Thứ Bảy, 26 tháng 8, 2017

GÓC NHÌN: Nêu hiểu Sứ điệp "Ngày thế giới người di dân và tị nạn” lần thứ 104 như thế nào?

Ngày 21 tháng Tám 2017, Toà thánh Vatican công bố Sứ điệp của Giáo hoàng Phanxicô cho “Ngày thế giới người di dân và người tị nạn” lần thứ 104, sẽ được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng 2018 với chủ đề “Đón tiếp, bảo vệ, thăng tiến và hội nhập người di dân và người tị nạn”. Sứ điệp được Giáo hoàng Phanxicô ký ngày 15 tháng Tám 2017, ngày Lễ trọng mừng kính Đức Mẹ Lên Trời.




Cho rằng tình trạng đáng buồn của nhiều người di dân và người tị nạn trốn chạy chiến tranh, khủng bố, thiên tai và đói nghèo là một "dấu chỉ của thời đại" và đáp ứng nhu cầu của người tị nạn là một dịp để Phúc âm hoá: “Mỗi người khách lạ gõ cửa nhà chúng ta là một cơ hội để chúng ta gặp Chúa Giêsu Kitô, Đấng đồng hoá mình với những người khách lạ được tiếp đón hay bị từ chối trong mọi thời ... Đây là một trách nhiệm lớn lao mà Giáo hội muốn chia sẻ với tất cả các tín hữu và mọi người thiện chí, những người được kêu gọi đáp ứng những thách đố của thời đại di dân hiện nay với lòng quảng đại, sự nhanh nhẹn, khôn ngoan và nhìn xa trông rộng, tuỳ theo khả năng của mỗi người”, Giáo hoàng Phanxicô đã nhắc lại 04 yếu tố của một đáp ứng chung đối với nhu cầu của người nhập cư, mà ngài đã nêu ra trong Diễn văn tại Diễn đàn Quốc tế về Di cư và Hoà bình, ngày 21-02-2017. Các yếu tố này được Giáo hoàng Phanxicô mô tả bằng 04 động từ: Đón tiếp - Bảo vệ - Thăng tiến - Hội nhập.


Sứ điệp "Ngày thế giới người di dân và tị nạn” lần thứ 104 tiếp tục thể hiện sự quan tâm, lo lắng của bản thân Giáo hoàng Phanxicô và Tòa thánh Vatican đối với những người di dân, nhất là những người phải trốn chạy khỏi nơi chôn nhau, cắt rốn của mình bỏi chiến tranh, khủng bố, thiên tai và đói nghèo. Sứ điệp là lời mời gọi các nhà lãnh đạo và mọi cá nhân trên thế giới chia sẻ trách nhiệm trong việc trợ giúp người di dân và người tị nạn để cứu mạng và bảo vệ quyền lợi của họ, nhất là trong bối cảnh Mỹ, một số quốc gia phương Tây đang có những động thái thắt chặt việc nhập cảnh người tị nạn và di dân do lo ngại nguy cơ khủng bố.

Nhìn nhận một cách tổng thể, nội dung Sứ điệp "Ngày thế giới người di dân và tị nạn” lần thứ 104 là hết sức đúng đắn, góp phần đảm bảo các quyền của người di dân và tị nạn theo Công ước quốc tế năm 1951 về vị thế của người tị nạn, Công ước quốc tế năm 1990 bảo vệ các quyền của mọi di dân lao động và những người trong gia đình họ. Tuy nhiên, việc Ban Biên tập Trang thông tin điện tử của Hội đồng Giám mục Việt Nam đi sâu, phân tích Sứ điệp và nhấn mạnh quan điểm "Phải luôn đặt ưu tiên cho sự an toàn của cá nhân trước an ninh quốc gia" (http://hdgmvietnam.org/phai-luon-dat-uu-tien-cho-su-an-toan-cua-ca-nhan-truoc-an-ninh-quoc-gia/9047.57.7.aspx) lại là vấn đề cần phải suy xét một cách tỉnh táo! Bởi một khi đã đặt quyền lợi của cá nhân lên trước quyền lợi của quốc gia, dân tộc, người ta hoàn toàn có thể đặt quyền lợi của chính mình lên trước quyền lợi của giáo hội và xã hội?! Đó là điều đúng hay sai, nên hay không nên? Xin dành câu trả lời cho mỗi người!

@Nhân Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...