Thứ Năm, 31 tháng 5, 2018

Hãy cho NGUYỄN VĂN ĐÀI được lương thiện!

Ngày mồng 04 tháng 6 tới đây, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội sẽ mở phiên tòa phúc thẩm các thành viên chủ chốt của Hội Anh em dân chủ (HAEDC). Theo Vũ Kim Khánh là vợ của Nguyễn Văn Đài, một trong những bị cáo đã bị xét xử ở phiên sơ thẩm, xác nhận với Đài Á châu tự do (RFA) thì chỉ có 04 thành viên của HAEDC kháng cáo bản án sơ thẩm gồm: Trương Minh Đức, Nguyễn Bắc Truyển, Phạm Văn Trội và Nguyễn Trung Tôn. 02 thành viên khác đã chấp nhận bản án sơ thẩm, không kháng nghị là Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà.

Lý do vị “thủ lĩnh tinh thần” của HAEDC không kháng án được bà vợ ông Đài “tiết lộ” là do sức khỏe, không chịu được điều kiện giam giữ của trại tạm giam, có kháng án chẳng có hy vọng giảm án nên đã chấp nhận bản án để được đi trại cải tạo.


Lời giải thích này không khiến nhiều người thỏa mãn bởi chứa đựng nhiều mẫu thuẫn và trái với chủ trương của Việt tân và phong trào dân chủ trong nước từ trước đến nay. Việc kháng án phúc thẩm vốn được giới "đấu tranh" ở Việt Nam tiến hành với mục đích chính là để thể hiện sự phản đối bản án và nhân cơ hội được tự bào chữa tại phiên tòa để nói lên tinh thần đấu tranh và nhận sự hiệp thông, ủng hộ từ giới chức ngoại giao phương Tây, các tổ chức nhân quyền và phong trào dân chủ trong và ngoài nước.

Bởi vậy, dù bất cứ lý do nào thì hành động không kháng án của Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà chính là bằng chứng khẳng định họ đã thừa nhận tội lỗi của mình, chấp nhận "buông bỏ" quá khứ để hướng tới một tương lai tươi sáng.

Chỉ mong các anh em dân chủ của Nguyễn Văn Đài và Lê Thị Thu Hà chấp nhận quyết định của họ, nhất là đừng lôi kéo họ vào con đường tội lỗi một mai khi họ ra tù. Bởi nếu không sẽ có lúc Nguyễn Văn Đài lại uất ức mà kêu rằng "Tao muốn lương thiện! Nhưng ai cho tao lương thiện?".

@Nhân Trần

Thứ Ba, 29 tháng 5, 2018

"Tin mừng cho người nghèo" - Sự sỉ nhục của truyền thông Công giáo

Tin mừng cho người nghèo là một trang tin Công giáo được lập ra với mục đích công khai là "loan báo Tin Mừng cho người bị bỏ rơi hơn cả, và vọng lại tiếng nói của dân oan, của người bị bất công, những người không có tiếng nói". Vậy nhưng những gì mà trang này đăng tải lại chẳng có chút bóng dáng nào của Tin Mừng, của sự thật và tình yêu đến từ Chúa Kitô mà đa phần là những bài viết, những bình luận, đánh giá phiến diện, sai lệch về các vụ việc nổi lên liên quan Công giáo Việt Nam.



Minh chứng mới nhất là bài viết có tiêu đề ""Cấm" Linh mục dâng lễ tại nhà riêng" được đăng tải trên Tin mừng cho người nghèo hôm 26 tháng 5 vừa qua.

Nội dung bài viết xoay quanh văn bản của Chủ tịch UBND xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình thông báo kết quả làm việc giữa UBND xã và ông Đinh Xuân Ngọc, giáo dân xóm 1, thôn Tân Hội, xã Liên Trạch liên quan việc ông Ngọc cho linh mục Cao Dương Đông (quản xứ Yên Giang) sử dụng nhà của mình để làm lễ cho giáo dân trong thôn.



Điều nực cười là mặc dù ông Đinh Xuân Ngọc đã thừa nhận việc tự ý tổ chức lễ tại nhà riêng là việc làm vi phạm pháp luật, cam kết không tái phạm nhưng Tin mừng cho người nghèo vẫn tìm cách "bẻ bút", sử dụng những thông tin sai lệch, những lập luận, đánh giá phiến diện để xuyên tạc nội dung văn bản thông báo và kết quả giải quyết sự việc của UBND xã Liên Trạch.

Biến "có" thành "không"

Việc linh mục Cao Dương Đông tự ý tổ chức lễ cho giáo dân thôn Tân Hội tại nhà riêng của ông Đinh Xuân Ngọc là việc làm vi phạm pháp luật!

Kết luận này được UBND xã Liên Trạch đưa ra dựa trên quy định tại Điều 12 (Đăng ký hoạt động tín ngưỡng), Điều 16 (Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung), Điều 17 (Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung), Điều 18 (Điều kiện để tổ chức được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo) và Điều 19 (Trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo) của Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Vậy nhưng Tin mừng cho người nghèo lại cố tình bỏ qua các điều 16, 17, 18, 19 mà chỉ tập trung phân tích nội dung Điều 12 và sự khác biệt giữa các khái niệm "Tín ngưỡng", "Tôn giáo" để cho rằng việc chính quyền xã Liên Trạch cấm linh mục Cao Dương Đông làm lễ cho giáo dân tại nhà riêng là không có căn cứ.

Coi trời bằng vung

Luật Tín ngưỡng, tôn giáo quy định “chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác” (Khoản 4 Điều 6) và chỉ rõ “Địa điểm hợp pháp là đất, nhà ở, công trình mà tổ chức hoặc cá nhân có quyền sử dụng hợp pháp theo quy định của pháp luật” (Khoản 15 Điều 2).

Trong khi đó, Luật Nhà ở năm 2014 quy định "Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của gia đình, cá nhân".

Như vậy, nhà riêng của ông Đinh Xuân Ngọc là nơi để ông và gia đình mình ở, phục vụ các nhu cầu sinh hoạt (trong đó có nhu cầu sinh hoạt tôn giáo) của bản thân ông và những thành viên trong gia đình mà thôi chứ không phải toàn bộ giáo dân xóm 1, thôn Tân Hội. Đồng thời nhà riêng của ông Đinh Xuân Ngọc chắc chắn không phải địa điểm mà linh mục Cao Dương Đông có quyền sử dụng hợp pháp khi chưa tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan.

Việc Tin mừng cho người nghèo khiến người ta hiểu sai về văn bản thông báo của UBND xã Liên Trạch không nằm ngoài mục đích xuyên tạc chủ trương, chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của chính quyền Việt Nam, tìm cách quốc tế hóa vấn đề "tự do tôn giáo" tại Việt Nam, bất chấp nguyên tắc "tự do trong khuôn khổ" được cả thế giới thừa nhận.

Rõ ràng ý kiến cho rằng Tin mừng cho người nghèo là sự sỉ nhục của truyền thông Công giáo quả không sai chút nào!

@Nhân Trần

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Việc từ chức của toàn bộ hàng giám mục Chilê và những câu hỏi với giáo hội Việt Nam

Ngày 18/05/2018, toàn bộ 34 giám mục Chilê - trong đó có hai hồng y - được đức giáo hoàng Phanxicô triệu kiến về Rôma để giải trình về trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo Chilê trong vụ tai tiếng bao che hành vi lạm dụng tình dục trẻ em của một linh mục Chilê, đã đệ đơn từ chức.

Giáo hoàng Phanxicô và các giám mục Chilê tại Rome ngày 17/05/2018
Đây là một sự kiện chưa từng có, làm đảo lộn cuộc chiến chống các lạm dụng trong Giáo hội, nhưng cũng đảo lộn cho giai đoạn kế của triều Giáo hoàng Phanxicô!

Mặc dù những điều hoàn toàn đáng trách xảy ra trong Giáo hội Chilê liên quan đến việc lạm dụng quyền lực, lương tâm và tính dục là không thể chấp nhận được, làm giảm bớt sức mạnh tiên tri vốn đặc trưng cho Giáo hội. Nhưng quyết định từ chức của toàn bộ hàng giám mục Chilê cũng không được nhiều người ủng hộ.
Sự từ chức của tất cả giám mục Chi-lê vùi đi trách nhiệm của từng người
- François Devaux, Chủ tịch tổ chức "Lời được Giải phóng" -

Quyết định từ chức được toàn bộ các giám mục cùng đưa ra khiến những việc làm sai trái trở thành sản phẩm của tập thể, dù thực tế từng người có mức độ can dự khác nhau. Điều này vô tình đã đá "quả bóng trách nhiệm" giải quyết bê bối của giáo hội Chilê vào chân của Giáo hoàng Phanxicô khi chính Giáo hoàng cũng đã thừa nhận trách nhiệm của mình trong vụ việc.


Còn nhớ trong chuyến tông du tháng 01/2018 vừa qua, khi bị các nhà báo Chilê về Giám mục Barros, một giám mục bị nghi che giấu các thủ đoạn của linh mục ấu dâm Fernando Karadima, Giáo hoàng Phanxicô đã trả lời với chỉ 02 từ "Vu khống”. Câu trả lời như tát nước này đã bị các nạn nhân của các vụ lạm dụng tình dục trên thế giới xem như một cái tát. Hiện nay, dù Đức Phanxicô đã xin lỗi, và tất cả các giám mục đã từ chức tập thể, chữ “vu khống” đã rạch một vết trên khuôn mặt của triều giáo hoàng.

Rồi đây, Giáo hoàng Phanxicô sẽ sớm đưa ra quyết định của mình đối với đơn từ chức của 34 giám mục Chilê. Chắc chắn sẽ không có chuyện Đức Phanxicô chấp nhận mọi đơn từ chức. Ngài sẽ chấp nhận một số và sẽ bác bỏ phần lớn. Vì nếu không, Giáo Hội Chilê thay vì tiến lên sẽ tê liệt và thụt lùi thảm hại. Tuy nhiên, sau vụ việc này, Đức Giáo hoàng sẽ càng thêm thấm thía câu ngạn ngữ "Không có lửa, làm sao có khói" ở Việt Nam!

Còn đối với Giáo hội Việt Nam, như bà Barbara Blaine, nhà sáng lập tổ chức "Mạng các Nạn nhân của việc Linh mục Lạm dụng" (Survivors Network of Those Abused by Priests) đã đánh giá "Các nước khác nhau, vấn đề giống nhau", những câu hỏi được đặt ra là "bao giờ sự thật sẽ được phanh phui?" hay "bao giờ các nạn nhân sẽ lên tiếng?" và "các giám mục Việt Nam sẽ hành động như thế nào nếu những vụ việc tương tự như ở Chilê được phơi bày?".

@Nhân Trần

Thứ Hai, 21 tháng 5, 2018

NoU: Lưỡi bò đâu có dễ ăn

Vậy là sau gần hai năm, bóng dáng NoU cũng đã xuất hiện trở lại bờ hồ, thoát khỏi cái tiếng “chống Trung Quốc trên sân bóng” mà anh em “zân chủ” đặt cho. Nhân dân thủ đô cũng đã lâu lắm rồi không thấy những gương mặt ăn vạ, sủa bậy chốn bình yên nhất của Hà Nội.

Có thể nói, lần trở lại này của NoU sau 2 năm vắng bóng là bàn đạp để cái làng zân chủ thực hiện nhiều hoạt động biểu tình hơn, cũng nghe đâu, tình hình kinh tế làng zân chủ mấy năm nay đói kém. Tiếc rằng, NoU đã không lấy lại được phong độ thời hoàng kim của mình, sự trở lại lần này càng chứng tỏ cho thiên hạ thấy rằng phong trào zân chủ đang tụt dốc không phanh, nhân dân thì ngày càng tỉnh táo.

Theo dõi các cuộc biểu tình lớn nhỏ ở Hà Nội mấy năm qua, tôi không còn nghi ngờ gì nữa về việc “báo tử” cho phong trào zân chủ, nhân sự kiện NoU trở lại, tôi có đôi lời nhận xét về cuộc biểu tình vừa qua, cũng như là đánh giá chung cho phong trào zân chủ như sau:

Èo uột

Nếu như ai đã từng theo dõi các cuộc biểu tình của làng zân chủ trong hai năm gần đây sẽ dễ dàng nhận thấy số người tham gia biểu tình chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, đông lắm thì được 20 người, còn trung bình chỉ đến cỡ 10 người. Nếu hôm  nào đông thì có nghĩa thành phần chủ lực là các “nhơn sĩ trí thức”, nó rơi vào những ngày kỉ niệm, tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ chống TQ xâm lược. Còn lại, chủ yếu là các cuộc biểu tình của lẻ tẻ của đám “dân oan” và một vài tay “zận chủ” chăn dắt đi theo.

Kiếm không ra người phải dụ trẻ con tham gia mới đủ chục mạng


Đợt này NoU biểu tình có khá hơn một chút, chỉ toàn các anh chị zân chủ cộm cán một thời như Lê Hoàng, Lã Dũng…, không có đám dân oan và tất nhiên  không thể thiếu trẻ con để làm tấm bình phong. Nhưng trao ôi, quanh đi quẩn lại cũng chưa đầy chục mạng, vừa đi vừa livestream, vừa nói dăm ba câu nhố nhăng, người ngoài nhìn vào không khác khách du lịch là bao. Nhớ khoảng đầu năm 2011, NoU hô mưa gọi gió, tổ chức biểu tình hôm nào cũng đông đủ, còn lôi kéo không ít dân lành tham gia. Còn bây giờ tôi không chắc được phân nửa thành viên NoU, lúc ăn uống tụ tập thì đông lắm, lúc “làm việc lớn” thì èo uột thế đấy?

Việt Tân hỗ trợ?

Tôi không dám chắc Việt Tân hỗ trợ bao nhiêu, hỗ trợ như thế nào, tôi không có cơ sở để khẳng định việc đấy, nhưng tôi khẳng định Việt Tân đang hỗ trợ nhiệt tình về mặt truyền thông cho NoU. Lại nói không đúng đi, trên fanpage Việt Tân đăng video về cuộc biểu tình của NoU, với cái tít không thể kêu hơn “NÓNG: KHÔNG CHẤP NHẬN “ĐƯỜNG LƯỠI BÒ LÀ SỰ CỐ NHỎ”, còn ghim cả lên đầu trang, support nhiệt tình và sẵn sàng ban nick ai trái quan điểm. Nội dung thì ghi sự kiện là “ngày chúa nhật” dù chả liên quan gì đến đạo công giáo, có hơn chục mạng biểu tình mà lại nói đây “là phản ứng của người dân”. Thật hợm hĩnh!

Tiếc là một cái fanpage 1tr3 like mà sau 15 giờ chỉ được hơn 800 like, 88 bình luận, chưa biết Việt tân mất bao nhiều tiền để mua được số like, share đó. Nếu nói Việt Tân chỉ hỗ trợ truyền thông mà không đứng sau xây dựng kịch bản biểu tình thì đến trẻ con nó cũng không tin được. Đám này mà không có bàn tay lông lá của Việt Tân có mà đói nhăn răng, nhỉ?


Hèn nhát

Lần trở lại này của NoU, có cảm giác như chục mạng tham gia biểu tình còn có vẻ dè dặt theo kiểu sợ chết. Nếu vài năm về trước, số người biểu tình không chỉ đông mà còn thực sự hung hãn, giăng băng rôn, biểu ngữ mặt trước in chữ chửi  TQ, mặt sau chửi Đảng Cộng sản Việt Nam, hiên ngang giơ lên, bị người dân chửi thì chửi lại, đe dọa, sẵn sàng sử dụng bạo lực nếu cần thiết, rồi thì thấy người dân nào phản đối mình là quay ra chụp mũ An ninh, chửi như tát nước vào mặt. Bây giờ thì sao, mang tiếng là biểu tình mà đi bộ loanh quanh khu Hồ Gươm, cầm điện thoại livestream, chụp vài tấm hình, không cờ quạt, không băng rôn, không loa tay, không hô hào, thấy công an làm nhiệm vụ trật tự thì ra quay ảnh ké, cợt nhả, biểu tình chả đúng mà diễu hành thì càng sai. Phải chăng đám NoU này cũng chột dạ khi nhìn thấy một loạt thành viên cộm cán của “Hội anh em dân chủ” lần lượt “nhập kho”? Và rồi về nhà chúng nói đó là biểu tình mà chắc chắn không quên báo thành tích. Nói chung không chỉ số lượng mà chất lượng của cuộc biểu tình này chỉ có thể miêu tả bằng một từ: THẢM HẠI

Sự tỉnh táo của người dân

Còn nhớ những ngày đầu chúng tổ chức biểu tình dưới cái mác “bài Trung thoát Hán”, chúng lôi kéo được vô số người dân tham gia do lúc đó biểu tình là cái gì đó còn khá mới trong lòng dân, thêm nữa dưới cái mác chống TQ, nó khơi dậy tinh thần yêu nước của nhân dân, người dân đã tham gia một cách vô tư, trong sáng. Nhưng “kim trong bọc cũng có ngày  lòi ra”, chúng càng ngày càng lộ rõ bản chất, mưu đồ chính trị bẩn thỉu. Khi người dân hiểu, chúng bị đuổi như đuổi tà, từ bà cụ già bán trà đá, đến thanh niên hiền lành nhiều khi ngứa mắt quá nên chửi, thậm chí là đập cho chúng một trận. Và tất nhiên với chúng thì những người đó là “An ninh Cộng sản” rồi.

Trong cái video về cuộc biểu tình của NoU mà Việt Tân đăng tải, sau khi “thủ dâm” hết chục mạng NoU, ở phút thứ 11 zận chủ Lê Hoàng phỏng vấn một bác lớn tuổi và bác trả lời như sau: “nếu ta mà dùng súng với nó (TQ) thì không xong, nó liều luôn”, câu trả lời của bác như một cái tát vào đám NoU khi luôn tuyên truyền kích động “chính quyền cộng sản nhu nhược, không dùng hỏa lực để đáp trả TQ”. Rồi bác lại trả lời “đã có phán xử quốc tế rồi, ta không cần, vì đương nhiên của ta rồi […] ta tuyên bố chủ quyền là được rồi”  khi zận chủ Lê Hoàng hỏi đểu “mình có nên phản ứng mạnh mẽ không hay để cho Đảng và Nhà nước lo?”. Những câu trả lời của bác ở trên trong một cuộc phỏng vấn bất ngờ của đám zận chủ cho thấy, người dân ngày càng tỉnh táo, có hiểu biết chính xác về chủ quyền biển đảo, có niềm tin mãnh liệt vào Đảng và Nhà nước trong giải quyết vấn đề biển đảo. Mục đích của đám zận chủ khi phỏng vấn người dân là hỏi  đểu với mong muốn kích cho người dân chửi chính quyền, nhưng kế hoạch đã bị phá sản, thậm chí là phản tác dụng khi phỏng vấn tới  ông bác kia mà lại đang trên livestream. Người dân ngày càng tỉnh táo trước đám zận chủ như vậy thì lẽ dĩ nhiên phong trào zân chủ tụt dốc là đúng rồi!



Như vậy, chỉ cần qua một đoạn video mà zận chủ Lê Hoàng livestream và được Việt Tân đăng lại cũng đủ để thấy phong trào zân chủ đang tụt dốc không phanh. Mặc dù sự trở lại lần này của NoU có thể là tiền đề cho nhiều cuộc biểu tình hơn, nhằm gây dựng lại phong trào zân chủ, gây dựng lại nguồn tài chính đói kém trong những ngày tháng qua, nhưng nó cũng là báo hiệu cho thấy biểu tình, đặc biệt là biểu tình dưới chiêu bài chống TQ đã không còn hiệu quả. Bản thân một số zận chủ đã thừa nhận phong trào tụt dốc, nhiều người thì đổ lỗi do nội bộ đấu đá, tranh giành quyền lực, tham nhũng tràn làn, nhưng khi phát ngôn công khai trên công luận thì lại đổ lỗi cho An ninh, cho chính quyền “bắt bớ, cản trở”, cho các hội nhóm yêu nước tự phát “phá bĩnh, gây khó dễ”, như là cách để che đi cái nội bộ đang thối nát của mình. Để cơ sự thành ra thế này, có lẽ nguồn tài chính là tác nhân chính, bởi khi không còn nguồn tài chính từ các tổ chức chống Cộng bên ngoài, từng miếng ăn của zân chủ trong nước phải chia nhỏ hoặc phải tranh giành dẫn tới việc người này muốn triệt người kia để nuốt trọn hoặc ăn phần nhiều số tiền đó. Trách ai bây giờ, trách mình vì lười lao động mà lại tham lam thôi.

@Nhật Lệ

Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Linh mục Giuse Nguyễn Công Bắc đã tự thú nhận điều gì?

Chiều ngày 16/5/2018, tại nhà thờ giáo xứ Kẻ Gai (Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An) đã diễn ra Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý & Hòa bình với sự tham dự của một số linh mục thuộc Ban Công lý & Hòa bình cũng như giáo hạt Cầu Rầm, giáo phận Vinh.


Trong bài giảng của mình, linh mục Giuse Nguyễn Công Bắc, quản xứ, quản hạt Cầu Rầm, thành viên Ban Công lý & Hòa bình đã bất ngờ thừa nhận khá nhiều điều, bao gồm:

1. Trong vụ việc phức tạp về an ninh trật tự xảy ra tại giáo xứ Kẻ Gai ngày 17/12/2017 vừa qua có trách nhiệm của giáo hội, giáo dân Công giáo, trực tiếp là linh mục quản xứ Nguyễn Đức Nhân và giáo dân giáo xứ Kẻ Gai ("Chuyện xẩy ra ngày 17/12/2017 vừa qua, có nhiều tình tiết và phức tạp cả về hai phía...").

2. Một số linh mục Công giáo, đã và đang triệt để sử dụng thủ đoạn kích động, lợi dụng, dùng số đông quần chúng tín đồ để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật, gây sức ép với chính quyền trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan quyền lợi của giáo hội ("...nhiều khi chúng ta nghĩ là mình đang nắm chân lý và làm theo sự thật, nhưng mà thực sự chúng ta đang làm theo suy nghĩ và tính toán của chính mình. Nhiều khi chúng ta nói là làm theo sự thật, nhưng chúng ta đang bị lôi kéo bởi sức mạnh của đám đông, ý kiến của số đông, hay thậm chí lợi dụng cả đám đông.").



 3. Nhiều linh mục, giáo dân Công giáo đang "nói một đằng, làm một nẻo", tự xưng là biểu tượng của tình yêu, của công lý và sự thật nhưng lại không phải như vậy; hình ảnh của giáo hội và giáo dân Công giáo đang ngày một xấu dần đi ("...tâm hồn của những người tin Chúa cũng chứa đầy tâm tư hận thù hằn học").




Thực tế những điều mà linh mục Giuse Nguyễn Công Bắc đề cập không phải là mới khi đã được nhiều người chỉ ra nhưng không ít giáo sĩ, giáo dân Giáo phận Vinh vẫn không muốn hay chính xác là không dám thừa nhận mà thôi.

Hy vọng sau Thánh lễ cầu nguyện cho Công lý & Hòa bình, sẽ có thêm những giáo sĩ, giáo dân Giáo phận Vinh biết tỉnh thức trước khi quá muộn!

@Kẹo Lạc

Thứ Tư, 16 tháng 5, 2018

Đừng trông đợi gì nhiều ở kẻ được chọn do ý Chúa!

Chính trường thế giới những ngày qua đang nóng lên xung quanh việc Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump thông báo ý định rút ra khỏi Thỏa thuận Hạt nhân giữa nhóm P5+1 (gồm 5 nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là Mỹ, Anh, Pháp Nga, Trung Quốc và Đức) với Iran đồng thời chỉ đạo xúc tiến tổ chức Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều nhằm đàm phán về chương trình hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.

Tổng thống Donald Trump phát biểu về Thỏa thuận Hạt nhân Iran hôm 08/5/2018
Quyết định rút khỏi Thỏa thuận Hạt nhân Iran của ông Trump, bất chấp những nỗ lực ngăn chặn của các đồng minh và sự phản đối của đại đa số người dân Hoa Kỳ là một "cú giáng mạnh vào các đồng minh của Hoa Kỳ" và "làm sâu sắc thêm sự cô lập của nước Hoa Kỳ trên trường quốc tế" mà một trong những lý do cơ bản của việc làm này được cho là nhằm loại bỏ những di sản của người tiền nhiệm Barack Obama .

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ tiền nhiệm Barack Obama
Tất cả chúng ta đều biết những nguy cơ của việc Iran đắc thủ vũ khí hạt nhân. Nếu những ràng buộc đối với chương trình hạt nhân Iran trong khuôn khổ Kế hoạch Hành động Toàn diện phối hợp (JCPOA) không còn nữa, thì chúng ta sẽ đẩy nhanh cái ngày mà chúng ta sẽ phải đối diện với lựa chọn phải sống chung với nguy cơ đó hay là tiến hành chiến tranh để ngăn chặn nó.”

Trong khi đó, việc xúc tiến tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều lại được cho là cơ hội để ông Trump tạo dấu ấn cá nhân bởi nếu giải quyết thành công vấn đề Triều Tiên thì ông Trump đã làm được điều mà những người tiền nhiệm như Bill Clinton, George Bush và Barack Obama không thể.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên KIM JONG UN và Tổng thống Hoa Kỳ DONALD TRUMP
dự kiến sẽ gặp nhau tại Singapore cuối tháng 6/2018
Tuy nhiên, với việc "lật lọng", không tôn trọng thỏa thuận do người tiền nhiệm đã ký kết thì không có gì bảo đảm rằng ông Trump hay có thể là người kế nhiệm ông ta sau này tôn trọng những thỏa thuận (nếu có) giữa Hoa Kỳ và Triều Tiên trong cuộc gặp sắp tới.

Hãy tránh xa các thỏa thuận, John, ông đang gây tổn hại tới đất nước đấy!
(Dòng tweet trên Twitter của Tổng thống Donald Trump gửi đến cựu ngoại trưởng John Kerry,
một trong những “kiến trúc sư chính” của Thỏa thuận Hạt nhân Iran)

Đồng thời, việc ông Trump (người chiến thắng do ý Chúa trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ lần thứ 45) quyết định rút khỏi Thỏa thuận Hạt nhân Iran vì thỏa mãn cá nhân thay vì hòa bình, ổn định trên thế giới thì có lẽ giới quan sát quốc tế và bản thân người dân Mỹ - Triều cũng không nên trông đợi quá nhiều ở Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều, nhất là khi Mỹ và Hàn Quốc vẫn tiếp tục tổ chức cuộc diễn tập chung Thần Sấm trên khắp Hàn Quốc những ngày qua.

@Kẹo Lạc

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

NGUYỄN THANH TỊNH - Linh mục hay "cò đất"?!

Sau việc kích động giáo dân tụ tập tuần hành kéo lên trụ sở UBND xã Quảng Lộc hôm 07/5/2018 để gây sức ép với chính quyền trong việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất theo dự án Quy hoạch chi tiết phân lô đất ở khu vực Cồn Sẻ, xã Quảng Lộc của Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình.

Những giáo dân Cồn Sẻ cuồng tín công khai đe dọa những giáo dân khác đã tham gia việc đấu giá quyền sử dụng đất
dù việc làm đó là đúng quy định của pháp luật nhưng không đúng với chỉ đạo của linh mục Nguyễn Thanh Tịnh
Ngày 09/5/2018, linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ (xã Quảng Lộc, thị xã Ba Đồn) lại tiếp tục có những động thái can thiệp vào việc triển khai dự án xây dựng Khu nhà ở thương mại tại phường Quảng Phong, một dự án khác cũng của Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Ba Đồn.


Đối với dự án Quy hoạch chi tiết phân lô đất ở khu vực Cồn Sẻ, Nguyễn Thanh Tịnh cho rằng giá đất đưa ra để đấu giá là quá cao (trong khi bình quân một mét vuông đất ở chỉ từ 1,5 đến 2 triệu đồng).


Nhưng đối với dự án xây dựng Khu nhà ở thương mại tại phường Quảng Phong thì vị linh mục này lại cho rằng giá đền bù dự kiến (35 nghìn đồng/một mét vuông đất trồng lúa) quá thấp, trong khi giá đất đưa ra để đấu giá tại khu vực này - theo dự đoán của Nguyễn Thanh Tịnh là 05 triệu đồng/một mét vuông đất ở - là quá cao.


Việc liên tiếp lên tiếng "chỏ mỏ", can thiệp một cách tùy tiện vào việc triển khai các dự án phát triển quỹ đất của chính quyền là dấu chỉ đáng lo ngại cho trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức và ý thức trách nhiệm của vị linh mục "trẻ người non dạ" Nguyễn Thanh Tịnh! Dù mang tiếng đã tốt nghiệp cử nhân Luật, hiện là thành viên Tòa án hôn phối của Tòa Giám mục Giáo phận Vinh nhưng có thể thấy những lập luận mà Nguyễn Thanh Tịnh đưa ra liên quan 02 dự án trên đều là những lập luận mang tính suy diễn, cảm tính chứ không dựa trên các quy định pháp luật cụ thể nào.

Với tư cách là một linh mục, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà Nguyễn Thanh Tịnh phải thực hiện là loan báo Lời Chúa, xây dựng đời sống đức tin của giáo xứ Cồn Sẻ ngày càng thăng tiến nhưng có vẻ như công việc đang được Nguyễn Thanh Tịnh ưu tiên hàng đầu lại là tìm hiểu, nắm bắt thông tin và tìm cách can thiệp vào thị trường nhà, đất, không chỉ tại địa bàn mục vụ của mình mà cả các địa bàn lân cận. Đối với dự án Quy hoạch chi tiết phân lô đất ở khu vực Cồn Sẻ, không ít giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ, nhất là những người đã đăng ký tham gia việc đấu giá quyền sử dụng đất do chính quyền tổ chức, theo đúng quy định của pháp luật nhưng bị linh mục Tịnh và những giáo dân cuồng tín đe dọa, cho biết "sau khi gây sức ép buộc chính quyền hạ giá đất và không cho người ngoài thôn tham gia đấu, cha Tịnh sẽ cho người đấu hết toàn bộ các lô đất rồi phân chia, bán lại cho người dân để kiếm chênh lệch".

Có lẽ lúc người ta phải gọi NGUYỄN THANH TỊNH là "cò đất" thay vì linh mục sẽ không còn xa!

@Nhân Trần

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

ĐẤT CỒN SẺ, NGƯỜI CỒN SẺ Ở???

Sáng nay, 07/5/2018, Trung tâm phát triển quỹ đất Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình phối hợp UBND xã Quảng Lộc sẽ tổ chức đấu giá 67 thửa đất thuộc Dự án quy hoạch chi tiết phân lô đất ở khu vực Cồn Sẻ. Việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất sẽ góp phần giải quyết nhu cầu đất ở đang hết sức bức thiết của người dân thôn Cồn Sẻ, một thôn Công giáo toàn tòng, giáo dân tham gia sinh hoạt, hoạt động tôn giáo tại nhà thờ giáo xứ Cồn Sẻ, hiện do linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh cai quản. Vậy nhưng việc làm này lại không nhận được ý kiến đồng thuận của linh mục Tịnh và một số giáo dân Cồn Sẻ.


Trong số các lý do được linh mục Nguyễn Thanh Tịnh và một số giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ đưa ra để phản đối việc tổ chức đấu giá 67 lô đất trên thì lý do cơ bản nhất là "ĐẤT CỒN SẺ, NGƯỜI CỒN SẺ Ở".


Luận điểm "ĐẤT CỒN SẺ, NGƯỜI CỒN SẺ Ở" không rõ do linh mục Nguyễn Thanh Tịnh (với tư cách là vị chủ chăn, là người cha tinh thần của giáo dân giáo xứ Cồn Sẻ) hay một giáo dân nào đó trong giáo xứ Cồn Sẻ đưa ra. Nhưng với việc chia sẻ và những bình luận ủng hộ luận điểm này, chắc linh mục Tịnh sẽ trả lời được những câu hỏi sau:

1. ĐẤT CỒN SẺ là đất đai trên địa bàn thôn Cồn Sẻ? hay đất đai mà NGƯỜI CỒN SẺ đang có quyền sử dụng?

2. NGƯỜI CỒN SẺ là những người sinh ra ở Cồn Sẻ (không kể người đó hiện đang sinh sống ở đâu)? những người hiện đang sinh sống ở Cồn Sẻ (không kể người đó sinh ra ở đâu)? hay những người sinh ra ở Cồn Sẻ và đang sinh sống ở Cồn Sẻ?

3. Nếu xem ĐẤT CỒN SẺ là đất đai trên địa bàn thôn Cồn Sẻ; NGƯỜI CỒN SẺ là những người sinh ra ở Cồn Sẻ, hay hiểu "ĐẤT CỒN SẺ, NGƯỜI CỒN SẺ Ở" là "Đất đai trên địa bàn thôn Cồn Sẻ chỉ được dành cho những người sinh ra ở Cồn Sẻ sử dụng". Vậy thì:

3.1. Những người sinh ra ở Cồn Sẻ nhưng hiện đang sinh sống, làm ăn ở nơi khác có được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất tại những nơi đó không?

3.2. Những người không sinh ra ở Cồn Sẻ nhưng hiện đang sinh sống, làm ăn ở Cồn Sẻ, như linh mục Nguyễn Thanh Tịnh chẳng hạn, có được tham gia đấu giá quyền sử dụng đất tại thôn Cồn Sẻ hay không?

3.3. Cồn Sẻ có phải đang muốn trở thành một ốc đảo biệt lập, nội bất xuất, ngoại bất nhập hay không?

4. Tuyên ngôn nhân quyền năm 1948, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Hiến pháp Việt Nam năm 2013... đều ghi nhận quyền cư trú và quyền sở hữu là những quyền cơ bản của con người. Nếu cấm những người không phải sinh ra ở Cồn Sẻ nhưng hiện đang sinh sống ở ngoài Cồn Sẻ và những không sinh ra ở Cồn Sẻ nhưng hiện đang sinh sống ở Cồn Sẻ tham gia đấu giá quyền sử dụng đất đai trên địa bàn Cồn Sẻ thì có phải là việc làm xâm phạm QUYỀN CON NGƯỜI hay không?

Người xưa có câu "Không biết thì hỏi". Hy vọng sớm nhận được câu trả lời của linh mục Nguyễn Thanh Tịnh và NGƯỜI CỒN SẺ!

@Nhân Trần

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

"Kẻ phàm phu" làm sao hiểu "cáo già" muốn gì!

Mới đây, trên trang Facebook cá nhân, linh mục Antôn Đặng Hữu Nam, quản xứ Mỹ Khánh (Khánh Thành, Yên Thành, Nghệ An), có đăng tải một status phản ánh xu hướng "trọng bằng cấp" đang diễn ra tại Giáo phận Vinh, dưới sự quản lý, điều hành của Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp.

Status được linh mục Đặng Hữu Nam đăng tải trên Facebook cá nhân

Đây không phải là lần đầu linh mục Đặng Hữu Nam thể hiện thái độ không hài lòng đối với những quyết định của Giám mục Nguyễn Thái Hợp, nhất là sau khi Nam được (bị) Nguyễn Thái Hợp thuyên chuyển khỏi giáo xứ Phú Yên (An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An) sau những việc làm sai phạm, làm hoen ố hình ảnh của giáo hội trong quá trình mục vụ tại đây.


Đối với việc Đặng Hữu Nam (cố tình dàn dựng) để giáo dân khóc lóc, ngăn cản việc chuyển xứ của mình (dù đây là việc làm bị Giám mục Nguyễn Thái Hợp ngăn cấm) còn có thể được một số người hiểu, thông cảm được. Nhưng với chuyện Nam công khai ra măt lên án việc điều hành, dùng người của Giám mục Hợp (bổ nhiệm những người có bằng cấp cao vào các vị trí quan trọng của giáo hội và không công bằng với những người cống hiến cho giáo hội) lần này khiến rất nhiều người cảm thấy nực cười, cho rằng Đặng Hữu Nam chỉ là một "kẻ phàm phu", còn Giám mục Nguyễn Thái Hợp là một con "cáo già" thực sự và "kẻ phàm phu" thì rõ ràng không thể hiểu được "cáo già" nghĩ gì, muốn gì!

Dường như Đặng Hữu Nam đã quên mất rằng Giám mục Nguyễn Thái Hợp được đánh giá là Giám mục có học thức nhất trong các Giám mục từng đảm nhiệm cương vị Giám mục Giáo phận Vinh khi có tới 2 bằng Tiến sỹ Triết học Tây phương và Tiến sĩ Thần học Luân lý. Từ sau khi về đảm nhận cương vị Giám mục Giáo phận Vinh (năm 2010) đến nay, Giám mục Hợp đã tăng cường đẩy mạnh việc lựa chọn, cử đi du học cho các linh mục trong Giáo phận. Việc làm này không chỉ phục vụ việc nâng cao chất lượng hàng linh mục Giáo phận Vinh, tạo nguồn nhân lực để lựa chọn người kế vị Giám mục Hợp sau này mà còn tạo ra một lớp linh mục trung thành tuyệt đối với Giám mục Hợp (do đã được hưởng ơn mưa móc của Giám mục Hợp); cùng chung đường hướng hoạt động với Giám mục Hợp (sau quá trình đào tạo, huấn luyện ở nước ngoài); có đủ điều kiện để được lựa chọn làm Giám mục, vươn tầm hoạt động ra các giáo phận khác, từ đó nhân rộng học thuyết "xã hội dân sự Công giáo" của Giám mục Hợp ra các giáo phận này.

Nụ cười nham hiểm của "cáo già" Nguyễn Thái Hợp

Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, "con giun xéo mãi cũng quằn", chính việc thiếu công bằng trong cách hành xử, lựa chọn các linh mục đi du học của Giám mục Hợp đã gây nên những rạn nứt và phản ứng bất đồng trong cộng đoàn linh mục Giáo phận Vinh, mà status của linh mục Đặng Hữu Nam chỉ là một phần nổi đầu tiên của tảng băng Giáo phận Vinh. Chúng ta hãy cùng chờ kịch hay còn tiếp diễn!

@Nhân Trần

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...