Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2020

Sự quay lưng của nước Mỹ và mộng ảo tan vỡ

Covid-19 xuất hiện lần đầu tại Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12-2019, ngay sau đó chúng lan tràn ra khắp thế giới. Cho tới nay Covid-19 xuất hiện ở 188 quốc gia và vùng lãnh thổ, khiến hơn 307.000 người nhiễm, trong đó hơn 13.000 người tử vong và hơn 95.000 người bình phục. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đây là đại dịch toàn cầu và kêu gọi các nước tăng cường biện pháp ứng phó.


Nước Mỹ dưới các thời tổng thống trước đây luôn dẫn đầu một cách nhiệt tình và hào phóng trợ giúp thế giới trong các đại dịch, họ đã bỏ hàng trăm tỷ USD để giúp thế giới trong các đại dịch, nhưng tới Covid-19, nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump đã mất đi sự hào hiệp trước đây.

Tổng thống Donald Trump luôn khẳng định
"Nước Mỹ là một quốc gia dưới sự cai trị của Thiên Chúa"

Trong giai đoạn đầu của Covid-19, Mỹ cung cấp viện trợ cho Trung Quốc cùng một số quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng. Nhưng nhìn chung, Washington đã "quay lưng", thậm chí với cả những đồng minh thân cận nhất để tự bảo vệ mình, theo bình luận viên Steven Erlanger của NY Times.

Hôm 11-3, Tổng thống Trump ban lệnh cấm nhập cảnh từ 26 nước châu Âu đến Mỹ, sau đó mở rộng thêm cả Anh và Ireland, nhưng không trao đổi hay thông báo trước cho họ.

Mỹ là chủ tịch nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) năm nay, nhưng người đề xuất hội nghị thượng đỉnh về Covid-19 thông qua video là Tổng thống Pháp Emmanuel Macron. Tổng thống Trump đồng ý, nhưng người chịu trách nhiệm tổ chức vẫn là ông Macron.


Châu Âu nói chung và người Đức nói riêng còn vô cùng tức giận sau khi giới chức Đức cáo buộc Tổng thống Trump đề nghị trả một tỷ USD cho tập đoàn dược phẩm Cure-Vac của nước này, nhằm đảm bảo nghiên cứu vaccine phòng chống Covid-19 của họ "chỉ dành cho Mỹ". "Nước Đức không phải để bán", Bộ trưởng Kinh tế Đức Peter Altmaier tuyên bố.

Nhà Trắng đã phủ nhận các cáo buộc và Cure-Vac cũng từ chối bình luận về những đồn đoán liên quan đến họ. Tuy nhiên, bà Claudia Major, nhà phân tích tại Viện Các vấn đề An ninh và Quốc tế ở Berlin, cho rằng "mọi người đều nghĩ Tổng thống Trump có khả năng làm như vậy" bất kể sự thật ra sao. "Mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương bây giờ là thế", bà nói thêm.

Còn nhớ, với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", trước đó Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, nghi ngờ vai trò của Liên Hợp Quốc và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), đồng thời thể hiện sự khó chịu với những tổ chức đa phương mà Mỹ đã xây dựng và lãnh đạo từ sau Thế chiến II.

Ông Peter Westmacott, cựu đại sứ Anh tại Mỹ, cho rằng màn thể hiện của Tổng thống Trump gần như trùng khớp với những quan điểm vốn có của mọi người về ông: "Đó là cách cư xử chỉ vì bản thân, đồng thời không chịu nhận trách nhiệm cho những sai lầm ban đầu". Đồng thời nói thêm, tin đồn Tổng thống Trump cố mua độc quyền vaccine từ Đức càng tô đậm khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", thay vì hình ảnh cường quốc hào hiệp như trước đây.

"Tôi ước gì sự phối hợp mang tính xây dựng xuất hiện nhiều hơn, thay vì những phát ngôn công kích và hoa mỹ của Trump. Họ phủ nhận các vấn đề, trong khi một quốc gia như Đức lại tuyên bố cung cấp vaccine cho tất cả nếu thành công", cựu nghị sĩ Nghị viện châu Âu Marietje Schaake nói.

Dù lý giải dưới góc độ nào thì sự quay lưng của nước Mỹ với thế giới giữa cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra để lại ấn tượng rằng họ dường như không muốn hoặc không thể lãnh đạo.

Đồng thời khiến những ảo mộng về một nước Mỹ “luôn là vùng đất của những giấc mơ bởi vì Mỹ là một quốc gia của những người có đức tin thật” như lời Tổng thống Trump từng nói sớm tan vỡ!

@Việt Hùng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

NỔI BẬT

Những ngôn sứ không biết "đá lưỡi"!

Trong Công giáo, các linh mục được xem là người phát ngôn, truyền đạt thông điệp của Thiên Chúa cho mọi người, hay còn gọi là "ngôn sứ...