Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Suy ngẫm về bài giảng của Giám mục Nguyễn Thái Hợp tại Lễ truyền chức linh mục Giáo phận Vinh năm 2017

Hôm 24/11/2017, đúng vào ngày lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Tòa Giám mục Giáo phận Vinh đã long trọng tổ chức Lễ truyền chức linh mục cho 04 Phó tế Martinô Nguyễn Văn Bé, Giuse Nguyễn Văn Dũng, Antôn Tô Quang Hùng và G.B. Cao Xuân Trường.


Nếu theo đúng lịch trình đào tạo chung của khóa XI Đại Chủng viện Vinh Thanh thì 04 tân chức này đã được thụ phong từ ngày 14/11/2016. Do vậy, nói một cách đời thường thì Lễ truyền chức linh mục Giáo phận Vinh năm nay có thể coi là Lễ tốt nghiệp vớt của số chủng sinh khóa XI Đại Chủng viện Vinh Thanh bị đúp?

Tuy nhiên, những điều đọng lại, đáng suy ngẫm nhất sau Lễ truyền chức linh mục Giáo phận Vinh năm 2017 không phải là chuyện học tài thi phận hay chậm duyên (kết hôn cùng Thiên Chúa) của 04 vị tân linh mục mà lại là bài giảng của Giám mục Nguyễn Thái Hợp tại thánh lễ này.


Trước hết, khi phân biệt 02 danh xưng "giáo dân" và "lương dân", Giám mục Hợp cho rằng "ngay cả cái chữ Công giáo, giáo dânlương dân mà hôm nay nhiều khi chúng ta gọi một cách hãnh diện, như chúng ta là giáo dân còn những người không thuộc giáo hội chúng ta là lương dân, và khi ta nói như vậy ta hiểu chữ lương dân theo nghĩa tiêu cực".

Sự hãnh diện của danh xưng "giáo dân" mà Giám mục Hợp đề cập có thể xuất phát từ cách hiểu nghĩa từ công (trong Công giáo) là công bình, công minh, bác ái (dù đây là cách gọi không hợp lý đối với các từ Hán Việt, không giống như tên gọi của các tôn giáo khác và cũng không đúng với nghĩa thực chất của từ công mà những người đề xướng việc đổi tên gọi đạo Gia-tô mong muốn là công quyền, công cộng, công cụ).

Nhưng tính tiêu cực, không lành mạnh của danh xưng "lương dân" theo cách hiểu của Giám mục Hợp là gì? Chẳng lẽ những người theo các tôn giáo khác, trong đó có đạo Tin lành, đạo Hồi - những tôn giáo cùng thờ Thiên Chúa nhưng không thuộc giáo hội Công giáo, cũng là tiêu cực? Hay sự tiêu cực mà Giám mục Hợp muốn nói đến là cách phân biệt đã từng gây ra biết bao đau thương, đổ máu cho giáo hội, giáo dân Công giáo như ở cuối thời nhà Nguyễn: "lương dân" là những người biết tôn trọng chính quyền ("vâng lời vua, quan") còn "giáo dân" là những người tiếp tay cho giặc ngoại xâm ("đạo ngoại lai"), không tôn trọng chính quyền ("không nghe lời của vua, quan")?

Thứ nữa là tình trạng tha hóa trong hàng ngũ linh mục Giáo phận Vinh liệu đã đến mức báo động?! Khi Giám mục Hợp công khai thừa nhận ("Ngày nay, thật vậy, có biết bao tiếng thở dài, van nài, than khóc nơi đàn chiên của Đức Kitô; vô số những người nghèo đói, yếu đau bị tổn thương, lạc đường, bị bỏ rơi, bị loại trừ hay bị các linh mục nạt nộ, dọa rút phép thông công...") và giáo huấn đối với 04 tân chức (đừng để "niềm vui của cuộc đời linh mục" "chất thêm gánh nặng trên vai đã gầy của người giáo dân chúng ta"; không mua xe sang, không tổ chức Lễ tạ ơn chính thức với số người tham dự quá 1.000 người).

Chỉ riêng 02 vấn đề trên cũng đã đủ để khiến giáo sĩ, giáo dân Giáo phận Vinh và những người yêu mến, quan tâm đến mảnh đất Nghệ Tĩnh Bình phải đau đầu suy ngẫm. Nhưng dù hiểu như thế nào đi nữa thì xin 04 vị tân linh mục nhớ rằng Giám mục Hợp chỉ mong đàn chiên của mình "Hãy làm theo những gì tôi nói, đừng làm theo những gì tôi làm!".

@Nhân Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...