Chủ Nhật, 23 tháng 7, 2017

"Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" - Nên hay không nên?

Việt Nam hiện là một trong những nước có số lượng người khuyết tật thuộc hàng cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Theo số liệu của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội năm 2016, cả nước hiện có khoảng 7,2 triệu người khuyết tật từ 5 tuổi trở lên, chiếm 7,8 % dân số. Trong đó, người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm 28,9 %, người khuyết tật là nữ giới chiếm 58 %, người khuyết tật là trẻ em chiếm 28,3%. 

Nguyên nhân dẫn đến khuyết tật rất đa dạng, phong phú. Nhưng dù là nguyên nhân nào thì người khuyết tật luôn cần được quan tâm, chia sẻ, đồng hành và hỗ trợ trong cuộc sống, đặc biệt là việc chăm sóc sức khỏe, đào tạo, dạy nghề, tư vấn tuyển dụng lao động, tư vấn về kỹ năng sống… để họ có thêm niềm tin, bản lĩnh, nghị lực vượt qua những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống và vươn lên hòa nhập với cộng đồng.

Việc chăm lo cho người khuyết tật luôn được Đảng, Nhà nước Việt Nam quan tâm bằng việc ban hành nhiều chính sách, ưu tiên nguồn lực cho việc thực hiện chính sách, chương trình, đề án trợ giúp người khuyết tật. Giai đoạn 2011-2015, có 140.000 người khuyết tật được học nghề và tạo việc làm. Năm 2016 cả nước có gần 900.000 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, hơn 69.000 gia đình, cá nhân nhận chăm sóc đối tượng bảo trợ xã hội tại cộng đồng đang được chính sách trợ cấp hàng tháng; 896.644 người khuyết tật nặng được cấp thẻ Bảo hiểm Y tế, trên 150.000 người khuyết tật nhẹ thuộc các hộ nghèo, cận nghèo, chính sách xã hội được cấp thẻ Bảo hiểm Y tế hoặc hỗ trợ mua thẻ Bảo hiểm Y tế. Ngoài ra, Hội Bảo trợ người tàn tật và trẻ mồ côi Việt Nam cũng đã hỗ trợ gần 7.000 người phẫu thuật thay thủy tinh thể, 349 người khuyết tật phẫu thật chỉnh hình phục hồi chức năng, 184 người phẫu thuật tim, cấp thẻ Bảo hiểm Y tế cho trên 10.000 người, khám bệnh và cấp thuốc miễn phí cho 80.000 lượt người khuyết tật và trẻ mồ côi...

Những kết quả đã đạt được trong thời gian qua là đáng ghi nhận. Nhưng nó chưa thấm vào đâu so với số lượng người khuyết tật hiện có và những khó khăn mà người khuyết tật đang phải gánh chịu. Do vậy, bên cạnh vai trò của Nhà nước, hoạt động trợ giúp người khuyết tật rất cần nhận được sự quan tâm, phát huy trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư.

Việc Dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn tổ chức tầm soát sức khỏe cho những người khuyết tật (vốn là lính Quân lực Việt Nam Cộng Hòa bị thương, bị mất một phần thân thể trong chiến tranh) là điều nên làm nếu thực sự xuất phát từ cái tâm trong sáng, từ sự quan tâm, tình cảm chân thành đối với những người khuyết tật.

Thế nhưng, việc làm này lại được Dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn và những kẻ cơ hội, chống đối khoác lên mình cái áo mỹ miều "Chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng hòa" và tổ chức hẳn một chiến dịch truyền thông, đưa tin rùm beng trên mạng xã hội, các trang tin điện tử, đài truyền hình chống Cộng ở nước ngoài. Dù ngụy biện thế nào thì các linh mục Dòng Chúa Cứu thế cũng không thể lấp liếm đi sự thật việc làm của họ mang đầy màu sắc chính trị chứ không phải là việc làm từ thiện đơn thuần. Mà đã như vậy thì việc làm của họ thật không nên chút nào!


Và cũng không cần một cuộc tranh luận quá 05 phút (chứ chưa nói đến 60 phút) để khẳng định những luận điệu đi kèm việc "Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" của Dòng Chúa Cứu thế Sài Gòn là điều hoàn toàn không đáng tin.


Dự án Trợ giúp Người khuyết tật do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ cho Việt Nam chưa được triển khai tại TP. Hồ Chí Minh (khu vực "Chương trình Tri ân Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa" của Dòng Chúa Cứu thế triển khai)
@Nhân Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...