Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Những người thân yêu nói gì về Mẹ Nấm?

Chỉ còn chưa đầy 12 tiếng đồng hồ nữa là phiên toà xử phúc thẩm Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh sẽ diễn ra. Nhiều tổ chức nhân quyền, truyền thông thế giới đã và đang đồng loạt lên tiếng phản đối bản án 10 năm tù mà nhà nước Việt Nam đã kết án cô và kêu gọi trả tự do ngay lập tức cho cô vào phiên xử phúc thẩm ngày mai, thứ Năm, 30 tháng 11.

Blogger Mẹ Nấm tại phiên tòa sơ thẩm ngày 29/6/2017

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh là ai?

Là một đứa con được nuông chiều

Chỉ cần nói đến Mẹ Nấm, hay gõ vào bàn phím chữ Mẹ Nấm thôi thì người ta có thể biết những câu chuyện về cô, biết được tận tường lý do vì sao cô chịu bản án 10 năm tù giam.

Thế giới biết về Mẹ Nấm. Người dân Việt Nam biết về Mẹ Nấm. Nhưng có lẽ biết về cô nhất, hiểu thật sự về cô nhất và chia sẻ cùng cô nhất, trên cuộc đời này và mãi mãi không ai khác hơn chính là Mẹ của cô, bà Tuyết Lan.

Nói về Như Quỳnh, đứa con gái duy nhất của mình, bà chia sẻ:

Quỳnh là đứa con duy nhất của tôi cho nên bao nhiêu tình yêu của tôi, bao nhiêu cuộc đời là tôi dồn hết cho Quỳnh. Quỳnh là một đứa con có cá tính từ nhỏ. Nó quyết liệt, khi đã muốn làm gì thì làm cho bằng được dù mình có khuyên con không nên thế này, không nên thế nọ. Nó luôn muốn trải nghiệm.


Không ai hiểu con bằng mẹ. Hiểu Mẹ Nấm, biết cá tính ương ngạnh, không chịu nghe ai khuyên can của cô, không ai khác hơn là bà Tuyết Lan. Không chỉ vì bà là mẹ, mà còn vì "con đường Quỳnh đi" (con đường chống Cộng) "truyền thống gia đình" như lời bà nói.

Gia đình chúng tôi là gia đình Công giáo. Ông nội và ông ngoại Quỳnh đều là cựu sĩ quan cảnh sát dưới chế độ Việt Nam Cộng Hòa. Trong đó, ông ngoại của Quỳnh là nhân viên Cảnh sát đặc biệt của Ngụy, chuyên thẩm vấn những vụ án liên quan đến chính trị. Bố của Quỳnh là một “Thương phế binh VNCH. Cho nên những điều Quỳnh làm, tôi nghĩ đó là chuyện bình thường và nên làm.

Bà Tuyết Lan và hai con nhỏ của blogger Mẹ Nấm. Facebook bà Tuyết Lan

Từ ngày Mẹ Nấm bị bắt vào tháng 10 năm ngoái và bị kết án hồi tháng 6 cho đến nay, bà Tuyết Lan chỉ gặp con gái của mình 1 lần duy nhất vào ngày 31 tháng 7.

Trong thời gian đó, có không ít những ý kiến từ dư luận xã hội cho rằng người phụ nữ này “ăn cơm nhà lo chuyện thiên hạ” hay “ăn cơm nhà gác ngà voi”. Thế nhưng ai nói mặc ai. Bà Tuyết Lan biết hết, nghe hết, nhưng vì Quỳnh là người con gái duy nhất nên dù cô có sai lầm bà vẫn yêu và ủng hộ.

Tôi không hề oán trách những người đó... Tôi không trách con tôi mà tôi cũng không oán trách người ta điều gì hết.

Là một người Mẹ không làm tròn thiên chức

Dư luận trong xã hội chỉ trích Mẹ Nấm “ăn cơm nhà lo chuyện thiên hạ” bởi cô đã không chọn hai đứa con thơ của mình, cho dù cô là một người mẹ.

Chính bà Tuyết Lan kể lại ngay cả một người bạn của bà cũng đặt vấn đề như thế với bà sau khi diễn ra phiên toà sơ thẩm.

Người đó gọi tôi và nói là tại sao con bà lại chọn con đường làm cho bà khổ như vầy? Con bà chẳng yêu con nó. Tại sao nó làm vậy? Bổn phận của nó là bổn phận làm mẹ.

Hai chữ bổn phận tự bản thân nó đã mang một trọng trách rất nặng nề, khó mà cân đong đo đếm hoặc nói là bao nhiêu cho đủ. Dư luận cho rằng Mẹ Nấm không làm tròn bổn phận với con của mình. Bé Nấm, đứa con gái bé bỏng của cô cũng hiểu rất rõ về mẹ của mình.

Nói chuyện với chúng tôi khi vừa trở về từ buổi xem phim, món quà sinh nhật của Nấm, Nấm cho biết tối nào mẹ cũng nói cho Nấm và em Gấu "về cá chết, về Trung Quốc xâm lược Việt Nam", thay vì dạy con học hành, kể chuyện cổ tích cho con nghe như bao bà mẹ khác.

Là một kẻ chống đối

Đó là việc gì mà Mẹ Nấm bị kết án 10 năm tù giam vì Điều 88?

Cô sinh năm 1979, cử nhân Anh văn của trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang. Bút danh Mẹ Nấm ra đời từ năm 2006 với các bài viết xuyên tạc về thực trạng xã hội, về quyền con người, mượn danh đấu tranh cho dân chủ nhân quyền ở Việt Nam…

Với cáo buộc đã "soạn thảo, đăng tải, chia sẻ nhiều bài viết, video có nội dung chống đối đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; bôi nhọ các cá nhân...", cô bị Công an tỉnh Khánh Hoà bắt vào tháng 10 năm ngoái.

Blogger Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh Photo from Facebook Triều Lâm

Mẹ Nấm còn tham gia nhiều hội nhóm trái phép như nhóm “Tuyên bố công dân tự do”, “Mạng lưới blogger Việt Nam”, liên tục kêu gọi tụ tập, biểu tình gây rối an ninh, trật tự trên địa bàn Khánh Hòa và cả nước dưới danh nghĩa “dã ngoại nhân quyền”, “café nhân quyền”, “biểu tình chống Trung Quốc”, đòi trả tự do cho số bị bắt, xử lý bên ngoài phiên tòa…

Ông Nguyễn Lương Thành, một blogger Việt chia sẻ về người phụ nữ mà ông nói mình chỉ biết đến sau khi đọc bài viết “Đừng quên Mẹ Nấm” của “Dân làm báo” 

Nguyễn Ngọc Như Quỳnh không phải là nhà đấu tranh cho dân chủ, nhân quyền; cũng không phải là người đấu tranh chống tham nhũng, bất công, bảo vệ quyền tự do của người dân như đánh giá của “người ta”. Vì thế “Đừng quên Mẹ Nấm” nghĩ cho cùng cũng chỉ là nhớ đó, lấy đó làm bài học để đời cho những ai cũng đã, đang và sẽ có những hành vi tương tự như Mẹ Nấm.

Là một đứa con được nuông chiều, một người Mẹ không làm tròn thiên chức, một kẻ chống đối, những người thân quen của blogger Mẹ Nấm hiểu về cô với những định nghĩa đơn giản ấy. Tất cả họ và hàng triệu người trên thế giới không thể biết chính xác kết quả của phiên toà ngày 30 tháng 11 sắp đến nhưng chắc chắn ai cũng biết câu trả lời cho câu hỏi của bé Nấm: “Có cách nào giúp cho gia đình con đoàn tụ không?” chỉ có thể là sự quay đầu, thành khẩn nhận tội, cải tạo tốt của Mẹ Nấm mà thôi.

@RFA Oppo

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...