Chỉ còn khoảng 06 tuần nữa là đến Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018. Trong lúc nhiều người, nhiều gia đình đang nghĩ đến việc chuẩn bị để đón Tết thì facebooker Đoan Tố Như lại liên tục đăng đàn kêu gọi bỏ Tết Nguyên Đán. Lý do của việc làm này theo Đoan Tố Như là để bài Trung Quốc vì Tết Nguyên Đán có nguồn gốc xuất phát từ Trung Quốc, do người Trung Quốc du nhập vào nước ta trong quá trình đô hộ 1000 năm Bắc thuộc (?!).
Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam và phương Tây hiện đại đã khẳng định: Tết Nguyên Đán không xuất xứ từ Trung Quốc, thậm chí có người còn cho rằng Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam, sau đó được người Hoa du nhập và phát triển như ngày nay.
“Ta không biết Tết là gì, nghe đâu đó là tên của một ngày lễ hội lớn của bọn nguời Man, họ nhảy múa như điên, uống rượu và ăn chơi vào những ngày đó”.
(Trích sách Kinh Lễ của Khổng Tử)
“Bọn người Giao Quận thường tập trung lại từng phường hội nhảy múa hát ca, ăn uống chơi bời trong nhiều ngày để vui mừng một mùa cấy trồng mới,không những chỉ có dân làm nông mà tất cả người nhà của Quan lang, Chúa động cũng đều tham gia lễ hội này".
(Trích sách Giao Chỉ Chí)
Trước khi chịu sự đô hộ của phong kiến phương Bắc, người Việt ta đã có một nền văn minh sơ khai rực rỡ ở buổi đầu bình minh dựng nước. Nhà nước Văn lang – Âu Lạc thời Hùng Vương, An Dương Vương đã hình thành nên những phong tục, tập quán của người Việt, trong đó có tục “ăn Tết” trong những ngày đầu năm mới.
"Tết", theo nghĩa chữ Hán, có thể hiểu là “tiết”, còn “Nguyên Đán” có nghĩa là sự khởi đầu hay sơ khai. Tiết Nguyên Đán chính là tiết khởi đầu của một chu kỳ canh tác, gieo trồng - tiết quan trọng nhất trong số 24 tiết khí của một năm theo sự phân chia của nền văn minh nông nghiệp lúa nước Đông Á.
Thông qua câu chuyện sự tích “Bánh chưng bánh dày” biểu trưng cho quan niệm “Trời tròn – Đất vuông” của cư dân người Việt làm nông nghiệp; đã chứng minh Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Việt Nam chúng ta, trước cả thời Tam Hoàng Ngũ Đế bên Trung Hoa.
Bởi Tết Nguyên Đán không xuất xứ từ Trung Quốc nên việc đề xuất bỏ Tết Nguyên Đán nhằm thể hiện quan điểm bài Trung Quốc là không hợp lý.
Tết Nguyên Đán ở Trung Quốc bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 âm lịch đến ngày 15 tháng giêng âm lịch còn ở Việt Nam thì thường kéo dài trong khoảng 7 đến 8 ngày cuối năm cũ và 7 ngày đầu năm mới (từ 23 tháng Chạp đến hết ngày 7 tháng Giêng).
(Theo Wikipedia)
Mặt khác, việc ăn Tết đã trở thành một phong tục truyền thống, bền vững, tốt đẹp của người Việt. Tết là thời điểm để đoàn tụ gia đình, để thể hiện đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” một cách sâu sắc, cụ thể nhất. Nên dù Tết Nguyên Đán có nguồn gốc từ Trung Quốc đi nữa thì người Việt cũng chẳng có lý do gì phải bỏ Tết Nguyên đán.
Nếu đề xuất bỏ Tết Nguyên Đán để bài Trung Quốc được chấp thuận thì thể nào cũng sẽ có người đề xuất bỏ Noel để bài Công giáo (vì những tội lỗi mà Công giáo đã gây ra cho nhân loại)?!
Thôi thì xin tặng Đoan Tố Như một bài hát thay cho lời muốn nói.
@Nhân Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét