"DẸP THAM NHŨNG – BẰNG CÁCH NÀO" là tiêu đề bài viết mới được KU BÚA cho ra lò. Từ lập luận cho rằng "một trong những sai lầm khi nhìn vào vấn đề tham nhũng là chúng ta cân nhắc các yếu tố liên quan một cách tuyệt đối thay vì tương đối. Chúng ta thường tập trung vào một yếu tố như CNXH, văn hóa hay độc tài thay vì có một cái nhìn tổng quát", KU BÚA đã đưa ra 08 vấn đề được cho là giải pháp mà các quốc gia phát triển đã làm, đã có để hạn chế tham nhũng và quan liêu.
Tuy nhiên, nội dung những vấn đề mà KU BÚA đưa ra thêm một lần nữa cho thấy rõ việc chạy XE ÔM nghịch MÁY TÍNH của mình nguy hiểm như thế nào.
Tuy nhiên, nội dung những vấn đề mà KU BÚA đưa ra thêm một lần nữa cho thấy rõ việc chạy XE ÔM nghịch MÁY TÍNH của mình nguy hiểm như thế nào.
Trước hết, KU BÚA cho rằng CƠ CHẾ DÂN CHỦ - CỘNG HÒA và PHÂN CHIA QUYỀN LỰC là giải pháp chống tham nhũng nhưng lý giải của KU BÚA chỉ hoàn toàn tập trung vào cơ chế liên bang chứ không nói gì đến vấn đề Dân Chủ hay biện pháp giám sát, quản lý lẫn nhau giữa 03 bộ phận Lập pháp - Hành pháp - Tư pháp. Những lý giải này chỉ đơn thuần là sự cổ vũ cho việc phân chia quyền lực cho chính quyền các địa phương thay vì tập trung quyền lực trong tay chính quyền quốc gia hay nói cách khác là cổ vũ cho tình trạng "cát cứ", "tự trị" địa phương mà không hề tính đến hệ quả là "trên bảo - dưới không nghe".
2. CƠ CHẾ DÂN CHỦ-CỘNG HÒA – Khi chúng ta nghĩ đến nước Mỹ, Anh, Đức, Thụy Sĩ hay Canada thì chúng ta nghĩ rằng họ là các quốc gia riêng biệt. Nhưng nhìn sâu hơn thì họ là những tập hợp của các tiểu bang nhỏ, tức những tiểu quốc gia. Quyền lực không nằm trong tay chính quyền quốc gia mà nằm trong chính phủ tiểu bang và địa phương – và họ có quyền phủ quyết luật quốc gia. Đây là điều giới hạn quan liêu từ cấp quốc gia và tạo sự cạnh trong chính đất nước. Có phải ngẫu nhiên mà các nước theo cơ chế Dân Chủ-Cộng Hòa lại phát triển và kém tham nhũng hơn các nước khác? Tôi cho là không.
3. PHÂN CHIA QUYỀN LỰC – Tiếng Việt được dịch là “Tam Quyền Phân Lập” vì thường nhắc đến 3 bộ phận trong cơ chế chính quyền: Hành Pháp, Quốc Hội và Tòa Án. Nhưng sự phân chia quyền lực này phải và còn đi sâu hơn nữa. Như nói trên, quyền lực được phân chia cho và theo từng tiểu bang. Không có một người hay bộ phận nào nắm toàn quyền. Vì không ai có toàn quyền nên muốn tham nhũng thì vô cùng khó thực hiện.
Thứ nữa, việc GIỚI HẠN CHỨC NĂNG của các cơ quan công quyền là thực tế đã và đang diễn ra ở Việt Nam. Điều này là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng một việc đơn giản nhưng không có cơ quan nào giải quyết hay có quá nhiều cơ quan tham gia giải quyết, buộc người dân phải "chạy đôn chạy đáo" hết cơ quan này đến cơ quan khác. Và tất nhiên, để giải quyết việc đó nhanh gọn thì lại sinh ra tham nhũng, hối lộ.
4. GIỚI HẠN CHỨC NĂNG – Tại sao các quan chức lại tham nhũng và xách nhiễu doanh nghiệp hay cá nhân để kiếm lợi ích riêng? Vì họ có thể. Khi nắm trong tay chức năng và quyền lực, con người sẽ lạm dụng nó. Khi bạn cho Công An quyền kiểm soát tạm trú, họ sẽ lợi dụng để xách nhiễu dân. Khi bạn cho Cơ Quan Thuế quyền lực để kiểm toán và thanh tra doanh nghiệp bất ngờ, các viên chức sẽ tận dụng để làm tiền doanh nghiệp. Vậy cách tốt nhất để hạn chế tham nhũng là gì? Đó là giới hạn quyền lực và chức năng. Không có chức năng thì làm sao tham nhũng được.
Trong lúc Đảng Cộng sản vừa ban hành một nghị quyết về việc tinh gọn bộ máy, dư luận trong và ngoài nước cũng than phiền về bộ máy hành chính quá lớn kéo theo gánh nặng chi tiêu công thì KU BÚA lại đi ca ngợi việc phân chia chính quyền ra nhiều mảnh nhỏ (dẫn đến một bộ máy phình to hơn nữa) để phù hợp với giải pháp PHÂN CHIA QUYỀN LỰC mà KU BÚA đã đề ra. Quả thực không thể hiểu nổi quan niệm lớn - nhỏ của KU BÚA là như thế nào.
5. CHÍNH QUYỀN NHỎ – Một cỗ máy chính quyền lớn đi đôi với bộ máy hành chính, quan chức và quan liêu lớn. Đó là quy luật. Bạn không thể giới hạn tham nhũng khi có một bộ máy chính quyền lớn. Cách tốt nhất để dẹp tham nhũng trong chính phủ là giới hạn sức ảnh hưởng và quy mô của nó. Và như nói ở trên, hãy phân chia nó ra nhiều mảnh để không ai sở hữu toàn quyền.
Cuối cùng, trong lúc vừa đề nghị TRẢ LƯƠNG CAO CHO VIÊN CHỨC thì KU BÚA lại đi yêu cầu THUẾ THẤP thì không rõ KU BÚA lấy tiền đâu ra để trả lương cho viên chức. Đấy là chưa kể những điểm mâu thuẫn, bất đồng khác trong chính lập luận của KU BÚA, như: đòi phân chia chính quyền ra nhiều mảnh nhỏ nhưng lại phản đối việc áp thuế cao khiến bộ máy hành chính phình to ra, trong lúc 02 vấn đề này hầu như không liên quan đến nhau...
6. TRẢ LƯƠNG CAO CHO VIÊN CHỨC – Thủ Tướng Singapore nhận lương triệu đô mỗi năm, tổng thống Mỹ thì nửa triệu, các quan chức khác ở Phương Tây hầu hết có lương hơn $100,000/năm. Điều này khiến nhiều người phẫn nộ. Tuy nhiên, đây là điều cần thiết. Khi cầm quyền lực, con người sẽ tha hóa. Trả lương cao là cách giới hạn lòng tham tư lợi của người trong bộ máy. Đúng là không phải hoàn toàn đúng, nhưng ngoài cách này thì còn cách nào hơn. Trả lương cao cho viên chức chính phủ là cách không cho họ ngụy biện “lương không đủ sống” để gây ra quan liêu tham nhũng, nhất là tham nhũng vặt.
8. THUẾ THẤP – Một điều nữa mà các nhà làm luật không để ý tới. Doanh nghiệp muốn tận thu lợi nhuận, thuế cao khiến họ tìm cách để giảm thuế. Tại sao một doanh nghiệp phải trả 30% thuế khi họ có thể tận dụng khe hở hay bắt tay với quan chức để hưởng lợi ích thuế, để rồi không đóng phần nào? Thuế cao khiến bộ máy hành chính phình to ra và tiêu diệt sự sáng tạo và cạnh tranh. Nó không phải là nguyên nhân chính, nhưng nó dẫn đến ý đồ tham nhũng. Muốn giảm tham nhũng thì hãy giảm thuế để doanh nghiệp có thể kiếm lợi nhiều hơn, thay vì bắt tay với chính quyền."Nói vậy, đề thêm một lần nữa khẳng định KU BÚA chỉ là một thẳng trẻ trâu "ngu lâu khó đào tạo"! Do vậy, bà con cô bác đừng vội tin những gì KU BÚA nói nhé!
@Bánh Bao
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét