Thứ Tư, 31 tháng 1, 2018

Giáo xứ Hòa Ninh - Những điều trông thấy...

Giáo xứ Hòa Ninh thuộc xã Quảng Hòa, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, hiện có hơn 5000 giáo dân, ở trong các giáo họ Hòa Ninh, Minh Lễ, Vĩnh Tân, Xóm Đồng, và do cha Phêrô Nguyễn Xuân Đình coi sóc. Được thành lập từ năm 1864, Hòa Ninh là một trong những giáo xứ có lịch sử lâu đời của Giáo phận Vinh, nơi hạt giống Tin Mừng được chính các cha Alexandre de Rhodes và Marquer gieo mầm khi mới đặt chân đến vùng Bố Chính.

Cùng với biết bao thăng trầm của lịch sử, Hòa Ninh vẫn còn đó những gì được ông cha ngày xưa kiến tạo và được biết bao thế hệ con cháu gìn giữ phát huy. Từ những con người bình dị gắn bó với quê hương xứ sở đến những người vì thời cuộc hay vì kế sinh nhai đang sống rải rác khắp nơi trong và ngoài nước, tất cả vẫn một lòng xây dựng giáo xứ Hòa Ninh lớn mạnh từng ngày về cơ sở vật chất lẫn tinh thần.

Thế nhưng, những ngày này, người Hòa Ninh đang bị chia năm sẻ bảy!

Không ít người Hòa Ninh đồng tình và cũng có rất, rất nhiều người phản đối quyết định của cha xứ Phêrô Nguyễn Xuân Đình trong việc phá dỡ ngôi nhà xứ cũ của giáo xứ, một công trình cổ có 87 năm tuổi đời (xem trên group Đồng hương Hòa Ninh hay trang Facebook của cha G.B Phạm Quang Long, một người con Hòa Ninh hiện đang làm quản xứ Minh Tú, xã Châu Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình).


Mỗi nhóm người đều có những lý lẽ của riêng mình nhưng kết cục quan điểm của bên nào được thực hiện đối với nhiều người yêu mến Hòa Ninh thì không còn quan trọng nữa. Bởi: cách mà người Hòa Ninh giải quyết sự việc chẳng khác gì một "cuộc chiến" mà "chiến tranh thì không có kẻ thắng, người thua".


Qua sự việc, cái người ta thấy ở giáo xứ Hòa Ninh, và có lẽ là ở không ít xứ đạo giờ đây đó là:

Thượng bất chính...

Các cha không đồng tình quan điểm với quan điểm, cách làm của cha Đình, thay vì cố công dùng lời lẽ phân tích, thuyết phục trực tiếp lại sẵn sàng lên mạng tuyên bố ghét cha Đình


thậm chí chửi cha Đình là "ngu dốt", là "não ngắn"


hay moi móc những thói hư, tật xấu của cha Đình khi còn mục vụ ở Hà Tĩnh.


Còn cha Đình thì mặc ai khuyên ngăn vẫn quyết tâm thực hiện ý định của mình, bất chấp ý kiến của Đấng Bản quyền Giáo phận

thậm chí tìm cách hợp thức hóa ý muốn cá nhân bằng ý muốn của tập thể, những giáo dân vâng phục mình bằng một cuộc bỏ phiếu "bất thường".



hạ tất loạn!

Giáo dân Hòa Ninh, người ủng hộ cha Đình thì không ngần ngại buông lời trách móc, chửi bới những người phản đối


thậm chí chửi bới các cha phản đối ý định phá dỡ nhà xứ cũ.





Còn những người phản đối lại lớn tiếng chê bai, chửi bới,


thậm chí đòi dùng "biện pháp mạnh" với vị cha xứ của mình




và những cha khác ủng hộ cha Đình



& "Xã hội dân sự Công giáo"

Việc các cha chửi nhau, giáo dân cãi cha đã phạm vào cái yêu cầu căn bản của đạo Công giáo, đó là "Vâng phục Bề trên". Đồng thời, mục đích của việc quyết định phá dỡ ngôi nhà xứ cổ của giáo xứ Hòa Ninh (để làm sân bóng đá, để chỉnh trang khuôn viên nhà thờ) cho thấy một thực trạng đáng buồn của giáo hội Công giáo địa phận Vinh hiện nay là nhiều linh mục chỉ chăm chăm xây dựng những công trình vật chất mà không chú trọng đến công tác truyền giáo, đến việc xây dựng ngôi đền đức tin.


Đây lẽ nào là kết quả đầu tiên, dù không mong muốn, của Đức cha chủ chăn Giáo phận Vinh trong bước đường thực hiện học thuyết "xã hội dân sự Công giáo" của mình?!

Nếu quả thật như vậy thì thật là điều hết sức đáng buồn, đáng lo cho một giáo phận vốn luôn tự hào về đức tin, về những nét đẹp văn hóa và lòng đạo đức!

Thay cho lời kết xin tặng cha xứ Phêrô Nguyễn Xuân Đình, cha GB. Phạm Quang Long và người Hòa Ninh vài câu lẫy Kiều

Trăm năm trong cõi người ta
Chữ Tân chữ Cựu khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trong thấy mà đau đớn lòng.
@Người Cao Cựu

Thứ Tư, 24 tháng 1, 2018

Sẽ có hay không hoạt động phá rối tại phiên tòa xét xử Hoàng Đức Bình?

Sáng mai, 25/01/2018, Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An sẽ mở phiên tòa xét xử Hoàng Đức Bình (sinh năm: 1983, quê quán: Hưng Trung, Hưng Nguyên, Nghệ An) về 02 tội danh là “Chống người thi hành công vụ” (được quy định tại điểm c, d khoản 2, Điều 257) và “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (được quy định tại khoản 2, Điều 258 Bộ Luật hình sự). Cùng bị xét xử với Bình còn có Nguyễn Nam Phong (sinh năm: 1980, quê quán: Sơn Hải, Quỳnh Lưu, Nghệ An).

Nếu như Hoàng Đức Bình là tay chân đắc lực, người từng biết đến với vai trò quân sư của 2 linh mục Nguyễn Đình Thục (quản xứ Song Ngọc, Quỳnh Ngọc, Quỳnh Lưu, Nghệ An), Đặng Hữu Nam (quản xứ Phú Yên, An Hòa, Quỳnh Lưu, Nghệ An) trong các hoạt động lợi dụng sự cố ô nhiễm môi trường biển miền Trung để kích động tuần hành, biểu tình thì Nguyễn Nam Phong được biết đến với vai trò là lái xe riêng của linh mục Nguyễn Đình Thục.

Do vậy, không ngạc nhiên khi sắp đến ngày xét xử Hoàng Đức Bình và Nguyễn Nam Phong, 2 linh mục Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam lại sốt sắng kêu gọi, tổ chức các Thánh lễ hiệp thông, cầu nguyện cho 02 đối tượng này.


Cầu nguyện là một hình thức để tín đồ Công giáo bày tỏ niềm tin, giãi bày tâm sự và gửi gắm hy vọng về những điều tốt đẹp từ Thiên Chúa. Nhưng những ai lắng nghe lời cầu nguyện được các linh mục, giáo dân tham dự Thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Song Ngọc chiều ngày 23/01/2018 thì không khỏi cảm thấy lo lắng về những dự cảm chẳng lành.

Bằng những lời lẽ mập mờ cho rằng “một trong các tội lỗi của con người là không làm điều đúng đắn”, linh mục Nguyễn Thanh Tịnh, quản xứ Cồn Sẻ (Quảng Lộc, Ba Đồn, Quảng Bình) đã thay mặt Thục, Nam kêu gọi giáo dân giáo xứ Song Ngọc “đoàn kết, hành động để bảo vệ Công lý và Hòa bình”, bảo vệ cho Bình và Phong.

Không rõ sáng mai, giáo dân các giáo xứ Song Ngọc, Phú Yên có kéo đến trụ sở Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An để khua chiêng, múa trống, gây mất trật tự phiên tòa xét xử Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong hay không?

Nếu có, thì Nguyễn Đình Thục, Đặng Hữu Nam, Nguyễn Thanh Tịnh và số linh mục tham gia Thánh lễ cầu nguyện cho Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong tại nhà thờ giáo xứ Song Ngọc chiều ngày 23/01/2018 chắc chắn không thể chối bỏ trách nhiệm!

@Nhân Trần

Cao Dương Đông lại giở trò bẩn!

Những ngày gần đây, Cao Dương Đông, linh mục quản xứ Yên Giang kiêm quản “chuẩn giáo xứ” Thanh Thủy (xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) liên tục lên mạng kêu gào về việc chính quyền ngăn cản giáo dân “chuẩn giáo xứ” Thanh Thủy làm đường vào nhà thờ.



Những lời kêu gọi của Cu Đông khiến không ít người giật mình, cho rằng chính quyền xã Liên Trạch sao mà giỏi chơi khăm đến thế?! Cho làm nhà thờ nhưng không cho làm đường vào nhà thờ khác nào bắt linh mục, giáo dân phải “bay lên trời” hay “chui xuống đất” mới vào được nhà thờ?

Nhưng sự thực nào có phải vậy!

Ngay trong những lời kêu gào ra vẻ thảm thiết của mình, Cu Đông đã sơ hở để lộ ra sự thật đó là: nhà thờ “chuẩn giáo xứ” Thanh Thủy đã có đường đi vào nhưng là con đường đi ké (đường nội thôn).

2. Vào Ủy ban hay cơ quan khác có đường để vào, đi ké đường nhà xóm…

Bởi vậy, con đường vào nhà thờ mà linh mục Đông và giáo dân “chuẩn giáo xứ” Thanh Thủy muốn làm ở đây là “con đường riêng”!


Lạ lùng là “con đường riêng” này được Cu Đông thiết kế cho chạy qua chính giữa sân bóng của thôn Liên Thủy, xã Liên Trạch.


Những ai quen, biết Cao Dương Đông hẳn sẽ không khó để nhận ra việc kêu gào về việc chính quyền ngăn cản giáo dân “chuẩn giáo xứ” Thanh Thủy làm đường vào nhà thờ chỉ là chiêu trò để kẻ “lừa chiên, dối Chúa” này thực hiện những mưu đồ đen tối của mình.



Do vậy, không ngạc nhiên khi Trương Văn Thực, linh mục quản xứ Cồn Nâm kiêm xứ Giáp Tam (xã Quảng Minh, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình) vạch rõ mưu đồ lấn chiếm đất công của Cao Dương Đông…


… thì Cu Đông phải thừa nhận ngay.

Thậm chí, Trần Văn Thành, linh mục quản xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới cũng không ngần ngại chỉ rõ chiêu trò bẩn thỉu của gã đồng hương, đồng sàng với mình.


Với việc bị “điểm huyệt” công khai, chính xác như vậy, có lẽ đã đến lúc Cao Dương Đông nên nghiêm túc nhìn nhận, sửa đổi lại chính mình, nếu còn muốn làm bậy thì tốt nhất là đừng giở trò “vừa ăn cướp vừa la làng” nữa, Cu Đông nhé!

@Nhân Trần


Thứ Sáu, 19 tháng 1, 2018

Lê Ngọc Thanh – Sao còn mãi “cố đấm ăn xôi”?!

Luật tín ngưỡng, tôn giáo đã chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Bộ Luật này có khá nhiều điểm mới và tích cực so với Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo trước đây (như: quan tâm đến nhu cầu tôn giáo của những người bị tạm giam hoặc ở trường giáo dưỡng (Điều 6); nhu cầu tôn giáo của người nước ngoài (Điều 8, 47); người nước ngoài học tại cơ sở đào tạo tôn giáo tại Việt Nam (Điều 49); nhìn nhận các tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại kể từ ngày được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận (Điều 30); giảm việc “đăng ký”, “đề nghị” và thay bằng việc “thông báo” để các cơ quan nhà nước nắm, hỗ trợ chứ không phải để “xin - cho”…).

Thế nhưng, đâu đó vẫn còn những kẻ “ghen ăn tức ở” “cố đấm ăn xôi” không chịu thừa nhận hay phớt lờ những điểm mới và tích cực này để tập trung moi móc, xuyên tạc những quy định của Bộ Luật mà với chúng là chưa hợp lý. Trong đó, những kẻ mới nhất là 02 linh cẩu Lê Ngọc Thanh (Dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn), Trần Văn Thành (quản xứ Tam Tòa, thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình).

Sau khi Lê Ngọc Thanh mở miệng cho rằng “Quốc hội VN do Đảng CS kiểm soát đã phớt lờ ý kiến chính thức đại diện gần 7 triệu dân


thì Trần Văn Thành cũng vội vàng “sủa” theo, cho rằng “Góp ý chân thành về luật bị phớt lờ”.


Nhưng những ai chịu khó đọc kỹ nội dung bài viết của Lê Ngọc Thanh (thay vì vội vàng thả trym vì nghĩ “đó là lời Chúa”) sẽ thấy rõ cái sai đứt đuôi của Thanh ngay từ cái tiêu đề bài viết.

Lê Ngọc Thanh cho rằng bản Nhận định về Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 của Hội đồng Giám mục Việt Nam là “ý kiến chính thức đại diện gần 7 triệu dân” nhưng thử hỏi các Tổng Giám mục, Giám mục thuộc Hội đồng Giám mục đã hỏi ý kiến của gần 7 triệu giáo dân Công giáo Việt Nam về Luật tín ngưỡng, tôn giáo cũng như về bản Nhận định của Hội đồng hay chưa?


Hay những nhận định và suy nghĩ của Hội đồng Giám mục về Luật tín ngưỡng, tôn giáo với danh nghĩa “nhân danh cộng đồng tín hữu Công giáo Việt Nam” chỉ là việc làm áp đặt, “tiền trảm hậu tậu”, đặt giáo dân vào thế “sự đã rồi” của những người mang danh là Bề trên giáo hội mà thôi?!

@Nhân Trần

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

JB Nguyễn Hữu Vinh – Kẻ mang tiếng có đạo sao không biết “nghĩ trước, nghĩ sau”?

Mặc dù không phải là giáo dân “gốc” nhưng với cái mác giáo dân (được gã tập trung nhấn mạnh qua việc sử dụng tên Thánh Joan Baotixita trong danh xưng của mình), những luận điệu xuyên tạc, nói xấu về Đảng, Nhà nước của JB Nguyễn Hữu Vinh được khá nhiều giáo sĩ, giáo dân có tư tưởng chống Cộng a dua ủng hộ dù không biết đúng, sai, lợi hại thế nào (?).

Mới đây nhất, nhân sự việc Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Đức Hiển phát biểu so sánh Việt Nam với một cô gái đẹp để nhấn mạnh sự cần thiết phải cân nhắc, lựa chọn cẩn thận nhà đầu tư vào các đặc khu kinh tế trong buổi thảo luận sáng ngày 11/01/2018 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về dự án Luật Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt,

Việt Nam là cô gái đẹp, tất cả cơ thể này chỗ nào cũng đẹp. Chúng ta phải lựa chọn những bàn tay tinh túy nhất, chứ không phải là ai cũng cho vào. Cho nên lựa chọn nhà đầu tư chiến lược phải có tầm vóc. Nhà đầu tư khi bước vào thì phải đem đến điều gì đó đặc biệt, tạo động lực mạnh mẽ cho đặc khu phát triển”.
- Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Đức Hiển -

JB Nguyễn Hữu Vinh đã nhân cơ hội nói xấu Đảng, nói xấu chế độ rằng “Việt Nam chính thức hành nghề cave theo định hướng XHCN”.





Dựa trên vấn đề có tính nguyên tắc được quy định trong Hiến pháp: “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”, JB Nguyễn Hữu Vinh đã xuyên tạc, bịa đặt ra về những cái gọi là “ngành mại dâm Việt Nam”, “Hội Mại dâm Việt Nam”, đảng ủy, đảng bộ, chi bộ, đảng viên mại dâm…

Như một chứng bệnh truyền nhiễm, bài viết này của JB Nguyễn Hữu Vinh đã được không ít giáo sĩ, giáo dân Công giáo like, share, bình luận ủng hộ một cách thiếu hiểu biết.

Khoan nói về việc đồng lõa, tiếp tay cho việc làm vi phạm pháp luật của JB Nguyễn Hữu Vinh, có lẽ những giáo sĩ, giáo dân này không hiểu rằng chính mình đang tạo thêm lý do, thêm bằng chứng để những ai có nhận thức, có lương tri thêm ghét bỏ tôn giáo của họ. Liệu họ có nghĩ rằng dựa trên câu tuyên xưng đức tin “Chúa ở cùng anh chị em” sẽ có người cho rằng “Chúa ở cùng gái mại dâm”, hay niềm tin về việc “Chúa ở khắp mọi nơi” sẽ thành "Chúa ở...ph*nkhông?

JB Nguyễn Hữu Vinh dù sao đã mang danh là “Đứa con giời đánh của Chúa” nên chỉ mong sao những ai lỡ tin, nghe, hùa theo gã sớm tỉnh ngộ, biết “nghĩ trước, nghĩ sau” trong mỗi việc làm của mình, như chính Đức Giáo hoàng Phanxicô đã từng dạy!

- Giáo hoàng Phanxicô -

@Nhân Trần

Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2018

Về đề xuất bắt buộc công dân hiến máu - Bauxite Việt Nam đã dốt còn tỏ ra nguy hiểm!

Ngày 11/01/2018, Blog Bauxite Việt Nam đăng tải bài viết với tiêu đề “Đề xuất bắt buộc công dân hiến máu 1 lần/năm”.


Nội dung bài viết này không có gì khác với bài viết có cùng tiêu đề được đăng trên Báo điện tử Dân Trí từ hơn 01 năm trước (http://dantri.com.vn/xa-hoi/de-xuat-bat-buoc-cong-dan-hien-mau-1-lan-nam-20170108172823057.htm).

Khác chăng chỉ là câu bình luận thể hiện quan điểm của Bauxite Việt Nam đối với vấn đề này “Trung cộng còn chưa dám làm mà Việt cộng đã lăm le định làm, thực xứng lá cờ đầu trong phong trào cộng sản quốc tế”.

Quan điểm của Blog Bauxite Việt Nam là đúng hay sai? Câu trả lời đã có ngay trong chính nội dung bài viết mà họ mượn  (?) từ Dân Trí!

Để giải quyết tình trạng thiếu máu chữa bệnh trầm trọng, một tình trạng xảy ra khá phổ biến, thường xuyên, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều quốc gia trên thế giới, thì những người nghiên cứu, xây dựng Luật về máu và tế bào gốc của Bộ Y tế đã đề xuất 2 giải pháp về nghĩa vụ của công dân liên quan đến hiến máu

Giải pháp 1, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện 1 năm/lần nhưng có loại trừ một số trường hợp không thể hiến máu;

Giải pháp 2, quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu.

kèm theo những phân tích, đánh giá rõ ràng về ưu, nhược điểm của từng giải pháp. Theo đó, nếu sử dụng giải pháp 1 sẽ làm tăng chi phí của xã hội và làm xuất hiện một lượng máu dư thừa khá lớn không cần thiết. Do vậy, nhóm chuyên gia của Bộ Y tế cho rằng nên lựa chọn giải pháp 2 để vừa phù hợp với thực tiễn, phù hợp với pháp luật quốc tế cũng như không gây tốn kém không cần thiết cho Nhà nước và xã hội.

Với những gì đã được công bố, được nêu trong bài viết của Blog Bauxite Việt Nam (mà thực chất là bài viết của Dân Trí) thì rõ ràng nhóm nghiên cứu, xây dựng Luật về máu và tế bào gốc của Bộ Y tế đã làm việc, lao động khoa học hết sức nghiêm túc chứ không phải là làm liều, nói liều. Việc nêu ra giải pháp “quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân” là việc làm tuân thủ nguyên tắc khách quan, toàn diện, tạo cơ sở để những ai không phải là chuyên gia cũng có thể so sánh, đánh giá một cách chính xác tính đúng đắn của giải pháp “quy định việc hiến máu là tự nguyện kết hợp với tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu”.

Sẽ có ai đó nói rằng Blog Bauxite Việt Nam chỉ muốn góp ý, thể hiện quan điểm của mình đối với đề xuất bắt buộc công dân hiến máu khi dự thảo Luật về máu và tế bào gốc của Bộ Y tế vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến góp ý để hoàn thiện trước khi trình Quốc hội thông qua.

Tuy nhiên, với việc sử dụng những lời lẽ đầy màu sắc chính trị, đưa ra những suy đoán vội vàng, vô căn cứ thì rõ ràng những luận điệu như của Bauxite Việt Nam hay số đối tượng, tổ chức có tư tưởng chống đối chính quyền hoàn toàn không phải là sự góp ý mang tính xây dựng mà đơn thuần chỉ là việc “ghét nhau ghét cả đường đi, lối về”  mà thôi!


@Nhân Trần

Chủ Nhật, 7 tháng 1, 2018

Những gã hàng xóm ồn ào

Những ai hâm mộ bóng đá, thường xuyên theo dõi Giải bóng đá Ngoại hạng Anh Premier League, nhất là những người hâm mộ một trong hai đội bóng của thành phố Manchester hẳn sẽ biết câu chuyện "Những gã hàng xóm ồn ào".



Dù phát ngôn của Sir Alex Ferguson là đúng hay sai thì việc vị huấn luyện viên huyền thoại của câu lạc bộ Manchester United và Giải Ngoại hạng Anh cho rằng câu lạc bộ Manchester City là "những gã hàng xóm ồn ào" cũng là ví dụ tiêu biểu cho sự ganh ghét giữa những gã hàng xóm ở thành Manchester với nhau.

Giải bóng đá vô địch quốc gia Việt Nam V-League chưa phải là giải bóng đá chuyên nghiệp thật sự và cũng chưa có 02 câu lạc bộ nào ở cùng một thành phố có sự ganh đua quyết liệt (cả về thành tích chuyên môn lẫn hình ảnh) như 02 câu lạc bộ bóng đá của thành phố Manchester nước Anh. Nhưng câu chuyện "Những gã hàng xóm ồn ào" ở Việt Nam thì không hề hiếm.

Mà việc Trần Văn Thành, linh mục quản xứ Tam Tòa (thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) lên tiếng kêu ca về "những gã hàng xóm ồn ào" của mình (những kẻ ăn nhậu ồn ào đến 1, 2 giờ sáng khiến người khác không ngủ được) là một ví dụ tiêu biểu.


Tuy nhiên, giống như câu lạc bộ Manchester City và các cổ động viên của mình đã nhiều lần lên tiếng phản đối quan điểm của Sir Alex Ferguson (cho rằng Manchester United mới thực sự là "những gã hàng xóm ồn ào") thì không ít người đã lên tiếng phản đối status của linh mục Trần Văn Thành, cho rằng nhà thờ giáo xứ Tam Tòa nói riêng và các nhà thờ Công giáo nói chung cũng là "những gã hàng xóm ồn ào" (suốt ngày mở loa quá to và quá sớm hay quá muộn khiến người khác không thể ngủ, học sinh không thể tập trung học hành...).


Hẳn đã có người khuyên giải hay bởi trong số những kẻ ăn nhậu khuya, gây huyên náo khu dân cư xung quanh nhà thờ giáo xứ Tam Tòa có không ít người là thành viên Ban Hành giáo, giáo dân giáo xứ Tam Tòa đến thú tội (?!) nên linh mục Trần Văn Thành đã phải gỡ bỏ ngay status của mình sau ít giờ đăng tải.

Những bàn nhậu khác đã về nhưng các thành viên Ban Hành giáo, giáo dân giáo xứ Tam Tòa
vẫn say sưa chén tạc, chén thù mừng hội ngộ nhân tuần Chầu lượt lần đầu tiên của giáo xứ
Âu đây là một bài học đắt giá để Trần Văn Thành thấm thía câu "uốn lưỡi bảy lần trước khi nói" hay "tiên trách kỷ, hậu trách nhân"!

Còn đối với giáo dân giáo xứ Tam Tòa cũng như cư dân mạng, những ai đã trót a dua like, share, comment ủng hộ status của vị linh mục từng dùng nickname "Gió Lào" thì xin hãy nhớ kỹ rằng "Đừng vội tin những gì Gió nói", bạn nhé!

@Nhân Trần

Thứ Năm, 4 tháng 1, 2018

Tết Nguyên Đán - Sao lại phải bỏ?

Chỉ còn khoảng 06 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018. Trong lúc nhiều người, nhiều gia đình đang nghĩ đến việc chuẩn bị để đón Tết thì facebooker Đoan Tố Như lại liên tục đăng đàn kêu gọi bỏ Tết Nguyên Đán. Lý do của việc làm này theo Đoan Tố Như là để bài Trung Quốc vì Tết Nguyên Đán có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, do người Trung Quốc du nhập vào nước ta trong quá trình đô hộ 1000 năm Bắc thuộc (?!).





Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và phương Tây hiện đại đã khẳng định: Tết Nguyên Đán không xuất xứ từ Trung Quốc, thậm chí có người còn cho rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay.

Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.
(Trích sách Kinh Lễ của Khổng Tử)

Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này".
(Trích sách Giao Chỉ Chí)

Trước khi chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt ta đã có một nền văn minh sơ khai rực rỡ ở buổi đầu bình minh dựng nước. Nhà nước Văn lang – Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương đã hình thành nên những phong tục, tập quán của người Việt, trong đó có tục “ăn Tết” trong những ngày đầu năm mới.

"Tết", theo nghĩa chữ Hán, có thể hiểu là “tiết”, còn “Nguyên Đán” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai. Tiết Nguyên Đán chính là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng - tiết quan trọng nhất trong số 24 tiết khí của một năm theo sự phân chia của nền văn minh nông nghiệp lúa nước Đông Á.

Thông qua câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày” biểu trưng cho quan niệm “Trời tròn – Đất vuông” của cư dân người Việt làm nông nghiệp; đã chứng minh Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam chúng ta, trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa.

Bởi Tết Nguyên Đán không xuất xứ từ Trung Quốc nên việc đề xuất bỏ Tết Nguyên Đán nhằm thể hiện quan điểm bài Trung Quốc là không hợp lý.

Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch còn ở Việt Nam thì thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (từ 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
(Theo Wikipedia) 

Mặt khác, việc ăn Tết đã trở thành một phong tục truyền thống, bền vững, tốt đẹp của người Việt. Tết là thời điểm để đoàn tụ gia đình, để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” một cách sâu sắc, cụ thể nhất. Nên dù Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc đi nữa thì người Việt cũng chẳng có lý do gì phải bỏ Tết Nguyên đán.

Nếu đề xuất bỏ Tết Nguyên Đán để bài Trung Quốc được chấp thuận thì thể nào cũng sẽ có người đề xuất bỏ Noel để bài Công giáo (vì những tội lỗi mà Công giáo đã gây ra cho nhân loại)?!

Thôi thì xin tặng Đoan Tố Như một bài hát thay cho lời muốn nói.


@Nhân Trần

Thứ Tư, 3 tháng 1, 2018

Cơ hội nào cho VŨ NHÔM?

Kể từ khi bị khởi tố và truy nã, cái tên Phan Văn Anh Vũ trở thành từ khóa hot nhất trong tuần. Sự kiện Vũ Nhôm đào thoát và hiện đang bị tạm giam tại Singapore làm dấy lên những đồn đoán về số phận của con người này.


Nổi lên là những đồn đoán về khả năng dẫn độ Phan Văn Anh Vũ về Việt Nam và khả năng CHLBĐ can thiệp để người này có mặt ở Đức, phục vụ điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh.

Nhiều tờ báo đã đăng tin Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp Đức đã tiếp nhận hồ sơ Phan Văn Anh Vũ với thái độ hả hê. Điều này làm lộ ra thái độ thù địch của các hãng truyền thông này đối với nhà nước Việt Nam.

Nói thẳng, nếu không có thái độ thù địch chống phá Việt Nam thì sao lại tỏ vẻ khoái trá về việc này, trong khi Phan Văn Anh Vũ chỉ là một tên tội phạm tham nhũng, một loại tội phạm mà cả thế giới văn minh đều chung tay loại trừ?

Một tờ báo phản động của người Việt tại Đức đã loan báo rằng Vũ Nhôm đang "cố lách mình qua khe cửa hẹp", hòng đến được nước Đức với món quà dùng để mặc cả là sẽ "tiết lộ những bí mật tình báo của Việt Nam mà ông ta đang nắm giữ", đặc biệt là sẽ "tiết lộ kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của an ninh Việt Nam ngay giữa Thủ đô Berlin".

Ở vế thứ hai, việc "tiết lộ kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh của an ninh Việt Nam ngay giữa Thủ đô Berlin" từ lời hứa của Vũ Nhôm có vẻ như là bình nước quý giá có thể làm thỏa cơn khát của lực lượng an ninh tình báo CHLBĐ trong bối cảnh họ đang cần có gì đó để rửa đi nỗi nhục về "một nước Đức cao ngạo nhưng lại bị mất an ninh" nếu cấu chuyện "bắt cóc" là có thật.

Người Đức có vẻ như không kìm được ham muốn khi Vũ Nhôm đưa ra lời gợi ý này thông qua Luật sư Victor Pfaff -hiện là người đại diện pháp lý của ông Phan Văn Anh Vũ tại Đức.

Tin vào lời hứa của kẻ sắp chết đuối đang cầu xin sự cứu dỗi chưa bao giờ là khôn ngoan, nếu không muốn nói là hành động ngu xuẩn.

Nói toạc móng heo ra, lời hứa từ Phan Văn Anh Vũ thì khó có thể tin. Hãy nhìn những gì gã làm ở Việt Nam để thấy sự trung thực của ông ta đến đâu và thấy khả năng lợi dụng của gã như thế nào. Ngay khi chưa bị khởi tố, Vũ Nhôm đã "chơi" luôn cả những người đã sát cánh, đùm bọc mình trong các thương vụ đất đai. Đã hơn 1 lần Vũ bán rẻ ngay cả người có vị trí xã hội tại Đà thành trước mặt đông đảo người chứng kiến.

Vậy Vũ sẽ "bán" tài liệu "bí mật" nào cho Đức để đổi lấy sự bảo kê cho cái thân xác ấy?

Xin thưa, cỡ như Vũ thì chả có tài liệu bí mật nào còn giá trị ngoài tấm thẻ ngành và vài văn bản có dấu mật đầy rẫy trên mạng trong khi cơ quan công an Việt Nam còn chưa xác nhận đó là tài liệu thật hay giả.

Suy cho cùng cỡ con tép như Vũ thì không có cơ hội nào để biết "kế hoạch tổ chức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh" trên đất CHLB Đức (nếu chuyện này có thật), bởi ai cũng biết nếu Vũ là tình báo viên (cứ cho là vậy đi) thì gã cũng chỉ được giao mỗi nhiệm vụ hoạt động trên địa bàn Đà Nẵng, và cũng chỉ trong lĩnh vực bất động sản mà thôi.

Mặt khác, luật pháp Đức quy định rõ 'chỉ chấp nhận đơn tỵ nạn "nộp từ người đã có mặt tại Đức" mà thôi.

Vậy nên, khả năng Vũ Nhôm được Ngoại giao Đức bảo kê sang Đức như một món hàng trao đổi sẽ không thành hiện thực.

Tôi cũng biết, an ninh, tình báo Đức không ngu như một số tác giả bài viết theo hướng này trên mạng. Đặc biệt là trong điều kiện, Vũ không bị khởi tố về các tội tham nhũng để tới mức bị xử mức án tử hình để người Đức lấy cớ nhân đạo mà từ chối dẫn độ, và cho đến phút này, Cao ủy Liên hợp quốc cũng chưa hề phê chuẩn Phan Văn Anh Vũ thuộc diện "Tỵ nạn chính trị" để Vũ có thể được tỵ nạn ở đâu đó thuộc châu Âu.

Rõ ràng, khởi tố Phan Văn Anh Vũ về tội "Cố ý làm lộ bí mật nhà nước" là một nước cờ cực kỳ cao tay của an ninh Việt Nam. Bằng cách này, khả năng xin tỵ nạn của Vũ coi như chấm hết và dù muốn hay không, khả năng Vũ bị dẫn độ về Việt Nam theo thông luật quốc tế là rất cao.

Đề cập về tội danh "Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước" mà Vũ đang bị cáo buộc, luật sư Hà Luân nói: "Khó có thể đánh giá cánh cửa dành cho quan chức Việt Nam đào thoát là hẹp hay rộng, vì nó tùy thuộc cánh cửa đó nằm ở vị trí nào." và "Ví như tôi mà muốn đào thoát thì cánh cửa sẽ rất hẹp." 

Bàn về cơ hội tị nạn của Vũ Nhôm, một người có hoạt động phá nhà nước Việt Nam có tên Phạm Lê Vương Các đã bình luận rất hay rằng, "Có thể nói, tình trạng pháp lý của Vũ “nhôm” hiện tại là khá bi đát, ông ta chưa được cơ quan Cao ủy tỵ nạn cấp quy chế “người tỵ nạn” để được Liên Hợp Quốc bảo vệ theo Công ước về vị thế của người tỵ nạn 1951. Ông ta cũng đang ở một quốc gia ngoài Châu Âu, ngay cả khi một quốc gia Châu Âu nào muốn rước Vũ về cũng không phải là điều đơn giản vì Singapore-nơi đang tạm giữ Vũ không dễ dàng để Vũ rời khỏi Singapore trước áp lực đòi dẫn độ ở Việt Nam".

Vũ “nhôm” không phải là một người có cống hiến xuất chúng cho nhân loại, hay chịu cảnh đày ải cuộc đời như “đoạn trường tân thanh” để làm lay động sự quan tâm của Cao ủy tỵ nạn Liên hợp Quốc, các quốc gia Châu Âu, hay các tổ chức nhân quyền Phi chính phủ để họ lên chiến dịch “giải cứu Vũ nhôm”. Tất cả họ dễ dàng “dị ứng” khi nhìn thấy các bằng chứng rõ ràng được phát tán trên mạng về việc Vũ đã có thành tích vơ vét công sản quốc gia và lũng đoạn kinh tế ở Đà Nẵng.

Con đường xin tỵ nạn và đến định cư ở một quốc gia ở Châu âu, bằng con đường pháp luật về bảo vệ người tỵ nạn xem ra có vẻ là ngõ cụt đối với Vũ, vì Vũ khó lòng đáp ứng được tiêu chuẩn là “người tỵ nạn” theo Công ước về vị thế người tỵ nạn 1951".

Theo nhóm luật sư của Vũ cho biết, hồ sơ xin tỵ nạn của gã đang nhắm đến nước Đức, với lý do đưa ra Vũ sẽ hợp tác phục vụ cho công tác điều tra của nước Đức về vụ án Trịnh Xuân Thanh. Có thể nói đây là khe cửa nhiệm mầu duy nhất để biến Vũ nhôm thành một người “rất đặc biệt” đối với phía Đức để phía Đức quan tâm và can thiệp. Nói thẳng ra là phía Vũ “nhôm” đang đề xuất cho một sự “đổi chác” với phía Đức. Vũ sẽ hợp tác điều tra vụ Trịnh Xuân Thanh và cung cấp thông tin tình báo mà Vũ đang nắm giữ, phía Đức có thể cấp quy chế tỵ nạn tạm thời cho Vũ đến nước Đức để khai thác các thông tin mà Vũ đang có.

Hiện vẫn chưa biết phía Đức quan tâm đến đề xuất của Vũ ở mức độ nào, nhưng cửa ải khó qua nhất mà Vũ phải vượt qua là cánh cửa Singapore. Trong cuộc chiến pháp lý và chính trị tay 3 giữa Việt Nam-Singapore-và Quốc gia muốn tiếp nhận Vũ, Vũ vẫn không có đồng minh tiếp sức, dò đường chỉ lối cho mình trong hành trình nguy cấp ấy, ngoài mấy vị luật sư mà Vũ phải trả tiền.

Rõ ràng, khả năng tẩu thoát của Phan Văn Anh Vũ là khó hơn tìm đường lên trời. Giờ đây, có lẽ con đường duy nhất đúng, là tình nguyện trở về Việt Nam, và tự giác "cống hiến", sửa sai để hưởng lượng khoan hồng.

@Tre Làng Blog

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...