Truyền chức cho các thầy thuộc Khóa XIII, Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê.


Nhưng việc truyền chức cho các thầy thuộc Khóa XIII, Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê tại Giáo phận Vinh mới dừng lại ở "cấp độ" Phó tế chứ chưa phải là Linh mục như các thầy "đồng trang lứa" tại Giáo phận Hà Tĩnh.

Dù rằng Giáo phận Hà Tĩnh là một giáo phận non trẻ (mới được Tòa thánh công bố thành lập ngày 22/12/2018) nhưng các hoạt động mục vụ của giáo phận này ở cấp cơ sở, tại các giáo xứ, giáo họ trực thuộc (nơi cần đến vai trò của các linh mục) không tăng mà cơ bản vẫn được duy trì, tổ chức thực hiện như khi còn thuộc Giáo phận Vinh (cũ). Số lượng giáo dân của Giáo phận Hà Tĩnh sau khi phân chia (241.112 người) là ít hơn so với số lượng giáo dân tại Giáo phận Vinh mới (281.934 người). Đồng thời lâu nay các chủng sinh Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê quê Nghệ An cũng được đánh giá là trỗi vượt hơn so với các chủng sinh quê Hà Tĩnh, Quảng Bình.

Bởi vậy việc các thầy thuộc Khóa XIII, Đại Chủng viện Thánh Phanxicô Xaviê tại Giáo phận Hà Tĩnh được truyền chức Linh mục sớm hơn nhiều so với các thầy "đồng trang lứa" tại Giáo phận Vinh xem ra là việc làm vội vã, "truyền bừa", "truyền ẩu" của Đức Giám mục Nguyễn Thái Hợp trước khi chính thức được Tòa thánh chính thức chấp thuận Đơn xin từ nhiệm do đủ tuổi hưu.

Điều này không khỏi khiến cộng đồng Dân Chúa và những người yêu mến Giáo phận Hà Tĩnh cảm thấy băn khoăn, lo lắng khi những người được lên "chuyến tàu vét" của Đức cha Hợp rồi đây chính là những người chèo lái con thuyền đức tin của Giáo phận Hà Tĩnh mà người lái thuyền "chín non", "chín ép" thì con thuyền làm sao có thể vững tin ra khơi?!

@Lê Dân

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2020

Linh mục Nguyễn Văn Hảo lại "sủa"

Từ đầu tháng 10, tại các tỉnh miền Trung, đặc biệt là Bắc Trung Bộ, đã trải qua những đợt mưa lớn kéo dài gây ngập lụt nghiêm trọng trên diện rộng. Tại tỉnh Quảng Bình, theo ghi nhận đã có hơn 105.000 ngôi nhà bị ngập sâu từ 1 – 3m, hàng nghìn ngôi nhà khác bị ngập nhẹ từ 0,1 – 0,3m và 21.902 ngôi nhà bị thiệt hại và hư hỏng do mưa lũ.

Trước tình hình trên, ngày 23/10/2020, UBND tỉnh Quảng Bình đã có Quyết định số 4000/QĐ-UBND về việc trích từ ngân sách tỉnh năm 2020 hơn 109,2 tỷ đồng để cấp tạm ứng cho UBND các huyện, thành phố, thị xã cứu trợ khẩn cấp cho các hộ dân có nhà ở bị ngập lụt do mưa lũ kéo dài trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Theo đó, các hộ dân có nhà ở bị ngập lụt từ 1m trở lên (tính từ nền nhà) sẽ được hỗ trợ 01 triệu đồng đồng/hộ.

Đây hoàn toàn là một chủ trương đúng đắn và kịp thời của chính quyền tỉnh Quảng Bình để hỗ trợ người dân sớm phục hồi và ổn định đời sống sau thiên tai, nhất là những hộ dân bị ngập sâu, thiệt hại nặng do mưa lũ.

Tuy nhiên, cố tình xuyên tạc chủ trương của UBND tỉnh Quảng Bình, linh mục Nguyễn Văn Hảo, quản xứ Diên Trường, xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn lại cho rằng chính quyền xã Quảng Sơn chỉ hỗ trợ cho những hộ dân bị ngập trên 1m là để giữ lại tiền hỗ trợ của Chính phủ, không phát cho người dân.

Mặc dù đưa ra nhiều hình ảnh về những nhà dân bị ngập nặng tại xã Quảng Sơn, nhưng thực tế tại các vùng bị ngập lụt không phải nhà nào cũng ngập sâu như nhau, có nhà xây cao và cũng có nhà xây thấp, đối với những nhà dân bị nước ngập tính từ nền nhà lên chỉ khoảng 0,1 – 0,2m, hầu như không có thiệt hại về tài sản;  trong khi đó đối với những nhà dân bị ngập sâu từ 1m trở lên thường có thiệt hại về tài sản khá lớn do khó khăn trong việc di dời tài sản đến nơi cao hơn. Vì vậy việc hỗ trợ chỉ ưu tiên cho những hộ dân có nhà ở bị ngập lụt từ 1m trở lên là hoàn toàn phù hợp, đúng đối tượng.

Đặc biệt, qua nắm bắt được biết hiện chính quyền xã Quảng Sơn mới chỉ đang tiến hành đo đạc mức ngập lụt tại các hộ dân và lên danh sách đối tượng được hỗ trợ theo đúng tiêu chí, đúng đối tượng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Bình nên việc linh mục Hảo thông tin chỉ có “vỏn vẹn 4 hộ nghèo được nhận 1 mỗi nhà 1 triệu tiền cứu trợ” là hoàn toàn bịa đặt.

Không rõ động cơ, mục đích của linh mục Hảo khi xuyên tạc, bịa đặt các thông tin trên là do thiếu hiểu biết hay chỉ là chiêu trò “câu like, câu view” rẻ tiền để thu hút sự quan tâm, chú ý của dư luận, nhưng hành vi trên hoàn toàn không hề phù hợp, xứng đáng với hình ảnh của một người linh mục Công giáo; đồng thời gây chia rẽ trong nhân dân, làm ảnh hưởng đến công tác hỗ trợ người dân khắc phục khó khăn, ổn định đời sống của chính quyền địa phương.

Nguồn: Gocnhin24h.com

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2020

Quảng Bình: LINH MỤC ăn chặn tiền cứu trợ lũ lụt của giáo dân!

Giáo xứ Liên Hòa thuộc giáo hạt Hòa Ninh, giáo phận Hà Tĩnh gồm 03 giáo họ Liên Hòa (thôn Công Hòa, xã Quảng Trung), Tiên Nghĩa (thôn Tiên Xuân, xã Quảng Tiên), Tân Nghĩa (thôn Tiên Phong, xã Quảng Tiên, thị xã Ba Đồn) với khoảng 3.000 nhân danh hiện do linh mục Nguyễn Xuân Toàn coi sóc. Sinh sống tại các địa bàn vùng cồn bãi nằm giữa sông hoặc ven sông Gianh nên đời sống của giáo dân nơi đây rất khó khăn, quanh năm phải đối mặt với thiên tai, bão lũ. Đặc biệt, trong trận lũ lịch sử tại Quảng Bình trong các ngày 18, 19, 20/10/2020, giáo dân giáo xứ Liên Hòa phải gánh chịu thiệt hại rất nặng nề, nhiều nhà bị ngập hoàn toàn, nhiều gia đình gần như trắng tay.


Nhà thờ giáo xứ Liên Hòa và nhà ở của giáo dân chìm trong biển nước

Với tinh thần bác ái, những ngày qua, đã có khá nhiều tổ chức, cá nhân (cả Công giáo và không Công giáo) đến giáo xứ Liên Hòa để trao quà nhằm chia sẻ những mất mát, khó khăn với người dân nơi đây.

Các đoàn cứu trợ về thăm giáo xứ Liên Hòa

Theo ông Nguyễn Xuân Vinh, thành viên Hội đồng mục vụ giáo họ Tiên Nghĩa cho biết, ngoài các hiện vật (như: mỳ tôm, gạo, lương khô, áo quần…) thì số tiền mặt mà các đoàn cứu trợ đến ủng hộ cho giáo dân rất lớn, cả giáo xứ đến nay đã nhận được hơn 400 triệu đồng. Số tiền này chủ yếu được các ân nhân gửi lại cho linh mục, Hội đồng mục vụ giáo xứ và các giáo họ để phát cho người dân chứ không trao trực tiếp. Tuy nhiên, linh mục Nguyễn XuânToàn chỉ đạo Hội đồng mục vụ giữ lại để sau này phục vụ việc của giáo xứ, giáo họ, khi có lệnh của “Cha” thì mới được sử dụng. Là “tay, chân của Cha” nên lệnh của “Cha”, Hội đồng mục vụ không thể không nghe nhưng lệnh này không được “Cha” thông báo công khai giữa nhà thờ, người dân thì cứ tìm đến nhà Hội đồng mục vụ để hỏi khi nào phát tiền nên không những ông mà các thành viên khác của Hội đồng mục vụ cũng đang gặp rất nhiều áp lực.

Đoàn từ thiện trao tiền ủng hộ cho giáo xứ Liên Hòa

Ông Nguyễn Văn Quy, Chủ tịch Hội đồng mục vụ giáo xứ Liên Hòa cũng tâm sự, tiền bây giờ do “Cha” quyết định, có rất nhiều giáo dân đến hỏi xin được hỗ trợ nhưng ông không thể làm gì được vì “Cha Toàn” đã yêu cầu không được phát tiền. Ông Quy cho biết thêm tính đến ngày 28/10/2020, đã có 12 đoàn từ thiện từ khắp nơi đến giáo xứ trao quà hỗ trợ người dân, ngoài nhu yếu phẩm, áo quần thì nhiều đoàn đã ủng hộ tiền, với số tiền hiện lên đến hơn 400 triệu đồng.

Được biết, việc giữ lại tiền của người dân tại giáo xứ Liên Hòa không phải mới lần đầu xảy ra. Trong các đợt lũ lụt năm 2017, người dân nơi đây cũng đã bị linh mục, Hội đồng mục vụ giáo xứ giữ lại tiền cứu trợ của các đoàn từ thiện với mục đích sử dụng chung nhưng đến nay số tiền này đã sử dụng vào việc gì thì linh mục, Hội đồng mục vụ vẫn chưa công khai cho người dân biết. Nhiều giáo dân trên địa bàn bức xúc đã đến tận nhà các thành viên Hội đồng mục vụ trong giáo xứ đề nghị phát tiền cứu trợ nhưng đều bị làm ngơ.

Sau lũ, cái người dân cần nhất bây giờ là tiền để mua sắm, sửa sang đồ đạc, nhà cửa, mua lại con, cây giống để phục hồi sản xuất. Vì vậy việc giữ lại tiền cứu trợ của người dân tại giáo xứ Liên Hòa là một tội ác, nó đẩy những người dân đang nhen nhóm vài tia hy vọng vào cảnh túng quẩn, chưa kịp vui mừng thì đã phải lo lắng, bất an. Thiết nghĩ linh mục Nguyễn Xuân Toàn nên sớm trả lại tiền cho người dân, sử dụng tiền của các đoàn cứu trợ đúng mục đích chứ không nên giữ lại để phục vụ mục đích riêng của mình.

Xin mọi người cùng chia sẻ, lên tiếng để người dân nơi đây sớm được nhận tiền cứu trợ, để những đồng tiền các đoàn từ thiện quyên góp được đến đúng địa chỉ, đúng mục đích.

@Trần Phong

Thứ Hai, 12 tháng 10, 2020

Giám mục Nguyễn Thái Hợp và một số linh mục tại Giáo phận Hà Tĩnh đang cố tình vi phạm pháp luật?!

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều người tự mua và sử dụng các thiết bị bay không người lái (flycam hoặc drone) để chụp hình và quay phim từ trên không. Tuy nhiên, đa phần người sử dụng không hề nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình sử dụng, thậm chí có người bất chấp các quy định, xâm phạm vào các vùng cấm bay. Tình trạng này tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng đến an toàn hàng không, trật tự an toàn xã hội, an ninh quốc phòng bởi flycam (hoặc drone) nếu không được sử dụng đúng cách có thể gây ra tai nạn giao thông thậm chí có thể va chạm với máy bay; vướng phải dây điện gây cháy nổ. Bên cạnh đó không loại trừ nguy cơ phương tiện bay không người lái này bị lợi dụng để làm công cụ khủng bố, phá hoại.

Phương tiện bay không người lái là nỗi khiếp đảm của các phi công

Pháp luật Việt Nam đã có văn bản điều chỉnh về việc sử dụng flycam, drone từ năm 2008 là Nghị định số 36/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ (được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 05/9/2011 của Chính phủ).

Điều 14. Nghiêm cấm các hành vi

1. Tổ chức các hoạt động bay khi chưa có phép bay.

2. Tổ chức hoạt động bay không đúng khu vực, điều kiện, giới hạn quy định. Vi phạm các quy định về quản lý lãnh thổ, biên giới quốc gia. 

3. Mang chở các chất phóng xạ, chất cháy, chất nổ trên tàu bay hoặc phương tiện bay.

4. Phóng, bắn, thả từ trên không các loại vật, chất gây hại hoặc chứa đựng nguy cơ gây hại. 

5. Lắp các thiết bị và thực hiện việc quay phim, chụp ảnh từ trên không khi không được phép.

6. Treo cờ, biểu ngữ, thả truyền đơn phát loa tuyên truyền ngoài quy định của cấp phép bay.

7. Không chấp hành các lệnh, hiệu lệnh của cơ quan quản lý điều hành và giám sát hoạt động bay.

Theo Nghị định này, flycam và drone là những phương tiện bay siêu nhẹ mà việc sử dụng các phương tiện này chỉ được tiến hành khi có phép bay. Các tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện thủ tục xin phép sử dụng flycam, drone chậm nhất 7 ngày làm việc trước ngày dự kiến tổ chức hoạt động bay và chỉ có thể tổ chức thực hiện chuyến bay trong khu vực, đúng mục đích, thời gian và phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về thông báo hiệp đồng bay trong nội dung phép bay được cấp.

Tại Singapore, những người sở hữu thiết bị bay điều khiển từ xa nặng trên 250 g phải đăng ký. Ngoài ra, hình phạt đã được tăng nặng đối với những sai phạm liên quan đến drone, như điều khiển nó bay phía trên khu vực cấm hoặc ghi hình nơi bị cấm. Cụ thể, drone bị cấm bay trong bán kính 5 km từ sân bay hoặc căn cứ không quân và ở độ cao trên 61 mét nếu không được cấp phép. Người vi phạm lần đầu có thể bị phạt tiền tối đa 50.000 SGD (khoảng 860 triệu đồng) và đối mặt án tù 2 năm. Người tái phạm đối mặt mức tiền phạt tối đa là 100.000 SGD hoặc án tù cao nhất là 5 năm tù hoặc cả hai.

Tại Anh, hồi đầu năm 2019, đã có rất nhiều drone bay trên không phận sân bay Gatwick gây rối loạn, cả hai đường băng tại đây đều buộc phải dừng hoạt động, ước tính 1.800 chuyến bay bị huỷ, ảnh hưởng tới 120.000 hành khách trong nhiều ngày. Thậm chí, một chiếc máy bay của hãng British Airways đã va vào một vật chưa xác định nhưng có dấu hiệu cho thấy nó có thể là một chiếc Flycam. Vụ va chạm xảy ra khi chiếc máy bay chở khách đang hạ độ cao để đáp xuống phi trường Heathrow (LHR), London. Nhà chức trách Anh yêu cầu người điều khiển drone phải vượt qua một kỳ thi về vấn đề sử dụng an toàn và hợp pháp thiết bị này trước khi được phép bay nó. Mọi thiết bị bay nặng trên 250 g bắt buộc phải được đăng ký. Theo báo The Guardian, chính phủ Anh còn đang xem xét quy định cho phép cảnh sát có thêm quyền trong việc xử lý những sai phạm liên quan đến drone, như phạt tiền người vi phạm tại chỗ.

Tại Hà Lan, drone không được phép bay phía trên khu vực đông đúc, gần sân bay hoặc những khu vực bị cấm bay, bị cấm bay ở độ cao trên 120 m, vào ban đêm, không được phép xâm phạm sự riêng tư của người khác, như: bí mật quay phim, chụp hình họ… Tại Mỹ, Cơ quan Hàng không Liên bang (FAA) đang siết chặt quản lý việc sử dụng drone như người sử dụng phải đăng ký drone với FAA và thiết bị này không được nặng quá 25 kg, không được phép để drone bay gần máy bay hoặc khu vực đang diễn ra nỗ lực ứng phó khẩn cấp.

Thế nhưng, ngày 10/10/2020 vừa qua, trên trang Faecbook cá nhân của linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chưởng ấn kiêm Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh lại đăng tải một video phát trực tiếp cảnh Giám mục Nguyễn Thái Hợp cùng một số linh mục đi thăm giáo dân tại giáo xứ Trung Quán (xã Duy Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình). Điều đáng chú ý trong video này là việc một linh mục trong đoàn sử dụng flycam để chụp hình và quay phim nhưng do “ngu ngơ” nên để mất quyền điều khiển, làm flycam bị rơi phải đi tìm.

Cần biết, linh mục Nguyễn Thanh Tịnh vốn là một Cử nhân Luật trước khi thi vào học tại Đại Chủng viện Vinh – Thanh và được Giám mục Nguyễn Thái Hợp truyền chức linh mục. Thế nên chắc chắn linh mục Tịnh là người biết rõ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến việc sử dụng flycam và với bổn phận được giao, hẳn Tịnh cũng phải tư vấn cho bề trên của mình về việc không được tùy tiện sử dụng flycam.

Thực tế, Giám mục Nguyễn Thái Hợp cùng linh mục Nguyễn Thanh Tịnh và số người đi cùng vẫn vô tư cười đùa sau khi flycam bị mất quyền điều khiển, bị rơi chứ không hề băn khoăn, lo lắng xem flycam có bị rơi vào đường dây điện hay trúng đầu người dân nào hay không.

Rất may điều đáng tiếc đã không xảy ra nhưng sự việc trên lại là một dấu chỉ cho thấy tình trạng đáng báo động về sự thiếu ý thức tuân thủ pháp luật của Giám mục Nguyễn Thái Hợp và một số linh mục dưới quyền tại Giáo phận Hà Tĩnh hiện nay.
@Lê Dân

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2020

Thiếu nhi giáo xứ Xuân Hòa - những mảnh đời "bất hạnh"

Trong việc giáo dục con người, bên cạnh vai trò của nhà trường thì gia đình, môi trường xã hội và các tôn giáo cũng có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc đào tạo, hình thành nên những con người có đạo đức, nhân cách và có kiến thức, kỹ năng để xây dựng cuộc sống hạnh phúc, văn minh.

Từ xưa đến nay, mọi thế hệ nhân loại đều khẳng định vai trò vô cùng to lớn của giáo dục đối với con người. Giáo hội Công giáo luôn coi trọng việc dạy và học giáo lý nhưng cũng không quên nhắc nhở giáo dân coi trọng việc học văn hóa tại nhà trường. Chính Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh đã từng nhắn nhủ số thiếu nhi thuộc Hiệp đoàn Thiếu nhi thánh thể Borie Cao Giáo hạt Bình Chính trong Thánh lễ lễ bổn mạng và công bố thành lập Hiệp đoàn được tổ chức tại giáo xứ Nhân Thọ ngày 08/7/2020 về việc “siêng năng học tập, hầu tiến thân trên con đường học vấn bằng những khả năng, kiến thức chuyên môn mà mình có được”.

Thế nhưng, tại giáo xứ Xuân Hòa (xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình), trong lúc năm học giáo lý 2020 - 2021 đã diễn ra được gần 01 tháng thì các em thiếu nhi trong giáo xứ đang là học sinh mầm non vẫn chưa đến trường học văn hóa ngày nào.

Lễ khai giảng năm học giáo lý 2020 - 2021 tại nhà thờ giáo xứ Xuân Hòa ngày 13/9/2020





"Cả làng", ai ai cũng được tặng giấy khen về kết quả học giáo lý

Mọi chuyện khởi đầu từ việc linh mục quản xứ Mai Xuân Ái rao giảng giữa nhà thờ sáng ngày 04/9/2020 cho rằng công trình dãy phòng học 02 tầng tại điểm trường mầm non thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân chưa được nghiệm thu đã đưa vào sử dụng, khuôn viên điểm trường có mương nước và một số hố sâu, việc học tập tại điểm trường không đảm bảo an toàn cho học sinh; yêu cầu giáo dân không cho con em đến dự Lễ khai giảng sáng ngày 05/9/2020.


Biên bản nghiệm thu công trình dãy phòng học mới
tại điểm trường mầm non thôn Xuân Hòa

Thực tế, công trình dãy phòng học mới tại điểm trường mầm non thôn Xuân Hòa đã được nghiệm thu  và đưa vào sử dụng từ tháng 3/2020. Và ngay sau khi nhận được phản ánh của cha mẹ học sinh về việc trong khuôn viên điểm trường có mương nước và một số hố sâu có thể gây nguy hiểm cho các em học sinh, chính quyền xã Quảng Xuân và lãnh đạo nhà trường đã hết sức cầu thị, khẩn trương tiến hành san lấp mương nước và các hố này với mong muốn các em thiếu nhi giáo xứ Xuân Hòa được đến trường dự Lễ khai giảng và tham gia học tập năm học mới như bạn bè đồng trang lứa trên khắp cả nước.

Điểm trường mầm non thôn Xuân Hòa đã được đầu tư xây dựng hết sức khang trang,
điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn rất nhiều so với nhiều nơi khác

Lễ khai giảng sáng ngày 05/9/2020 đã được tổ chức với sự có mặt của đông đủ các em học sinh tại điểm trường mầm non thôn Xuân Hòa. Nhưng linh mục Mai Xuân Ái vẫn chưa "buông tha" khi tiếp tục đứng giữa tòa giảng nhắc lại luận điệu cho rằng việc đến học tại điểm trường mầm non thôn Xuân Hòa là không đảm bảo an toàn; yêu cầu giáo dân không cho con em đến trường học. Thậm chí linh mục Ái còn chỉ đạo Hội đồng mục vụ giáo xứ đến tại điểm trường chụp ảnh "bới móc" những khiếm khuyết hết sức nhỏ nhặt về cơ sở vật chất của điểm trường, thậm chí tự "dàn dựng" nên việc giữa sân trường có những que sắt dựng đứng và không quên chụp ảnh những giáo dân đưa con đến trường học khiến giáo dân "hoảng sợ" phải đưa con quay về.

Hình ảnh que sắt trơ trọi giữa sân trường được Hội đồng mục vụ giáo xứ Xuân Hòa "chụp"

Đã hơn 01 tháng nay, ngày ngày, các cô giáo tại điểm trường mầm non thôn Xuân Hòa đều ngóng chờ học sinh đến lớp nhưng nào thấy. Đại bộ phận giáo dân giáo xứ Xuân Hòa tâm sự họ rất muốn cho con em đến trường nhưng cha xứ vẫn lặng thinh nên đành ngậm ngùi chờ đợi.

Dư luận đang thắc mắc không biết linh mục Mai Xuân Ái có thực sự suy nghĩ, hành động vì lo cho các em thiếu nhi trong giáo xứ hay không và đến khi nào thì linh mục này mới cho học sinh đến trường trở lại? Nếu thực sự lo lắng cho những mầm non của giáo hội thì thay vì việc cấm đoán cha mẹ các em đưa con đến trường, linh mục Ái hoàn toàn có thể huy động Hội đồng mục vụ và giáo dân trong giáo xứ phối hợp với nhà trường tiến hành dọn dẹp khuôn viên điểm trường, nhặt hết những mảnh rác vật liệu xây dựng còn sót lại, dựng hàng rào tạm ngăn không cho học sinh ra khu vực phía sau điểm trường cũng như căn dặn các em tuyệt đối nghe theo sự sắp xếp, quản lý của các cô giáo, không tự ý chạy nhảy, đùa nghịch trong khuôn viên trường...

Câu trả lời chỉ có linh mục Mai Xuân Ái là người biết rõ nhất! Nhưng có lẽ với việc là một trong những linh mục gần gũi, tin cậy nhất của Đức cha Nguyễn Thái Hợp (khi gần 10 năm mục vụ tại một nơi mà không phải chuyển đi nơi khác) thì việc linh mục Ái "nói một đường, làm một nẻo" cũng không có gì lạ và chừng nào vị linh mục này còn quản xứ Xuân Hòa thì các em thiếu nhi nơi đây vẫn là những mảnh đời "bất hạnh"!

@Lê Dân

Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2020

Có hay không việc miễn học phí cho trẻ em mầm non?

Năm học 2020 - 2021 đã diễn ra được 03 tuần lễ. Đây là khoản thời gian mà các em học sinh được "gặp lại bạn, gặp lại cô" sau một thời gian dài nghỉ hè và phòng tránh dịch bệnh Covid-19. Còn đối với cha mẹ học sinh, đây lại là khoản thời gian đầy ưu tư, lo lắng khi phải chuẩn bị kinh phí để nộp các khoản thu cho con đầu năm học mới. Bởi vậy, khi trên một số trang mạng xã hội, trong đó có cả tài khoản Facebook của linh mục Nguyễn Văn Hảo, quản xứ Diên Trường (xã Quảng Sơn, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) xuất hiện bài viết đưa tin "Chính thức về việc trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh tiểu học công lập cũng không phải nộp học phí" thì không ít cha mẹ học sinh là giáo dân tại giáo xứ Diên Trường nói riêng và tại Quảng Bình nói chung đã khấp khởi mừng thầm.

Nhưng sự thật nào có phải vậy!

Đọc kỹ toàn bộ nội dung bài viết do linh mục Hảo chia sẻ thì đoạn sau bài viết lại đề cập việc "trẻ em mầm non 5 tuổi, học sinh tiểu học công lập không phải nộp học phí" chỉ mới là ý kiến của Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội kết quả lấy ý kiến Nhân dân về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) mà thôi chứ chưa phải là QUYẾT ĐỊNH CHÍNH THỨC.

Trong khi đó, Luật Giáo dục mới (thay thế Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009) đã được Quốc hội khóa XIV thông qua ngày 14/6/2019 và chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2020.

Theo quy định tại Điều 99 Luật Giáo dục năm 2019 (về "Học phí, chi phí của dịch vụ giáo dục, đào tạo") thì "Học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục công lập không phải đóng học phí; ở địa bàn không đủ trường công lập, học sinh tiểu học trong cơ sở giáo dục tư thục được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí, mức hỗ trợ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định"; "Trẻ em mầm non 05 tuổi ở thôn, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí"; "Trẻ em mầm non 05 tuổi không thuộc đối tượng quy định tại khoản 4 Điều này và học sinh trung học cơ sở được miễn học phí theo lộ trình do Chính phủ quy định".

Như vậy, nội dung bài viết do linh mục Hảo đăng tải cho rằng ""trẻ em mầm non 5 tuổi không phải nộp học phí" là không hoàn toàn chính xác, có thể gây nhầm lẫn dẫn đến cha mẹ học sinh tại những nơi không được miễn học phí có những phản ứng không đúng khi nhà trường thông báo, yêu cầu nộp học phí cho trẻ em mầm non 05 tuổi.

Việc đăng tải thông tin mập mờ, không chính xác của linh mục Nguyễn Văn Hảo hoàn toàn có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 101 (về "Vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng mạng xã hội") Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03/02/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Đặc biệt việc làm này còn có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Giáo dục năm 2019 về việc cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để xuyên tạc chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hy vọng cộng đồng mạng, nhất là các bậc cha mẹ học sinh cảnh giác, không để mắc mưu xuyên tạc, kích động của linh mục Nguyễn Văn Hảo, tìm hiểu kỹ các quy định pháp luật có liên quan và thực hiện đầy đủ các khoản thu theo quy định để tạo điều kiện thuận lợi cho con em mình đạt kết quả cao nhất trong năm học 2020 - 2021!

@Lê Dân

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2020

QUẢNG BÌNH: Cần sớm giải quyết những lo lắng của người dân liên quan Dự án nạo vét luồng Cửa Gianh


Tuyến luồng Cửa Gianh là tuyến luồng hàng hải Quốc gia phục vụ các phương tiện tàu biển, tàu thủy vận chuyển hàng hóa nội địa, hàng hóa xuất nhập khẩu ra - vào, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Đây cũng là đầu mối kết nối các phương thức vận tải từ khu vực thủy nội địa đến cảng biển và các khu chuyển tải phục vụ vận chuyển nguyên liệu, sản phẩm của các nhà máy xi măng phía thượng nguồn sông Gianh; Phục vụ tàu, thuyền của bà con ngư dân ra khơi đánh bắt, neo tránh trú bão và phục vụ các tàu của lực lượng chức năng hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, hàng năm, do ảnh hưởng của mưa bão tại khu vực Quảng Bình, đặc biệt là lượng nước từ khu thượng nguồn sông Gianh đổ về kéo theo bùn cát khiến Cửa Gianh thường xuyên bị vùi lấp cạn, thay đổi tuyến luồng, làm ách tắc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động hàng hải tại luồng Cửa Gianh. Điển hình như trong tháng 9/2019, đã có 02 tàu hàng ra luồng bị cạn và 01 tàu cá của ngư dân ra luồng bị lật chìm trôi ra biển gây thiệt hại về người và tài sản.


 Nạo vét luồng Cửa Gianh rõ ràng là việc làm rất cần thiết và cấp bách để đảm bảo an toàn hàng hải, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo an ninh, quốc phòng khu vực Quảng Bình. Tuy nhiên, trong những ngày vừa qua, khi Tổng công ty Bảo đảm an toàn hàng hải miền Bắc tiến hành nạo vét tại khu vực cửa biển thuộc Tổ dân phố Tân Mỹ, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình thì dư luận quần chúng nhân dân địa phương lại lên tiếng phản đối. Thậm chí, một số người dân đã dùng thuyền đánh cá trực tiếp ra ngăn cản, yêu cầu các tàu hút cát (phục vụ việc nạo vét) dừng hoạt động.

Câu hỏi đặt ra là tại sao người dân Tổ dân phố Tân Mỹ lại phản đối việc triển khai thực hiện Dự án nạo vét duy tu luồng hàng hải Cửa Gianh trong khi họ chính là những người sinh sống bằng nghề chài lưới, hiểu hơn ai hết sự cần thiết, cấp bách của việc nạo vét luồng Cửa Gianh?

Qua tìm hiểu ban đầu, việc người dân tập trung phản đối việc triển khai Dự án xuất phát từ tâm lý lo lắng, nghi ngại cho rằng việc hút cát để nạo vét luồng Cửa Gianh sẽ khiến tình trạng sạt lở bờ biển, đã xuất hiện tại khu vực bờ biển Tổ dân phố Tân Mỹ khoảng vài năm gần đây, trở nên nghiêm trọng hơn đe dọa đến tính mạng và tài sản của người dân.


Trong bối cảnh Việt Nam là một trong 05 quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ các hiện tượng thiên tai cực đoan do nước biển dâng như xâm ngập mặn, biển xâm thực, bão, lốc... Chưa thể khẳng định quá trình thực hiện Dự án nạo vét duy tu luồng Cửa Gianh là nguyên nhân hay yếu tố tác động góp phần gia tăng tình trạng sạt lở bờ biển tại khu vực Tổ dân phố Tân Mỹ. Nhưng những băn khoăn, lo lắng của người dân liên quan Dự án là có cơ sở và cần phải được các cấp, các ngành chức năng xem xét giải quyết một cách hợp lý, thấu đáo, vừa đảm bảo ngăn chặn kịp thời tình trạng sạt lở bờ sông, bảo vệ tính mạng, tài sản của người dân, vừa khơi thông được luồng tuyến Cửa Gianh, tạo thuận lợi cho hoạt động lao động sản xuất, kinh doanh của chính người dân! Đây rõ ràng là một nhiệm vụ không hề đơn giản chút nào và cần phải có thời gian. Do vậy, người dân cần bình tĩnh, hợp tác với các cơ quan chức năng tìm hiểu, đánh giá đúng thực chất nguyên nhân và hướng giải quyết phù hợp, không nên nghe theo các đối tượng xấu kích động, tụ tập đông người gây mất an ninh trật tự tại địa phương.



@Trần Phong

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2020

Linh mục Cao Dương Đông - Đã ăn chơi còn sợ... mưa rơi!

Cá Koi (hay còn gọi là cá chép Nhật) được xem như quốc ngư của Nhật, tượng trưng cho sự thân thiện, may mắn, tài lộc, thịnh vượng và trường thọ trong gia đình. Chính vì vẽ đẹp độc đáo và những ý nghĩa tốt đẹp đó mà việc nuôi loài cá này đang là thú chơi hấp dẫn của rất nhiều người.

Tuy cá Koi có sức sống tốt nhưng cũng đòi hỏi gia chủ phải tốn rất nhiều công sức, tiền của để nuôi chúng. Chi phí bể cá Koi cũng không hề rẻ, chi phí bảo trì, thi công hồ cá cũng có thể lên đến hàng tỉ đồng. Bởi vậy có thể nói rằng cá Koi là một thú chơi khá tốn kém, phù hợp với những người có điều kiện kinh tế mà thôi!


Hồ cá Koi có giá trị 10 tỷ của một đại gia ở tỉnh Thái Nguyên

Thế nhưng, khi đến giáo xứ Chày, một xứ đạo nghèo nằm ở vùng sơn cước phía Tây huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình những ngày này, không ai không khỏi cảm thấy ngỡ ngàng khi ngắm đàn cá Koi hàng chục con lớn nhỏ đang tung tăng bơi lội trong hồ nước nằm ngay trước tượng đài Đức mẹ của giáo xứ.


Hỏi ra mới biết tượng đài Đức mẹ và cả hồ cá coi đều được linh mục Cao Dương Đông, người mới về quản xứ Chày chưa đầy 09 tháng, quyên góp kinh phí của các ân nhân trong, ngoài giáo xứ, thuê thợ và huy động nhân lực của giáo dân xây dựng, hoàn thành mới hồi tháng trước.



Dù mới về mục vụ tại địa bàn, giáo dân đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn, nguồn thu chủ yếu và lớn nhất của người dân địa phương nơi đây nhưng linh mục Cao Dương Đông vẫn không ngại lãng phí, tốn kém, cho đập bỏ tượng đài cũ (dù rằng tượng đài đó chưa bị hư hỏng, xuống cấp gì nghiêm trọng), xây tượng đài mới và mua cả đàn cá Koi về để thỏa đam mê của mình. Điều này cho thấy rõ ràng vị linh mục này cũng rất biết đường "ăn chơi"!

Có thể linh mục Đông và những người thân tín với linh mục Cao Dương Đông sẽ biện minh là kinh phí xây dựng tượng đài, mua cá Koi là do linh mục xin tài trợ được chứ không bắt giáo dân đóng góp. Nhưng việc huy động giáo dân hàng ngày đi làm phụ nề xây dựng cũng là một sự lãng phí về mặt nhân lực. Hơn nữa với vai trò chủ chăn, nếu thực sự quan tâm chăm lo cho đàn chiên, thì với số tiền xin tài trợ được, có lẽ linh mục Đông nên dùng để giúp đỡ những trường hợp dân đang gặp hoàn cảnh khó khăn mới phải lẽ!

Trong lúc chưa có ai mạnh dạn lên tiếng về sự ăn chơi, lãng phí của linh mục Đông thì mới đây linh mục này lại liên tục lên mạng kêu gào về việc hóa đơn tiền điện của nhà thờ giáo xứ Chày tăng đột biến.



Thực tế, theo lời những giáo dân nơi đây, việc hóa đơn tiền điện tăng là điều tất yếu khi để chơi cá Koi thì linh mục Đông phải cho bật bật máy bơm lọc nước cả ngày. Đồng thời sau khi hoàn thành công trình tượng đài Đức mẹ mới, linh mục Đông liên tục tổ chức thánh lễ cho giáo dân ngoài trời, tại khu vực tượng đài thay vì làm lễ trong nhà thờ như trước đây.



Dù mang tiếng là tổ chức ngoài trời nhưng để có đủ ánh sáng phục vụ việc tổ chức lễ thì đèn điện trong nhà thờ, nhà phòng, nhà dạy giáo lý, linh mục Đông đều yêu cầu giáo dân bật lên hết. Vậy thì hóa đơn tiền điện không tăng mới là chuyện là!



Dân gian có câu "Ăn chơi sợ gì mưa rơi" nhưng đối với một linh mục mà dù đang làm lễ, thấy trời mưa liền bỏ chạy, không hoàn thành lời nguyện cầu với Chúa theo đúng bổn phận của mình (trong lúc giáo dân vẫn nghiêm trang, sốt sắng lắng nghe)


thì việc linh mục Cao Dương Đông "Ăn chơi còn sợ... mưa rơi", xa hoa, lãng phí nhưng vẫn sợ tốn tiền (điện) cũng là điều dễ hiểu!

@Lê Dân

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2020

Giám mục Nguyễn Thái Hợp và các linh mục tại Giáo phận Hà Tĩnh đã quên điều gì?

Trong bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung đang diễn biến hết sức phức tạp. Hàng tỷ con tim không phân biệt dân tộc, tôn giáo, giới tính đang hòa chung nhịp đập, chung lời cầu nguyện, mong cho nhân loại sớm tìm ra và sản xuất rộng rãi phương thuốc chữa trị hiệu quả, để không còn ai phải chết vì căn bệnh quái ác, để dịch bệnh sớm chấm dứt. Thì ngày 13/8/2020 vừa qua, Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Hà Tĩnh ra "Thư mời gọi hiệp thông" kêu gọi giáo sĩ, giáo dân trong giáo phận tổ chức hưởng ứng "Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin" (22/8/2020) bằng các hình thức dâng Thánh lễ, chầu Thánh thể hay thắp nến cầu nguyện cộng đồng với những mong ước nghe qua thật cao đẹp như: "Cầu cho những người đang bị bách hại vì tôn giáo luôn được kiên vững trong niềm tin của mình và mạnh mẽ vượt qua", "Cầu cho những người đang bị bách hại vì tôn giáo luôn được kiên vững trong niềm tin của mình và mạnh mẽ vượt qua", "Cầu cho mọi người trên Quê hương Việt Nam được hưởng trọn quyền tự do tôn giáo; cách riêng, tại Giáo phận Hà Tĩnh, được bảo đảm trong việc thực hành Đức tin và thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển".

Giám mục Nguyễn Thái Hợp chủ sự tổ chức Lễ hiệp thông cầu nguyện cho tự do tôn giáo tại "chuẩn giáo xứ Cửa Sót"
Giám mục Nguyễn Thái Hợp chủ sự thánh lễ hiệp thông cầu nguyện cho tự do tôn giáo
tại "chuẩn giáo xứ Cửa Sót" ngày 22/8/2020

Mặc dù "tự do tín ngưỡng, tôn giáo" là một quyền cơ bản của con người; việc cầu nguyện cho tự do tín ngưỡng, tôn giáo là hoàn toàn chính đáng. Nhưng thực tế, tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, việc lợi dụng tự do tín ngưỡng, tôn giáo cũng như cầu nguyện cho tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động, gây hận thù, chia rẽ, thậm chí gây xung đột, chiến tranh không phải là chuyện xưa nay hiếm! Điển hình là các cuộc Thập tự chinh do chính giáo hội Công giáo gây ra, khiến hơn 03 triệu người, trong đó, có 60.000 trẻ em phải bỏ mạng.

Đối với việc tổ chức hiệp thông cầu nguyện nhân "Ngày Quốc tế tưởng niệm các nạn nhân bị bạo hành vì lý do tôn giáo hay niềm tin" của Giáo phận Hà Tĩnh, ngay trong "Thư mời gọi hiệp thông" và phần hướng dẫn kèm theo, sự chia rẽ đã được thể hiện rõ khi Ban Công lý và Hòa bình Giáo phận Hà Tĩnh tập trung nhấn mạnh sự đối lập giữa người theo tôn giáo và người không theo tôn giáo (hay còn gọi là "vô thần"), xuyên tạc cho rằng vì ý thức hệ "vô thần" mà tại Việt Nam "nhiều Kitô hữu, nhiều tín đồ của các tôn giáo khác gặp rất nhiều khó khăn, bị bắt bớ tù đày, bị trù dập, bị ngăn cản sống và biểu lộ niềm tin của mình". Nếu điều này là sự thật thì chẳng lẽ để xóa bỏ tình trạng "đàn áp tôn giáo" tại Việt Nam phải xóa bỏ "ý thức hệ vô thần"?

Có thể Giám mục Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn của Giáo phận Hà Tĩnh đã quên mất rằng "tự do tín ngưỡng, tôn giáo" không phải chỉ bao gồm việc tự do theo một tôn giáo nhất định mà còn bao gồm cả việc tự do không theo tôn giáo nào (hay nói cách khác là tự do "vô thần"). Và tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, nhất là tại những xã, thôn mà đa phần người dân theo Công giáo, việc "đàn áp người không theo tôn giáo" đã và đang được giáo hội tiến hành một cách không khoan nhượng, dưới nhiều hình thức tinh vi như bố mẹ không đi lễ thì con cái sẽ không được làm các phép bí tích, mời cưới không ai đi, chết không ai đưa...

Linh mục Dương Sỹ Nho, quản xứ Hà Lời, tỉnh Quảng Bình

và linh mục Bùi Khiêm Cường, quản xứ Kẻ Đọng, tỉnh Hà Tĩnh "cưỡng hiếp" các em thiếu nhi tham dự thánh lễ đòi "tự do tín ngưỡng, tôn giáo" ở cái tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới"

Sự quên đối với một giám mục đã đến tuổi hưu như Nguyễn Thái Hợp dù vì lý do gì cũng có thể được "biện minh" bằng lý do tuổi tác. Nhưng với một số linh mục tại Giáo phận Hà Tĩnh thì việc ra sức kêu gào hiệp thông cầu nguyện cho tự do tín ngưỡng, tôn giáo trong lúc quên mất nội dung cơ bản của quyền này cũng như quên soi xét việc tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chính mình rõ ràng là việc làm cần phải được công luận lên án mạnh mẽ!

@Lê Dân

Thứ Ba, 21 tháng 7, 2020

Giám mục Nguyễn Thái Hợp lại "giả nhân giả nghĩa"

Ngày 08/7/2020 vừa qua, trong Lễ Quan thầy Liên đoàn Thiếu nhi thánh thể giáo phận Hà Tĩnh được tổ chức tại giáo xứ Nhân Thọ (phường Quảng Thọ, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), Giám mục Nguyễn Thái Hợp đã có bài giảng thể hiện sự băn khoăn, lo lắng khi những người trẻ Công giáo tại Hà Tĩnh, Quảng Bình đang chạy theo xu hướng thực dụng, muốn kiếm tiền nhanh bằng mọi giá, từ đó không chịu học hành để tích lũy kiến thức cần thiết từ đó nắm bắt những cơ hội việc làm có thu nhập cao ngay trên chính quê hương, đất nước mình mà tìm mọi cách để đi xuất khẩu lao động nước ngoài, dùng cơ bắp chứ không phải trí tuệ để kiếm tiền, dẫn đến những hậu quả đau lòng như việc 39 người Việt chết trong xe container tại Anh.


Không biết Giám mục Hợp có thật sự buồn hay không?! 

Mà từ khi lên nắm quyền tại giáo phận Vinh và sau này là giáo phận Hà Tĩnh, Giám mục Hợp không ngừng chỉ đạo các linh mục dưới quyền tuyên truyền, bắt ép các em thiếu niên nhi đồng học giáo lý, giáo luật, nhồi nhét tư tưởng vâng phục vào đầu giáo dân từ khi còn nhỏ, thực hiện chính sách ngu dân để dễ bề cai trị. Có lẽ giáo dân vùng Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Bình không xa lạ gì với nhịp điệu sinh hoạt: Buổi sáng 5h00 - 6h đi lễ, buổi chiều 15h - 16h đi đọc kinh, buổi tối 19h30 - 20h30 đi lễ hoặc đi sinh hoạt hội đoàn tại nhà thờ. Một lịch trình dày đặc, vậy thì những giáo dân muốn có kiến thức sẽ học vào giờ nào, chưa nói đến các em thiếu niên nhi đồng đang trong độ tuổi học phổ thông. Khung giờ từ 5h đến 6h và từ 19h đến 21h là khoảng thời gian giúp các em ôn tập, học lại bài cũ thì lại là khung giờ mà các linh mục mở loa phóng thanh để giảng đạo. Như vậy, đừng nói học, chỉ nghỉ ngơi thôi cũng đã không được rồi.


Hơn nữa, trong suốt thời gian cai quản giáo phận Vinh và sau này là giáo phận Hà Tĩnh, Giám mục Hợp không ngừng “bóc lột”, bắt giáo dân đóng góp các khoản để xây dựng giáo hội nhưng thật ra là để phục vụ hàng ngũ chức sắc trong giáo phận. Hình ảnh các linh mục đi xe hơi đắt tiền, ở nhà phòng nguy nga tráng lệ không còn lạ chuyện hiếm gặp. Gánh nặng từ những khoản đóng góp này chính là một phần lý do khiến người trẻ phải ra đi.

Vậy mà nào có thoát kiếp “nô lệ”!

Giám mục Hợp và số linh mục tại giáo phận Vinh, giáo phận Hà Tĩnh vẫn ngày đêm kêu gọi họ phải đóng góp những đồng tiền xương máu kiếm được để phục vụ việc xây dựng giáo hội. Từ xây dựng nhà thờ, nhà phòng đến mua sắm trang thiết bị rồi tổ chức lễ lượt… không thể kể hết các lý do mà Giám mục Hợp và các linh mục đưa ra. Điển hình như hồi tháng 8/2019, Giám mục Hợp đã ủy quyền cho hai đàn em thân cận là linh mục Mai Xuân Ái và linh mục Nguyễn Ngọc Đông đi xin tiền những giáo dân đang đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc, những người mà theo Giám mục Hợp là “đang đi bằng đầu gối để kiếm ăn” để “xây dựng giáo phận”.


Đúng là nói một đằng làm một nẻo, những vị chủ chăn ăn sung mặc sướng ngửa tay xin tiền những con chiên nghèo khổ đang lăn lộn ở xứ người mưu sinh. Đáng buồn hơn, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, Giám mục Hợp và số linh mục đàn em kêu gào lên rằng chính quyền bỏ mặc người dân, những người lao động đang mắc kẹt ở nước ngoài do dịch bệnh còn ở nhà an toàn thì vẫn cứ tổ chức lễ để xin tiền đèn dầu của giáo dân.

Vâng, tiền thì Giám mục cất, còn trách nhiệm thì là của chính quyền. Cái nghề Giám mục thật là sung sướng!!!

@Trần Phong

Thứ Sáu, 17 tháng 7, 2020

Cần trả lại công bằng cho cha G.B. Phạm Quang Long?!

Ngày 15/7/2020, Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh có Thông báo số 06/2020/TB-VPTGM về việc thuyên chuyển, bổ nhiệm linh mục và phó tế trong giáo phận.

Theo đó, cha Gioan Baotixita Phạm Quang Long, nguyên quản xứ Minh Tú (xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình) được bổ nhiệm làm Phó xứ Đồng Troóc, đặc trách Giáo họ độc lập Na (thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình).


Ngay sau khi thông báo này được loan báo rộng rãi, dư luận nhiều linh mục, giáo dân tại Quảng Bình cho rằng quyết định trên của Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, vị chủ chăn của Giáo phận Hà Tĩnh là chưa thực sự thỏa đáng đối với cả cha Long và giáo dân giáo xứ Minh Tú.

Bởi:

Điều đầu tiên dễ nhận thấy nhất là về vị Thánh Quan thầy của cha Long, người luôn bảo vệ, hướng dẫn và cầu bầu cho Cha - Thánh Gioan Baotixita. Nhưng trong nội dung thông báo của Văn phòng Tòa Giám mục, tên thánh của cha Long lại là Phanxicô Xaviê. Điều này có thể là lỗi của "thằng đánh máy" (cha Antôn Nguyễn Thanh Tịnh, Phó Chưởng ấn kiêm Chánh Văn phòng Tòa Giám mục) nhưng cũng có thể là biểu hiện cho thấy sự thiếu quan tâm, trân trọng của Bề trên Giáo phận đối với cá nhân cha Long.


Thứ hai, cha Long mới về mục vụ tại giáo xứ Minh Tú gần 03 năm 06 tháng (từ tháng 02/2017 đến nay) nhưng đã bị đổi đi nơi khác. Thời gian mục vụ quá ngắn trong khi có những cha xứ khác tại Giáo phận Hà Tĩnh, cách riêng là tại Quảng Bình đã về mục vụ tại một giáo xứ hơn 05 năm (cá biệt như cha Nguyễn Minh Sáng về quản xứ Phù Kinh đã 10 năm, cha Mai Xuân Ái về quản xứ Xuân Hòa đã 08 năm...) nhưng chưa phải đổi đi nơi khác.

Thứ ba, cha Long "được" thuyên chuyển đi nơi khác nhưng trong thông báo của Văn phòng Tòa Giám mục tuyệt nhiên không đề cập gì đến việc giáo xứ Minh Tú sẽ do ai coi sóc. Lẽ nào Đức cha Phaolô "nhất bên trọng, nhất bên khinh", chỉ vì cần có người chăm lo cho giáo dân giáo họ Na mà đem đoàn chiên giáo xứ Minh Tú đi bỏ chợ?!

Thứ tư, khi cha Long được Đức cha Phaolô bổ nhiệm về mục vụ tại Minh Tú, nơi đây vẫn chỉ là một giáo họ nhỏ của giáo xứ Kinh Nhuận, chưa đủ các điều kiện cần thiết để thành lập giáo xứ mà phải thành lập "chuẩn giáo xứ". Thế nên thời gian qua cha Long đã phải hết sức vất vả nhằm xây dựng Minh Tú ngày càng phát triển cả về đời sống đức tin lẫn cơ sở vật chất để chính thức "bằng anh, bằng em", trở thành một giáo xứ đúng nghĩa.

Đối với giáo họ Na, mong muốn của Tòa Giám mục khi cho giáo họ này trở thành giáo họ độc lập so với "giáo xứ mẹ" và bố trí linh mục đặc trách không nằm ngoài việc xây dựng giáo họ Na dần trở thành một giáo xứ mới.

Sứ vụ đặt lên vai linh mục đặc trách giáo họ Na là hết sức nặng nề. Sứ vụ đó đáng lẽ Đức cha Phaolô nên giao cho cha Phêrô Dương Sỹ Nho, quản xứ Hà Lời - "giáo xứ mẹ" của giáo họ Na, người đã có sự am hiểu nhất định đối với giáo họ Na, nhất là những mong ước của đoàn chiên nơi đây. Việc bổ nhiệm một linh mục mới về mục vụ tại "giáo xứ mẹ" còn linh mục nguyên quản "giáo xứ mẹ" được thuyên chuyển đến giáo xứ, chuẩn giáo xứ "con" là việc mà Đức cha Phaolô đã từng làm trong trường hợp của các cha Bônaventura Trương Văn Vút, Giuse Chu Quang Hải tại giáo xứ Đá Nện và chuẩn giáo xứ Lâm Sơn thuộc giáo hạt Minh Cầm trước đây.

Lý do cha Long bị thuyên chuyển, bổ nhiệm một cách bất ngờ chỉ có Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp là người biết rõ nhất. Và những hy vọng về lẽ công bằng cho cha Long sẽ mãi là thao thức bởi mọi sự lúc này đã là "sự đã rồi"!

@Lê Dân

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Linh mục Anton Đặng Hữu Nam xứng đáng được nghỉ mục vụ!

Ngày 17/6/2020 vừa qua, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã có Quyết định số 0720/QĐ-TGM cho linh mục Đặng Hữu Nam, nguyên quản xứ Mỹ Khánh tạm nghỉ thi hành công tác mục vụ.


Quyết định này được Đức cha Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh đưa ra căn cứ trên quy định của Bộ Giáo luật 1983, các điều 1740, 1741 và sau khi tham khảo ý kiến của những người có trách nhiệm trong giáo phận. 

Ðiều 1740: Khi sứ mệnh mục vụ của một cha sở vì lý do nào đó, dù cho không phải lỗi của ngài, trở thành nguy hại hay ít là không được hiệu quả, thì cha sở đó có thể bị Giám Mục dời đi khỏi giáo xứ. 

Ðiều 1741: Những lý do chính khiến cho cha sở có thể bị dời đi hợp lệ khỏi giáo xứ là: 

1. Cách thức hoạt động gây tổn hại hay xáo trộn nặng đến sự hiệp thông trong Giáo Hội; 

2. Sự thiếu khả năng hay bệnh tật thường xuyên về tâm thần hay thể xác, làm cho cha sở không đủ sức chu toàn xứng hợp các chức vụ của mình; 

3. Mất sự quý trọng nơi các giáo dân tốt và đứng đắn, hoặc có sự hiềm khích chống lại cha sở, và tình trạng ấy không thể chấm dứt trong một thời gian ngắn; 

4. Chểnh mảng trầm trọng hoặc vi phạm các bổn phận của một cha sở; sau khi đã cảnh cáo mà không sửa chữa; 

5. Quản trị bê bối các tài sản khiến cho Giáo Hội bị thiệt hại nặng mà không còn phương cách nào khác để điều trị sự tai hại này. 

Tuy nhiên, sau khi quyết định trên được thông báo rộng rãi, linh mục Đặng Hữu Nam đã lên tiếng công khai phản đối quyết định của Bề trên giáo phận. 

Theo lời Đặng Hữu Nam, việc bị cho tạm nghỉ mục vụ là điều hoàn toàn bất ngờ đối với cá nhân linh mục này, chỉ khi quyết định đã được ban hành, các linh mục khác gọi điện thông báo thì Đặng Hữu Nam mới biết. Sau đó, Đặng Hữu Nam đã trực tiếp gặp Đức cha Nguyễn Hữu Long để hỏi rõ lý do và bày tỏ sự phản đối với các lý do mà Đức cha đưa ra. 

Những gì mà Đặng Hữu Nam nói khiến người ta phải băn khoăn, đặt câu hỏi về việc liệu Tòa Giám mục Giáo phận Vinh có thực sự tuân theo các quy định hiện hành của giáo hội về cách thức tiến hành bãi chức hay thuyên chuyển các linh mục quản xứ hay không. 

Ðiều 1742: (1) Nếu sau khi đã điều tra, Giám Mục thấy có lý do như nói ở điều 1740, ngài sẽ thảo luận vấn đề với hai cha sở, được Hội Ðồng Linh Mục tuyển chọn vào phận sự này theo lời đề nghị của Giám Mục. Sau đó, nếu nhận thấy phải đi đến quyết định bãi chức, Giám Mục phải lấy tình cha con thuyết phục cha sở từ chức trong hạn mười lăm ngày. Tuy nhiên, để sự bãi chức được hữu hiệu, cần phải nói cho cha sở biết các lý do và luận cứ. 

(2) Ðối với cha sở thành phần của một dòng tu hay một tu đoàn tông đồ, phải giữ quy định ở điều 682, triệt 2. 

Ðiều 1743: Sự từ chức của cha sở có thể được thực hiện không những là cách đơn thường, mà còn với điều kiện nữa, miễn là điều kiện ấy có thể được Giám Mục chấp nhận hợp pháp và thật sự được chấp nhận. 

Ðiều 1744: (1) Nếu cha sở không trả lời trong hạn kỳ đã ấn định, thì Giám Mục phải lặp lại lời yêu cầu và đồng thời phải gia hạn thời gian hữu ích để trả lời. 

(2) Nếu Giám Mục biết rõ cha sở đã nhận giấy yêu cầu lần thứ hai mà không trả lời, mặc dù không bị ngăn trở gì, hoặc nếu cha sở không chịu từ chức mà không đưa ra lý do, thì Giám Mục sẽ ban hành nghị định bãi chức. 

Ðiều 1745: Tuy nhiên, nếu cha sở phản đối lý do và các lý do đã viện ra, và đồng thời dẫn dụ các luận cứ mà Giám Mục xét thấy là không đầy đủ, thì để Giám Mục có thể hành động hữu hiệu, cần phải: 

1. Yêu cầu cha sở, sau khi đọc kỹ các án từ, viết một bản tường trình trong đó ghi tất cả những điều mình phản đối, và mang lại các bằng chứng nghịch lại, nếu có; 

2. Sau đó, nếu cần, phải bổ túc thẩm cứu và cân nhắc vấn đề cùng với các cha sở như nói ở điều 1742, triệt 1; nếu họ bị ngăn trở thì phải chỉ định những người khác; 

3. Sau cùng, sẽ quyết định bãi chức cha sở hay không, và phải lập tức ban hành nghị định liên hệ. 

Ðiều 1747: (1) Cha sở bị bãi chức phải ngưng thi hành chức vụ cha sở, rời bỏ nhà xứ càng sớm càng tốt, và phải giao lại tất cả những gì thuộc về giáo xứ cho ngùi được Giám Mục ủy thác giáo xứ. 

(2) Tuy nhiên, nếu cha sở đang bệnh và gặp khó khăn để rời khỏi nhà xứ đi nơi khác, thì Giám Mục sẽ để cho người xử dụng nhà xứ, kể cả việc xử dụng độc quyền nữa, bao lâu nhu cầu kéo dài. 

(3) Bao lâu việc thượng cầu kháng lại nghị định bãi chức còn tiếp diễn, Giám Mục không được bổ nhiệm cha sở mới, nhưng phải lâm thời liệu một vị giám quản giáo xứ.

Bởi theo quy định tại các điều 1742 – 1747 của Bộ Giáo luật 1983 thì việc cho Đặng Hữu Nam tạm nghỉ mục vụ phải được Đức cha Nguyễn Hữu Long trao đổi trước và vận động linh mục này từ chức rồi mới ban hành quyết định bãi chức.

Nếu Đặng Hữu Nam nói dối thì rõ ràng linh mục này đã vi phạm điều răn thứ 8 (“Ngươi không được làm chứng dối”). Còn nếu lời của Đặng Hữu Nam là sự thật thì đó chẳng khác nào là lời tố cáo Đức cha Nguyễn Hữu Long đã vi phạm các quy định của giáo luật và hành động trả lời phỏng vấn công khai của Đặng Hữu Nam đã trở thành việc làm “vạch áo cho người xem lưng”, khơi mào một cuộc “đấu tố” đối với Bề trên của mình.

Nhưng đến lúc này, chưa có ai tiến hành phỏng vấn đối với Đức cha Nguyễn Hữu Long hay thậm chí là tổ chức đối chất giữa Đức cha với Đặng Hữu Nam nên chưa thể khẳng định những gì Đặng Hữu Nam nói có phải là sự thật hay không.

Tuy nhiên, cần phải thấy rằng số linh mục được Tòa Giám mục Giáo phận Vinh thuyên chuyển, bổ nhiệm trong đợt này là khá đông (lên tới 30 người). Nhưng tuyệt nhiên, ngoài Đặng Hữu Nam, chưa có bất cứ linh mục nào lên tiếng cho rằng mình hoàn toàn bất ngờ, không được thông báo trước về việc thuyên chuyển, bổ nhiệm đối với cá nhân mình chứ chưa nói đến việc lên tiếng công khai phản đối quyết định của Bề trên giáo phận.

Mặt khác, việc sau khi thông tin Đặng Hữu Nam được cho tạm nghỉ mục vụ được công bố, dư luận hàng ngũ giáo sĩ, giáo dân Giáo phận Vinh và cả Giáo phận Hà Tĩnh (“đứa con” của Giáo phận Vinh cũ) xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều (người thì ủng hộ, cho rằng việc Đặng Hữu Nam bị tạm nghỉ mục vụ là hoàn toàn xứng đáng; người thì phản đối cho rằng việc linh mục này bị nghỉ mục vụ là do có thế lực nào đó đứng sau tác động buộc Đức cha Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh phải ra quyết định) càng cho thấy việc Tòa Giám mục Giáo phận Vinh cho Đặng Hữu Nam nghỉ mục vụ là chính xác, phù hợp với quy định tại triệt 1, triệt 3 Điều 1741 Bộ Giáo luật 1983.

Sự thật chỉ có một! Dù nói thật hay nói dối thì rõ ràng việc cho Đặng Hữu Nam tạm nghỉ mục vụ là một quyết định hoàn toàn đúng đắn của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh! Việc làm này sẽ là một viên đá góp phần đưa giáo phận này sớm vượt qua những năm dài u tối, đầy rẫy ồn ào, tai tiếng, chia rẽ dưới sự cai quản của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, người đã luôn che chở, dung túng cho Đặng Hữu Nam suốt những năm qua và nay cũng đang tạo ra những Đặng Hữu Nam mới, những chứng nhân của sự thiếu vâng phục tại Giáo phận Hà Tĩnh.

@Lê Dân


NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...