Thứ Năm, 12 tháng 4, 2018

GÓC NHÌN: Bê bối của Facebook và những kẻ mộng mơ người Việt

Sau những cáo buộc về việc cung cấp các thông tin cá nhân của 87 triệu người dùng cho Cambridge Analytica để phục vụ cuộc vận động tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, ngày 10/4/2018 (giờ địa phương), Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook đã phải điều trần trước hai ủy ban Tư pháp và Thương mại của Thượng viện Hoa Kỳ về vụ việc này.

Mark Zuckerberg, chủ nhân Facebook ra điều trần trước Thượng Viện Hoa Kỳ, Washington, ngày 10/04/2018
Trong lúc Mark Zuckerberg đang phải đau đầu tìm cách xử lý êm thấm bê bối của Facebook và dẹp tan những yêu cầu từ chức mạng xã hội lớn nhất thế giới do chính mình là nhà sáng lập. Ngày 09/4/2018, một số tổ chức, cá nhân người Việt trong nước và hải ngoại (như: Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, Chân Trời Mới Media, Dân Oan Dương Nội, Hội Anh Em Dân Chủ, Hội Giáo Chức Chu Văn An, Hội Thánh Tin Lành Mennonite Cộng Đồng, PT Lao Động Việt, Sài Gòn Báo, Saigon Broadcasting Television Network, Tin Mừng Cho Người Nghèo, Thanh Niên Công Giáo, Truyền Thông Thái Hà, Tuổi Trẻ Lòng Nhân Ái, Việt Tân, Angelina Trang Huỳnh, Cấn Thị Thêu, Đặng Xuân Diệu, Đỗ Thị Minh Hạnh, Effy Nguyen, Emily Page-Le, Hoàng Tứ Duy, Huỳnh Ngọc Chênh, Lã Việt Dũng, Lê Công Định, Lê Văn Dũng, Paulus Lê Sơn...) lại có Thư ngỏ đề nghị Mark Zuckerberg can thiệp để chấm dứt tình trạng nội dung thông tin bị tháo gỡ và tài khoản bị khóa tại Việt Nam.



Khoan bàn đến những nội dung xuyên tạc về chủ trương, chính sách của chính quyền và thực trạng tự do thông tin, truyền thông ở Việt Nam, xin đưa ra một số quan điểm về vụ bê bối của Facebook và bức Thư ngỏ của các tổ chức, cá nhân tự xưng là "tổ chức xã hội dân sự", "truyền thông độc lập", "nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền" nói trên như sau:

Thứ nhất, là một phương tiện giúp cho thế giới này mở rộng và kết nối nhưng Facebook cũng là một công cụ hoàn hảo phục vụ cho mưu đồ chính trị của các những người sử dụng mạng xã hội này. Facebook có khả năng gây ra những tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động bình thường của chính quyền bất cứ quốc gia nào trên thế giới, điều có thể thấy rõ qua cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ năm 2016. Do vậy, việc kiểm soát hoạt động của Facebook là vấn đề mà cả Hoa Kỳ, Việt Nam và các quốc gia khác đều phải đặt ra.

Thứ hai, dù Facebook không có bất kỳ giới hạn nào về tôn giáo, giới tính, quan điểm chính trị của người sử dụng nhưng rõ ràng bản thân các hoạt động của Facebook và của người dùng trên mạng xã hội này đều phải chịu sự chế tài của chính quyền, của pháp luật. Mark Zuckerberg đã nhiều lần né tránh việc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ nhưng cuối cùng không thể thoát được. Việc Facebook thuê một đội ngũ luật sư từ công ty luật nổi tiếng WilmerHale và các nhà tư vấn bên ngoài để giúp Mark Zuckerberg chuẩn bị cho cuộc điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ cho thấy rõ sự "nể sợ" của họ đối với nhà cầm quyền Mỹ, bởi nếu bị khẳng định có sai phạm, Facebook có thể bị phạt tới 40.000 USD đối với mỗi trường hợp thông tin cá nhân bị chia sẻ trái phép (tối đa 3.480 tỷ USD cho toàn bộ 87 triệu người dùng, một con số khủng khiếp nếu biết giá trị vốn hóa cuối năm 2017 của Facebook chỉ khoảng 520 tỷ USD). Vậy thì không có lý do gì để Facebook không "nể sợ" nhà cầm quyền Việt Nam nếu không tuân thủ các chủ trương, chính sách, quy định pháp luật của họ.

Như vậy, việc gửi Thư ngỏ yêu cầu Mark Zuckerberg xem lại "xem lại cách hành xử mạnh tay của Facebook" đối với các tài khoản, bài viết có nội dung xuyên tạc, sai sự thật, kích động chống đối chính quyền ở Việt Nam chỉ là việc "ném đá ao bèo" của những kẻ mộng mơ người Việt mà thôi!

@Nhân Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...