Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2019

Mỗi cán bộ cần phải thực sự vì dân!!!

Khi một công dân mất, chính quyền địa phương mang giấy báo tử đến cho gia đình họ, đồng thời có chính sách hỗ trợ về mai táng phí và các hỗ trợ liên quan. Một em bé sinh ra thì địa phương tặng một bó hoa và chúc mừng. Làm được những việc như vậy người dân rất hoan nghênh. Còn nếu như người đã chết mà người thân đi xác nhận báo tử mấy lần cũng khó khăn thì làm sao tin chính quyền như vậy được. Những việc cụ thể nhỏ của chính quyền cơ sở đối với công dân rất quan trọng. Thế mới là cải cách. Cải cách là phải làm tốt hơn, không được có thái độ cửa quyền, hách dịch, ban ơn”.

Đây là phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại phiên họp của Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ diễn ra mới đây. Những dẫn chứng mà Thủ tướng nêu ra cho thấy ông rất hiểu những vấn đề tồn tại trong bộ máy hành chính, cũng như những mong mỏi, trông chờ của người dân từ đại diện chính quyền cơ sở.

Chẳng ai lạ gì những nỗi gian truân trong việc làm thủ tục hành chính, mà người dân vẫn quen gọi là “đi xin giấy tờ”: “Xin cấp”, “xin đổi”, “xin xác nhận”, “xin bổ sung”, “xin dấu” v.v… Nghĩa là trong mọi trường hợp, người dân luôn ngồi “chiếu dưới”, chờ cán bộ “ban phát cho”, dù việc xác minh và giải quyết cho dân là nghĩa vụ, là công việc thường ngày để “ăn lương” của họ.

Thế rồi “xin tới, xin lui” không được, dân lại phải “chạy vạy”, phải “bồi dưỡng” cho cán bộ để được “tạo điều kiện” đẩy nhanh tiến độ, “ưu tiên xử lý”. Chẳng may không “tinh ý” thì “Dân có cần nhưng quan chưa vội, dân có vội dân lội dân sang”. Những chuyện vô lý đó, đáng buồn là lại xảy ra phổ biến, dẫn đến có cả những trường hợp… “om” giấy khai tử.

Còn với doanh nghiệp – vốn là những tế bào của nền kinh tế, nuôi ngân sách thì từ xuất nhập khẩu đến khai thuế, nộp thuế, kiểm định… không có vấn đề gì là không phải phản ánh, kêu ca, phàn nàn.

Báo điện tử Chính phủ ngày 21/2 cho biết, điều khiến Người đứng đầu Chính phủ trăn trở và mong muốn có sự chuyển biến mạnh mẽ là yếu tố con người, là tinh thần hành chính phục vụ người dân.

Cách đây không lâu, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng đã phê duyệt Đề án Văn hóa công vụ với mục tiêu chấn chỉnh, hình thành phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.                                                      

Đề án này nêu quy định, trong giao tiếp với người dân, cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn về quy trình xử lý công việc và giải thích cặn kẽ những thắc mắc của người dân. Phải thực hiện “4 xin, 4 luôn”: Xin chào, xin lỗi, xin cảm ơn, xin phép; luôn mỉm cười, luôn nhẹ nhàng, luôn lắng nghe, luôn giúp đỡ.

Cán bộ, công chức, viên chức phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người dân

Nói thẳng, “4 xin, 4 luôn” đó không khó gì thực hiện. Ngày nay, cứ vào siêu thị, tiệm ăn, cửa hàng… là người dân đều được làm “thượng đế”, được trân trọng, được chào hỏi một cách lịch sự. Song đó không phải là điều cuối cùng, là mong mỏi tột bậc của dân, mà cốt lõi phải là thay đổi thực sự trong tư duy, lối làm việc của cán bộ với dân.

Chỉ khi các cơ quan chức năng, các cấp chính quyền sở tại thực sự vì lợi ích của dân mà làm, vì trách nhiệm đối với công việc mà mẫn cán thì nỗi lo về hiện tượng “gói ghém, ẩn náu” lợi ích cục bộ hay hách dịch, cửa quyền với dân sẽ bớt đi rất nhiều. Dân cũng bớt phải kêu ca và nhức nhối vì chính quyền chậm trễ thì dân chịu, nhưng “hoàn thành nhiệm vụ” thì cán bộ lại được… nêu gương, khen thưởng.

Những lời dạy của Bác Hồ về đạo đức cán bộ

Làm việc vì dân thì cán bộ được tôn trọng, còn làm việc qua loa chiếu lệ, chỉ vì lợi ích cá nhân thì sẽ chỉ khiến hình ảnh người cán bộ trở nên xấu xí và hạ thấp tầm quan trọng của “chiếc ghế” đang ngồi mà thôi.

@Diệp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...