Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

"Chống Trung Quốc", "bảo vệ biển đảo" chỉ là cái cớ!

Trong những ngày qua, nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao phát biểu chính thức về hành vi vi phạm chủ quyền của Trung Quốc ngày 16/7/2019

Với lập trường nhất quán "kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 trước bất cứ hành vi nào xâm phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển được xác định phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982". Đảng, Nhà nước Việt Nam đã tiếp xúc nhiều lần với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm, rút toàn bộ tàu ra khỏi vùng biển Việt Nam; tôn trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam vì quan hệ hai nước và ổn định, hòa bình ở khu vực. Chính phủ cũng đã chỉ đạo các lực lượng chức năng trên biển tiếp tục triển khai nhiều biện pháp phù hợp thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán một cách hòa bình, đúng pháp luật nhằm bảo vệ vùng biển Việt Nam.


Những hành động của Đảng, Nhà nước Việt Nam được dư luận quốc tế đánh giá là kiên quyết, khôn khéo. Thế nhưng đây đó vẫn xuất hiện những ý kiến, trong đó có không ít ý kiến là của số linh mục cực đoan tại Giáo phận Hà Tĩnh, phát biểu cho rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam hèn nhát, thỏa hiệp thậm chí là câu kết bán biển, đảo cho Trung Quốc. Cách giải quyết duy nhất để "bảo vệ biển, đảo", bảo vệ chủ quyền quốc gia, chống "xâm lược" Trung Quốc được số này đưa ra vẫn không có gì khác ngoài việc "biểu tình".



Trong lúc nhiều người tỏ ý nghi ngại, ngờ vực về hiệu quả của phương án xuống đường bởi ai cũng thấy rõ những nguy hại mà "biểu tình" có thể mang lại cho an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội mà Hồng Kông là minh chứng mới nhất. Thì chính những kẻ mặc áo chùng thâm (hay thường được gọi là "lũ quạ đen") tại Giáo phận Hà Tĩnh này, trực tiếp là linh mục Nguyễn Thanh Tịnh (Phó Chưởng ấn kiêm Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Giáo phận Hà Tĩnh), đã tự thú nhận mục đích thực sự của việc kêu gọi "chống Trung Quốc".


Qua chi tiết "mặc cả" giữa việc tham gia "chống Trung Quốc", "bảo vệ biển, đảo" với việc "bỏ Điều 4 Hiến pháp" (đồng nghĩa với việc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam), có thể thấy những kẻ cực đoan không thật sự quan tâm đến an ninh, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Họ chỉ mượn những vấn đề này để công kích nhà nước, nhằm phục vụ mục đích chính trị riêng mà thôi!


Và không ai có thể đảm bảo những kẻ chuyên "ném đá giấu tay", đẩy người khác, nhất là quần chúng giáo dân ra làm lá chắn để chống Cộng, sẽ không lặp lại phương thức này trong việc "chống Trung Quốc", "bảo vệ biển đảo" nếu quả thật Điều 4 Hiến pháp có bị xóa bỏ!

@Nhân Trần

Thứ Sáu, 26 tháng 7, 2019

Thông não về mức giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất

Việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất đối với 24 thửa đất ở tại khu ở mới thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đang vấp phải những ý kiến phản đối từ phía linh mục quản xứ Mai Xuân Ái, một số thành viên Hội đồng mục vụ, giáo dân giáo xứ Xuân Hòa, Giáo phận Hà Tĩnh.


Lý do phản đối được cho là mức giá khởi điểm đấu giá quá cao so với khung giá đất ở nông thôn tại huyện Quảng Trạch nằm trong Bảng giá các loại đất và phân loại đô thị, loại xã, khu vực, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2019 được ban hành theo Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND, ngày 22/12/2014 của UBND tỉnh.


Tuy nhiên, Điều 2 Quyết định số 36/2014/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Bình đã nêu rõ “Bảng giá đất quy định tại Quyết định này sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp quy định tại Khoản 2, Điều 114 Luật Đất đai 2013”.

Khoản 2, Điều 114 Luật Đất đai 2013 quy định:
2. Bảng giá đất được sử dụng để làm căn cứ trong các trường hợp sau đây:
a) Tính tiền sử dụng đất khi Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ở của hộ gia đình, cá nhân đối với phần diện tích trong hạn mức; cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở đối với phần diện tích trong hạn mức giao đất ở cho hộ gia đình, cá nhân;
b) Tính thuế sử dụng đất;
c) Tính phí và lệ phí trong quản lý, sử dụng đất đai;
d) Tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai;
đ) Tính tiền bồi thường cho Nhà nước khi gây thiệt hại trong quản lý và sử dụng đất đai;
e) Tính giá trị quyền sử dụng đất để trả cho người tự nguyện trả lại đất cho Nhà nước đối với trường hợp đất trả lại là đất Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất có thu tiền sử dụng đất, đất thuê trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê.

Như vậy rõ ràng Bảng giá các loại đất và phân loại đô thị, loại xã, khu vực, vị trí đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2015 – 2019 không phải là căn cứ để tính mức giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất đối với 24 thửa đất ở tại khu ở mới thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân cũng như bất cứ nơi nào trên địa bàn tỉnh Quảng Bình có tổ chức việc đấu giá quyền sử dụng đất.

Vậy mức giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất đối với 24 thửa đất ở tại khu ở mới thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân được tính toán dựa trên căn cứ nào?

Tại Thông tư số 48/2012/TT-BTC, ngày 16/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính hướng dẫn việc xác định giá khởi điểm và chế độ tài chính trong hoạt động đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất và Thông tư số 02/2015/TT-BTC, ngày 05/01/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 48/2012/TT-BTC có quy định:

Điều 3. Xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất
1. Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất được xác định như sau:
Giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất (đồng) = Diện tích đất (m2) x Giá đất cụ thể (đồng/m2)
Trong đó:
a) Diện tích đất là diện tích đất tính thu tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về thu tiền sử dụng đất;
b) Giá đất cụ thể là giá đất của mục đích sử dụng đất đấu giá được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.

Điều 4. Xác định giá đất cụ thể, giá đất tính tiền thuê đất và giá trị tài sản gắn liền với đất làm căn cứ xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất.
1. Giá đất cụ thể làm căn cứ xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất để giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê là giá đất cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định được xác định theo các phương pháp so sánh trực tiếp, chiết trừ, thu nhập, thặng dư quy định tại Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất”.

Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất quy định:

Điều 4. Phương pháp định giá đất
1. Phương pháp so sánh trực tiếp là phương pháp định giá đất thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất (sau đây gọi là thửa đất so sánh) đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất để so sánh, xác định giá của thửa đất cần định giá.
2. Phương pháp chiết trừ là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tài sản gắn liền với đất bằng cách loại trừ phần giá trị tài sản gắn liền với đất ra khỏi tổng giá trị bất động sản (bao gồm giá trị đất và giá trị tài sản gắn liền với đất).
3. Phương pháp thu nhập là phương pháp định giá đất tính bằng thương số giữa mức thu nhập ròng thu được bình quân một năm trên một đơn vị diện tích đất so với lãi suất tiền gửi tiết kiệm bình quân một năm tính đến thời điểm định giá đất của loại tiền gửi VNĐ kỳ hạn 12 tháng tại ngân hàng thương mại nhà nước có mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm cao nhất trên địa bàn cấp tỉnh.
4. Phương pháp thặng dư là phương pháp định giá đất đối với thửa đất có tiềm năng phát triển theo quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng đất để sử dụng cao nhất và tốt nhất bằng cách loại trừ tổng chi phí ước tính ra khỏi tổng doanh thu phát triển giả định của bất động sản.
5. Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất là phương pháp định giá đất bằng cách sử dụng hệ số điều chỉnh giá đất nhân (x) với giá đất trong bảng giá đất do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ban hành.

Từ các quy định trên có thể thấy mức giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất đối với 24 thửa đất tại khu ở mới thôn Xuân Hòa được tính toán bằng phương pháp so sánh trực tiếp thông qua việc phân tích mức giá của các thửa đất trống tương tự trên địa bàn thôn Xuân Hòa cũng như các thôn lân cận của xã Quảng Xuân về mục đích sử dụng đất, vị trí, khả năng sinh lợi, điều kiện kết cấu hạ tầng, diện tích, hình thể, tính pháp lý về quyền sử dụng đất đã chuyển nhượng trên thị trường.


  
Những văn bản quy định đã được nêu ở trên được đăng tải hoàn toàn công khai trên mạng nhưng linh mục Mai Xuân Ái không biết (hoặc cố tình “lờ đi”, không chịu tìm hiểu, nghiên cứu) nên “lớn tiếng” yêu cầu áp dụng mức giá khởi điểm sai đối với 24 thửa đất tại khu ở mới thôn Xuân Hòa?!

Không hy vọng những thông tin đã được trích dẫn trong bài viết này sẽ “thông não” được cho kẻ chuyên “lừa chiên, dối Chúa” như linh mục Mai Xuân Ái mà chỉ mong bà con nhân dân thôn Xuân Hòa có thêm thông tin để không lầm đường lỡ bước do “ma đưa lối, quỷ dẫn đường”!

@Lê Dân

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Cảnh giác trước "chiêu trò" kích động phản đối Dự án phân lô, đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình

Thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình là thôn ven biển, có 861 hộ/ 3940 nhân khẩu, tất cả đều là giáo dân Công giáo. Do trình độ dân trí còn thấp, tư tưởng sinh con trai để đi biển rất phổ biến, nên việc sinh con thứ 3 ở Xuân Hòa được xem là chuyện bình thường. Có thời điểm, tỷ lệ sinh con thứ 3 lên đến 40%. Tình trạng "đất chật, người đông" đồng nghĩa với nhu cầu đất ở cao cùng với đời sống kinh tế của người trong thôn tương đối khấm khá hơn so với các thôn trong cùng xã (do hầu như gia đình nào cũng có người thân đi lao động ở nước ngoài) nên giá cả mua bán đất ở tại thôn Xuân Hòa khá cao so với mặt bằng chung.

Mặt bằng giá cả mua bán đất đai tại khu vực xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch trên thị trường bất động sản hiện nay
Để giải quyết nhu cầu đất ở cấp thiết của người dân trên địa bàn, năm 2019, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình đã lập dự án, tiến hành san lấp mặt bằng, phân lô để đấu giá quyền sử dụng đất (QSDĐ) đối với 24 thửa đất ở tại khu ở mới thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân. Mỗi thửa đất có diện tích từ 202,5m2 đến 265,8m2 với giá khởi điểm từ 549.990.000 đồng/thửa đến 1.010.570.000 đồng/thửa.


Tuy nhiên, ngay sau khi Thông báo về việc đấu giá QSDĐ đối với 24 thửa đất này được Trung tâm Dịch vụ đấu giá tài sản tỉnh Quảng Bình, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Quảng Trạch và UBND xã Quảng Xuân công bố thì linh mục Mai Xuân Ái, quản xứ Xuân Hòa đã đăng đàn rao giảng cho rằng mức giá khởi điểm để đấu giá quá cao.


Linh mục Ái còn chỉ đạo Ban Truyền thông giáo xứ Xuân Hòa, thông qua tài khoản Facebook "Giáo Xứ Xuân Hòa" để đăng tải các bài viết phản đối mức giá khởi điểm đấu giá đối với 24 thửa đất ở tại khu ở mới thôn Xuân Hòa, xã Quảng Xuân.


Có thể thấy bên cạnh việc chỉ tập trung so sánh mức giá khởi điểm đấu giá với khung giá đất ở nông thôn được dùng để tính thuế sử dụng đất đối với những trường hợp được Nhà nước giao đất tại xã Quảng Xuân mà không đề cập gì đến giá đất thực tế được người dân trong thôn Xuân Hòa trao đổi, chuyển nhượng cho nhau lâu nay. Một khẩu hiệu quan trọng được linh mục Mai Xuân Ái đưa ra để kêu gọi giáo dân phản đối Dự án phân lô, đấu giá QSDĐ tại khu ở mới thôn Xuân Hòa là "Đất XUÂN HÒA, Người XUÂN HÒA ở".

Với những giáo dân Công giáo Quảng Bình nói riêng và Giáo phận Hà Tĩnh nói chung thì câu khẩu hiệu trên hoàn toàn không xa lạ. Và có lẽ như giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), nơi đã trở nên nổi tiếng, hay chính xác là tai tiếng với khẩu hiệu "Đất CỒN SẺ, Người CỒN SẺ ở", người dân giáo xứ Xuân Hòa cần hết sức tỉnh táo, suy xét một cách cẩn thận để thấy rằng dù đấu giá công khai (mọi công dân Việt Nam đều có quyền tham gia đấu giá) nhưng sẽ chẳng có ai ngoài người dân thôn Xuân Hòa tham gia đấu giá để phải đòi "Đất XUÂN HÒA, Người XUÂN HÒA ở" từ đó không mắc mưu, nghe theo các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật gây nên cảnh "nồi da xáo thịt" như ở Cồn Sẻ năm 2016!

@Lê Dân

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Kinh tế Hồng Kông điêu đứng vì biểu tình và bài học cho Việt Nam

Làn sóng biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn dù bà Carrie Lam, Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông tuyên bố dự luật đã "chết".

Người dân Hồng Kông xuống đường biểu tình suốt gần một tháng nay

Những thiệt hại từ một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong hai thập kỷ qua tại Hồng Kông đã được ghi nhận, khi biểu tình đã leo thang thành bạo lực với những cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát, các trung tâm tài chính bị tê liệt, nhiều trung tâm thương mại cao cấp, như Pacific Place phải đóng cửa.

Công ty đầu tư PineBridge Investments (Mỹ), đang quản lý 93 tỷ USD là một trong những công ty hủy hoặc hoãn các sự kiện ở Hồng Kông trong tuần trước vì các cuộc biểu tình. Ngày 13/6/2019, chính quyền Hồng Kông hoãn cuộc đấu giá một khu vực đất vàng có thể thu về 1,7 tỷ USD. Ngày 14/6/2019, sự kiện đua thuyền rồng với lượng khách dự kiến 60.000 người cũng bị hủy bỏ.

Trước những rủi ro trên, chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông từ 11-13/6/2019 đã giảm gần 4%, trong đó cổ phiếu của các công ty bất động sản giảm sâu nhất. Lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn một tháng leo lên mức cao nhất tính từ năm 2008. Cuộc biểu tình cũng đẩy đồng đôla Hồng Kông lên mức cao nhất so với USD từ tháng 12 năm ngoái.

Cũng cần nhắc lại, cuộc biểu tình diễn ra năm 2014 dưới tên gọi “Phong trào dù vàng” đã tác động rất xấu đến ngành du lịch, khách sạn, bán lẻ và giao thông ở Hồng Kông. Những thách thức mà các cuộc biểu tình xung quanh luật dẫn độ hiện nay mang lại được giới phân tích đánh giá là còn lớn hơn cuộc biểu tình năm 2014, khi tăng trưởng kinh tế của Hồng Kông đang xuống mức thấp nhất tính từ khủng hoảng tài chính năm 2009.


Căng thẳng chính trị tại Hồng Kông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhất là khi đã có những lo ngại về việc Mỹ “nhúng tay can thiệp” nhằm tấn công Trung Quốc trong mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa hai nước.

Cảnh sát ở Hồng Kông hỗn chiến với người biểu tình hôm 14/7/2019

Vậy nhưng mới đây trang fanpage của "Việt Tân" đã có một cuộc thăm dò ý kiến về việc người dân Việt Nam có nên học tập người dân Hồng Kông, tham gia biểu tình nhằm gây áp lực với chính quyền trong việc ban hành các dự luật cũng như giải quyết những vấn đề mà người dân không hài lòng.

Chưa rõ kết quả cuối cùng của cuộc thăm dò ý kiến này sẽ ra sao nhưng cần khẳng định rằng biểu tình không và chưa bao giờ là phương pháp tốt nhất để thể hiện ý kiến của người dân và biểu tình luôn là phương thức để các phần tử thù địch, chống đối lợi dụng để gây bất ổn xã hội, lật đổ chính quyền. Dù chưa thể so sánh được với Hồng Kông, nhưng những năm gần đây, Việt Nam luôn được đánh giá cao trong các cuộc khảo sát toàn cầu về môi trường kinh doanh mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nếu ở Việt Nam cũng xảy ra làn sóng biểu tình như ở Hồng Kông thì kẻ hưởng lợi sẽ chỉ là các thế lực thù địch, phản động, chống đối chính quyền như "Việt Tân" mà thôi, quyền lợi của người dân chưa thấy đâu mà những thiệt hại mà nó gây ra chắc chắn sẽ lớn hơn Hồng Kông rất nhiều!

@Nhân Trần

Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

RFA lại nhanh nhảu đoảng!

Sau khi thông tin về việc Tổ Đồng Thuận, đại diện của các nông dân ở xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, ngoại thành Hà Nội kể từ năm 2015 đến năm 2019 đã thu hàng trăm triệu đồng mỗi lần “hạch toán”, trong đó gia đình Lê Đình Kình nhận tiền bồi dưỡng lên đến cả trăm triệu đồng được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội.



Ngày 05/7/2019, Lê Đình Kình đã lên tiếng với Báo Dân Việt khẳng định những thông tin cáo buộc gia đình ông nhận tiền bồi dưỡng là bịa đặt, vu khống 100% và ông sẽ hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có nhận khoản tiền bồi dưỡng như vậy.


Báo Dân Việt sau đó đã có bài viết đưa tin về phát ngôn của Lê Đình Kình và con trai Lê Đình Công xung quanh sự việc.


Các nội dung trong bài viết của Báo Dân Việt nhanh chóng được Đài Á Châu Tự Do - RFA dẫn lại trong một bài viết có tiêu đề "Đại diện nông dân Đồng Tâm giữ đất phản đối cáo buộc "nhận tiền bồi dưỡng"" được đăng tải dưới danh nghĩa Ban Biên tập RFA thay vì câu nói quen thuộc "Bài viết không thể hiện quan điểm của đài Á Châu Tự Do".


RFA có lẽ chưa biết rằng chỉ sau ít giờ đăng tải bài viết Báo Dân Việt đưa tin ông Kình phủ nhận việc "nhận tiền bồi dưỡng" đã vội vàng gỡ bài viết này.


Điều này cùng với việc RFA không có sự liên lạc trực tiếp với Lê Đình Kình khiến bài viết của trang tin này đưa tin ông Kình phản đối cáo buộc "nhận tiền bồi dưỡng" không khác gì việc làm nhanh nhảu đoảng!


Nếu quả thật Lê Đình Kình bị oan, hay nói cách khác các bản quyết toán, thu chi nội bộ của “Tổ Đồng Thuận” bị lộ, lọt là tài liệu giả mạo thì tại sao ông này không làm đơn tố giác tội phạm gửi các cơ quan chức năng để được giám định chữ viết, chữ ký hòng khẳng định sự trong sạch của mình?!

Thực tế, chỉ cần RFA chịu khó tìm hiểu lại và so sánh chữ viết, chữ ký được cho là của Lê Đình Kình trong các bản quyết toán, thu chi nội bộ của “Tổ Đồng Thuận” bị lộ, lọt với chữ viết, chữ ký của chính ông này trong "Văn bản phản đối dự thảo Kết luận thanh tra và đề nghị thanh tra lại" ngày 20/7/2017 của "Tổ Đồng Thuận" là có thể biết việc ông Kình phản đối cáo buộc "nhận tiền bồi dưỡng" chỉ là việc làm "cố đấm ăn xôi" trước sự thật "hai năm rõ mười" mà thôi!

@Lê Dân

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...