Thứ Năm, 9 tháng 5, 2019

Kêu gọi Facebook không khuất phục biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam - Việc làm "ngược đời" của "Việt tân"

Hôm 03/5/2019, "Việt tân" và 09 tổ chức chống Cộng hải ngoại khác (gồm: Access Now, Article 19, Destination Justice, Electronic Frontier Foundation, Equality Labs, Horizontal, Phóng viên Không Biên giới, SEAPA, Witness) đã cùng ký tên vào một bức thư ngỏ gửi cho Facebook.


Nội dung bức thư kêu gọi Facebook tuân thủ cam kết thực thi các nguyên tắc về quyền tự do biểu đạt và quyền riêng tư thông qua việc không khuất phục các biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam theo Luật An ninh mạng mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2019; cho rằng việc Chính phủ Hà Nội yêu cầu các công ty nước ngoài (trong đó có Facebook, Google) phải lập máy chủ lưu trữ cơ sở dữ liệu tại địa phương, kiểm duyệt nội dung và cung cấp dữ liệu cá nhân người sử dụng là việc làm xâm phạm nhân quyền.

Tuy nhiên, cần biết rằng bất cứ quyền tự do cá nhân nào đều có giới hạn của nó và việc giới hạn các quyền tự do của mỗi cá nhân không chỉ là những quy định bất thành văn trong văn hóa của mỗi quốc gia, dân tộc mà còn được luật hóa.

Từ năm 2017, Liên minh châu Âu (EU) đã cân nhắc ban hành luật khuyến khích các nước thành viên có phản ứng đồng thuận hơn trước tình trạng phát tán các thông tin bịa đặt, sai sự thật, thiên lệch về chính trị thông qua Facebook. Tại Đức, một trong những quốc gia văn minh, dân chủ nhất trên thế giới, Bộ Tư pháp đã trình ban hành một đạo luật buộc các mạng xã hội phải có trách nhiệm xóa và chặn nội dung vi phạm quy định của Đức về cấm các thông tin phỉ báng, vu khống, kích động tội phạm, gây hận thù.

Sau Việt Nam, Australia cũng đã tiến hành những bước đi đầu tiên trong việc ban hành Luật An ninh mạng nhằm cho phép cơ quan chức năng nước này có thể buộc các nhà cung cấp dịch vụ mạng nội địa và quốc tế, bao gồm các tập đoàn nước ngoài như Facebook và WhatsApp, gỡ bỏ các biện pháp bảo vệ điện tử và giúp các cơ quan này tiếp cận thông tin liên lạc được mã hóa của các đối tượng tình nghi là khủng bố và tội phạm.

Tại Singapore, hôm 01/4/2019, Chính phủ nước này đã đệ trình lên Quốc hội dự luật chống tin giả cho phép chính quyền gỡ bỏ các bài viết vi phạm các quy định nhà nước sở tại. Theo dự luật, những cá nhân đăng tin giả trên các nền tảng xã hội “với dụng ý xấu”, gây bất ổn xã hội sẽ đối mặt với các biện pháp xử phạt hình sự bao gồm phạt tiền lên đến 50.000 đô la Singapore và phạt tù lên đến mức 5 năm hoặc cả hai. Nếu đối tượng phạm tội là tổ chức, mức phạt tiền có thể lên đến 500.000 đô la Singapore.

Như vậy, không phủ nhận Facebook là nguồn tìm kiếm thông tin trên thế giới, chia sẽ cũng như bày tỏ quan điểm của những người sử dụng về những vấn đề mà họ quan tâm. Nhưng việc kiểm duyệt Facebook đang là yêu cầu tất yếu đặt ra trước những tác động tiêu cực mà mạng xã hội này tạo ra đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội, trong đó có sự ổn định về an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của tất cả các quốc gia trên thế giới chứ không riêng gì Việt Nam.

Việc kêu gọi Facebook không khuất phục biện pháp kiểm duyệt tại Việt Nam của "Việt tân" rõ ràng là một việc làm "ngược đời". Mục đích của việc làm này không gì khác là nhằm giữ cái "cần câu cơm" hay chính xác là phương tiện, thủ đoạn hoạt động của tổ chức này phản động, khủng bố này trong việc thực hiện mưu đồ chống đối Nhà nước, gây bất ổn xã hội Việt Nam.

@Nhân Trần

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...