Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2018

Bóc mẽ "Hội Anh em dân chủ" qua vụ xuyên tạc đề xuất áp dụng hình thức "tù tại gia"

Tại phiên họp tổ thảo luận dự án Luật thi hành án hình sự (sửa đổi) ngày 12/11/2018, đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hồ Đức Phớc đã nêu ra đề xuất về việc áp dụng hình thức "tù tại gia", cho rằng việc áp dụng hình thức thi hành án tại gia đình (đối với một số tội phạm ít nghiêm trọng "sẽ giảm áp lực cho các nhà tù, giảm ngân sách, có tác dụng giáo dục vì nó khiến cho người vi phạm phải xấu hổ trước cộng đồng, trước người thân".

Tổng Kiểm toán Nhà nước, Hồ Đức Phớc

Đề xuất của đại biểu Hồ Đức Phớc nhanh chóng trở thành một chủ đề "nóng" thu hút sự quan tâm của các ĐBQG, đông đảo người dân, giới truyền thông trong và ngoài nước. Mà đã là chủ đề "nóng" thì "Hội Anh em dân chủ" (HAEDC) không thể không "nhảy vào"!


Trong một bài viết có tiêu đề "Mỗi căn nhà là một "nhà tù"" được đăng tải trên fanpage của HAEDC ngày 14/11/2018, sau khi giới thiệu ""Tù tại gia" là một khái niệm và định chế pháp lý mới do Bộ Công an đề xuất cũng như sẽ xây dựng dự thảo để trình Quốc hội xem xét", tổ chức này đã dẫn ra một loạt các lập luận phản đối đề xuất này, chê bai tư duy và trí tuệ của người đề xuất chế định này, cho rằng khi chế định "tù tại gia" được định hình và thực thi, xã hội sẽ trở nên rối loạn và khủng khiếp.


Việc trang fanpage của HAEDC đưa tin không chính xác về người khởi xướng đề xuất áp dụng hình thức "tù tại gia" là điều có thể được bỏ qua như là một lỗi sơ đẳng mà ngay truyền thông chính thống vẫn có thể vấp phải. Tuy nhiên, những lập luận phản đối dựa trên cơ sở những suy đoán, nhận định có phần chủ quan về nội dung, cách thức triển khai thực hiện "tù tại gia" khiến nhiều người nhận ra được cái "tâm" và cả cái "tầm" của tổ chức HAEDC!
Thụ án tại gia giải quyết được rất nhiều bài toán về chi ngân sách cũng như cơ sở vật chất. Chi phí cho một tù nhân trong tù hay xây dựng thêm nhà tù đều tiêu tốn của ngân sách những khoản tiền không nhỏ
- Jody Klein-Saffran, chuyên gia Bộ Tư pháp Mỹ -

Cần khằng định rằng biện pháp giam giữ phạm nhân tại nhà thay vì trong nhà tù (thường được đề cập bằng các cụm từ “quản thúc tại gia”, “giam tại nhà”, “giám sát điện tử”...) không phải là một hình thức mới mẻ trên thế giới. Phạm nhân đầu tiên ở Mỹ được tòa phán quyết thụ án tại nhà cùng thiết bị giám sát vào năm 1983 và hiện nay việc giam giữ tại nhà được áp dụng ở hầu hết các bang trên toàn nước Mỹ. Tại châu Âu, Anh, Thụy Điển, Hà Lan, một số vùng của Đức, Pháp hay Bỉ cho phép phạm nhân thụ án tại gia từ trước năm 2000. Ngay ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan và Singapore đều đã quy định về việc giam giữ tại nhà trong Luật hình sự.

Thiết bị theo dõi điện tử có định vị toàn cầu được gắn vào cổ chân của người đi tù tại gia

Thế nhưng, tình trạng xã hội của các quốc gia đã thực thi chế định "tù tại gia" lại không hề rối loạn và khủng khiếp. Đồng thời không người dân nào ở các nước này lên tiếng chê bai tư duy và trí tuệ của các nhà lập pháp nước mình.

Rõ ràng, với thành phần đa phần là những kẻ có trình độ thấp kém (điển hình như Nguyễn Trung Trực, Trưởng Ban điều hành Chi hội miền Trung của HAEDC trước đây hay Mai Văn Tám, Phó Chủ tịch HAEDC hiện nay đều là những kẻ chưa học hết THPT) thì việc tổ chức HAEDC có những nhìn nhận, đánh giá mang tính chất thiển cận là điều chắc chắn không thể tránh khỏi. Và mưu đồ đưa HAEDC trở thành "ngọn cờ" đầu trong phong trào chống Cộng của những phần tử phản động đứng đầu tổ chức này khó có thể trở thành hiện thực!

@Lê Dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...