Thứ Sáu, 17 tháng 4, 2020

Cần hiểu đúng về việc tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các địa phương có nguy cơ thấp

Chiều ngày 15/4/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19. 

Kết luận cuộc họp, Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Ban Chỉ đạo quốc gia về phân loại nguy cơ dịch bệnh giữa các địa phương dựa trên một số tiêu chí như: các phân tích dịch tễ học, tình hình dịch bệnh hiện nay, khả năng ứng phó, đặc điểm dân số, giao thông, có nhiều người nước ngoài đến, có nhiều ca lây nhiễm… Trên cơ sở đó, đồng ý phân loại các địa phương thành 3 nhóm: Nhóm có nguy cơ cao, nhóm có nguy cơ và nhóm có nguy cơ thấp. Các nhóm này không phải bất biến, có thể điều chỉnh để phù hợp tình hình thực tế.

Có 4 hoạt động lớn khác biệt giữa 3 nhóm là: Việc ra khỏi nhà theo các mức độ yêu cầu; việc mở các cửa hàng không thiết yếu theo mức độ; việc vận chuyển bằng các phương tiện công cộng; việc tập trung đông người.

Nhóm có nguy cơ cao gồm 12 địa phương: Hà Nội, Lào Cai, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Ninh Bình, Đà Nẵng, Quảng Nam, Bình Thuận, Khánh Hoà, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Hà Tĩnh. Thủ tướng yêu cầu tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 đến ngày 22/4 hoặc 30/4, tùy tình hình cụ thể về lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Cũng có thể trong phiên họp tới, bổ sung một số địa phương vào nhóm này nếu xảy ra tình trạng lây nhiễm.

Với nhóm nguy cơ gồm 15 địa phương là Bình Dương, Cần Thơ, Đồng Nai, Hà Nam, Hải Phòng, Kiên Giang, Nam Định, Nghệ An, Thái Nguyên, Thừa Thiên-Huế, Sóc Trăng, Lạng Sơn, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, kết hợp thực hiện tốt Chỉ thị 15 và Chỉ thị 16 đến ngày 22/4. Quyết định tiếp theo sẽ được đưa ra vào ngày 22/4 tùy vào tình hình dịch bệnh.

Nhóm nguy cơ thấp gồm 36 địa phương còn lại tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị 15 của Thủ tướng.

Tỉnh Quảng Bình nằm trong nhóm các địa phương có nguy cơ thấp, nhưng không vì vậy mà lơ là, chủ quan trước dịch bệnh, cần tiếp tục nghiêm túc thực hiện các biện pháp chống dịch theo Chỉ thị 15 của Thủ tướng Chính phủ, đặc biệt là các biện pháp hạn chế tụ tập đông người, gồm:

- Dừng các hoạt động hội họp, các sự kiện tập trung trên 20 người trong 1 phòng; không tụ tập từ 10 người trở lên ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; yêu cầu thực hiện khoảng cách tối thiểu 2m giữa người với người tại các địa điểm công cộng.

- Dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, hoạt động có tập trung từ 20 người trở lên tại các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự; dừng tất cả các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí tại các địa điểm công cộng.

- Tạm đình chỉ hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ trên địa bàn, trừ các cơ sở kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cơ sở kinh doanh, dịch vụ cần đóng cửa.

- Hạn chế việc di chuyển của người dân, nhất là từ các tỉnh, thành phố có dịch đến các địa phương khác. Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo hạn chế các chuyến bay và các hoạt động vận chuyển hành khách từ Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến các nơi khác trên toàn quốc. Tạm dừng hoặc tổ chức lại hoạt động giao thông công cộng để hạn chế đi lại, tập trung đông người, trừ các phương tiện vận chuyển hàng hóa.

Hôm nay, ngày 16/4/2020, ngày đầu tiên sau khi hết cách ly xã hội 15 ngày theo Chỉ thị 16, ghi nhận tại nhiều địa phương ở Quảng Bình, người dân đa số vẫn chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, đáng buồn tại giáo xứ Đan Sa, phường Quảng Phúc, thị xã Ba Đồn, linh mục quản xứ Nguyễn Ái lại hiểu sai về việc hết cách ly xã hội, cho rằng nguy cơ dịch bệnh đã qua, kêu gọi giáo dân đến nhà thờ đi lễ như bình thường.

Để xếp nguy cơ dịch bệnh của các địa phương, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19 và các chuyên gia đã dựa trên các yếu tố nguy cơ để xây dựng các điểm số, theo một tính toán khoa học. Tuy nhiên, cần hiểu rằng các nhóm này không phải là bất biến, mà “động” luôn có thể thay đổi. Địa phương đang ở nhóm nguy cơ thấp có thể thành nguy cơ trung bình, thậm chí là nguy cơ cao. Nguy cơ thấp là vì thời điểm này địa phương đó ít có yếu tố dịch bệnh xâm nhập, không phức tạp như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh nhưng chỉ cần phát hiện một ca bệnh phức tạp thì nguy cơ này có thể thay đổi. Bất kỳ chỗ nào lơ là, chủ quan, dịch bệnh đều có thể xuất hiện. 

Thông báo được đăng tải trên trang Facebook "Giáo xứ Đan Sa" ngày 15/4/2020

Với việc thông báo cho giáo dân đi lễ lại một cách bình thường, giáo xứ Đan Sa không những hiểu sai về việc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch, mà còn vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh của Chính phủ, vi phạm cả giáo luật khi thực hiện trái với Thông báo số 03 ngày 27/3/2020 của Tòa Giám mục giáo phận Hà Tĩnh về các lưu ý trong phụng vụ để phòng tránh dịch bệnh Covid-19, trong đó yêu cầu “cử hành thánh lễ với một số rất ít người tham gia…”, áp dụng trên toàn giáo phận từ ngày 28/3/2020 cho đến khi có thông báo mới. Một giáo xứ với hơn 4000 giáo dân nếu xảy ra dịch bệnh thì sẽ nguy hiểm như thế nào. Thiết nghĩ, linh mục, giáo dân tại giáo xứ Đan Sa nên nghiêm túc thực hiện các biện pháp giãn cách xã hội, tuân thủ các quy định về phòng chống dịch bệnh, không nên vội vàng, chủ quan, cầm đèn chạy trước ô tô như vậy.

@Trần Phong

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2020

Đôi lời về bài giảng của Đức cha Nguyễn Thái Hợp trong Thánh lễ Tiệc ly năm 2020

Giáo hội Công giáo đang bước vào những ngày cuối của Tuần Thánh năm 2020 với cao điểm là Lễ Phục sinh (một trong những ngày lễ quan trọng nhất của người theo Kitô giáo).


Mùa Phục sinh năm nay đến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Để bảo vệ chính mình và xã hội, thực hiện các chỉ thị, mệnh lệnh của Chính phủ, khuyến cáo của cơ quan chức năng và hướng dẫn của giáo hội, quần chúng tín đồ Công giáo đang phải tiết chế nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của mình, không đến nhà thờ tham dự các thánh lễ tập trung đông người mà ở nhà theo dõi trực tuyến và thực hiện việc cầu nguyện tại gia đình.

Thống kê số người nhiễm Covid-19 đến 10h20 ngày 11/4/2020

Mặc dù chưa có thống kê nào về việc có bao nhiêu tín đồ Công giáo đã nhiễm Covid-19. Nhưng so với tín đồ Công giáo tại các quốc gia khác, người Công giáo Việt Nam đang cảm thấy hết sức may mắn khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát tốt nên đến nay, chưa có linh mục, nữ tu nào nhiễm phải Covid-19. Sự ghi nhận, đánh giá cao của dư luận quốc tế là lời khẳng định những chủ trương, biện pháp đúng đắn (trong đó có việc "Chấp nhận hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân") và sự nỗ lực hết mình của Chính phủ, các cấp, các ngành trong cuộc chiến chống dịch đồng thời khẳng định bản chất "vì dân" tốt đẹp của Nhà nước do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo.


Trong bối cảnh chung của giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo phận Hà Tĩnh cũng đang sốt sắng tổ chức các nghi thức phụng vụ để đón Chúa Phục sinh. Một số linh mục, giáo dân đã không quên cầu nguyện xin Thiên Chúa toàn năng thương xót soi sáng tâm trí các khoa học gia, ban sự can đảm và sức mạnh cho các bác sĩ và các nhà cầm quyền để có thể chiến đấu chống lại Covid-19.

Tuy nhiên, đối với Giám mục Nguyễn Thái Hợp, dù sự thật quá rõ ràng nhưng bởi lâu nay đã lỡ ra sức tuyên truyền, kêu gọi và tìm mọi cách để xây dựng một "xã hội dân sự Công giáo" thay thế cho chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam thì việc thừa nhận bản chất tốt đẹp, ghi nhận, cảm ơn những gì mà chế độ này mang lại cho mình và đoàn chiên xem ra là điều quá khó.


Thậm chí, không biết có phải đang ấm ức vì "há miệng mắc quai" trước việc một số linh mục dưới quyền đi ngược chủ trương, cố tình tổ chức các thánh lễ có đông giáo dân tham dự bất chấp sự an nguy của cộng đồng. Nên trong Thánh lễ Tiệc ly được tổ chức tại Nhà thờ Chính tòa Văn Hạnh ngày 09/4/2020, Giám mục Hợp vẫn "cạnh khóe" cho rằng "con virus vô hình đang làm đảo lộn cuộc sống, lột trần những an ninh giả tạo, những chính sách bất công, gian ác, xảo quyệt, những lối sống ích kỷ, thiếu lành mạnh" và lớn tiếng kêu gọi thay đổi cơ cấu tổ chức thế giới, thay đổi cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội..., yêu cầu các nhà lãnh đạo "luôn nghĩ đến lợi ích của nhân loại và bảo vệ vũ trụ vạn vật, chứ không chỉ nghĩ đến lợi ích riêng của dân tộc mình", không đặt nặng lợi nhuận trong sách lược kinh tế, quan tâm đến nhân phẩm, nhân quyền và các giá trị tâm linh đạo đức khác, dù đó chính xác là những gì mà Nhà nước Việt Nam đã và đang làm.

@Lê Dân

Thứ Sáu, 10 tháng 4, 2020

Thiên đường đâu xa!

Trước diễn biến phức tạp của đại dịch toàn cầu Covid-19 thì các nước tư bản phương Tây (như: Mỹ, Anh, Pháp, Ý, Đức...), nơi mà những "rận chủ" người Việt luôn ngợi ca là xứ sở thiên đường, bán sống bán chết cũng muốn được qua đó sống, dường như đang bất lực trước một con virut.

Thống kê số người nhiễm Covid-19 đến 7h sáng ngày 10/4/2020

"Ở Ý: dân số hiện tại đang già hóa thứ 2 thế giới, không loại trừ khả năng các nhà cầm quyền đang lợi dụng con  virut này để thanh lọc dân số", trang Vatican news đưa tin có ít nhất 28 linh mục ở bắc Ý chết vì virut corona tính đến thời điểm 20/3/2020 (những linh mục này chắc đã già quá?!). Và dân số các nước Mỹ, Anh, Đức cũng đang già hóa.

Trong khi đó, ở phương Đông có một đất nước nhỏ bé ( diện tích chưa tới 350.000km2, dân số chưa tới 100 triệu người) lại đang trên con đường giành chiến thắng trước đại dịch Covid-19, đó là Việt Nam - đất nước mà những "rận chủ”, "linh cẩu" đội lốt linh mục người Việt luôn cho rằng thiếu dân chủ, nghèo nàn; luôn tìm cách công kích, phá hoại.

Trận chiến chống đại dịch ở VN hiện tại nhận được sự quan tâm và đánh giá cao của dư luận quốc tế.

Hãng Sputnik (Nga) có bài viết đánh giá Việt Nam chủ động thực hiện cách ly toàn xã hội để sớm khống chế dịch bệnh. Dẫn ý kiến của các chuyên gia về quyết định của Chính phủ Việt Nam tiến hành cách ly xã hội từ 0h ngày 1/4, bài báo cho rằng, việc công bố dịch toàn quốc khi số ca bệnh Covid-19 mới vượt mức 200 người cho thấy "Chính phủ Việt Nam đã hành động đúng thời điểm cần thiết". Đưa ra quyết định vào thời điểm này giúp Việt Nam có đủ thời gian để chuẩn bị các nguồn lực cũng như giúp người dân, các cơ quan chức năng chủ động trong việc ứng phó. 

Trong một bài viết với tiêu đề “Việt Nam đã chiến thắng trong 'cuộc chiến' chống virus SARS-CoV-2 như thế nào” của hãng truyền thông Đức Deutsche Welle (DW), người viết cũng đã đặt câu hỏi: Việt Nam có hệ thống chăm sóc y tế và nguồn lực tài chính hạn chế để đối phó với dịch Covid-19. Vậy bằng cách nào, Việt Nam có thể giữ tỷ lệ mắc Covid-19 thấp như vậy?

Bài viết trên DW khẳng định, Việt Nam đã làm rất tốt công tác phòng chống dịch. Trong dịp Tết Nguyên đán hồi cuối tháng 1, Chính phủ Việt Nam đã “phát động cuộc chiến” với virus SARS-CoV-2, mặc dù dịch bệnh khi đó mới chỉ bùng phát tại Trung Quốc.

Hy vọng những tiếng nói khách quan đến từ chính các nước tư bản phương Tây sẽ giúp các "rận chủ", "linh cẩu" người Việt sớm nhìn nhận rõ sự thật để "quay đầu là bờ", trở về với nẻo thiện!

@Chichi

Thứ Hai, 6 tháng 4, 2020

Giáo phận Hà Tĩnh: Cần chấn chỉnh tình trạng "trên bảo dưới không nghe" của một số linh mục, giáo dân

Đại dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp khi số người nhiễm bệnh trên toàn thế giới đã chính thức vượt quá 1,2 triệu người, trong đó có hơn 64.000 người đã tử vong. Riêng tại Việt Nam, tính đến 12h ngày 05/4/2020, đã có 240 người được xác nhận nhiễm Covid-19.  Dù chưa có trường hợp nào tử vong nhưng Việt Nam đã bước vào giai đoạn mất dấu F0, nguy cơ lây lan dịch trong cộng đồng ngày càng lớn.

Các ca nhiễm liên quan Bệnh viện Bạch Mai chưa xác định được F0

Với phương châm "Chống dịch như chống giặc", Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã liên tiếp ban hành các Chỉ thị số 15/CT-TTg và 16/CT-TTg về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19, trọng tâm là việc cách ly toàn xã hội trong vòng 15 ngày kể từ 0h ngày 01/4/2020 trên phạm vi toàn quốc, không tập trung quá 2 người trở lên tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện.

Nhà thờ giáo phái Tân Thiên Địa ở thành phố Daegu
- một trong hai ổ dịch Covid-19 lớn nhất ở Hàn Quốc.

Trước diễn biến phức tạp, nguy hiểm của đại dịch Covid-19, tất cả 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo ở Việt Nam đều có những hoạt động cụ thể, tích cực, hiệu quả tham gia phòng, chống đại dịch, thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, gắn bó đồng hành cùng dân tộc và trách nhiệm cao với đất nước, với nhân dân. Trong đó, tại Giáo phận Vinh, Giám mục Nguyễn Hữu Long đã có văn bản thông báo yêu cầu các linh mục trong giáo phận tạm ngưng tất cả các Thánh lễ cộng đồng có giáo dân tham dự từ ngày 28/3/2020. Còn tại Giáo phận Hà Tĩnh, Giám mục Nguyễn Thái Hợp dù mới chỉ dừng lại ở việc yêu cầu các linh mục dưới quyền dâng thánh lễ hằng ngày, kể cả Chúa Nhật, lễ trọng với một số rất ít người tham dự nhưng đó có thể coi là việc làm cần thiết của vị chủ chăn giáo phận nhằm bảo vệ mình và bảo vệ đoàn chiên.


Hình ảnh một số Thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Xuân Hòa,
xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình những ngày gần đây

Thánh lễ tại nhà thờ giáo xứ Hà Lời, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch sáng ngày 05/4/2020

Tuy nhiên, tại một số giáo xứ ở Quảng Bình những ngày gần đây vẫn còn diễn ra hoạt động tập trung đông người, với số lượng từ 20 - 50 người, thậm chí cá biệt có nơi (như tại giáo xứ Xuân Hòa, xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch; giáo xứ Hà Lời, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch...) có trên 100 người tham dự các thánh lễ tại nhà thờ. Việc làm này không chỉ vi phạm các quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm, tiềm ẩn nguy cơ nguy cơ lây lan, bùng phát dịch bệnh, gây khó khăn trong công tác kiểm soát, phòng, chống dịch. Mà còn là việc làm vi phạm nghiêm trọng Đức Vâng lời của người Công giáo!

Dù biết đang ở giai đoạn "chợ chiều" (chờ Tòa thánh Vatican có quyết định chấp thuận đơn xin nghỉ hưu) nhưng để bảo vệ sức khỏe, tính mạng của mình và đoàn chiên, nhất là bảo vệ sự uy nghiêm của giáo hội, Giám mục Nguyễn Thái Hợp cần sớm chấn chỉnh, xử lý nghiêm hành vi sai phạm của số linh mục, giáo dân tại Quảng Bình nói riêng và Giáo phận Hà Tĩnh nói chung, không để tình trạng "trên bảo dưới không nghe" tiếp tục tái diễn!

@Lê Dân

Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

QUẢNG BÌNH: Đoàn kết, chung sức cùng các cơ sở tôn giáo chiến thắng đại dịch Covid-19

Ngày 30/3/2020, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi đồng bào, đồng chí, chiến sĩ cả nước và đồng bào ta ở nước ngoài đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để bảo đảm chiến thắng đại dịch Covid-19.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng ra Lời kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch Covid-19

Hưởng ứng Lời kêu gọi của đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, trong các ngày từ 30/3 - 02/4/2020, Công an tỉnh Quảng Bình đã tiến hành trao tặng cho 55 cơ sở tôn giáo trên địa bàn toàn tỉnh (gồm: 45 cơ sở Công giáo, 10 cơ sở Phật giáo) các vật tư y tế, gồm khẩu trang, cồn sát khuẩn... để hỗ trợ các cơ sở tôn giáo (những nơi thường xuyên có đông người lui tới, tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm) cùng đoàn kết chiến thắng dịch bệnh.

Công an thị xã Ba Đồn trao tặng quà của Công an tỉnh cho giáo xứ Diên Trường

"Của cho không bằng cách cho!". Món quà tuy nhỏ nhưng đầy ý nghĩa của lực lượng Công an tỉnh đã được hàng ngũ chức sắc, chức việc các tôn giáo trên địa bàn đón nhận đồng thời cam kết sẽ tiếp tục tuyên truyền vận động quần chúng tín đồ, tổ chức thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo chỉ đạo của Chính phủ, UBND tỉnh và hướng dẫn của các ban ngành hữu quan.


Nhiều chức sắc, chức việc còn thông qua mạng xã hội Facebook để gửi lời cảm ơn chân thành đến lực lượng Công an nói chung và cá nhân đồng chí Giám đốc Công an tỉnh nói riêng.



Thế nhưng, đáng buồn thay, một số linh mục, như: Nguyễn Văn Hảo, quản xứ Diên Trường (Quảng Sơn, Ba Đồn); Dương Sỹ Nho, quản xứ Hà Lời (Phong Nha, Bố Trạch)... lại cho rằng việc tặng quà của lực lượng Công an chỉ được tiến hành đối với mình hay những linh mục thường xuyên có những việc làm vi phạm pháp luật, chống đối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương; mục đích của việc tặng quà là muốn dùng vật chất để mua chuộc, lôi kéo các linh mục này.


Rõ ràng, tấm lòng của người Quân tử có tốt đến mấy cũng có thể bị hiểu sai! Cũng may số kẻ mang lòng dạ tiểu nhân này chỉ là số rất ít và người dân bây giờ không còn là cừu (chiên) non để dễ dàng bị dẫn dụ, lừa phỉnh. Và đã là người Quân tử thì tin chắc những việc làm vì cộng đồng sẽ được lực lượng Công an và chính quyền tỉnh Quảng Bình nói chung tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới!

@Nhân Trần

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...