Thứ Năm, 18 tháng 10, 2018

Đầu tư cho trẻ em của Việt Nam "chỉ kém Singapore trong Asean" - Rồi sao nữa?

Hôm 11/10/2018, tại một hội nghị ở Bali, Indonesia, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đã công bố Chỉ số Vốn Con người (Human Capital Index). Thay vì dùng các thống kê quen thuộc như GDP, Chỉ số Vốn Con người xếp hạng các nước theo dự báo trẻ em được chuẩn bị cho tương lai thế nào, nhấn mạnh các yếu tố như y tế, giáo dục.


Chỉ số Vốn Con người tập trung vào ba kết quả:
      + Sống sót: Khả năng sống sót của đứa trẻ trước lúc 5 tuổi
      + Trường học: Số năm được học, và học được bao nhiêu.
      + Sức khỏe: Trẻ có bị còi cọc trước lúc lên 5? Có khỏe mạnh khi trưởng thành, đủ sức học cả đời?

Theo giải thích, điểm tối đa 1 là khi một trẻ có thể đạt sức khỏe tối đa (định nghĩa là khỏe mạnh, sống đến ít nhất 60), học đầy đủ (14 năm khi đến tuổi 18).

Như vậy, nếu một đất nước đạt 0.70 điểm trong Chỉ số, có nghĩa là thu nhập tương lai của một em bé sinh ra hôm nay sẽ thấp hơn 30% so với tiềm năng tối đa mà em có thể đạt được. Nói cách khác Chỉ số Vốn Con người đặt ra quan hệ trực tiếp giữa thành quả giáo dục - y tế và tăng trưởng kinh tế tương lai. Đây được xác định là yếu tố quan trọng đằng sau tăng trưởng và giảm nghèo ở nhiều nước trong thế kỷ 21.

"Chỉ số vẽ bức tranh rất rõ cho các lãnh đạo là người lao động có thể tốt hơn bao nhiêu nếu được y tế, giáo dục đầy đủ, kỹ năng cần thiết cho tương lai,"
- Jim Yong Kim, Chủ tịch World Bank -


Theo thống kê của World Bank cho 157 nước (bao gồm 5 yếu tố: khả năng sống sót đến 5 tuổi; số năm học ở trường; điểm thi; tỉ lệ trẻ sẽ sống qua tuổi 60; sức khỏe) thì Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hong Kong chiếm bốn vị trí hàng đầu toàn thế giới, theo sau là Phần Lan, Ireland, Úc, Thụy Điển, Hà Lan, và Canada trong tốp 10. Macao xếp thứ 25, Trung Quốc 46, Việt Nam 48, Malaysia 55, Thái Lan 65, Philippines 84, Indonesia 87, Campuchia 100, Nepal 102 và Ấn Độ 115.

Singapore đạt điểm chung 0.88 trong bảng xếp hạng, Việt Nam 0.67, trong khi điểm trung bình toàn thế giới là 0.57.


Việc Việt Nam chỉ "kém Singapore trong Asean" cho thấy những nỗ lực đáng ghi nhận của nhà cầm quyền cộng sản trong đầu tư cho trẻ em, nhất là trong điều kiện nền kinh tế Việt Nam hiện chỉ được xếp hạng 6 trong khu vực (sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và chính Singapore).

Tất nhiên, với việc chỉ mới đạt 0.67 điểm theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, vẫn còn rất nhiều việc mà Việt Nam cần phải làm để chăm lo đầy đủ, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ em Việt phát huy tối đa tiềm năng của mình. Nhưng những việc làm này khó có thể thực hiện được khi chưa huy động được sự tham gia đóng góp của toàn xã hội, khi mà người dân, nhất là giáo dân Công giáo tại nhiều nơi đang được tập cho thói quen ngồi chờ để hưởng thụ thay vì chung tay, góp sức đầu tư cho con em mình.


@Kim

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...