Thứ Tư, 14 tháng 3, 2018

Giáo xứ Liên Hòa: "Cây cầu mơ ước" hay minh chứng cho chiêu bài "lấy mỡ nó rán nó" trong công cuộc làm kinh tế mới của Giáo phận Vinh

Tháng 10 năm 2017, người dân thôn Công Hòa (một thôn cồn bãi thuộc xã Quảng Trung, thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình), từ già trẻ, gái trai, xa quê hay ở nhà đều vui mừng, phấn khởi đón mừng cây cầu phao dân sinh nối thôn Công Hòa với phần đất liền của xã Quảng Trung. Không vui sao được khi cây cầu đã chấm dứt sự phụ thuộc vào những chuyến đò ngang luôn chòng chành (nhất là vào mùa mưa lũ), đắt đỏ (với mức phí 5.000đ/lượt/người, chưa kể phí phương tiện), mở ra những hy vọng mới trong việc làm ăn, buôn bán, học tập, quan hệ của người dân Công Hòa.

Cầu phao Liên Hòa trong ngày khánh thành 26/10/2017
"Cây cầu mơ ước" được xây dựng với sự đóng góp cả về tiền bạc (mỗi hộ đóng 3 triệu đồng) và công sức lao động của chính những người dân trong thôn dưới sự dẫn dắt của linh mục Thân Văn Chính, quản xứ Liên Hòa. Do vậy, việc qua lại cầu đối với người dân Công Hòa, theo lời của linh mục Chính, đương nhiên là miễn phí, góp phần vơi bớt gánh nặng cho người dân quê nghèo.

Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, khi mới đây chính linh mục Thân Văn Chính bất ngờ thông báo về việc thu phí qua cầu (2.000đ /lượt/người đi bộ, 5.000đ/lượt/xe máy và 20.000đ/lượt/xe ôtô con) với tất cả mọi đối tượng, không kể là người dân trong thôn Công Hòa hay ngoài thôn.


Linh mục Thân Văn Chính phát biểu tại Lễ khánh thành cầu phao
Việc người dân phải trả tiền để đi lại trên chính cây cầu mà họ đã góp tiền, góp công, góp sức xây nên xem ra quá đỗi vô lý. Nhưng đây lại không phải là điều gì quá xa lạ tại Giáo phận Vinh, nơi mà các linh mục không từ bỏ bất cứ phương cách nào để làm kinh tế mới cho bản thân và cho giáo hội, kể cả làm chủ hụi.

Rất nhiều những công trình dân sinh như cầu cống, trạm lọc nước, sân bóng đá mini... được các linh mục khởi xướng xây dựng nên hoàn toàn từ sự đóng góp của giáo dân. Nhưng khi khánh thành, đi vào hoạt động thì người bỏ tiền, bỏ công sức xây dựng nên những công trình ấy vẫn phải nộp tiền mới được sử dụng.

Chiêu bài "lấy mỡ nó rán nó" của linh mục Thân Văn Chính và không ít những chủ chăn khác tại Giáo phận Vinh quả thật hết sức cao siêu; vừa được tiếng (thương dân, lo cho dân), vừa được miếng (có thể thu lợi một cách công khai, không khác gì chủ đầu tư dự án BOT). Chỉ thương cho thân phận người dân đang ngày đêm thờ lạy kẻ bốc lột mình mà không hay.

@Ngọc Minh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...