Chiều ngày 11/12/2018, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đã tiếp ông Kent Walker, Phó Chủ tịch Tập đoàn Google (Mỹ) đang sang thăm và làm việc với các bộ, ngành và địa phương của Việt Nam.
Tại cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Tập đoàn Google Kent Walker cho biết Google đang tìm hiểu các bước để mở văn phòng đại diện tại Việt Nam trên nguyên tắc chung của tập đoàn này là bảo đảm các quy định ở các nước sở tại không trái với cam kết quốc tế.
Ông Kent Walker cũng bày tỏ đồng tình với Chính phủ Việt Nam trong việc bảo đảm an ninh mạng, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, chan hoà và khẳng định Google sẽ phối hợp với các cơ quan, hướng tới đáp ứng các mục tiêu này.
Cuộc làm việc diễn ra trong bối cảnh dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng, trong đó có quy định yêu cầu doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam, vừa mới được Bộ Công an công bố để lấy ý kiến đóng góp từ 02/11-02/12/2018.
Điều 25. Doanh nghiệp phải lưu trữ dữ liệu, đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp trong và ngoài nước có đầy đủ các điều kiện sau đây phải lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam:
a) Là doanh nghiệp cung cấp một trong các dịch vụ trên mạng viễn thông, mạng Internet, các dịch vụ gia tăng trên không gian mạng có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam sau đây: Dịch vụ viễn thông; Dịch vụ lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; Cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; Thương mại điện tử; Thanh toán trực tuyến; Trung gian thanh toán; Dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; Mạng xã hội và truyền thông xã hội; Trò chơi điện tử trên mạng; Thư điện tử;
b) Có hoạt động thu thập, khai thác, phân tích, xử lý các loại dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định này;
c) Để cho người sử dụng dịch vụ thực hiện hành vi được quy định tại Khoản 1, 2 Điều 8 Luật An ninh mạng;
d) Vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 8, điểm a hoặc điểm b khoản 2 Điều 26 Luật An ninh mạng.
2. Bộ trưởng Bộ Công an yêu cầu doanh nghiệp đủ điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này lưu trữ dữ liệu quy định tại Điều 24 Nghị định này và đặt chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.
3. Các doanh nghiệp không chấp hành quy định tại Khoản 2 Điều này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Quy định về việc lưu trữ và đặt chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam trong Luật An ninh mạng và dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật An ninh mạng được đánh giá là hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế, bởi đã có 18 quốc gia trên thế giới có văn bản, luật quy định yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài phải lưu trữ dữ liệu quan trọng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia như Mỹ, Canada, Đức, Nga, Trung Quốc, Indonesia, Hy Lạp, Bulgaria, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển, Thổ Nhĩ Kỳ...
Quy định bảo vệ dữ liệu cá nhân của Liên minh châu Âu chính thức có hiệu lực từ ngày 25/5/2018 cho phép công dân kiểm soát dữ liệu cá nhân của mình khi tham gia các diễn đàn xã hội theo hướng có thể tra cứu, thay đổi, xóa bỏ thông tin cá nhân của mình; các công ty cung cấp dịch vụ phải công khai với khách hàng việc dùng thông tin cá nhân, cam kết không chuyển dữ liệu cá nhân cho bên thứ 3 và nếu vi phạm thì mức phạt có thể lên đến 20 triệu euro hay 4% doanh số của toàn cầu.
Thực tế Google đã đặt khoảng 70 văn phòng đại diện, Facebook cũng đặt khoảng 80 văn phòng đại diện tại các quốc gia trên thế giới. Tại khu vực Đông Nam Á, Google và Facebook đã đặt văn phòng đại diện tại Singapore, Indonesia và Malaysia.
Như vậy, mặc dù vẫn có những ý kiến phản đối, cho rằng Luật An ninh mạng quyền con người của tất cả các cá nhân sử dụng internet ở Việt Nam, góp phần "bịt mắt, bịt tai, bịt miệng" người dân. Nhưng việc Google xúc tiến những bước đi đầu tiên để có thể thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam là lời khẳng định không thể chắc chắn hơn cho tính hợp pháp, đúng đắn của bộ luật này.
@Kim
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét