Thứ Hai, 4 tháng 12, 2017

GÓC NHÌN: Mỹ rút khỏi Hiệp định Toàn cầu về Di Trú và sự phớt lờ của Tổng thống Trump đối với Giáo hoàng Phanxicô

Ngày 03/12/2017, truyền thông quốc tế đồng loạt đưa tin về việc Mỹ quyết định chấm dứt tham gia vào quy trình của Liên Hợp Quốc nhằm xây dựng Hiệp ước Di trú Toàn cầu (GCM) với lý do chương trình này không phù hợp với các chính sách di trú của Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ, Rex Tillerson
Trong khi chúng tôi tiếp tục tham gia trên một số phương diện tại Liên Hiệp Quốc, trong trường hợp này, đơn giản là chúng tôi không thể hậu thuẫn một tiến trình có thể phương hại tới quyền chủ quyền của Hoa Kỳ để thực thi các luật về di trú và bảo đảm các ranh giới của chúng tôi.
Hoa Kỳ hậu thuẫn sự hợp tác quốc tế về các vấn đề di dân, nhưng trách nhiệm chính của các nước có chủ quyền là bảo đảm chương trình di dân phải an toàn, có trật tự và hợp pháp.”

Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, Nikki Haley
Hoa Kỳ tự hào về truyền thống di dân và vai trò đạo đức lâu dài của Mỹ trong việc hỗ trợ các đợt di dân và tị nạn trên khắp thế giới… Nhưng các quyết định về các chính sách di trú phải luôn luôn do người Mỹ quyết định và chỉ người Mỹ quyết định mà thôi.

Chúng tôi sẽ quyết định cách tốt nhất để kiểm soát các biên giới của chúng tôi, và ai sẽ được phép nhập cảnh vào Mỹ. Hướng tiếp cận toàn cầu trong Tuyên bố New York, đơn giản không phù hợp với quyền chủ quyền của Mỹ.

Việc chấm dứt tham gia quá trình thúc đẩy GCM được xem là hành động tiếp theo nhằm thực hiện chính sách "Nước Mỹ trên hết" mà ông Donald Trump đã đưa ra trong quá trình tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2016 (sau việc rút khỏi Hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu; Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO; Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP; Hiệp định Thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA, Thỏa thuận hạt nhân Iran..). 

Trong số những người phản đối quyết định rút khỏi Hiệp định Toàn cầu về Di Trú của Mỹ, bên cạnh số cho rằng quyết định trên sẽ gây ra những tác động, ảnh hưởng tiêu cực đến những nỗ lực nhằm xử lý hơn 60 triệu người trên toàn cầu bị buộc phải dời cư vì một loạt nguyên nhân khác nhau thời gian qua, nhất là trong bối cảnh thông báo này được công bố chỉ vài giờ trước khi khai mạc Hội nghị toàn cầu về di trú được tổ chức tại thành phố Puerto Vallarta, Mexico, có không ít người phản đối bởi cho rằng Tổng thống Donald Trump đã phớt lờ ý kiến của Đức Giáo hoàng Phanxicô, người đại diện Thiên Chúa ở trần gian.

Sau cuộc gặp đầu tiên giữa 02 người đàn ông quyền lực nhất thế giới tại Vatican ngày 24/5/2017, tuy không rõ nội dung trao đổi giữa hai người là gì nhưng rất nhiều người đã kỳ vọng Tổng thống Trump và Giáo hoàng Phanxicô đã giải tỏa được những bất đồng trước đó, bao gồm: biến đổi khí hậu, thành công của chủ nghĩa tư bản, quyền của người tị nạn và sự cách biệt ngày càng tăng giữa người giàu và người nghèo.

Ông Trump có thực sự đang lắng nghe ý kiến của Đức Giáo hoàng Phanxicô?



Sau cuộc gặp trên, ngày 15/8/2017, Đức Giáo hoàng Phanxicô đã ký Sứ điệp cho “Ngày thế giới người di dân và người tị nạn” lần thứ 104 được tổ chức vào ngày 14/01/2018 với chủ đề “Đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập người di dân và người tị nạn”. Nội dung Sứ điệp mời gọi các nhà lãnh đạo và mọi cá nhân trên thế giới chia sẻ trách nhiệm trong việc trợ giúp người di dân và người tị nạn để cứu mạng và bảo vệ quyền lợi của họ, nhấn mạnh quan điểm cho rằng "Phải luôn đặt ưu tiên cho sự an toàn của cá nhân trước an ninh quốc gia". Trong khi đó, quyết định rút khỏi Hiệp định Toàn cần về Di Trú của Mỹ chẳng khác gì lời khẳng định cho quan điểm ngược lại "Phải luôn đặt ưu tiên cho an ninh quốc gia trước sự an toàn của cá nhân"! 

Với việc phớt lờ LỜI CHÚA (do Đức Giáo hoàng loan báo) một cách trắng trợn như vậy, không rõ Giáo hội Công giáo Mỹ sẽ còn cầu nguyện cho Tổng thống Trump cũng như những "rận chủ" ở Việt Nam sẽ còn bám đít Mỹ, thiên đường của tự do, dân chủ, nhân quyền đến bao giờ?

@Nhân Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...