Linh mục được xem là người thay mặt Đức Kitô dẫn dắt dân Chúa nên lời nói, hành động của họ về mặt tôn giáo được xem như là của Thiên Chúa, giáo dân buộc phải tin và nghe theo. Tuy nhiên, ở bất cứ quốc gia nào, trong mối quan hệ với xã hội, linh mục cũng chỉ là một công dân bình đẳng như bao người khác, phải sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, phải tôn trọng sự quản lý và điều hành của chính quyền.
Vậy nhưng, với một số linh mục ở Giáo phận Vinh hiện nay, mà điển hình là linh mục Cao Dương Đông, quản xứ Yên Giang kiêm quản “chuẩn giáo xứ” Thanh Thủy (xã Liên Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình), việc tuân thủ pháp luật, tôn trọng chính quyền xem ra lại là điều xa xỉ!
Sau những ồn ào xung quanh việc huy động giáo dân
làm đường vào nhà thờ chạy qua chính giữa sân bóng của thôn, mới đây, linh mục Cao Dương Đông lại tiếp tục giở giọng thách thức chính quyền địa phương khi chính quyền mời giáo dân đến làm việc liên quan việc tổ chức sinh hoạt tôn giáo không đúng quy định.
Căn nguyên của câu chuyện bắt nguồn từ việc linh mục Cao Dương Đông tự ý làm lễ cho giáo dân tại nhà riêng của hộ gia đình ông Đinh Xuân Ngọc (giáo dân trú tại xóm 1 thôn Tân Hội, xã Liên Trạch), dù cho khoảng cách từ nhà ông Ngọc đến nhà thờ gần nhất (nhà thờ giáo họ Phú Mỹ) chưa đến 01 km. Do nhà của ông Đinh Xuân Ngọc không phải là cơ sở tôn giáo nên việc linh mục Đông đến làm lễ tại đây là việc làm phải đăng ký với chính quyền theo quy định tại Điều 16, 17 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
"Điều 16. Điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Tổ chức tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho tín đồ tại những nơi chưa đủ điều kiện thành lập tổ chức tôn giáo trực thuộc; tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung cho những người thuộc tổ chức khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo;
b) Nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung có người đại diện là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; không trong thời gian bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo; không có án tích hoặc không phải là người đang bị buộc tội theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Nội dung sinh hoạt tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại Điều 5 của Luật này.
2. Những người theo tôn giáo không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung khi đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và các điều kiện sau đây:
a) Có giáo lý, giáo luật;
b) Tên của nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung không trùng với tên tổ chức tôn giáo hoặc tổ chức đã được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội hoặc tên danh nhân, anh hùng dân tộc."
"Điều 17. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền chấp thuận đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung
1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo hoặc người đại diện của nhóm người theo tôn giáo trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này gửi hồ sơ đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có địa điểm hợp pháp để sinh hoạt tôn giáo.
2. Hồ sơ đăng ký gồm:
a) Văn bản đăng ký nêu rõ tên tổ chức đăng ký; tên tôn giáo; họ và tên, nơi cư trú của người đại diện; nội dung, địa điểm, thời gian sinh hoạt tôn giáo, số lượng người tham gia;
b) Giấy tờ chứng minh có địa điểm hợp pháp để làm nơi sinh hoạt tôn giáo;
c) Sơ yếu lý lịch của người đại diện nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung;
d) Bản tóm tắt giáo lý, giáo luật đối với việc đăng ký quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật này.
3. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đăng ký hợp lệ; trường hợp từ chối đăng ký phải nêu rõ lý do."
Việc chính quyền xã Liên Trạch mời ông Đinh Xuân Ngọc đến làm việc là hoàn toàn có căn cứ pháp lý, đúng thẩm quyền quy định. Đồng thời với cách viết khá nhã nhặn trong Giấy mời ("để làm việc thống nhất giải quyết: điểm tổ chức sinh hoạt tôn giáo tôn giáo không đúng quy định tại xóm 1 thôn Tân Hội"), chính quyền xã Liên Trạch xem ra đã ẩn chứa thiện chí sẽ xem xét tạo điều kiện cho giáo dân được có điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung thuận lợi nhất có thể.
Thế nhưng, thay vì biết nhận lỗi và hợp tác với chính quyền để giải quyết thì linh mục Cao Dương Đông lại ỷ thế xem mình là "VUA" (muốn sai khiến giáo dân làm gì cũng được, bất chấp việc làm đó có hợp với đạo lý, có đúng với quy định của pháp luật hay không) nên giở giọng thách thức chính quyền bằng các chiêu trò mời 01 người thì đi cả làng, không cho làm lễ tại nhà riêng thì ra đường làm... Những việc nếu xảy ra thì giữa người dân và chính quyền xã Liên Trạch không tránh khỏi nguy cơ nảy sinh căng thẳng, bất đồng sâu sắc hơn. Tuy nhiên, điều đáng nực cười là đối tượng cần được bảo vệ tránh khỏi những thiệt hại đáng tiếc về vật chất, tinh thần, thể xác khi có xung đột, bất động xảy ra (nếu có), cần được Thiên Chúa phù hộ, cần được sự cầu nguyện hiệp thông lại không phải là giáo dân xóm 1 thôn Tân Hội mà lại là vị vua Cao Dương Đông(?).
Bản chất lưu manh,
"lừa chiên, dối Chúa" của Cao Dương Đông đã lộ quá rõ! Hy vọng bà con giáo dân xóm 1 thôn Tân Hội sẽ tỉnh táo, hợp tác với chính quyền trên cơ sở nguyên tắc "thượng tôn pháp luật" để mọi việc không đi quá xa trong thời gian tới!
@Nhân Trần