Thứ Năm, 18 tháng 7, 2019

Kinh tế Hồng Kông điêu đứng vì biểu tình và bài học cho Việt Nam

Làn sóng biểu tình phản đối Dự luật dẫn độ tại Hồng Kông vẫn đang tiếp diễn dù bà Carrie Lam, Trưởng Đặc khu hành chính Hồng Kông tuyên bố dự luật đã "chết".

Người dân Hồng Kông xuống đường biểu tình suốt gần một tháng nay

Những thiệt hại từ một trong những cuộc biểu tình lớn nhất trong hai thập kỷ qua tại Hồng Kông đã được ghi nhận, khi biểu tình đã leo thang thành bạo lực với những cuộc đụng độ giữa người biểu tình và cảnh sát, các trung tâm tài chính bị tê liệt, nhiều trung tâm thương mại cao cấp, như Pacific Place phải đóng cửa.

Công ty đầu tư PineBridge Investments (Mỹ), đang quản lý 93 tỷ USD là một trong những công ty hủy hoặc hoãn các sự kiện ở Hồng Kông trong tuần trước vì các cuộc biểu tình. Ngày 13/6/2019, chính quyền Hồng Kông hoãn cuộc đấu giá một khu vực đất vàng có thể thu về 1,7 tỷ USD. Ngày 14/6/2019, sự kiện đua thuyền rồng với lượng khách dự kiến 60.000 người cũng bị hủy bỏ.

Trước những rủi ro trên, chỉ số Hang Seng của thị trường Hồng Kông từ 11-13/6/2019 đã giảm gần 4%, trong đó cổ phiếu của các công ty bất động sản giảm sâu nhất. Lãi suất vay trên thị trường liên ngân hàng kỳ hạn một tháng leo lên mức cao nhất tính từ năm 2008. Cuộc biểu tình cũng đẩy đồng đôla Hồng Kông lên mức cao nhất so với USD từ tháng 12 năm ngoái.

Cũng cần nhắc lại, cuộc biểu tình diễn ra năm 2014 dưới tên gọi “Phong trào dù vàng” đã tác động rất xấu đến ngành du lịch, khách sạn, bán lẻ và giao thông ở Hồng Kông. Những thách thức mà các cuộc biểu tình xung quanh luật dẫn độ hiện nay mang lại được giới phân tích đánh giá là còn lớn hơn cuộc biểu tình năm 2014, khi tăng trưởng kinh tế của Hồng Kông đang xuống mức thấp nhất tính từ khủng hoảng tài chính năm 2009.


Căng thẳng chính trị tại Hồng Kông chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, nhất là khi đã có những lo ngại về việc Mỹ “nhúng tay can thiệp” nhằm tấn công Trung Quốc trong mối quan hệ căng thẳng hiện nay giữa hai nước.

Cảnh sát ở Hồng Kông hỗn chiến với người biểu tình hôm 14/7/2019

Vậy nhưng mới đây trang fanpage của "Việt Tân" đã có một cuộc thăm dò ý kiến về việc người dân Việt Nam có nên học tập người dân Hồng Kông, tham gia biểu tình nhằm gây áp lực với chính quyền trong việc ban hành các dự luật cũng như giải quyết những vấn đề mà người dân không hài lòng.

Chưa rõ kết quả cuối cùng của cuộc thăm dò ý kiến này sẽ ra sao nhưng cần khẳng định rằng biểu tình không và chưa bao giờ là phương pháp tốt nhất để thể hiện ý kiến của người dân và biểu tình luôn là phương thức để các phần tử thù địch, chống đối lợi dụng để gây bất ổn xã hội, lật đổ chính quyền. Dù chưa thể so sánh được với Hồng Kông, nhưng những năm gần đây, Việt Nam luôn được đánh giá cao trong các cuộc khảo sát toàn cầu về môi trường kinh doanh mà nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội. Nếu ở Việt Nam cũng xảy ra làn sóng biểu tình như ở Hồng Kông thì kẻ hưởng lợi sẽ chỉ là các thế lực thù địch, phản động, chống đối chính quyền như "Việt Tân" mà thôi, quyền lợi của người dân chưa thấy đâu mà những thiệt hại mà nó gây ra chắc chắn sẽ lớn hơn Hồng Kông rất nhiều!

@Nhân Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...